Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2016 VÀ TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB NĂM 2016 I TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2016:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.57 KB, 8 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2016
VÀ TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB NĂM 2016
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2016:

Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 ngành Cơng Thương có một số
thuận lợi cơ bản kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước ổn định và có chiều
hướng phát triển, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của các nước trên thế giới tăng;
lạm phát được kiềm chế; cơng tác tín dụng áp dụng cho các doanh nghiệp có
bước chuyển biến tốt; nguồn cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh tương đối
ổn định; các chính sách của Nhà nước, của tỉnh về hỗ trợ cho các doanh nghiệp
trong sản xuất kinh doanh đã được tiển khai tích cực, tình hình an ninh chính
trị - xã hội trong tỉnh được đảm bảo.
Song tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động Thương mại trên địa
bàn tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, do nền kinh tế thế giới có chiều hướng tăng
nhưng chậm và chưa vững chắc, tình hình an ninh Chính trị một số nước trên thế
giới có những diễn biến phức tạp đã tác động và ảnh hưởng đến nền kinh tế cả
nước nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng. Thời tiết trong năm có những diễn biến
khơng tốt rét đận rét hại những tháng đầu năm ở một số tỉnh phía Bắc, nắng
nóng, hạn hán trên diện rộng tại các tỉnh Tây nguyên, Nam Trung bộ và đồng
bằng sông Cửu Long; giá cả một số vật tư đầu vào cho sản xuất không ổn định,
hàng hóa, vật tư tồn kho của một số doanh nghiệp vẫn cịn cao, vật tư hàng hóa
bán ra chậm.
Trước tình hình trên, được sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND tỉnh, Bộ Công Thương và các sở ngành, các địa phương đã có nhiều biện
pháp tháo gỡ khó khăn; sự tích cực năng động của các doanh nghiệp trong việc
tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh nên sản xuất công
nghiệp - TTCN, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh năm 2016 tiếp tục phát
triển theo hướng tích cực, cụ thể:
1. Về sản xuất công nghiệp:
a) Giá trị sản xuất công nghiệp:


Giá trị sản xuất theo giá (giá so sánh 2010) ước thực hiện 38.620 tỷ đồng
tăng 12,4% so với năm 2015, trong đó:
- Cơng nghiệp khai khống:
523,5 tỷ đồng
- Cơng nghiệp chế biến, chế tạo:
37.571,5 tỷ đồng.
- Sản xuất phân phối điện, khí đốt:
291 tỷ đồng.
- Cung cấp nước sạch và sử lý rác thải: 234 tỷ đồng
b) Chỉ số sản xuất công nghiệp:
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2016 ước tăng 12,8% so với năm 2015.
c) Về sản phẩm chủ yếu:


Năm 2016 một số loại sản phẩm tăng cao so vớí năm 2015, như: Vải
thành phẩm tăng 30,3%; Quần áo may mặc sẵn tăng 26,4%; Giầy thể thao tăng
23,3%; gạch ceamic tăng 95,2%; xi măng tăng 40,4%; supe lân tăng 12,2... một
số sản phẩm giảm so cùng kỳ như: Cao lanh –33,8%; chè chế biến -7%; giấy bìa
các loại –9,7% ...
2. Về hoạt động Thương mại, dịch vụ:
a) Tổng mức bán lẻ hàng hoá và Doanh thu dịch vụ TDXH:
Năm 2016, ước đạt 22.500 tỷ đồng, tăng 7,5 % so với năm 2015 đạt 98%
kế hoạch năm 2016, trong đó:
Kinh tế nhà nước
1.250 tỷ đồng;
Kinh tế tập thể :
33,5 tỷ đồng
Kinh tế cá thể:
10.580 tỷ đồng
Kinh tế tư nhân:

10.326,5 tỷ đồng
Kinh tế có VĐTNN:
16.500 tỷ đồng.
b) Về xuất nhập khẩu
- Về Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 ước đạt 1.080 triệu USD
đạt 103,8 % kế hoạch năm và tăng 12,1% so năm 2015.
- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ước thực hiện: Sản phẩm dệt may 360
triệu USD; Chè chế biến ước thực hiện 26,5 triệu USD; Vải sợi các loại ước
thực hiện 54 triệu USD; Sản phẩm tử chất dẻo ước thực hiện 210 triệu USD;
Điện thoại, linh kiện ước đạt đạt 270 triệu USD; Linh kiện điện tử ước đạt 43
triệu USD...
- Về Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu năm 2016 ước đạt 780 triệu USD
giảm 8 % so với cùng kỳ năm 2016.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu ước thực hiện: Hoá chất trị giá 80 triệu
USD; Vải may mặc trị giá 165 triệu USD; Chất dẻo nguyên liệu trị giá 80 triệu
USD; Bông, sơ, sợi dệt các loại 35 triệu; điện thoại, linh kiện trị giá 175 triệu
USD; nguyên liệu da giày tri giá 132USD ...
II. VỀ THỰC HIỆN MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB:

