Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN cham soc suc khoe ban đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.64 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: .......................................................................
1. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm trong thực hiện có hiệu quả
cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường Tiểu học
2. Lĩnh vực áp dụng:
Công tác Y tế học đường.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
“Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc sức khoẻ thiết yếu,
bằng các phương pháp và kĩ thuật thực hành có cơ sở khoa học, có thể tới được
mọi người, mọi gia đình trong cộng đồng, được họ chấp nhận và tích cực tham
gia, với mức chi phí mà nhân dân và Nhà nước có thể cung ứng được, phát huy
tính tự lực, tự quyết của mọi người dân”;
“Sức khỏe là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ
khơng phải chỉ là tình trạng khơng bệnh tật”;
Có sức khỏe con người mới có thể học tập, tham gia các hoạt động xã hội.
Có sức khỏe mới có thể lao động sản xuất làm ra của cải vật chất làm giàu cho
bản thân, gia đình và xã hội. Cuộc sống càng khó khăn thiếu thốn thì bệnh tật
càng có điều kiện lan tràn và phát triển;
Nói tóm lại “Sức khỏe” là vốn quý nhất của con người, có sức khỏe con
người mới có thể thực hiện các hoạt động sống phục vụ cho chính bản thân mình
và cho cộng đồng;
Như chúng ta đã biết, trường học là nơi mà học sinh được tạo điều kiện để
sống khỏe mạnh, vui vẻ, tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác, được
thầy cơ nhiệt tình giảng dạy, u thương, tôn trọng;
Học sinh tiểu học là lứa tuổi trẻ hiếu động nghịch ngợm, thích tự do chạy
nhảy chưa ý thức hoặc ý thức kém về những mối nguy hiểm làm ảnh hưởng đến
sức khỏe. Do đó nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của nhân viên y tế trường học góp phần nâng cao


chất lượng giáo dục, đào tạo trong nhà trường.
Trong thời gian công tác tại đơn vị, bản thân tôi cũng đã gặp phải nhiều
thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi:
Năm học 2017-2018, tổng số cán bộ- giáo viên- nhân viên của trường là
26. Trường có phịng y tế chun biệt, được trang bị khá đầy đủ trang thiết bị,
1


thuốc thiết yếu phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh tồn
trường, có nhân viên y tế thuộc biên chế chính thức, được đào tạo chính quy,
tham gia đầy đủ các đợt tập huấn về thực hiện nhiệm vụ y tế trường học;
Đội ngũ giáo viên u nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong cơng tác nhất là công
tác phối hợp đây cũng là điều kiện thuận lợi để nhân viên y tế nhà trường không
ngừng nghiên cứu và thực hiện tốt nhiệm vụ trong công tác truyền thông giáo dục
sức khỏe, rèn luyện kỹ năng tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh;
Bộ phận y tế trường học được sự quan tâm sâu sát từ phía ban giám hiệu, y tế
cơ sở, giáo viên chủ nhiệm các lớp, chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học
sinh,… trong công tác chỉ đạo và thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe;
Ban lãnh đạo nhà trường, hội phụ huynh học sinh quan tâm sâu xác vận
động nguồn xã hội hóa xây dựng nhà tiền chế tạo bóng mát sân trường cho học
sinh sinh hoạt vui chơi;
Phụ huynh phần đơng đều có sự quan tâm đến sức khỏe con em, sẵn sàng
tạo điều kiện cho các em tham gia mọi hoạt động nhầm nâng cao sức khỏe do
nhà trường tổ chức.
Khó khăn:
Trường có tỉ lệ học sinh nghèo, cận nghèo, khó khăn khá cao (69/300 học
sinh), nhiều gia đình học sinh có cha mẹ đi làm ăn xa trẻ ở với ông bà... điều
kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn, một số phụ huynh học sinh còn chủ quan chưa
quan tâm đúng mức đến tình trạng sức khỏe cũng như thể chất của con em dẫn

