Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Báo cáo phân tích trường hợp câu 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.47 KB, 6 trang )

BÁO CÁO PHÂN TÍCH 01 TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN VỀ TƯ VẤN,
HỖ TRỢ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
VÀ DẠY HỌC
Họ và tên học sinh: Nguyễn Thị M – Lớp 6
Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: …….
Lí do tư vấn, hỗ trợ: Khó khăn trong giao tiếp
- Khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè: Mơ tả trường hợp
M khơng có mối quan hệ tốt với các bạn trong lớp. Hình ảnh thường thấy
trong lớp học về M là ngồi cúi mặt xuống, tay cầm bút quay quay hoặc tập trung
vào một thứ gì đó trên bàn học. Một số bạn muốn trị chuyện với M thì chỉ hỏi
một vài câu là M đã đứng dậy, ra ngoài ghế đá sân trường hoặc đứng ngoài hành
lang. Sau giờ học, M lầm lũi một mình đi về nhà, cứ thế em dần xa lánh các bạn
trong lớp. Khi GVCN hỏi, M im lặng và trả lời lí nhí rằng: Em khơng biết cách
nói chuyện và cũng tự ti về hồn cảnh gia đình mình”
- Với trường hợp của M, để giúp em hịa đồng với các bạn trong lớp, giáo viên
chủ nhiệm đã hỗ trợ học sinh qua các bước sau:
1. Thông tin của học sinh về:
- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: suy nghĩ tiêu cực; cảm xúc bất ổn dẫn đến một số
hành vi không phù hợp;
- Khả năng học tập: không tập trung; tiếp thu bài chậm; hổng kiến thức cơ bản;
lười học;
- Sức khỏe thể chất: bình thường;
- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô): ngại giao tiếp với thầy cô, bạn bè;
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: thiếu sự quan tâm của các thành
viên trong gia đình;
- Điểm mạnh: có năng khiếu văn nghệ;
- Hạn chế: Tiếp thu bài chậm các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội
- Sở thích: hát, nấu ăn;
- Đặc điểm tính cách: ít nói;
- Mong đợi: tham gia các phong trào văn nghệ; học tập tốt hơn; tự tin hơn trong
giao tiếp;


2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh
- Gia đình khó khăn; thiếu sự quan tâm của các thành viên trong gia đình;
- Mất căn bản về kiến thức các môn học;
- Ngại giao tiếp; tự ti;
3. Xác định vấn đề của học sinh:


* Gia đình khó khăn; thiếu sự quan tâm của các thành viên trong gia đình;
Kinh tế gia đình khó khăn, bố phải đi làm ăn xa (ngoại tỉnh), mẹ phải làm thuê
cả ngày, em còn nhỏ, thời gian giao tiếp của các thành viên trong gia đình cịn ít (rất ít
ăn cơm chung cùng Cha, Mẹ);
Làm việc nhà nhiều thay Cha/Mẹ chăm sóc các em khơng có nhiều thời gian
đầu tư cho học tập dần dẫn đến mất kiến thức căn bản nhiều mơn; học tập yếu dần;
Ít tiếp xúc với mọi người xung quanh cũng như bạn bè nên rất ngại giao tiếp;
4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh
- Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ:
Giúp đỡ hỗ trợ học sinh mạnh dạn hơn trong giao tiếp với mọi người, tiến bộ
hơn trong học tập, biết phấn đấu nỗ lực vượt qua khó khăn;
- Hướng tư vấn, hỗ trợ:
+ Tìm hiểu hồn cảnh gia đình: gia đình hộ nghèo.
+ Gặp gỡ trao đổi với HS:
+ Tìm hiểu các mối quan hệ bạn bè, người xung quanh: tìm hiểu những bạn bè,
người thân, hàng xóm mà HS thường tiếp xúc;
+ Đánh giá mức độ khó khăn của HS: Cần được sự hỗ trợ của Nhà trường, các
mạnh thường quân, …
- Nguồn lực:
Đề xuất BGH nhà trường và BCH hội PH miễn/giảm các khoản đóng góp;
Nhờ các bạn trong lớp (các bạn học giỏi) hỗ trợ, giúp đỡ để tiến bộ hơn trong
học tập;
Ban cán sự lớp thường xuyên quan tâm hỗ trợ em, tạo điều kiện cho em được

tham gia các hoạt động tập thể như văn nghệ của lớp;
- Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh:
Trong trường hợp này, GVCN và cán bộ tâm lí học đường (chuyên trách hay
kiêm nhiệm) có thể sử dụng kênh thông tin qua gọi điện thoại trực tiếp cha mẹ, với
học sinh hay trao đổi qua email hoặc zalo để có thể có thơng tin và sự hỗ trợ nhanh
chóng và kịp thời.
5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh
Vào một buổi tối chủ nhật, sau khi trao đổi qua điện thoại cô giáo chủ nhiệm cùng
thầy tổng phụ trách đội đã đến nhà của M để gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với mẹ của
M và em.
GVCN: em chào gia đình ạ!
Phụ huynh mẹ: chào thầy cô!


