Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Hành động ngôn ngữ Khen và Chê trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.3 KB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHỊNG

PHAN TRẦN THỊ THUỲ DƯƠNG

HÀNH ĐỘNG NGƠN NGỮ KHEN VÀ CHÊ
TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HẢI PHÒNG – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHỊNG

PHAN TRẦN THỊ THUỲ DƯƠNG

HÀNH ĐỘNG NGƠN NGỮ KHEN VÀ CHÊ
TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

CHUYÊN NGÀNH:NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220201



Người hướng dẫn khoa học: TS. Tống Thị Hường

HẢI PHÒNG – 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phan Trần Thị Thuỳ Dương cam đoan rằng những kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn về đề tài “Hành động ngôn ngữ
khen và chê trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng” là cơng trình của
riêng tơi dưới sự hướng dẫn của TS.Tống Thị Hường. Những kết quả nghiên
cứu nêu trong luận văn là trung thực. Bên cạnh đó, những kết quả nghiên cứu
của các tác giả khác được sử dụng trong luận văn đều đã được trích dẫn đầy
đủ. Tơi chịu trách nhiệm với luận văn của mình.
Người cam đoan

Phan Trần Thị Thuỳ Dương


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn thạc sĩ “Hành động ngôn ngữ khen và
chê trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng”, tôi xin bày tỏ sự cảm
kích đặc biệt tới TS Tống Thị Hường - người đã bằng tất cả tâm huyết để
tận tình hướng dẫn và theo dõi sát sao trong suốt quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học. Đồng thời, cô cũng là người luôn cho tôi những lời
khuyên vô cùng quý giá về kiến thức chuyên môn, hỗ trợ tối đa cho tơi
trong nghiên cứu giúp cho q trình hồn thành luận văn được nhanh chóng
và hiệu quả nhất. Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô bằng tất cả

tấm lịng và sự biết ơn của mình.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cơ chun
ngành Ngơn ngữ Việt Nam và Phịng Quản lý sau Đại học của Đại học Hải
Phòng đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu.
Sau cùng, tơi xin tỏ lịng biết ơn đến cha mẹ, người thân và bạn bè đã
luôn bên cạnh ủng hộ, động viên tơi trong cuộc sống cũng như trong thời gian
hồn thành luận văn thạc sĩ.
Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của mình, song chắc hẳn luận văn
khơng thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong quý Thầy, Cô
lượng thứ và xem đây như một sự cố gắng của tôi trong khoảng thời gian
ngắn. Tôi mong nhận được những góp ý quý báu của quý Thầy, Cơ để hồn
thiện hơn cơng trình của mình.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn và tri ân tất cả!
Hải Phòng, ngày25 tháng 06 năm 2022
Tác giả luận văn

Phan Trần Thị Thuỳ Dương


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC ....................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..................... 12
1.1. Giao tiếp và lịch sự trong giao tiếp ........................................................ 13

1.1.1. Khái niệm giao tiếp ............................................................................ 13
1.1.2. Các nhân tố giao tiếp.......................................................................... 16
1.1.3. Lịch sự trong giao tiếp........................................................................ 20
1.2. Một số vấn đề hành động ngôn ngữ ....................................................... 24
1.2.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ.......................................................... 24
1.2.2. Phân loại hành động ngôn ngữ........................................................... 26
1.3. Hành động khen và hành động chê trong tiếng Việt............................... 30
1.3.1. Hành động khen.................................................................................. 30
1.3.1.1 Khái niệm “khen” trong tiếng Việt.................................................... 30
1.3.1.2 Đặc điểm của hành động “khen” trong tiếng Việt ............................. 32
1.3.2 Hành động chê .................................................................................... 36
1.3.2.1 Khái niệm “chê” trong tiếng Việt...................................................... 36
1.3.2.2 Đặc điểm của hành động “chê” trong tiếng Việt ............................... 37
CHƯƠNG 2: HÀNH ĐỘNG KHEN TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ CỦA VŨ
TRỌNG PHỤNG ......................................................................................... 43
2.1 Hành động khen trực tiếp và các biểu thức sử dụng ................................ 43
2.1.1 Biểu thức khen về hình thức bên ngồi ................................................ 44
2.1.2 Biểu thức khen về khả năng ................................................................. 47
2.1.3 Biểu thức khen về điều kiện kinh tế, vật chất (vật sở hữu).................... 51
2.1.4 Biểu thức khen liên quan đến tính cách, nhân phẩm ............................ 53


iv
2.1.5 Biểu thức ngữ hành động khen trực tiếp khác...................................... 56
2.2 Hành động khen gián tiếp và các biểu thức sử dụng................................ 59
2.2.1 Biểu thức khen về hình thức bên ngoài ................................................ 60
2.2.2 Biểu thức khen về khả năng ................................................................. 62
2.2.3 Biểu thức khen về điều kiện kinh tế, vật chất (vật sở hữu).................... 64
2.2.4 Biểu thức khen liên quan đến tính cách, phẩm chất ............................. 67
2.2.5 Biểu thức ngữ hành động khen gián tiếp khác ..................................... 70

CHƯƠNG 3: HÀNH ĐỘNG CHÊ TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ CỦA VŨ
TRỌNG PHỤNG ......................................................................................... 75
3.1 Hành động chê trực tiếp và các biểu thức sử dụng .................................. 75
3.1.1 Biểu thức chê về hình thức bên ngoài .................................................. 76
3.1.2 Biểu thức chê về khả năng ................................................................... 78
3.1.3 Biểu thức chê về điều kiện kinh tế, vật chất (vật sở hữu)...................... 80
3.1.4 Biểu thức chê liên quan đến tính cách, nhân phẩm .............................. 81
3.1.5 Biểu thức ngữ hành động chê khác ...................................................... 84
3.2. Hành động chê gián tiếp và các biểu thức sử dụng ................................ 88
3.2.1 Biểu thức chê về hình thức bên ngồi .................................................. 89
3.2.3 Biểu thức chê về điều kiện kinh tế, vật chất (vật sở hữu)...................... 93
3.2.4. Biểu thức chê liên quan đến tính cách, nhân phẩm ............................. 95
3.2.5 Biểu thức ngữ hành động chê khác ...................................................... 99
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 105
KẾT LUẬN................................................................................................ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT.................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH .................................................... 111
NGỮ LIỆU KHẢO SÁT ............................................................................ 111
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................... 112
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................... 121


v
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng
2.1

Tên bảng
Thống kê tần số xuất hiện hành động khen trực
tiếp và hành động khen gián tiếp