đến tỉ lệ học sinh suy dinh dưỡng và mắc phải bệnh tật còn cao…, các em ít có
điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động về luyện tập thể dục thể thao, sinh hoạt
ngoại khóa, điều kiện gia đình thiếu thốn làm ảnh hường đến sức khỏe, tinh thần
của các em;
Các em sống ở nông thơn nên nhút nhát, kĩ năng giao tiếp cịn kém, ngại
tiếp xúc, che giấu khi bệnh…;
Điều đáng lưu tâm là với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay thì những
hiện tượng văn hố thiếu lành mạnh lại có nguy cơ xâm nhập vào trường học
như: đánh nhau, trộm cắp, nhất là trị chơi điện tử, ...;
Do đó, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng
trong cơng tác giáo dục tồn diện của nhà trường. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho
các em hiện nay là mối quan tâm lớn của Đảng, nhà nước, mỗi gia đình và tồn xã hội;
Vậy phải làm thế nào để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu góp
phần xây dựng được mơi trường học tập an tồn, thân thiện đào tạo một thế hệ
học sinh phát triển đầy đủ về cả trí tuệ, đạo đức lẫn sức khỏe, đúng với nhiệm vụ
của ngành giáo dục? Đó chính là lý do mà tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài:
“Một số kinh nghiệm trong thực hiện có hiệu quả cơng tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu tại trường Tiểu học”.Với mong muốn đóng góp những kinh
2


nghiệm và việc làm cụ thể tại đơn vị, góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe, bảo
đảm an tồn cho học sinh.
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp
Cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu là một nhiệm vụ then chốt được các
cấp lãnh đạo quan tâm, được thực hiện trên diện rộng, đến từng cấp học. Để thực
hiện nhiệm vụ xây dựng được một môi trường giáo dục an tồn học sinh có thể tự
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân cần phải có rất nhiều yếu tố trong đó quan
trọng nhất vẫn là sự chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo quản lý giáo dục, các cấp

ủy Đảng và Chính quyền; sự hợp lực của nhiều tổ chức chính trị xã hội và các ban
ngành, đồn thể: Cơng đồn cơ sở, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Cơ
quan y tế, Văn hóa xã hội, mạnh thường quân và các bậc phụ huynh...;
Đảm bảo học sinh đến trường được an toàn về cơ thể cũng như về tinh
thần đòi hỏi các thầy cô giáo thường xuyên quan tâm đến những biểu hiện sinh
lý khác thường của học sinh mà có biện pháp tư vấn, giúp đỡ, ngăn chặn những
tác động ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sức khỏe của học sinh;
Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học, công tác y tế của
nhà trường phải được quan tâm. Do phần lớn thời gian các em học tập và sinh
hoạt tại trường nên cần phải thường xuyên kiểm tra đảm bảo độ an toàn tuyệt
đối để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc trong nhà trường;
3.2.2. Nội dung của giải pháp
Tính mới của giải pháp
Đối với sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người, mơi
trường giáo dục đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Học sinh chiếm ¼ dân số cả
nước, là tương lai của đất nước. Mục đích đặc biệt quan trọng của Giáo dục Đào tạo là “Học để làm việc, học để làm người”;
Thời học sinh là một quãng thời gian tươi đẹp nhất và không thể thiếu
trong sự phát triển của mỗi con người. Ở độ tuổi này tư duy và cơ thể các em
còn đang trong giai đoạn phát triển, các em còn rất hiếu động, chưa nhận thức
đầy đủ về các nguy hiểm có thể ảnh hưởng đền sức khỏe, vì vậy rất dễ gặp phải
những bệnh tật dẫn đến hậu quả hết sức nghiêm trọng. Nếu khơng có sự quan
tâm đúng đắn đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe ngay từ khi cịn nhỏ thì các em
sẽ khơng có đủ điều kiện tốt để tiếp thu đủ kiến thức làm hành trang bước vào
đời. Khi con em mình đến trường vừa có thể tiếp thu hết khối kiến thức mà thầy
cô truyền đạt vừa được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe thì cha mẹ sẽ an tâm lao
động sản xuất góp phần ổn định kinh tế gia đình và làm giàu cho xã hội;
Trong cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhà trường quan tâm đặc biệt
tới việc đảm bảo cho học sinh được tiếp cận môi trường lành mạnh, dinh dưỡng
tốt, không bệnh tật, khơng lây nhiễm và có khả năng bảo vệ chống lại những
hành vi nguy hiểm đối với học sinh. Chăm sóc sức khỏe ban đầu là giai đoạn

