Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

GIẢI MÃ HÌNH ĐÔI TAY PHỤ NỮ TRÊN HAI CHIẾC SẬP ĐÁ CHẠM RỒNG MỸ THUẬT pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.11 KB, 6 trang )





GIẢI MÃ HÌNH ĐÔI TAY PHỤ NỮ TRÊN HAI
CHIẾC SẬP ĐÁ CHẠM RỒNG



Ngoài ra trong lịch sử xây dựng và trung tu đền vua Đinh và vua Lê này, việc thay
đổi vị trí thờ tự và đặt tượng của các vị quân vương và bà hoàng Thái hậu Dương
Vân Nga1 đã từng tạo nên những câu chuyện thú vị trên chính các kiến trúc và
chạm khắc của khu đền này. Như hình tượng phượng đã được rút khỏi các chạm
khắc đá chân tảng ở đền vua Đinh khi đền này được trùng tu vào thế kỷ XIX, cũng
là khi bà Dương Vân Nga đã được tách ra thờ ở đền vua Lê cách đó 500m. Theo
một số nhà nghiên cứu lịch sử, thì trước kia, Đinh Tiên Hoàng và Lê Hoàn đã từng
được phối thờ ngồi chung một tòa với Dương hậu ở đền vua Đinh hiện nay. Đến
thời Hậu Lê, dưới con mắt của các nhà nho, cho đây là trái đạo nên bỏ đi.
Theo những điều ghi nhận trên các bia còn được lưu giữ ở đền vua Đinh thì năm
Hoằng Định 9 (1608) Bình An Vương Trịnh Tùng cho trùng tu lại đền vua Lê, sau
đó năm Hoằng Định 12 (1611), sửa lại tượng và rước hoàng hậu và Lê Hoàn về
đền vua Lê cùng với Lê Ngọa triều. Năm Chính Hòa 17 (1689) trùng tu đền vua
Đinh. Có thể lần trùng tu này đã hoàn thiện những kiến trúc gỗ ở đền vua Đinh và
là lặp lại giống hệt với các thức kiến trúc đền vua Lê dựng năm 1611 trước đó.
Không chỉ điều này, quan sát mô hình kiến trúc cũng như kết cấu của hai đền,
chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra sự giống hệt nhau về kiểu thức bố cục.
Trở lại với những sập đá có chạm hình rồng ở đền vua Đinh, một được đặt trước
tam quan ngoại và một được đặt trước bái đường. Vị trí này cũng được lặp lại y hệt
ở đền vua Lê nhưng với hai chiếc sập không có chạm. Như vậy rất có thể hai chiếc
sập đá chạm rồng này đã có ở đền Đinh ngày nay trước khi tượng Dương Vân Nga
và Lê Hoàn được đưa về thờ trong đền vua Lê. Điều này cũng có nghĩa chúng


