Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chính sách điều hành lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng nhà nước từ 2008 đến 2010.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.43 KB, 6 trang )

Chính sách điều hành lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng nhà nước từ
2008 đến 2010
I. Năm 2008
Nguồn: vneconomy
Do những dấu hiệu gia tăng lạm phát xuất hiện từ cuối năm 2007, đầu năm 2008, tình hình lạm
phát cao (trên 2%/tháng) tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng liên tục leo thang từ tháng 2 đến đỉnh
điểm vào tháng 5 (tăng 3,19%), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều
chỉnh tăng các mức lãi suất kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2008. Theo đó, lãi suất
tái cấp vốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; cùng với các mức lãi
suất chủ chốt khác: lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm tăng lên 8,75%/năm, tăng
0,5%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm.
Từ tháng 5 – 9/2008, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ “tăng cường thắt
chặt”, các mức lãi suất chủ đạo được điều chỉnh tăng: lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm
lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm lên 13%/năm, lãi suất cơ bản từ 12%/năm
lên 14%/năm.
Thêm đó NHNN thiết lập một hành lang lãi suất thị trường liên ngân hàng với biên
độ chênh lệch khoảng 2% để điều tiết lãi suất thị trường: (i) “Trần” là lãi suất tái cấp
vốn, “sàn” là lãi suất tái chiết khấu (hiện nay là 7% - 5%/năm); lãi suất cơ bản và lãi suất
nghiệp vụ thị trường mở biến động trong phạm vi hành lang này; (ii) Lãi suất nghiệp vụ thị
trường mở đóng vai trò định hướng và thực hiện việc “bơm” tiền ra hoặc “hút” tiền về, từ
đó tác động đến cung - cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho
vay của NHTM.
Tác động:
• Các ngân hàng thương mại đối mặt với khó khăn thiếu hụt nguồn cung tiền đồng
sau những quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Tình trạng thiếu hụt tiền đồng của
các ngân hàng thể hiện qua việc lãi suất cho vay qua đêm của các ngân hàng trong
vòng một tháng qua đã có lúc lên tới 30%. Điều này đã đẩy các ngân hàng đến chỗ
đua nhau tăng lãi suất huy động tạo ra một cuộc đua lãi suất ở khắp các ngân hàng
từ lớn đến nhỏ với ngòi nổ là NH Đại Dương
• Mục tiêu chống lạm phát là hướng chúng ta đang tăng cường và đã có kết quả. Tốc
độ tăng CPI tháng sau đã thấp hơn so với tháng trước, CPI tháng 7 đạt 1.13%, trong


khi tháng 6 là 2.14%, tháng 5 là 3.91%. Đáng quý là trong khi lạm phát đang được
kiềm chế hiệu quả thì tăng trưởng vẫn duy trì được ở mức cao.
• Lãi suất cho vay tăng đến mức kỷ lục 21%/năm gây chi phí vốn cao cản trở các
doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn. Thêm vào đó, chi phí nguyên vật liệu đầu vào
tăng mạnh khiến một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ, đình đốn, nợ
xấu gia tăng.
Cuối 2008
Sau khi thực hiện chính sách tăng cường thắt chặt, kiềm chế được lạm phát, nhưng
nền kinh tế lại đứng trước nguy cơ giảm phát, do lúc này cuộc khủng hoảng kinh tế
Mỹ (bùng nổ vào cuối quý 3 năm 2008) lan rộng dẫn tới suy thoái kinh tế thế giới
NHNN áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng (từ cuối quý IV/2008 đến đầu
2009) trong đó
+ lãi suất tái cấp vốn từ 15% - 13% - 12% - 9,5% - 8% - 7%/năm,
+ lãi suất tái chiết khấu từ 13% - 11% - 12% - 10% - 7,5% - 6%/năm
Tác động
• Các NHTM gặp khó khăn trong huy động được vốn, từ đó cũng khó cho vay
được
 Rơi vào “bẫy thanh khoản”.
• ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh
toán của các Ngân hàng thương mại trong những tháng cuối năm 2008; an
toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư,
doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống ngân hàng. Khắc phục được
tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các Ngân
hàng thương mại. Cùng với diễn biến lạm phát có xu hướng giảm, kinh tế vĩ
mô ổn định và hoạt động của các Ngân hàng thương mại đảm bảo khả năng
thanh toán, làm cho thị trường tiền tệ và lãi suất trong năm 2009 tương đối
ổn định.
II. Năm 2009
Hoàn cảnh
• Khủng hỏang kinh tế toàn cầu vào cuối quý III năm 2008 (Leman Brother phá sản

vào ngày 25-09-2008)  gây ra nguy cơ suy giảm kinh tế đối với Việt Nam.
• + Mục tiêu tham vọng của năm 2009: GDP tăng 6,5%, xuất khẩu tăng 13%, đầu tư
toàn xã hội đạt 39,5% GDP, lạm phát dưới 15%, thâm hụt ngân sách nhà nước
(NSNN) 4,82% GDP. Nhưng đến hết quý 1-2009, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 3,1% (
trong khi GDP quý I/2008 tăng 7,4%), xuất khẩu chỉ tăng 2,4% vốn đầu tư tuy tăng
9%, song vốn FDI lại giảm tới 32% => tác động sâu sắc của khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, đặc biệt là với kim ngạch xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài=> giảm
tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Diễn biến
Giai đoạn LSTCV LSTCK
22/12/2008-
31/1/2009
9.5% 7.5%
1/2/2009-
9/4/2009
8% 6%
10/4/2009-
30/9/2009
7% 5%
1/10/2009-
31/11/2009
7% 5%
Để đạt được các mục tiêu trên, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng
bằng việc giảm liên tục cặp lãi suất chỉ đạo và mức giảm thấp nhất là vào ngày
10/4/2009 với Quyết định số 837/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất
tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân
hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng
Nhà nước đối với các ngân hàng.
Theo quyết định này, các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
được áp dụng từ ngày 10/4/2009 như sau: giảm lãi suất tái cấp vốn từ

8%/năm xuống 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm xuống 5%/năm.
Đánh giá: Việc giảm lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đã tạo điều kiện cho các
NH vay vốn từ NH Nhà nước rẻ hơn, hỗ trợ khả năng giảm thêm lãi suất cho vay cho
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy trì hoạt
động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm trong điều kiện nền kinh tế chịu tác động
của khủng hoảng tài chính và suy thoái trên thế giới . Do đó giúp chúng ta thoát khỏi
khủng hoảng .
III. Năm 2010
Hoàn cảnh: Lạm phát cao, CPI tăng liên tục trong 6 tháng đầu năm
Diễn biến
LSTCV LSTCK Ngày áp dụng
9% 7% 01/12/2010
9% 7% 05/11/2010
8% 6% 01/11/2010
8% 6% 01/10/2010
8% 6% 01/09/2010
8% 6% 01/08/2010
8% 6% 01/07/2010
8% 6% 01/06/2010
8% 6% 01/02/2010

×