Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thực trạng cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.31 KB, 2 trang )

Thực trạng cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước
Hiện thực trạng cho vay tái chấp vốn của NHNN vẫn tồn tại một số hạn chế:
Thứ nhất là tên gọi công cụ “tái cấp vốn” đã gây nhầm lẫn cho nhiều người đọc, nhất là các nhà
nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách nước ngoài thuộc các tổ chức tài chính quốc tế. Thuật
ngữ “tái cấp vốn” được hiểu là NHNN cấp/bổ sung vốn hoạt động cho các NH, nhất là các NHTM
thuộc sở hữu Nhà nước. Trong khi thực tế, hoạt động tái cấp vốn của NHNN chỉ hỗ trợ tạm thời
sự thiếu hụt về nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của các NH và quan hệ tái cấp vốn ngày là
quan hệ vay trả có thời hạn. Điều này làm giảm tính minh bạch trong hoạt động tái cấp vốn của
NHNN.
Thứ hai là hiệu lực can thiệp của công cụ này đến thị trường tiền tệ chưa cao và mối liên hệ giữa
công cụ tái cấp vốn và tổng phương tiện thanh toán chưa rõ ràng.
Thứ ba là thời gian hoàn thành một đề nghị cho vay cầm cố giấy tờ cấp vốn (GTCG) của NHNN
còn dài. Đối với đề nghị vay vốn của các NH có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời gian thực hiện từ
khi nhận đủ hồ sơ đến khi vay vốn thường không quá 2 ngày làm việc, nhưng đối với các NH
không có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời gian này thường bị kéo dài ra, có khi lên tới 5 ngày làm
việc. Đây là một trong những hạn chế cơ bản của công cụ này, làm giảm tính chất hỗ trợ khẩn cấp
của công cụ tái cấp vốn để bổ sung dự trữ của các NH.
Thứ tư là sự quan tâm và hiểu biết của hệ thống NHTM tới các nghiệp vụ tái cấp vốn không đồng
đều và nhìn chung chưa cao. Các NH thường xuyên tiếp cận vốn nguồn vốn này với nguồn vốn
này chỉ là 4 NHTM Nhà nước có trụ sở tại Hà Nội.
Ngoài ra, các cán bộ nghiệp vụ của các NHTM còn lúng túng. Tuy NHNN đã ban hành các quy chế
về các công cụ tái cấp vốn và quy trình thực hiện khá rõ ràng, dễ hiểu nhưng các cán bộ này vẫn
chưa nắm vững được nội dung cần thiết của bộ hồ sơ vay vốn, trình tự thực hiện nghiệp vụ.
Tổng hạn mức chiết khấu đã phân bổ cho các NH chỉ đạt 60-80% tổng hạn mức được phép sử
dụng trong quý. Điều này thể hiện sự thiếu quan tâm của các NH đối với hình thực tái cấp vốn này.
Thứ năm, về cơ bản, không có nhiều khác biệt giữa hình thức chiết khấu có thời hạn và hình thức
cầm cố GTCG có thời hạn. Tuy nhiên lãi suất áp dụng lại khác nhau. Mặt khác, hình thức chiết
khấu GTCG của NHNN trên thị trường mở. Điều này dẫn tới sự khác biệt không cần thiết trong
việc tiếp cận các công cụ của NHNN.
Giải pháp cho thực trang tái cấp vốn hiện nay chính là:
Một, nên gọi tái cấp vốn là công cụ cho vay hỗ trợ vốn của NHTW để đúng với bản chất và mục


tiêu của công cụ này.
Hai, NHNN cần hiện đại hoá hệ thống thông tin, hệ thống vi tính và công nghệ.
Ba, tổ chức đăng ký giao dịch và xử lý, giải quyết các yêu cầu của NHTM qua hệ thống mạng vi
tính.
Bốn, Thống đốc NHNN nên uỷ quyền, phân cấp cho Vụ trưởng Vụ Tín dụng chủ động giải quyết ở
mức độ nào đó.
Năm, NHNN cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền về công cụ này đối với tất cả các NHTM, nhất là các
NHTM cổ phần, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài mạnh dạn sử dụng công cụ vay tái cấp vốn.
Sáu, NHNN cũng nên bãi bỏ hạn mức tín dụng, mà cần căn cứ vào nhu cầu thực tế của NHTM và
giấy tờ có giá của NHTM để quyết định cho vay.
Cuối cùng là, NHNN cũng cần đa dạng hơn nữa các giấy tờ có giá giao dịch trên thị trường mở,
giao dịch tái cấp vốn. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm nghiệp vụ cho vay tái cấp vốn
tại NHNN là hết sức cần thiết và có tính cấp bách trong việc nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công
cụ này.
Admin (Theo
SBV
)

×