Trang
41

2.2

Thống kê các nhóm hành động khen trực tiếp

41

2.3

Thống kê các nhóm hành động khen gián tiếp

58

3.1

Thống kê tần số xuất hiện hành động chê trực
tiếp và hành động chê gián tiếp

74

3.2

Thống kê các nhóm hành động chê trực tiếp

75

3.3


Thống kê các nhóm hành động chê gián tiếp

89


6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khen và chê là một trong những mục đích của hoạt động giao tiếp ngôn
ngữ trong bất kỳ xã hội dân tộc nào cũng có. Cùng với sự phát triển của lý
thuyết ngữ dụng học và những nghiên cứu về phép lịch sự trong giao tiếp, dần
dần khen, chê được xét đến như là một trong những hoạt động ngôn từ.
Nghiên cứu về các hành động ngôn ngữ không những là nhiệm vụ của ngôn
ngữ học mà bản thân mỗi cá nhân khi giao tiếp bằng ngôn ngữ cũng phải lý
giải các hành động ngơn ngữ của người đối thoại với mình để có hành động
hồi đáp thích hợp. Muốn giao tiếp đạt được hiệu quả, một điều cơ bản là
chúng ta phải nhận diện được chính xác hành động ngơn ngữ của người đối
thoại.
Trong văn học hành động ngôn ngữ khen và chê cũng đóng góp một
phần quan trọng tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh. Trong tác phẩm Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng, có thể nói, hành động ngơn ngữ khen và chê đã góp phần
khắc họa tính cách nhân vật, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn một giai đoạn đặc biệt
trong lịch sử, đồng thời thấy được ngòi bút tài hoa của Vũ Trọng Phụng.
Vũ Trọng Phụng là nhà văn nổi tiếng trong giới văn chương Việt Nam
nhờ Số đỏ, Giông tố, Dứt tình, Trúng số độc đắc và một số tác phẩm khác. Số
đỏ là một trong những tiểu thuyết làm nên tên tuổi của nhà văn, được xuất bản
lần đầu tiên tại Hà Nội báo và in thành sách vào năm 1938. Đối tượng nhà
văn phê phán là tầng lớp tiểu tư sản Hà Thành đầu thế kỉ 20, nhưng cái hay là
ơng khơng đi vào đối tượng chính mà mượn ngay Xuân – cái thằng “lươn lẹo”

lại có thói “trưởng giả học làm sang” – để dựa vào nó mà đào sâu vào phê
phán sự rởm đời của giới thượng lưu thành thị, từ đó chuyển hướng nói về
“tấn trò đời” của những diễn viên đại tài – họ diễn trong cuộc sống, diễn với
những người thân, và diễn cả với chính bản thân mình. Vũ Trọng Phụng đã
thành công xuất sắc, để lại một sự cách tân thể loại quan trọng cho tiểu thuyết


7
Việt Nam hiện đại. Vũ Trọng Phụng sử dụng lớp ngôn ngữ đa dạng và phong
phú trong tiểu thuyết này. Từ ngôn ngữ vỉa hè, thành thị, ngôn ngữ lãng mạn
đến ngoại lai,… đều đủ cả, nhằm góp phần diễn đạt cái xã hội mà mọi thứ đều
tạp nham, xiêu vẹo.
Trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, hành động ngôn ngữ rất
phong phú và đa dạng. Ở luận văn này, thơng qua việc khảo sát, tìm hiểu hành
động ngôn ngữ khen và chê chúng tôi mong muốn phần nào làm rõ được
phong cách của nhà văn trong việc xây dựng nhân vật cũng như những đóng
góp của ơng trong văn học Việt Nam.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn “Hành động ngôn ngữ khen và chê
trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Việc nghiên cứu hành động khen và chê
Các hành động ngôn ngữ khen và chê đã được nghiên cứu khá nhiều ở
các nước trên thế giới và diễn ra từ rất sớm.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Minnesota (www. Carla.umn.edu) đã
tổng hợp các chức năng của lời khen trong tiếng Anh và Mỹ như sau: Để biểu
lộ sự thán phục hay chấp thuận ai đó về cơng việc, ngoại hình của họ và để
củng cố khẳng định hay duy trì đồn kết người ta sẽ dùng lời khen. Với khen,
người khen thể hiện thái độ đánh giá tốt đối với nội dung sự việc hoặc người
được khen. Người Việt gọi đây là khen thực bụng mà không nhằm mục đích
nào cho người khen.

Theo Pomerantz năm 1978, khen là một loại hành động ngôn ngữ nhằm
thực hiện một hành vi văn hóa; tơi muốn nói điều tốt về bạn. Cịn đối với
Holmes năm 1988, khen là một hành động lời nói nhằm nêu rõ hay ngầm biểu
hiện sự đánh giá cao về ai đó, hoặc về điều gì đó tốt (như tài sản, tính cách, kỹ
năng…) mà cả người nói lẫn người nghe đều cơng nhận mặt tích cực ấy.
Năm 1985, D.C Barnlund và S.Araki đã tiến hành so sánh mật độ sử
dụng lời khen giữa người Mỹ và người Nhật và đưa ra những kết luận: Người


8
Mỹ thường sử dụng lời khen hơn người Nhật. Những đề tài mà người Mỹ
thường khen là ngoại hình những nét quyến rũ riêng tư trong khi người Nhật
thường xuyên khen cơng việc, học tập, ngoại hình. M.Daikuhara năm 1986
nghiên cứu sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Mỹ - Nhật thường xuyên khen
các thành viên trong gia đình nơi công cộng trong khi người Nhật hiếm khi
làm chuyện này.
Ở Việt Nam nghiên cứu về hành động ngôn ngữ nói chung và các hành
động ngơn ngữ khen và chê nói riêng được lấy làm hướng nghiên cứu chính
trong các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Thu Hoa (1996) “Cấu trúc nghĩa của động
từ nói năng “khen”, “tặng”, “chê” đã tập trung vào việc miêu tả các động từ
nói năng và trong đó có hành động khen và chê. Luận văn chưa nghiên cứu
sâu về đặc điểm của các hành động này trong các vấn đề liên quan đến văn
hóa và giao thoa văn hóa; “Một vài khảo sát về đặc điểm văn hóa của người
châu Âu và người Việt thể hiện qua lời khen” của Bùi Phương Chi và Phạm
Thị Thu Hà: tìm hiểu về đặc điểm tâm lý, văn hóa của người châu Âu và
người Việt thể hiện qua hành động khen, tuy nhiên chỉ giới hạn trong một
nhóm nghiệm thể nhỏ.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Quang (1999) đã đặt hành động khen và
tiếp nhận lời khen trong sự khảo sát và so sánh đề tìm ra điểm khác biệt