thuộc về đền thờ các bậc vua tiền triều và bà Thái hậu Dương Vân Nga trước khi di
tích này được tách làm hai nơi. Giả thuyết này có những nhân tố hợp lý, bởi sập
rồng vốn là sản phẩm của nền văn hóa phong kiến và là vật biểu tượng cho vua. Do
có hai vị vua được phối thờ nên ắt hẳn phải có 2 chiếc sập rồng. Đây cũng là mấu
chốt của vấn đề để giải thích cho những đôi tay phụ nữ trên những con rồng mang
biểu tượng vua này. Phải chăng vai trò lịch sử của bà Dương Vân Nga đã được thể
hiện ra rất rõ ở đây.
Xét trên phong cách tạo hình, những chiếc sập này tuy có nhiều điểm tương đồng,
nhưng cũng không ít những dị biệt. Cùng là con rồng cuộn khúc trong một đồ án
gần vuông, biểu tượng cho sự khát khao về quyền lực tập trung và sự hài hòa giữa
vương quyền với thần quyền. Con rồng ở sập ngoài có ba tay đầy chất nữ tính và
một chân. Có thể chiếc sập này có niên đại sớm hơn bởi các nét chạm khắc ít nhiều
mềm mại uyển chuyển hơn. Con rồng ở sập trong cũng có ba tay và một chân
nhưng những cái tay lại có phần nhỏ nhắn hơn chiếc sập kể trên. Một vài hình ảnh
rồng, thú, chạm ở mặt tiền cảnh của sập này cũng cho thấy phong cách thuộc niên
đại muộn hơn.
Trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam, người ta có thể bắt gặp vô số những hình
tượng tiên cưỡi rồng, nắm râu, nắm bờm rồng trên các chạm khắc đá, gỗ ở đình
làng, nhưng trường hợp những con rồng có bàn tay phụ nữ như thế này lại là
trường hợp hy hữu, nếu không nói là đặc biệt chỉ có ở đền vua Đinh. Lý giải về
điều này một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là do sự ảnh của văn hóa Chăm trong
việc nhân cách hóa hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên chúng tôi lại cho rằng không
phải ngẫu nhiên mà ảnh hưởng của Chăm lại hiện diện ở đây mà không có ý nghĩa.
Bởi lẽ trên chiếc sập đá đặt trước đền thờ các vị vua tiền triều khi đưa những mô
típ này vào ắt phải có những dụng ý nhất định. Vậy phải chăng với những chiếc tay
rồng trên hai chiếc sập này phải có những cách giải thích khác?
Và cách giải thích đơn giản nhất đồng thời cũng tương đồng với việc phối thờ
chung hai ông vua và một bà hoàng vào cùng một khu đền, thì những đôi tay rất nữ
tính này của con rồng chính là ẩn ngữ để nói về một bà vương hậu lấy hai đời vua,
mà vẫn giữ yên xã tắc. Quan sát kỹ hơn ta còn phát hiện ra có nhiều điểm thú vị,

như đôi tay ở phía thân được đặt song song nhau, một tay nắm sừng, một nắm xoắn
hai búi bờm rồng lại với nhau, như thể sự hậu thuẫn của bà Thái Hậu sau lưng hai
ông vua để điều hòa mối cương thường của đất nước. Đó cũng là sự ghi nhận của
thái độ lịch sử với vai trò của Hoàng Thái Hậu Dương Vân Nga “một vai gánh vác
cả đôi sơn hà” bằng một hình tượng nghệ thuật có phần ý tứ.
Ngoài ra trên cả hai bộ sập này, người ta còn nhìn thấy một bàn tay khác đang vuốt
một chiếc râu rồng mà cùng đôi với nó lẽ ra là một bàn tay thì lại là một cái chân
với đầy đủ năm móng vuốt theo đúng qui cách tượng trưng cho quyền lực của vua.
Lý giải điều này sẽ ít nhiều khó khăn, bởi theo lẽ thông thường, khi nhân cách hóa
con vật, người ta thường tạo nên sự đăng đối, tức nếu là tay sẽ là hai đôi tay, hay
hai đôi chân, trong khi những hình ảnh nhìn thấy ở đây lại hoàn toàn thiếu đi tính
cân bằng đó. Phải chăng chiếc tay vuốt râu rồng được đặt ở một vị trí rất khiêm tốn
trên hai chiếc sập này còn mang một ẩn ý khác ứng với truyền thuyết về việc bà
hoàng hậu Dương Vân Nga đã từng lấy Hậu (Ngô Quyền) và sinh ra trước khi làm
vợ của Đinh Tiên Hoàng. Mặc dù xung quanh câu chuyện này còn có rất nhiều
nghi vấn, nhưng khi làm hai chiếc sập đá này, dân gian có thể đã cố tình đưa chúng
vào như thể một sự ngẫu nhiên nhưng lại mang những hàm nghĩa rất rõ ràng về
lịch sử.

×