Năm 2016, Sở Công Thương đã triển khai một số nội dung, như đầu tư
xây dựng cơ bản, các dự án quy hoạch ngành, cụ thể:
1. Đối với dự án có vốn đầu tư XDCB tập trung:
- Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Phú Thọ tổng dự
toán 226.591 triệu đồng đã cân đối vốn được 17.220 triệu đồng còn thiếu
209.371 triệu đồng.
- Dự án xây dựng Trụ sở làm việc của Chi cục Quản lý thị trường tổng dự
toán 9.706 triệu đồng đã cân đối vốn 9.329 triệu đơng cịn thiếu 337 triệu đồng.
- Dự án Nhà kho để hàng tạm giữ, nhà để xe, các cơng trình phù trợ Chi
cục Quản lý thị trường tổng dự toán 5.981 triệu đồng đã cân đối vốn 6 tháng đầu


2


năm 2016 là 2.302 triệu đồng, số còn lại dự kiến sẽ cân đối và giải ngân trong
năm 2016.
(Có chi tiết kèm theo)
2. Các Dự án quy hoạch ngành:
a) Dự án đã hồn thành cịn nợ vốn chưa thanh tốn
- Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 có xét
đến năm 2020. Tổng dự tốn được duyệt là 1.349 triệu đồng. Hoàn thành năm
2012. Ngân sách cân đối 1.000 triệu đồng, còn thiếu 349 triệu đồng.
- Quy hoạch Thăm dị khai thác, sử dụng khống sản trên địa bàn tỉnh đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tổng dự tốn được duyệt là: 1.547 triệu
đồng, hồn thành năm 2013, ngân sách đã cân đối 1.169 triệu đồng thiếu 378
triệu đồng
- Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2025, tần nhìn đến năm
2030. Tổng dự tốn được duyệt là 846 triệu đồng. Hoàn thành năm 2016. Ngân
sách cân đối vốn 500 triệu đồng thiếu 346 triệu đồng.
- Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2025 có xét
đến năm 2035 (hợp phần I) hồn thành năm 2016. Tổng dự tốn được duyệt
2.381 triệu đồng, ngân sách cân đối 1.010 triệu đồng còn thiếu 1.371 triệu đồng.
- Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2025 có xét
đến năm 2035 (hợp phần II): Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ
áp sau các trạm 110Kv. Hoàn thành năm 2016, tổng dự toán được duyệt 4,73 tỷ
đồng.
- Dự án mơ hình chợ thí điểm an tồn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ dự toán được duyệt 251 triệu đồng, ngân sách đã cân đối 200 triệu đồng còn
thiếu 51 triệu đồng.
b) Dự án quy hoạch chuyển tiếp:
(Có biểu chi tiết kèm theo)

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại trên địa bàn
tỉnh năm 2016 vẫn gặp nhiều khó khăn thách thức, do nền kinh tế thế gới phát
triển nhưng chưa cao và chưa ổn định. Tình hình an ninh Chính trị một số nước
trên thế gới có những diễn biến phức tạp. Trong nước sức mua thị trường thấp
đã tác động và ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước nói chung, tỉnh Phú Thọ nói
riêng. Thời tiết, khí hậu trong năm có những diễn biến khơng tốt rét đậm rét hại
kéo dài, nắng nóng khơ hạn tại nhiều địa phương, vật tư tồn kho của một số
doanh nghiệp vẫn còn cao, vật tư hàng hóa bán ra chậm. Tiến độ triển khai xây
dựng một số dự án về công nghiệp, Thương mại cịn chậm làm ảnh hưởng đến
tình hình phát triển Công nghiệp, Thương mại trên địa bàn.
Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ
3