trong việc sử dụng hành động này giữa người Việt và người Mạ. Tác giả
chủ yếu đi sâu nghiên cứu cách sử dụng, không mô tả cụ thể cấu trúc của
những biểu thức ngữ vi. Theo tác giả, khen và chê là hai mặt của một vấn
đề vì vậy, tác giả cho rằng hành động chê cũng có thể được tiếp cận từ góc
độ nghiên cứu này.
Năm 2001, các luận văn của Trịnh Thanh Trà, Nguyễn Thị Vân Anh,
Chử Thị Bích, Phạm Hùng Linh đã nghiên cứu một số hành động ngôn ngữ
(điều khiển, thỉnh cầu, cho tặng, kể) và các cặp thoại có chứa hành động ngơn
ngữ đó trong tổ chức của một sự kiện lời nói trong những tình huống giao tiếp


9
cụ thể để tìm hiểu. Từ những kết quả nghiên cứu này mở ra một hướng nghiên
cứu các hành động ngơn ngữ trong đó có hành động chê.
Nguyễn Hồi Linh (2003), Nguyễn Thu Hạnh (2005) cũng đã đặt hành
động ngôn ngữ “mách” và “trách” trong sự tương tác hội thoại để xem xét.
Nguyễn Thu Hạnh đã bước đầu đề cập đến vấn đề lịch sự trong việc sử dụng
hành động “trách”.
Luận án tiến sĩ (2006) Sự kiện lời nói chê trong tiếng Việt (cấu trúc
và ngữ nghĩa) của Nguyễn Thị Hồng Yến đã tìm hiểu về sự kiện về sự
kiện lời nói chê trong tiếng Việt, chủ yếu ở gốc độ cấu trúc và ngữ nghĩa,
tức tìm hiểu các thành phần cấu tạo nên sự kiện lời nói chê và ngữ nghĩa
của các thành tố đó.
Trong luận án tiến sĩ “Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng của
lời khen, lời chê trong tiếng Việt (So sánh với tiếng Anh) của tác giả Đỗ Thị
Bình đề cập tới vấn đề về dụng học giao văn hóa, vấn đề đặc điểm hành động
khen, hành động chê và vấn đề lập luận trong ngôn ngữ. Đặc biệt, tác giả đi
sâu vào phân tích đặc điểm cấu trúc của lời khen và lời chê trong tiếng Việt và
tiếng Anh để trình bày vấn đề lời khen và lời chê trong hai ngôn ngữ có kết
cấu giống nhau hay khơng.

Hành động khen và chê trong tác phẩm văn học cũng được rất nhiều
nhà phê bình và nghiên cứu quan tâm nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở các bài
viết, bài báo mà chưa có tính nghiên cứu cụ thể và hệ thống.
Với một thái độ thẳng thắn và nghiêm khắc, nhà văn Tô Hoài - trong
bài viết “Bước đi của một người làm thơ” - đã có những nhận định về thơ
Hồng Trung Thơng: “Q hương chiến đấu, tập thơ đầu có hứa hẹn. Ở đây,
những đoạn thơ hay không nhiều”; và “Cái “tỉnh đến khơ cằn” của Hồng
Trung Thơng chẳng phải chỉ là bệnh ngồi da”; “Những thói quen mịn mỏi
đã khiến thơ anh cịn luẩn quẩn, lủng củng. Thơ anh có khi nghèo chữ, nghèo
câu, nhạt hình ảnh. Kiến trúc thơ anh, cả bài và cũng từng đoạn, có lúc quá dễ
và công thức…”.


10
Như vậy, có thể nói, hành động khen và chê được người Việt sử dụng
với nhiều mục đích khác nhau và sự kiện lời nói chê trong tiếng Việt có thể
được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau.
2.2. Việc nghiên cứu hành động khen và chê trong tác phẩm Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng
Ngôn ngữ trong tác phẩm của Số đỏ của Vũ Trọng Phụng cũng được
một vài nhà nghiên cứu quan tâm.
Tiếng cười Vũ Trọng Phụng (Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, 2003)
của Nguyễn Quang Trung đã đi sâu vào nghiên cứu thi pháp tiểu thuyết của
Vũ Trọng Phụng. Đây là cuốn sách đã tập hợp khảo cứu 5 tác phẩm tập trung
nhiều nhất tài năng trào phúng của Vũ Trọng Phụng gắn với hệ thống ngôn
ngữ và giọng điệu trào phúng tạo ra một loại văn bản độc đáo vừa thống nhất
vừa đa nghĩa. Tác giả phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa tiếng cười Vũ
Trọng Phụng.
Tác giả Đỗ Đức Hiếu trong bài Số đỏ tác phẩm và dư luận đã chỉ ra đặc
điểm ngôn từ sử dụng trong tác phẩm đó là ngơn từ thành thị. Theo ông: “Số

đỏ theo tôi hiểu là một hiện tượng ngôn từ hết sức độc đáo, đánh dấu thời đại.
Tóm lại, là một hiện tượng ngơn từ. Số đỏ là một hiện thực vật liệu, một hiện
tượng ngôn từ. Số đỏ là một hiện thực vật thể, một hiện thực ngôn ngữ học,
một hiện thực sống động với những ý hướng xung đột nhau, đối thoại với
nhau, một liên kết văn bản mang nhiều lớp nghĩa” [15, tr11].
Như vậy, theo hiểu biết của chúng tôi, nghiên cứu hành động ngôn ngữ
khen và chê trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là đề tài mới chưa
được ai quan tâm, nghiên cứu. Vì vậy, tiếp thu kết quả nghiên cứu của các tác
giả đi trước, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn nhận
diện được hành động ngôn ngữ khen và chê trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
về các mặt cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng, từ đó thấy được giá trị của chúng
trong việc thể hiện tính cách nhân vật và văn hóa giao tiếp của một số tầng
lớp trong xã hội Việt Nam những năm nửa đầu thế kỉ XX.