3


quan trọng nhất vì nó là biện pháp ít tốn kém nhưng mang lại có hiệu quả cao
đáng kể. chỉ cần mỗi cá nhân học sinh biết tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thì có
thể đẩy lùi được hơn 50% bệnh tật;
Do vậy cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu rất cần thiết phải triển khai vì
tương lai của các em vì một xã hội phát triển.
Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
Giúp cho giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh hiểu biết thêm kiến
thức về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhận thức đầy đủ ý nghĩa thiết thực trong
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Giáo dục ý thức tự chăm sóc,
bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, gia đình và xã hội. Đồng thời góp phần vào
việc hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống lành mạnh trong học sinh;
Thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu giúp kéo giảm tỉ lệ
mắc bệnh cho học sinh đã tạo niềm tin với phụ huynh học sinh, góp phần đẩy
mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục, thu hút phụ huynh nhiệt tình tham gia. Bên
cạnh đó, nhà trường có biện pháp kết hợp rèn luyện các kỹ năng sống giúp học
sinh tự ý thức việc xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an tồn phịng tai
nạn thương tích là hoạt động bổ ích, tự thảo luận, đề xuất và chủ động tham gia
cơng việc, rèn luyện tính tự giác và ý thức kỷ luật, cộng đồng trong các em;
Xây dựng trường học an tồn khơng những có tác động đến sự phấn đấu
của học sinh mà còn tạo ra một mơi trường làm việc an tồn, hợp vệ sinh cho,
cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có một tâm lý vững vàng làm việc thoải
mái, tự tin từ đó an tâm cơng tác, tác động mạnh mẽ đến lương tâm, trách nhiệm,
lòng yêu nghề của các thầy cơ giáo góp phần vào sự nghiệp trồng người, nâng
cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Các bước thực hiện của giải pháp
Sau 6 năm công tác với nhiệm vụ y tế trường học, bản thân không ngừng phấn
đấu, tìm tịi học hỏi và rút ra được là muốn thực hiện có hiệu quả cơng tác chăm sóc

sức khỏe ban đầu cho học sinh thì cần phải thực hiện tốt những nội dung sau:
Thứ nhất. Chú trọng công tác an sinh xã hội - Tuyên truyền vận động
học sinh nhận thức về vai trị lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế
(BHYT)
Ngày nay, Bảo hiểm y tế không ngừng phát triển thu hút được sự quan
tâm, tham gia của đơng đảo người dân, trong đó đối tượng học sinh là thế hệ trẻ
của đất nước, học sinh rất cần được sự quan tâm chăm sóc sức khỏe của cả cộng
đồng ngay từ trên ghế nhà trường;
Việc tham gia BHYT mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh, nhất
là các gia đình có mức thu nhập thấp khi chẳng may đau ốm, mang lại công
bằng về chăm sóc sức khỏe cho mọi người. BHYT càng có ý nghĩa quan trọng
hơn khi chi phí y tế và nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng cao. Tuy nhiên
4


không phải ai cũng đủ khả năng chi trả các khoản chi phi khám chữa bệnh đặc
biệt là người nghèo;
Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo nhân viên y tế
tích cực và chủ động thực hiện nhiều giải pháp tuyên truyền vận động phụ
huynh, học sinh hiểu về lợi ích của BHYT nhằm tăng tỉ lệ học sinh tham gia
BHYT, triển khai đồng bộ kế hoạch đến toàn thể giáo viên, nhân viên trường,
quán triệt văn bản chỉ đạo của ngành, đưa nội dung vận động thu BHYT vào tiêu
chí thi đua của từng lớp. Đối với học sinh diện thường, ngân sách nhà nước hỗ
trợ 30% mệnh giá thẻ, học sinh cận nghèo hỗ trợ 70% mệnh giá;
Trên thực tế, công tác thu BHYT đầu năm học rất khó khăn nhất là trong
lúc kinh tế địa phương đang trên đà giảm mạnh, giá heo, giá dừa sụt giảm gây
ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế gia đình. Trong khi đó thời điểm đầu năm học
mới có rất nhiều chi phí như quần áo, sách vở...mà phụ huynh cần phải lo toan.
Hiểu được những khó khăn đó nhà trường đã đưa ra hướng giải quyết là ưu tiên
vận động tham gia BHYT trước, đồng thời chia nhỏ thời gian tham gia BHYT: 3