Cơng Thương đã có biện pháp tháo gỡ, giải pháp khó khăn nên giá trị sản xuất
cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực tăng 12,44% so cùng kỳ
năm 2015, hoạt động thương mại trên đại bàn tỉnh ước tăng 7,8% so cùng kỳ
năm 2015 đạt 98% so kế hoạch; về xuất khẩu năm 2016 các doanh nghiệp đã
tăng cường mở rộng thị trường do vậy, kim ngạch xuất khẩu năm 2016 ước đạt
1.080 triệu USD bằng 103,4% kế hoạch năm và tăng 12,15% so với cùng kỳ.
Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngành đã được triển khai tích cực
và đồng bộ, đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành các đơn vị liên
quan thực hiện các giải pháp kích cầu, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy
mạnh sản xuất kinh doanh.
Công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư chưa cao. Cơng tác kiểm
tra, kiểm sốt thị trường đã được triển khai tích cực, xong tình trạng buôn lậu,
kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn còn diễn ra trên địa bàn.


4


PHẦN THỨ HAI
KẾ HOẠCH NĂM 2017
I. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH:

1. Về Sản xuất công nghiệp.
1.1- Giá trị SXCN (theo giá cố định 2010): 42.550 tỷ đồng, tăng 10,5%
so với năm 2016, trong đó:
- Cơng nghiệp khai khống:
610 tỷ đồng
- Cơng nghiệp chế biến, chế tạo:
41.402 tỷ đồng.
- Sản xuất phân phối điện, khí đốt:
294 tỷ đồng.
- Cung cấp nước sạch và sử lý rác thải: 244 tỷ đồng
1.2- Chỉ số sản xuất công nghiệp:
1.3- Giá trị tăng thêm (VA công nghiệp):
1.4- Về sản phẩm chủ yếu: (chi tiết theo biểu đính kèm)
2. Về Thương mại dịch vụ:
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và DVTDXH: ước đạt 24.150 tỷ đồng, tăng
7,5% so năm 2016, trong đó:
Kinh tế nhà nước
1.280 tỷ đồng;
Kinh tế tập thể :
35 tỷ đồng
Kinh tế cá thể:
11.420 tỷ đồng
Kinh tế tư nhân:

111.080 tỷ đồng
Kinh tế có vốn ĐTNN:
335 tỷ đồng
3. Về xuất, nhập khẩu:
- Về Xuất khẩu: Giá trị Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.250 triệu USD,
tăng 12,5% so với năm 2016. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ước thực hiện:
Sản phẩm dệt may 365 triệu USD; Chè chế biến ước thực hiện 30 triệu USD;
Vải sợi các loại ước thực hiện 61 triệu USD; Sản phẩm tử chất dẻo ước thực
hiện 215 triệu USD; Điện thoại, linh kiện ước đạt đạt 310 triệu USD; Linh kiện
điện tử ước đạt 50 triệu USD...
- Về Nhập khẩu: Giá trị Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 850 triệu USD
tăng 8,9% so với năm 2016. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu ước thực hiện:
Hoá chất trị giá 86 triệu USD; Vải may mặc trị giá 180 triệu USD; Chất dẻo
nguyên liệu trị giá 141 triệu USD; Bông, sơ, sợi dệt các loại 35 triệu; điện thoại,
linh kiện trị giá 188 triệu USD; nguyên liệu da giày tri giá 142USD ...
II. THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN NĂM 2017

1- Tiếp tục triển khai dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh
Phú Thọ , với tổng dự toán là 209.391 triệu đồng.

5


2- Triển khai dự án xây dưng trụ sở làm việc của Trung tâm khuyến công
và Trung tâm xúc tiến Thương mại thuộc Sở Cơng Thương, với tổng dự tốn là:
12.500 triệu đồng.
3- Triển khai dự án trụ sở làm việc Đội QLTT huyện Đoan Hùng với
tổng dự toán là: 3.500 triệu đồng.
4- Triển khai dự án trụ sở làm việc Đội QLTT huyện Thanh Sơn với tổng
dự toán là: 3.500 triệu đồng.

(Có biểu chi tiết đính kèm)
III. KẾ HOẠCH DỰ TỐN NSNN VÀ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG
TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN TỪ NGUỒN CHI DỰ TOÁN NS TỈNH NĂM 2017.