M: em chào thầy cô ạ!
GVCN: dạ hôm nay em đến gia đình mình trao đổi một số việc liên quan tới
em việc học tập của em M
Phụ huynh mẹ: vâng, mời thầy cô ngồi uống nước ạ.
GVCN: dạ em cảm ơn, giới thiệu với gia đình, hơm nay đến với gia đình ta có
em và thầy M, giáo viên Tổng phụ trách của trường cũng đến thăm gia đình mình.
Phụ huynh mẹ: vâng cảm ơn thầy cơ!
GVCN: dạ thường thì anh chị mình đi làm có xa khơng ạ, anh chị mình làm
cơng việc gì ạ
Phụ huynh bố( từ trong nhà nói vọng ra): làm thợ đụng cơ ơi
Phụ huynh mẹ: dạ xin lỗi thầy cô, chồng tôi hay vui tính vậy thơi ạ, vợ chồng
tơi làm nương rẫy thôi cô ạ.
GVCN: vậy hả chị, vậy công việc chắc bận lắm chị nhỉ?
Phụ huynh mẹ: dạ cô, vợ chồng tôi ở rẫy miết
Thầy tổng phụ trách: dạ vậy khi anh chị đi làm rồi các cháu ở nhà với ai ạ?
Phụ huynh mẹ: dạ các cháu tự ở nhà, cái M cũng lớp 6 rồi chứ nhỏ bé gì nữa

cơ, với lại tơi cũng gửi hàng xóm, lâu lâu ghé qua ngó các cháu rồi.
Thầy tổng phụ trách: dạ vậy ạ
GVCN: thưa chị, việc học tập của cháu M em cũng đã trao đổi với anh chị qua
điện thoại rồi, chắc anh chị cũng nắm được phần nào tình hình của cháu, cháu M ở
trên lớp rất nhút nhát, ít nói, em ấy học cịn chưa tốt nhiều mơn, nên hôm nay em
xuống nhà gặp anh chị để cùng nhau tìm cách giúp đỡ cháu.
Phụ huynh mẹ: vâng cơ!
GVCN: chị cho phép em hỏi cháu M đôi chút được không ạ?
Phụ huynh: dạ vâng cô tự nhiên, tôi ra sau nhà có chút việc.
Thầy tổng phụ trách: dạ khơng ạ, mong chị ngồi đây, chúng em muốn chị ở
đây cùng cháu một chút ạ.
Phụ huynh mẹ: à vâng
GVCN: Em thường làm những gì sau giờ học vậy M?
M: Dạ em thường ở nhà xem ti vi và làm vài việc lặt vặt trong nhà ạ.
GVCN: em có thấy cơng việc đó có nặng nhọc với em khơng?
M: dạ khơng
GVCN: Hàng ngày em dành bao nhiêu thời gian cho việc học ở nhà?
M: dạ em có bữa học bữa khơng ạ
GVCN: Vì sao em lại bữa học bữa khơng?


M: dạ vì mơn nào em thích em học, mơn nào khơng thích em khơng học, với
lại nhiều mơn em khơng biết học.
GVCN: vậy em thích học mơn gì?
M: dạ em thích học hát với mấy mơn học thuộc bài thơi ạ
GVCN: vậy em thích nhất là mơn học nào?
M ( lí nhí): dạ cơ em thích hát ạ
Thầy tổng phụ trách: em có muốn tham gia đội văn nghệ của trường không?
M: (rụt rè)… dạ…. em hơi hơi muốn ạ
Thầy tổng phụ trchs: vậy thầy cho em vào đội văn nghệ với các bạn nhé

M: dạ thầy…. nhưng… em ngại lắm ạ.
GVCN: cô tin em sẽ làm tốt
M: dạ
GVCN: ngồi thích hát ra em mong muốn của em về gia đình là gì?
M: dạ mong nhà em giàu ạ
GVCN: vì sao em mong gia đình mình giàu?
M: vì giàu thì bố mẹ sẽ ở nhà với em nhiều hơn
GVCN: em muốn được bố mẹ ở nhà với em lắm đúng không?
M: dạ vâng, em chỉ muốn ba mẹ em ở nhà, chứ ba mẹ em ở rẫy miết
Phụ huynh ba từ trong nhà đi ra nói: ối dào chúng mày sướng quá rồi cứ đòi
hỏi này nọ, thời chúng tao bằng tuổi chúng mày giờ đã đi làm cho cịng cả lưng, ngồi
đó mà được sướng như chúng mày đâu. Chào hai cô ạ
GVCN: dạ chào anh
Phụ huynh mẹ: cái ơng này, có thầy cơ giáo ở đây….( nhìn chồng cau mày lại)
Thầy tổng phụ trách: anh chị ạ, em biết phụ huynh chúng ta phải vất vả bươn
chải nhiều việc để mưu sinh và nuôi các con, nhưng là một người bố em biết, con cái
quan trọng với cha mẹ như thế nào, chị em mình làm gì thì cũng vì con cái cả. Em
biết anh chị vất vả nhiều việc để lo cho các cháu, nhưng anh chị cũng nên biết các con
rất cần anh chị, cần sự quan tâm của anh chị rất nhiều ạ.
GVCN: Thầy nói đúng anh chị ạ, việc để các con thường xun ở nhà một
mình khơng có người lớn ở nhà rất thiệt thòi cho các con, dẫn đến các con lười học,
thiếu thốn tình cảm, tình hình học tập của M em cũng đã trao đổi với anh chị qua điện
thoại rồi ạ, cháu học yếu nhiều môn, lên lớp cháu rất nhút nhát, nên qua buổi gặp gỡ
hôm nay em mong anh chị cố gắng thu xếp công việc để các con được sự chăm sóc
và bên ba mẹ nhiều hơn.
Phụ huynh ba: tơi nói thật với các cơ chứ nó mà học khơng được tơi cho nghỉ