tháng, 12 tháng, 15 tháng..;
Nhân viên y tế chuẩn bị tài liệu tuyên truyền trực tiếp đến từng lớp tuyên
truyền, vận động học sinh tham gia, phát tài liệu về BHYT đến toàn thể học sinh
trường. Phối hợp với giáo viên tổng phụ trách đội, thường xuyên tuyên truyền trong
các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, hay lồng ghép vào giờ sinh hoạt sao…;
Nhân viên y tế xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch dự trù kinh phí sử
dụng có hiệu quả kinh phí trích lại cho nhà trường trong cơng tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho học sinh.
Thứ hai. Công tác chỉ đạo, và tầm quan trọng phải giáo dục sức khỏe
cho học sinh
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã kiện tồn Ban chỉ đạo chăm sóc sức
khỏe ban đầu trong đó: Hiệu trưởng là trưởng ban, mời đại diện Trạm y tế xã
làm phó ban, nhân viên y tế là ủy viên thường trực, giáo viên Tổng phụ trách
Đội, Bí thư đồn thanh niên, đại diện Hội chữ thập đỏ, mời đại diện Hội cha mẹ
học sinh làm ủy viên;
Nhân viên y tế xây dựng kế hoạch công tác y tế học đường, đề ra chỉ tiêu,
giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc sức khỏe
cho học sinh trong nhà trường. Trong đó tập trung vào các nội dung về phịng
chống dịch bệnh theo mùa; phòng chống các bệnh học đường; thực hiện chương
trình phịng chống tai nạn thương tích cho học sinh; nâng cao chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm, phịng chống ngộ độc thực phẩm…
Kiện tồn, củng cố phòng y tế của nhà trường mua sắm trang thiết bị y tế
cần thiết phục vụ cơng tác chăm sóc sức khỏe trong nhà trường; Nhân viên y tế
trực sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh đúng qui định

5


Giáo dục sức khỏe nhằm giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về cách
bảo vệ cơ thể, vệ sinh cá nhân, dinh dưỡng, môi trường và một số bệnh thông

thường;
Nhà trường đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền kết hợp các hoạt động
ngoại khóa với mục đích tun truyền cho giáo viên, học sinh, phụ huynh các
kiến thức cơ bản về dịch bệnh lứa tuổi học đường. Dán tranh, ảnh về phịng
chống bệnh trên góc tun truyền, hướng dẫn rửa tay, nội qui sử dụng nhà vệ
sinh ở khu vực vệ sinh…; tích hợp chương trình phịng chống tai nạn thương
tích vào trong các tiết giáo dục ngoại khóa. Cung cấp tài liệu tuyên truyền về
một số dịch bệnh, tai nạn thương tích thường gặp trong trường học để học sinh
tìm hiểu nắm rõ các thơng tin cơ bản và biết cách phòng tránh;
Lồng ghép trong các chủ đề về giáo dục sức khoẻ cho học sinh, tổ chức
các buổi tuyên truyền giáo dục sức khỏe vào các tiết chào cờ thứ hai hàng tuần,
quản lý chăm sóc - giáo dục ý thức học sinh trong các hoạt động vui chơi giải
trí, hoạt động ngồi trời khác như: học sinh tham gia hội thao các cấp, học sinh
tham gia thi bơi lội…;
Kiểm tra lại sân chơi, bãi tập tạo điều kiện cho học sinh tham gia vui chơi,
tập luyện thể dục, nâng cao thể lực, hạn chế vấp ngã gây thương tích trong
trường. Việc trồng cây trong nhà trường cũng phải có quy hoạch, tránh tình trạng
trồng q nhiều cây để học sinh thiếu sân chơi, bãi tập, thiếu khơng gian vận
động. Hàng rào bao bọc cịn là hàng rào kẻm gai nên nguy cơ xảy ra chạm với
học sinh là rất cao, nhân viên y tế nhà trường thực hiện đặt bảng cảnh báo đồng
thời giáo dục ý thức học sinh không nên chạy nhảy tránh va chạm;
Phối hợp giáo viên Tổng phụ trách Đội tổ chức thi tìm hiểu an tồn giao
thơng tại trường, bước đầu học sinh được làm quen và dần có ý thức chấp hành
luật giao thông: khi tham gia giao thông bằng xe máy phải đội mũ bão hiểm,
không chạy xe hàng đôi, hàng ba trên đường.
Thứ ba: Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an tồn, khơng khói
thuốc lá
Đơn vị nơi tôi công tác là ngôi trường được xây dựng cách đây 4 năm,
dưới sự cố gắng nổ lực của tập thể cán bộ - giáo viên - nhân viên (CB-GV-NV)
nhà trường, từ sân trường nền cát thiếu cây che bóng mát thì hiện tại cả 2 điểm