11
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài, luận văn này nhằm các mục đích sau:
Hệ thống những lý thuyết cơ bản về giao tiếp nói chung và lý thuyết về
hành động ngơn ngữ nói riêng, đặc biệt về hành động ngôn ngữ khen và chê
trong tiếng Việt.
Thông qua việc nghiên cứu hành động ngôn ngữ khen và chê trong tác
phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, hiểu được vấn đề giao tiếp ngơn ngữ hằng
ngày trong cuộc sống nói chung và giao tiếp ngôn ngữ trong tác phẩm Số đỏ
của Vũ Trọng Phụng nói riêng, từ đó giúp chúng ta thấy rõ được nghệ thuật
xây dựng nhân vật tài tình, độc đáo của nhà văn và cảm nhận sâu sắc hơn về
tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Nâng cao năng lực tư duy và năng lực phân tích tác phẩm văn học
và tích lũy ngữ liệu để có thể dạy tốt môn Ngữ văn ở trường Trung học
phổ thông.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề chủ yếu được tìm hiểu trong luận văn là: hành động ngôn ngữ
khen và chê trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các hành động giao tiếp trong ngôn ngữ vô cùng phong phú và đa dạng.
Luận văn của chúng tôi chỉ nghiên cứu sâu vào hành động ngôn ngữ cụ thể là
khen và chê trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích tổng hợp: phương pháp phân tích được sử dụng
để xem xét, nghiên cứu các tham thoại khen và chê và phân tích các ví dụ làm
rõ hơn các khái niệm, trên cơ sở đó tìm ra cơng thức chung, khái quát là các
biểu thức, mô thức khen và chê và các dạng thúc của phát ngôn khen và chê.


12
Phương pháp hệ thống hóa: trên cơ sở những tư liệu được phân tích
tổng hợp, luận văn xem xét các mặt đồng nhất và đối lập để có thể hệ thống
hóa các vấn đề thuộc hành động khen, chê.
Thủ pháp thống kê, khảo sát: thủ pháp này được dùng trong việc thống
kê, khảo sát tư liệu là các cặp thoại có chứa hành động khen và chê trong tác
phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận: hệ thống hóa những lý thuyết về hành động ngơn ngữ
nói chung và hai hành động khen, chê nói riêng.
Về mặt thực tiễn: mơ tả chi tiết và khái quát được những đặc điểm của
hành động khen, chê trong tiếng Việt, thấy được nét riêng của hành động
khen, chê trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
7. Cấu trúc của luận văn

Về cấu trúc luận văn, ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham
khảo. Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
Nội dung chương 1 tập trung làm rõ các khái niệm về giao tiếp, các
nhân tố giao tiếp và lịch sự trong giao tiếp, khái niệm hành vi ngôn ngữ và
phân loại, khái niệm và đặc điểm của hành động khen và chê trong tiếng Việt.
Chương 2. Hành động khen trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
Nội dung chương 2 tập trung nghiên cứu hành động ngôn ngữ khen
trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng dưới hình thức khen trực tiếp và
khen gián tiếp.
Chương 3. Hành động chê trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
Nội dung chương 3 tập trung nghiên cứu hành động ngôn ngữ chê trong
tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng dưới hình thức chê trực tiếp và khen
gián tiếp


13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Giao tiếp và lịch sự trong giao tiếp
1.1.1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa con người với con người.
Trong q trình đó, các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với
nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Theo Martin. P.Andelem: “Giao tiếp là quy trình trong đó chúng ta hiểu
được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta” [27, tr.12]. Như
vậy, tác giả cũng chỉ mới đề cập đến sự hiểu biết lẫn nhau thông qua giao tiếp
là chưa thật triệt để bởi lẽ giao tiếp phải đi đến sự phù hợp lẫn nhau giữa con
người với con người.
Jhon B. HonBen cho rằng: “Giao tiếp là sự trao đổi với nhau tư duy
hoặc ý tưởng bằng lời” [27, tr.10]. Tác giả chỉ dừng lại ở việc trao đổi tư duy, ý

tưởng bằng lời là chưa thật đầy đủ. Trong thực tế để giao tiếp đem lại được
hiệu quả cao, chủ thể cần phải biết kết hợp cả ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ
không lời (ngôn ngữ biểu cảm) và như vậy Jhon B. HonBen đã tuyệt đối hóa
ngơn ngữ bằng lời trong qúa trình giao tiếp.
Tác giả Nguyễn Văn Đáng cho rằng: “Giao tiếp là một q trình trao đổi
thơng tin giữa các chủ thể, thơng qua ngơn ngữ nói, ngơn ngữ viết và ngơn ngữ
biểu cảm. Qua đó, mỗi chủ thể tham gia giao tiếp đều hướng tới sự đồng thuận
mà mình mong muốn” (dẫn theo [1], tr.19). Đây là một khái niệm tương đối
đầy đủ về giao tiếp. Giao tiếp là một hoạt động thường nhật diễn ra liên tục mọi
lúc mọi nơi, là cầu nối giữa người nói với người nghe. Kỹ năng giao tiếp là khả
năng sử dụng phương tiện ngơn ngữ nói hoặc ngơn ngữ cơ thể để diễn đạt
những suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận của cá nhân một cách rõ ràng và thuyết phục;
đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều.
Như vậy giao tiếp là khái niệm được nhiều ngành khoa học quan tâm
nghiên cứu, do những đặc trưng khác nhau của các ngành khoa học mà người