học ở nhà đi làm rẫy với tôi luôn
Phụ huynh mẹ: cái ơng này, nói vớ nói vẩn

Phụ huynh ba: tơi nói thật chứ tơi có nói đùa đâu
GVCN: thưa anh chị, việc học của các con là vô cùng quan trọng, có học tập
các con mới giúp các con có kiến thức, mai này có thể có những cơng việc ổn định, để
các con bớt vất vả hơn ạ.
Phụ huynh mẹ: đúng á cô, chứ như chúng tôi như này, suốt ngày bán mặt cho
đất, bán lưng cho trời, khổ lắm thầy cô ạ
Thầy tpt ( quay sang học sinh hỏi): Ước mơ của em là gì?
M: dạ em muốn làm cô giáo dạy nhạc
Thầy tổng phụ trách : đấy anh chị ạ, các con có những ước mơ ý nghĩa như
vậy đấy ạ, thực ra cho con nghỉ học ở tuổi như này rất tội cho các con, các con cịn
nhỏ, kiến thức chưa có, mà giờ thiếu sự quan tâm từ gia đình là rất thiệt thịi cho các
con.
Phụ huynh ba: tơi nói vậy thơi chứ giờ cho chúng nó nghỉ học thì chúng nó
biết làm gì đâu thầy cô.
Phụ huynh mẹ: đúng rồi đấy thầy cô ạ, chứ nhìn tơi đây suốt ngày rẫy nương
khổ lắm cơ ạ
GVCN: anh chị nói vậy em rất vui, hơm nay chúng em đến đây gặp anh chị
như này em rất vui, cũng hi họng sau buổi gặp gỡ này thì chúng ta sẽ cùng nhau giúp
đỡ cháu, để cháu được tốt hơn. Về phia sgia đình em mong anh chị cố gắng thu xếp
thời gian ở bên các con nhiều hơn, cịn về phía nhà trường thì chúng em sẽ cố gắng
giúp đỡ cháu tốt nhất có thể
Phụ huynh ba: chúng tôi cảm ơn cô, chúng tôi sẽ cố gắng quan tâm tới con
hơn, thu xếp ở nhà với các con nhiều hơn. Cịn trên trường thì trăm sự nhờ thầy cô ạ
Phụ huynh mẹ: đúng rồi ạ, trăm sự nhờ thầy cô
GVCN: quay sang học sinh M và nói : giờ ba mẹ nói vậy, cơ mong em sẽ cố
gắng chăm chỉ hơn, có khó khăn gì cứ trao đổi với thầy cô, thầy cô và các bạn trong
lớp sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ em nên em hãy cố gắng nhé!
M: dạ em cảm ơn cô
GVCN: hôm nay chúng em đến đây cũng có đơi điều trao đổi với anh chị như
vậy, em mong phụ huynh sẽ cố gắng, bên con, giúp con học tập tốt hơn, giờ chúng em

xin phép anh chị ra về, có khó khăn gì cần giúp đỡ, anh chị cứ trao đổi với em để em
có thể tham mưu với nhà trường và các gv bộ môn khác giúp cháu. Giờ chúng em xin
phép ra về


Phụ huynh: chúng tôi cảm ơn thầy cô
M: em chào thầy cô
GVCN và thầy tổng phụ trách: Em chào cả nhà nhé!
6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh
Sau gần một học kỳ hỗ trợ và tư vấn cho M theo mục tiêu đề ra, M đã có thay đổi
theo chiều hướng tích cực hơn như: Em đã vui vẻ và hòa đồng với các bạn cùng thầy
cô trong lớp. M đã tự tin vào bản thân hơn, chủ động kết bạn với những bạn khơng
cùng nhóm, cùng tổ. Kết quả học tập cũng đang dần tiến bộ rõ rệt.



×