trường đều có cây xanh che phủ cho học sinh sinh hoạt vui chơi, vừa tạo vẻ mỹ
quang cho sân trường, vừa tạo được sự thân thiện với môi trường xung quanh.
Tại mỗi điểm trường, đều có phân cơng tổ trưởng điểm trường để nhắc nhở học
sinh thực hiện vệ sinh, nhân viên y tế phối hợp giáo viên Tổng phụ trách kiểm
tra vệ sinh hằng ngày, nhờ vậy mà sân trường và lớp học ln sạch sẽ thống
mát, đảm bảo sức khỏe cho học sinh khi đến trường học tập, vui chơi;
Trong từng thời điểm, bắt đầu từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường
phát động các phong trào thi đua trang trí lớp học, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh
trong khung viên nhà trường, phong trào này đã được tập thể giáo viên, học sinh
6


và phụ huynh đồng tình hưởng ứng. Các phịng học đều có lọ cây xanh, tạo cảm
giác mát mẻ, khơng khí trong lành hơn đặc biệt các khối lớp thực hiện được
vườn rau an tồn. Phịng học được trang bị bóng đèn, có đủ ánh sáng, thống
mát, cách bố trí từng phòng học được thống nhất chung theo hướng xanh hóa
lớp học, bàn học hai chỗ ngồi có kích thước đúng theo quy định, phú hợp với độ
tuổi học sinh đảm bảo học sinh không mắc phải các bệnh học đường như gù vẹo
cột sống, cận thị… giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn, bảo quản suốt năm học;
Trong năm học vừa qua, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đặc biệt đến
việc xây dựng mơ hình trường học khơng khói thuốc lá. Nhân viên Y tế sau khi
tham gia tập huấn phòng chống tác hại thuốc lá ở cấp trên về đã triển khai lại với
tập thể đơn vị, đặc biệt nhấn mạnh ở những con số đáng báo động như: Việt
Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá
hằng năm, có hơn 7000 chất hóa học và trong đó có 69 chất là tác nhân của bệnh
ung thư trong thành phần của thuốc lá... Phần lớn CB-GV-NV ý thức được tác
hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe của bản thân, làm ảnh hưởng đến sức
khỏe đồng nghiệp và quan trọng hơn hết là ảnh hưởng đến học sinh do hút thuốc
lá thụ động. Từ đó, việc tuyên truyền phổ biến luật phòng chống tác hại thuốc lá
trong các cuộc họp phụ huynh, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, các hoạt động

ngoại khóa, treo bảng cấm hút thuốc trong khuôn viên nhà trường… nhận được
sự đồng tình rất cao từ phía phụ huynh học sinh và xã hội; Đồng thời mỗi CBGV-NV nhà trường gương mẫu đi đầu trong việc không hút thuốc lá tại cơ quan,
đơn vị… giáo dục ý thức học sinh để học sinh trở thành một tuyên truyền viên
nhí ảnh hưởng trực tiếp đến phụ huynh cải thiện tình trạng phụ huynh đưa rướt
con hút thuốc ở khuôn viên nhà trường;
Trường đã có nhân viên y tế, có một phịng y tế để sơ cấp cứu ban đầu; có
giường nghỉ thống mát, có tủ thuốc để xử lí các bệnh thơng thường; nhân viên
y tế được đi tập huấn định kì theo sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Nhân viên y
tế thường trực cơ quan theo dõi, chăm sóc, xữ lý các trường hợp bệnh, tai nạn
xảy ra trong thời gian học sinh học tại trường. Tất cả học sinh đều có sổ khám
sức khoẻ, tổ chức cân đo 2 lần/ năm học;
Tham mưu ban giám hiệu xây dựng kế hoạch, tổ chức tốt các hoạt động
phối hợp về truyền thơng giáo dục sức khỏe, tun truyền chống dịch, phịng
tránh tai nạn thương tích, giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho học sinh…
Đảm bảo trong năm khơng xảy ra trường hợp mắc phải bệnh dịch, thương tích
nghiêm trọng. Xây dựng được chỉ tiêu trường học an toàn;
Giáo dục ý thức của học sinh làm cho các em có ý thức chấp hành nội qui
trường, lớp, giữ gìn vệ sinh chung trong tập thể:
Hướng dẫn học sinh giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng trong chương
trình nha học đường (tổ chức hướng dẫn cách chải răng đúng cách, ngậm flo hàng
tuần, rữa tay bằng xà phòng, xử lý dội nước bồn cầu sau khi đi vệ sinh…);
Trường học là nơi học tập và vui chơi hằng ngày của phần đông học sinh cũng
là điều kiện để các bệnh truyền nhiểm dễ lây lan vì vậy vệ sinh trường học là rất cần
7