14
ta hiểu về giao tiếp cũng khác nhau và do đó có nhiều quan niệm khác nhau về
giao tiếp. Mặc dù có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau về giao tiếp, song nội
dung đều hàm chứa những dấu hiệu đặc trưng như: là hoạt động đặc thù của
con người, được con người ý thức tạo nên và giao tiếp có mục đích, nội dung
và sự trao đổi thơng tin.
Từ những quan điểm trên cùng với phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tơi
có thể khái qt khái niệm về giao tiếp như sau: giao tiếp là hoạt động xác lập,
vận hành các mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thỏa mãn những
nhu cầu nhất định. Bản chất của giao tiếp là q trình trao đổi thơng tin giữa
mọi người: nó truyền tải thơng tin, chia sẻ thông tin giữa hai hay nhiều người
với nhau. Số lượng người tham giao giao tiếp tùy thuộc và nội dung và nhu cầu
của người tiếp nhận thông tin nhằm đảo bảo thông tin đáp ứng cho cả người

cho và người nhận.
Giao tiếp là sự trao đổi thông tin qua lại giữa các bên tham gia vào quá
trình giao tiếp, giao tiếp cịn thực hiện sự giao lưu, trao đổi tình cảm, tư tưởng
với nhau. Đó là sự tác động giữa các bên nhằm giúp cho quá trình giao tiếp
được trọn vẹn và thành cơng. Giao tiếp có thể diễn ra ở dạng nói và dạng viết,
tuy nhiên, dạng nói là dạng phổ biến và chủ yếu. Giao tiếp được thực hiện bằng
nhiều loại phương tiện, trong đó ngơn ngữ là phương tiện quan trọng nhất. Nó
là một q trình tích cực trao đổi thơng tin giữa người nói và người nghe. để
đạt được một mục tiêu cụ thể. Thông thường, giao tiếp trải qua ba trạng thái:
(1) Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý; (2) Hiểu biết lẫn nhau; (3) Tác động và
ảnh hưởng lẫn nhau.
Giao tiếp có tính chất của một cuộc hội thoại. Chức năng này bao gồm
chức năng bên trong và chức năng bên ngoài. Các đặc điểm bên trong bao gồm
tính tương hỗ, liên kết, mục đích. Đặc điểm bên ngồi bao gồm số lượng người
tham gia, mối quan hệ giữa những người tham gia. Mục đích của giao tiếp là
tạo ra tiếng nói chung giữa hai người đối thoại. Tham thoại là một đơn vị hội
thoại, thể hiện đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào cặp thoại.


15
Xét về hoạt động giao tiếp trong xã hội, có thể chia giao tiếp thành hai
loại. Loại một là giao tiếp truyền thống, trong loại giao tiếp này những quan hệ
giữa con người với con người nảy sinh trong quá trình phát triển của xã hội, tức
là quan hệ giữa ông bà, cha mẹ, con cái, làng xóm,… và cuối cùng trở thành
nét văn hóa ứng xử riêng trong xã hội. Loại hai là giao tiếp chức năng xuất
phát từ sự chun mơn hóa trong xã hội, ngơn ngữ,… là những quy ước, chuẩn
mực và tập quán chung trong xã hội cho phép mọi người không quen biết nhau,
rất khác nhau, nhưng khi đóng vai, tất cả các vai đều được sử dụng trong giao
tiếp xã hội (chẳng hạn như mối quan hệ giữa ông chủ và nhân viên, người bán
và người mua, thẩm phán và bị cáo,...). Đây là dạng giao tiếp theo một khuôn

mẫu được xác định trước xuất hiện trong quá trình tiếp xúc tùy thuộc vào sự
phát triển của các mối quan hệ. Kiểu giao tiếp này trong cuộc sống thực là vô
cùng phong phú, dựa trên những người đã thu được thông tin và để giải quyết
các xung đột cá nhân.
Khoảng cách tiếp xúc có thể chia thành hai loại: giao tiếp mặt đối mặt là
phương thức mặt đối mặt sử dụng ngơn ngữ nói và phương thức không lời (cử
chỉ, hành động,…) trong quá trình giao tiếp và giao tiếp gián tiếp là phương
thức thơng qua một phương tiện hịa giải khác như thư từ, fax, e-mail... Về số
lượng người tham gia, có các loại như: giao tiếp song phương (hai người giao
tiếp với nhau), giao tiếp nhóm (tập thể), giao tiếp xã hội (quốc gia, quốc tế ...).
Về loại hình giao tiếp, có hai loại: giao tiếp chính thức là một cách giao tiếp
bắt buộc về mặt pháp lý theo một quy trình được thể chế hóa và giao tiếp
khơng chính thức khơng ràng buộc hoặc mang tính cá nhân, nhưng vẫn phải
tuân theo các quy tắc nhất định. hương ước, quy ước.
Các thành phần của giao tiếp bao gồm thành phần vật chất, thành phần
sinh lý, thành phần tâm lý. Các thành phần này tương tác với nhau, trong các
tình huống và trong những hoàn cảnh khác nhau, thành phần này là nguyên
nhân, thành phần này là kết quả và ngược lại.


16
Về vai trò, giao tiếp là hoạt động của vạn vật, trong đó có con người để
phục vụ cho mục đích sinh tồn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ nhiều của khoa học
công nghệ do những khám phá vĩ đại của nhân loại, nhu cầu sinh tồn dễ được
thoả mãn hơn trong khi nhu cầu sống hạnh phúc trở thành một nhu cầu tất yếu.
Trong tâm lý học, giao tiếp là một chủ đề quan trọng trong đó tầm quan
trọng thực tiễn là rất lớn, bởi vì giao tiếp có vai trị rất quan trọng đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách của con người. Đồng thời, giao tiếp cũng là
một biểu hiện của nhân cách. Tâm lý con người nảy sinh và phát triển trong
giao tiếp với những người xung quanh.

1.1.2. Các nhân tố giao tiếp
Các quy luật chi phối giao tiếp cũng chi phối quá trình sản sinh và vận
hành văn học. Nhân tố giao tiếp được giáo sư Đỗ Hữu Châu chia thành hai
nhóm chính. Một là nhóm trong giao tiếp bằng lời và nhóm kia là bối cảnh giao
tiếp. Ở nhóm trong giao tiếp bằng lời có ngơn bản, ngơn bản vừa là phương
tiện, vừa là sản phẩm của giao tiếp. Nói đến ngơn bản, người ta thường nói đến
dạng nói và dạng viết.
Các nhân tố giao tiếp được hiểu là các nhân tố có mặt trong một cuộc
giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn ngơn về hình thức cũng
như về nội dung. Các nhân tố giao tiếp là: ngữ cảnh, ngôn ngữ, diễn ngôn.
Trong phần này chúng tôi đề cập sâu đến phần ngữ cảnh.
Ngữ cảnh là nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp nhưng nằm ngồi diễn
ngôn, là bối cảnh mà giao tiếp diễn ra, bao gồm các khía cạnh vật chất và xã
hội. Các khía cạnh vật chất như vị trí, kích thước của phịng họp, số lượng
người có mặt, thời tiết, ánh sáng, tiếng ồn, màu sắc của các đồ vật xung quanh
bạn. Đây là những khía cạnh nằm bên ngồi của các đối tượng được giao tiếp
và các khía cạnh xã hội như mục đích giao tiếp, các mối quan hệ giao tiếp. Do
đó, ngữ cảnh là bối cảnh ngơn ngữ làm nền tảng cho việc sử dụng từ ngữ và
cấu tạo ngôn ngữ, đồng thời là cơ sở cho sự hiểu biết tồn diện về ngơn ngữ.