1. Kinh phí hành chính - sự nghiệp (có bảng tổng hợp đính kèm)
2. Kinh phí chi về thực hiện các dự án, đề án, chương trình nhiệm vụ
cơng tác năm 2017:
- Dự án đã hồn thành cịn nợ vốn chưa thanh toán là: 3.254 triệu đồng
- Dự án chuyển tiếp cịn nợ vốn chưa thanh tốn là:
5.264 triệu đồng
- Dự án triển khai lập các quy hoạch mới là:
5.300 triệu đồng
(Có biểu chi tiết kèm theo)
- Dự án xây dựng Trụ sở làm việc đội QLTT huyện Thanh Sơn, huyện
Đoan Hùng là : 7.000 triệu đồng.
- Dự án xây dựng Trụ sở làm việc của Sở Công Thương và TT Khuyến
công và Tư vấn PTCN: 12.300 triệu đồng.
- Dự án xây dựng hạ tầng chợ trên địa bàn (04 Chợ) là: 10.000 triệu đồng
- Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Phú Thọ là: 209.371
triệu đồng.
(Có biểu chi tiết kèm theo)
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đối với sản xuất công nghiệp:
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng,
Đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển, huy động tối đa các nguồn lực, giảm
chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm…
Áp dụng các tiến bộ khoa học đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao
hàm lượng công nghệ, tập trung đẩy mạnh sản xuất, phát triển thị trường tiêu
thụ.

Tập trung đầu tư phát triển các nhóm ngành cơng nghiệp có lợi thế của
tỉnh, trong đó tập trung triển khai và hồn thành các dự án trọng điểm như: chế
biến chè, xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng ...
Củng cố và phát triển hệ thống phân phối nhằm mở rộng và tăng thị phần
cho các sản phẩm công nghiệp. Đẩy mạnh, tăng cường cơng tác xúc tiến thương
mại tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước nhất các thị trường truyền thống,
thị trường tiềm năng...

6


Đẩy mạnh công tác đào tạo, phổ biến, tuyên truyền các kiến thức pháp
luật, thị trường, kinh doanh trong điều kiện hội nhập cho các doanh nghiệp trong
ngành. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực để
phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố.
Thực hiện tốt chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư các dự án phát triển
công nghiệp nông thôn, quan tâm thích đáng đến phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Tập trung phát triển một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre đan... phục vụ
khách du lịch.
2- Đối với hoạt động thương mại, thị trường:
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến cung
cầu hàng hóa, giá cả thị trường, chủ động và linh hoạt có các biện pháp điều tiết
cung cầu và bình ổn thị trường nhằm đảm bảo sản xuất đáp ứng nhu cầu xã hội,
không để sảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá, góp phần kiềm chế lạm phát.
Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường, chống hành vi buôn
bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Kiên quyết xử lý các đơn vị kinh
doanh đầu cơ, tích trữ găm hàng, tự tăng cao giá bán để thu lợi.
Tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới, cải tiến các hoạt động xúc tiến thương mại
nhằm giúp các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường
xuất khẩu, đồng thời tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo

thị trường.
3- Đối với các cơ quan quản lý:
- Tăng cường và hồn thiện tốt thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa;
đẩy mạnh công tác nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi hơn
nữa cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường; liên hệ và phối hợp chặt
chẽ giữa các sở ban ngành cùng với các huyện thành thị trong tỉnh tháo gỡ khó
khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Ban hành các Chính sách
hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu và thực
hiện đầu tư các dự án: như khai thác mỏ, chế biến chè...các sản phẩm có hàm
lượng cơng nghệ cao; Cụ thể hóa chính sách ưu đãi đầu tư tại các địa bàn nơng
thơn trên đại bàn tỉnh, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn.
- Tổ chức các cuộc triển lãm giới thiệu sản phẩm của tỉnh, kêu gọi xúc
tiến đầu tư cho các dự án trọng điểm của tỉnh. Khuyến khích và kêu gọi các nhà
đầu tư tham gia đầu tư hạ tầng khu - CCN, siêu thị và trung tâm thương mại
- Thực hiện đề án phát triển TTCN, hỗ trợ công tác tiếp thị và thông tin
thị trường.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, phổ biến, tuyên truyền các kiến thức pháp
luật, thị trường, kinh doanh trong điều kiện hội nhập cho các doanh nghiệp trong
ngành. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực để
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.

7


- Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường, chống hành vi buôn
bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Kiên quyết xử lý các đơn vị kinh
doanh đầu cơ, tích trữ găm hàng, tự tăng cao giá bán để thu lợi.

8




×