thiết để tạo điều kiện tốt cho các em học tập, vui chơi thoải mái và bảo vệ sức khỏe
lâu dài, để trường học luôn sạch sẽ , tuyên truyền giáo dục làm sao để mỗi học sinh
có ý thức tự giác, không vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường, bàn ghế, đi lại tiểu
tiện đúng nơi quy định, không phá hại cây cối. Tùy thuộc vào lứa tuổi mà các em có

thể làm các cơng việc khác nhau như trồng cây tạo bóng mát, tạo khơng khí mát mẻ
hay chỉ đơn giản là vứt rác đúng nơi quy định, nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện là
góp phần vào việc giữ gìn nhà trường xanh, sạch, đẹp.
Thứ tư. Thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, rèn luyện kỹ
năng tự bảo vệ cho học sinh
Thực tế hiện nay cho thấy phần lớn các em đều sinh ra trong gia đình có ít
con, điều kiện gia đình tốt nên các em được yêu thương, bảo bọc một cách quá
mức dẫn đến tình trạng trẻ em thụ động, khơng biết ứng phó trong những trường
hợp nguy hiểm, khơng biết cách tự bảo vệ mình khi gặp các mối đe dọa;
Do đó, việc giáo dục các kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh là
vô cùng cần thiết. Trẻ có kỹ năng tự bảo vệ phù hợp sẽ ln vững vàng trong
những khó khăn, thử thách biết cách ứng xử, giải quyết vấn đề, tình huống nguy
hiểm một cách tích cực hơn;
Giáo dục cho học sinh hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và giữ gìn vệ
sinh thân thể, hiểu được bàn tay sạch, răng miệng sạch sẽ phòng tránh được
nhiều bệnh, biết cách chăm sóc đơi mắt khỏe (ví dụ khơng sữ dụng trong thời
gian dài các thiết bị điện tử như: điện thoại, ipad, máy vi tính…);
Ăn uống là nhu cầu bức thiết hàng ngày của con người, ăn uống sạch sẽ,
đầy đủ chất và có khoa học thì sẽ duy trì được cuộc sống, nâng cao sức khỏe,
sức đề kháng giúp cho học tập thêm hiệu quả. Ngược lại nếu ăn uống không
đảm bảo vệ sinh sẽ là nguồn lây nhiễm nhiều bệnh, dẫn tới ốm đau. Vậy nên,
công tác tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm tại đơn vị cũng được chú trọng,
hướng dẫn học sinh phân biệt thực phẩm bẩn, thực phẩm chứa phẩm màu, hết
hạn sử dụng. Khuyến khích ăn chín uống sơi, rửa sạch tay trước khi ăn và sau
khi đi đại tiện…; Bảo đảm đủ số lượng, chất lượng nước uống và nước sinh hoạt
cho học sinh trong toàn trường;
Để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, trường có kế hoạch và tổ chức
chương trình giáo dục ngoại khố thơng qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp.
Trong đó, vai trị tổ chức của cơng đoàn cơ sở, của chi đoàn, giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên bộ môn, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội là nồng cốt. Cụ thể

như: Không nên tiếp xúc người lạ mặt, khơng tham gia những trị chơi nguy
hiểm, tun truyền mít tinh giáo dục phịng chống ma t, HIV- AIDS; tun
truyền giáo dục an tồn giao thơng thơng qua hội thi tìm hiều an tồn giao thơng
các cấp; giáo dục tác hại việc chơi game; tác hại của việc ô nhiễm môi trường;
làm thế nào để trường lớp xanh, sạch, đẹp và an tồn, khuyến khích học sinh
tham gia học bơi lội theo chương trình quốc gia về phòng chống đuối nước và
phổ cập bơi lội cấp tiểu học. Qua các hình thức tun truyền giáo dục, trị
8