17
Bối cảnh đóng một vai trị quan trọng trong việc phát ngơn và q trình
cảm nhận ngơn ngữ. Đối với q trình tạo ra lời nói và câu, ngữ cảnh là môi
trường tạo ra từ, câu và chi phối nội dung cũng như hình thức của câu chuyện.
Trong quá trình nhận thức lời nói, ngữ cảnh giúp người nghe (đọc) hiểu lời nói
một cách chính xác và hiệu quả. Ngữ cảnh vừa là cơ sở để sử dụng và hiểu đơn
vị ngôn ngữ. Ngữ cảnh là tất cả các yếu tố ngôn ngữ xuất hiện trước hoặc sau
một đơn vị ngơn ngữ cụ thể. Đối với người nói (người viết) cũng như đối với
q trình sản sinh ngơn ngữ, ngữ cảnh là mơi trường sản sinh ra ngơn ngữ, do

đó ngữ cảnh luôn ảnh hưởng và chi phối đến nội dung cũng như hình thức của
câu. Câu văn phải được hình thành theo ngữ cảnh. Đối với bản thân ngữ cảnh,
đây là mối quan hệ giữa môi trường và sản phẩm tạo ra trong môi trường này.
Đối với người nghe (người đọc) và quá trình cảm nhận từ và câu, muốn hiểu
được ngôn ngữ và câu, người nghe (người đọc) phải dựa trên ngữ cảnh rộng và
ngữ cảnh hẹp. Từ và câu phải liên quan đến bối cảnh sử dụng, liên quan đến
từng tình huống và sự kiện cụ thể để phân tích, hiểu và giải thích cặn kẽ từng
chi tiết về nội dung và hình thức.
Ngữ cảnh là một tổng thể những hợp phần sau đây:
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng
ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngơn qua đó mà tác
động vào nhau. Đó là những người tương tác bằng ngơn ngữ giữa các nhân vật
giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân. Trong hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp trong vai người nói, vai người
nghe, thường luân phiên lượt lời với nhau. Nhân vật giao tiếp có vị thế ngang
hàng/ cách biệt; xa lạ/ chân tình; lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống…
Để đạt được mục đích giao tiếp và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp
tùy thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn thực hiện chiến lược giao tiếp cụ thể.
Cùng với người nói (người viết) có thể có một hoặc nhiều người khác tham gia
hoạt động giao tiếp (gọi chung là các nhân vật giao tiếp). Các nhân vật giao
tiếp có quan hệ tương tác, đóng vai người nói (người viết), vai người nghe


18
(người đọc). Quan hệ của các nhân vật giao tiếp, vị thế của họ so với nhau luôn
luôn chi phối nội dung và hình thức của lời nói, câu văn. Mỗi một cá nhân tham
gia giao tiếp là một con người cụ thể, khác biệt về tính khí, tính cách, nhu cầu,
sở thích, niềm tin… Các đặc điểm của chủ thể giao tiếp như con người cụ thể
tham gia vào quá trình giao tiếp là ai, đặc điểm sinh lý, tâm lý và xã hội như thế
nào, tri thức và trình độ hiểu biết ra sao,… rất quan trọng và đều ảnh hưởng

đến hiệu quả giao tiếp.
Nhân vật giao tiếp là một phần quan trọng trong mỗi văn bản. Nhân vật
giao tiếp được xây dựng theo dụng ý của nhà văn, đại diện cho một kiểu người
với những đặc điểm, tính cách nhất định. Qua nhân vật, tác giả sẽ bộc lộ được
tư tưởng, cảm xúc, làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Tiếp cận một văn bản văn
học, người đọc sẽ nắm được khái niệm nhân vật giao tiếp với những đặc điểm
về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ của họ đối với nhau, cùng những đặc điểm
khác chi phối nội dung và hình thức lời nói của các nhân vật trong hoạt động
giao tiếp.
Vai giao tiếp: trong cuộc giao tiếp có sự phân vai, vai phát ra diễn ngơn
tức là vai người nói, vai tiếp nhận diễn ngôn tức là người nghe. Trong cuộc
giao tiếp nói mặt đối mặt, hai vai nói và nghe thường luân chuyển, vai người
nói sau khi nói xong chuyển thành vai người nghe và ngược lại. Giao tiếp phải
có ít nhất hai người tham gia giao tiếp. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp
giao tiếp mà vai nói vẫn là một nhưng vai nghe lớn hơn hai, thậm chí hàng
chục, hàng trăm thậm chí hàng nghìn, hàng vạn người. Do đó, cũng cần phân
biệt những cuộc giao tiếp trong đó vai nghe tích cực với những cuộc giao tiếp
trong đó vai nghe tiêu cực. Người tham gia giao tiếp tích cực khi anh ta vừa
thực hiện vai nói, vừa thực hiện vai nghe và góp phần của mình vào việc định
hướng, điều chỉnh, thúc đẩy hoặc cắt đứt cuộc giao tiếp. Người tham gia giao
tiếp tiêu cực hay thụ động khi anh ta chỉ nghe, quyền dẫn dắt cuộc giao tiếp do
vai giao tiếp tích cực quyết định.