chuyện, phát thanh măng non, góc tuyên truyền…với tinh thần học hỏi lẫn nhau,
vừa rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ vừa có biện pháp ngăn ngừa những hành vi làm
ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và những người xung quanh;
Kết hợp giáo viên thể dục lựa chọn, hướng dẫn các bài tập nâng cao sức
khỏe, nâng cao thể chất, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Một trong những đặc
điểm sinh lý của học sinh tiểu học nhất là các lớp đầu cấp là “vừa học, vừa
chơi”. Do vậy, việc lựa chọn những trị chơi có tính chất luyện tập thể dục thể
thao thường xuyên đúng phương pháp là cách phịng bệnh tích cực, tạo nên khả
năng đề kháng của cơ thể. Học sinh qua tập luyện thể dục thể thao có phương
pháp phù hợp sẽ phát triển cân đối, tăng cường khả năng tiếp thu học tập. Luyện
tập thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học cịn có tác dụng tốt
đến sự phát triển các kỹ năng hoạt động trong đời sống, để các em sẳn sàng, đủ
sức khỏe để học tập và vươn lên tiến bộ.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Với các biện pháp đã tiến hành và kết quả đạt được trong q trình thực
hiện, tơi nhận thấy sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả các trường tiểu học
trong và ngồi tỉnh. Nhưng để có được một kết quả cao nhất đòi hỏi người thực
hiện phải có một kế hoạch cụ thể và phù hợp với thực tế của từng đơn vị. Tuỳ
theo điều kiện thực tế: vùng sâu, vùng xa, qui mô lớn, nhỏ, thế mạnh, điểm yếu
của mỗi trường sẽ có sự điều chỉnh khác nhau, và nếu biết phát huy những tiềm

năng, khắc phục những tồn tại và sự quyết tâm thì việc thực hiện sẽ đem lại hiệu
quả như mong muốn.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Qua thời gian nghiên cứu thực hiện các giải pháp trong cơng tác chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho học sinh trong những năm qua, trường đã bảo đảm được
an tồn, khơng xảy ra tai nạn thương tích đáng tiếc, học sinh không mắc phải
những dịch bệnh nguy hiểm, kéo giảm rỏ rệt các trường hợp học sinh mắc phải
những bệnh tật thông thường ; chất lượng giáo dục tiếp tục phát triển và ổn định;
chất lượng về sức khỏe, thể chất học sinh được nâng cao là nền tảng vững chắc
giúp cho nhà trường phát triển, tôi tâm huyết với cơng tác của mình hết lịng
chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
* Kết quả đạt được
100% học sinh được đảm bảo an tồn tính mạng, khơng có tai nạn thương
tích xảy ra trong nhà trường;
100% CB-GV-NV và học sinh trong trường được tuyên truyền phổ biến kiến
thức về tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân một cách cụ thể, có hiệu quả;
100% CB-GV-NV và học sinh trong trường nắm vững kiến thức cách
nhận biết, cách phòng tránh một số dịch bệnh thường mắc phải như: Tay-ChânMiệng, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp…;

9


100% CB-GV-NV trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về
yếu tố, nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích, sơ cấp cứu thơng
thường nhằm đảm bảo xử lý ngay và kịp thời khi có tai nạn xảy ra;
100% CB-GV-NV không hút thuốc lá trong phạm vi nhà trường. Hạn chế
được vấn đề phụ huynh học sinh hút thuốc khi đưa rướt con;
Học sinh đến trường đều được chăm sóc sức khoẻ tại trường. 100% được
cân đo theo dõi sự phát triển của trẻ về cân nặng và chiều cao;
Cuối năm học: 2017-2018 nhà trường đạt chuẩn “Trường học an tồn,

phịng chống tai nạn thương tích”;
Học kỳ I năm học 2022-2023, trường vẫn đảm bảo được an toàn sức khỏe
cho học sinh; Số lượng học sinh nghỉ học do bệnh được kéo giảm, các em tích cực
hơn, năng nổ hơn trong học tập, trong các hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao.
Từ những kết quả đạt được, bản thân tôi không ngừng phấn đấu học hỏi
để trong cơng tác “Y tế trường học” tìm ra những giải pháp hay hơn, hiệu quả
hơn góp phần vào xây dựng và phát huy các thành tích đã đạt được của nhà
trường, đồng thời đảm bảo được sức khỏe, an toàn cho học sinh là những chủ
nhân tương lai của đất nước.
Mỏ Cày Nam, ngày 18 tháng 1 năm 2019

10



×