19
Tuy nhiên trong cuộc giao tiếp bằng lời trừ thuyết ngơn, các vai giao tiếp
trên có thể có mặt hoặc vắng mặt nói chung là người nhận có thể ở tình trạng
chủ động (đáp ngay lời của người nói) và cũng có thể ở tình trạng bị động (chỉ
tiếp nhận không phản hồi tại chỗ).
Trong cuộc giao tiếp người tham gia này phải xây dựng nên một hình

ảnh tinh thần về các đặc điểm, trạng thái năng lực của người kia theo đích giao
tiếp của mình để rồi căn cứ vào các hình ảnh tinh thần đó mà định ra chiến lược
hay kế hoạch giao tiếp. Kế hoạch này là một tổ chức gồm hành động chủ yếu
bằng lời để dẫn đến đích giao tiếp của mình. Trong giao tiếp, người ta cần làm
thế nào để cảm nhận, hiểu được hành vi, ý nghĩ của người có quan hệ giao tiếp,
của người cùng hoạt động với mình, đánh giá được thái độ, quan điểm, mục
đích của người giao tiếp để đưa ra các hành động giao tiếp hiệu quả, được xã
hội chấp nhận.
Với văn học, hiện thực được nói tới trong văn học có thể là hiện thực
khách quan hay thế giới nội tâm. Khi đi vào tác phẩm, hiện thực khách quan và
thế giới nội tâm gọi là thế giới được phản ánh. Thế giới được phản ánh cũng
được gọi là thế giới phát ngôn. Một điều lưu ý là giữa hiện thực và thế giới phát
ngơn khơng có sự đồng nhất hồn tồn. Điều này có hai lý do: một là do hạn
chế của phương tiện phản ánh và hai là do sự sàng lọc của chủ thể phản ánh.
Nói một cách rõ hơn là thế giới hiện thực trong tác phẩm là thế giới hiện thực
đã qua lăng kính chủ quan của người viết. Nói đến sáng tác văn học là nói đến
cái suy ngẫm của người viết đối với hiện thực bên ngoài. Thế giới phát ngôn
hay thế giới phản ánh là tổ hợp giữa hiện thực và suy ngẫm chủ quan của tác
giả. Trong văn học, cái có ý nghĩa là cái cảm xúc, là suy ngẫm chủ quan của tác
giả đối với hiện thực. Tác phẩm văn học vì thế khơng phải là báo cáo khoa học.
Chính điều này mà các nhà lý luận văn học cho rằng, chức năng của văn học là
tự biểu hiện và giao tiếp. Tự biểu hiện và giao tiếp trong thực tế không chống
đối nhau. Giao tiếp là tự biểu hiện. Hiện thực được nói đến chính là hệ quy
chiếu của tác phẩm văn học. Khi đặt tác phẩm vào hệ quy chiếu mới nắm được


20
nghĩa chiếu vật của tác phẩm đó. Trong truyện cổ tích, hệ quy chiếu là ảo tưởng
chứ khơng thực. Trong huyền thoại, hệ quy chiếu là hiện thực.
Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm điều kiện xã hội, văn hóa, lịch sử... mà

trong đó cuộc giao tiếp diễn ra. Do vậy, muốn hiểu được một bài thơ, một tác
phẩm văn học cần phải biết nó được viết trong hồn cảnh nào. Biết được hoàn
cảnh ra đời của “Thơ mới” là vào những năm ba mươi của thế kỷ XX mới thấy
được nó là tiếng nói của tầng lớp tiểu tư sản đang đứng trước sự đổi thay của xã
hội, của cuộc đời.
Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp chi phối nội dung giao tiếp (ảnh
hưởng nội dung thông điệp). Với những người nói, người nghe khác nhau,
trong những điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, ý nghĩa của từ ngữ trong
văn bản (nói hoặc viết) cũng khác nhau. Trong hoạt động giao tiếp, các nhân tố
trên còn tạo ra các loại “thơng điệp” khác ngồi ngơn ngữ như điệu bộ, cử chỉ,
hành vi... nhằm bổ sung ý nghĩa cho lời nói. Giao tiếp là cách thức để cá
nhân liên kết và hịa nhập với nhóm, với xã hội. Thơng qua giao tiếp ngôn
ngữ và phi ngôn ngữ, con người trao đổi thông tin với nhau, hiểu được nhau,
để hành động và ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và những chuẩn mực do xã
hội quy định.
Nội dung giao tiếp là những vấn đề mà chủ thể đề cập đến khi giao tiếp
với người khác. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong q trình giao tiếp thể hiện
ở thơng tin cần truyền đạt. Thông tin cần phải được cấu trúc như thế nào để nó
phản ánh được đúng nội dung cần truyền đạt, cũng như đến được người thu vói
kết quả cao nhất. Đối với các chủ thể giao tiếp, thơng tin có thể đã biết hoặc
chưa biết, muốn biết hoặc không muốn biết.
1.1.3. Lịch sự trong giao tiếp
Theo Từ điển tiếng Việt, “Lịch sự là có thái độ nhã nhặn, lễ độ khi tiếp
xúc, phù hợp với quan niệm và phép tắc xã giao của xã hội” [12, tr.4]. Tuy
nhiên khái niệm này khơng mang tính phổ qt, chưa thực sự đầy đủ và phù
hợp với quan niệm lịch sự trong giao tiếp của các dân tộc trên thế giới cũng


21
như dân tộc Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm lịch sự trong giao

tiếp chúng ta có thể đi tìm hiểu như sau: Từ lịch sự được dùng trong nhiều
ngôn ngữ từ xa xưa. Ở Việt Nam, lịch sự bắt nguồn trong các chế định về “lễ”
và được hiểu rất rộng. Lễ bao gồm mọi cách xử sự trong một xã hội có tổ
chức, nhất là xã hội phong kiến. Chịu ảnh hưởng của xã hội phong kiến Trung
Hoa, tại Việt Nam, lễ được chế định thành những phương châm xử thế. Kẻ bề
tôi phải trung thành với vua đến mức: Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung
(vua khiến bề tôi chết, bề tôi không chết là không trung thành với vua), và nếu
bất trung thì có chế tài xử phạt. Người thuộc nữ giới phải giữ ba điều theo
(Tam tòng) rất nghiệt ngã: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử
(Ở nhà phải nghe theo bố, đi lấy chồng phải nghe theo chồng, chồng chết phải
nghe theo con). Cho đến cách ăn mặc cũng phải y phục xứng kì đức (áo quần
phải ngang tầm đức độ). Nói năng thì tự xưng mình phải khiêm tốn, gọi người
phải tơn trọng.
Nhìn chung, lịch sự ngày xưa là những quy định xã hội do những người
có quyền uy đặt ra và mọi người phải tuân theo. Sự phát triển của xã hội cho
thấy về sau lịch sự mới biến dần thành một nhu cầu xã hội trong đời thường
và nối lên tính lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn từ. Nguyên tắc lịch sự
(Principle of politeness)… chi phối mạnh mẽ đến quá trình hội thoại, cho
phép giải thích những hàm ý ở mỗi lượt lời, những hình thức ngơn từ và cấu
trúc phát ngơn trong những tình huống giao tiếp cụ thể . Lịch sự là một hiện
tượng mang tính phổ quát đối với mọi xã hội trong nhiều lĩnh vực tương tác.
Xuất phát từ những đặc trưng văn hoá khác nhau, các nhà nghiên cứu
về lịch sự phương Tây và phương Đông có cách tiếp cận khác nhau về hiện
tượng này. Lịch sự theo quan điểm của các tác giả Âu - Mĩ được tuyên bố là
những phổ niệm và được thể hiện cụ thể qua các mơ hình về lịch sự của R.
Lakoff, Leech, Brown và Levinson. Theo các nhà nghiên cứu này, lịch sự gắn
với chiến lược của mỗi cá nhân trong tương tác xã hội nên có tên gọi là lịch
sự chiến lược. Các nhà nghiên cứu về lịch sự của phương Đông dựa trên các



22
cứ liệu văn hoá của Nhật Bản và Trung Quốc thì cho rằng lịch sự gắn với
chuẩn mực xã hội, chịu áp lực mạnh của chuẩn mực xã hội. Lịch sự theo cách
tiếp cận này có thể gọi là lịch sự chuẩn mực.
Theo Lakoff, lịch sự là phương tiện để giảm thiểu sự xung đột trong
diễn ngôn. Lakoff đề xuất hai quy tắc sử dụng ngôn ngữ: quy tắc diễn đạt rõ
ràng và quy tắc lịch sự. Quy tắc lịch sự được chi tiết hóa bằng ba quy tắc cụ
thể sau:
(I) Không áp đặt (Don’t impose);
(II) Để ngỏ sự lựa chọn (Offer options);
(III) Hãy thể hiện tình bằng hữu (Encourage feelings of camaraderie).
Quy tắc 1 được vận dụng trong phép lịch sự quy thức (formal
politeness). “Không áp đặt” ở đây là không áp đặt đối với người nghe (H Hearer), không cản trở người nghe hành động theo ý muốn của mình. Việc
người nói (S - Speaker) thể hiện lịch sự theo quy tắc không áp đặt sẽ tránh
được hoặc giảm thiểu sự áp đặt bằng cách xin phép hoặc xin lỗi người nghe
khi buộc người nghe phải làm việc gì đó mà người đó khơng muốn làm.
Lý thuyết lịch sự của Leech dựa trên khái niệm “thiệt” (cost) và “lợi”
(benefit) giữa người nói và người nghe do ngơn từ gây nên. Nội dung khái
quát của nguyên tắc này là: giảm tới mức tối thiểu những cách nói khơng lịch
sự và tăng tới mức tối đa những cách nói lịch sự. Trong cơng trình “Những
ngun lý của dụng học” (Principles of Pragmatics), Leech cho rằng, lịch sự
là sự bù đắp những hao tổn, thiệt thịi do hành động nói năng của người nói
gây ra cho người đối thoại. Để có một phát ngôn lịch sự, cần phải điều chỉnh
mức lợi - thiệt nhằm đảm bảo sự cân bằng trong tương tác liên nhân.
Điểm tựa trong lý thuyết về lịch sự của Brown và Levinson là khái
niệm “thể diện” (face). Khái niệm này được Erving Goffman đề cập lần đầu
tiên trong ngôn ngữ học khi tác giả xem xét mối quan hệ giữa hoạt động giao
tiếp và ứng xử ngôn ngữ. Dựa theo cách nhìn dân gian của người Anh,
Goffman cho rằng thể diện là giá trị xã hội tích cực mà một người muốn



23
người khác nghĩ mình có được trong một tình huống giao tiếp cụ thể. Brown
và Levinson đã mượn khái niệm “thể diện” của Goffman để xây dựng lý
thuyết về lịch sự với cách hiểu: “Thể diện là hình ảnh của bản thân trước
người khác” (public self -image)”. Trong nghiên cứu về lịch sự với điểm tựa
là khái niệm “thể diện”, Brown và Levinson đã đưa ra một cặp lưỡng phân
quan trọng, xuyên suốt toàn bộ các kết quả nghiên cứu. Đó là: sự đối lập và
thống nhất giữa thể diện dương tính (positive face) và thể diện âm tính
(negative face).
Giao tiếp lịch sự chính là những hiểu biết về các phong tục, tục lệ của
đời sống xã hội. Một người có cách cư xử giao tiếp với xã hội tốt phải tuân
theo những chuẩn mực nhất định, từng lời nói ra luôn suy nghĩ về người khác
và làm cho đối phương thấy vui lòng. Khi giao tiếp với người lạ, lần đầu gặp
ở nơi cơng cộng, thì lại cần phải kín đáo, nói ít, khơng bộc lộ đời tư của mình,
khơng nói những câu chuyện dài dịng, đặc biệt nói về các đề tài như tơn giáo,
chính trị… cần trả lời ngắn gọn, khơng bình luận và phải chú ý ln ln lắng
nghe những điều họ nói, tránh để họ tự ái khi lời nói khơng được người khác
quan tâm, khi kết thúc câu chuyện nên đưa ra những vấn đề đề cập đến sự
quan tâm của chúng ta đối với họ. Như vậy, tuỳ theo môi trường khác nhau
mà cách giao tiếp của chúng ta cũng thay đổi cho thích ứng với hồn cảnh
lịch sự cụ thể. Người xưa thường nói “Lời nói khơng mất tiền mua, lựa lời mà
nói cho vừa lịng nhau” câu nói trên cũng hàm ý cho những cuộc giao tiếp
giữa chúng ta nên có những lời lẽ vui vẻ và thuận vừa cả đôi bên, tuy rằng lời
nói chúng ta đưa ra về vật chất thì chúng ta khơng mất đi thứ gì cả nhưng
ngược lại về tình người thì chúng ta vơ tình tạo ra một hình tượng khơng tốt
trong lịng đối phương.
Với mỗi quốc gia và mỗi nền văn hóa thì nhân tố lịch sự là một nhân
tố không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp xã hội. Ở Việt Nam vấn đề lịch
sự trong tiếng Việt đã được đề cập đến qua một số cơng trình nghiên cứu về

Các mơ hình ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của ứng xử lễ độ (Nguyễn Đình Hịa,


×