Tải bản đầy đủ (.pdf) (580 trang)

Toàn tập về Văn kiện Đảng (1960) - Tập 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.8 MB, 580 trang )

Văn kiện đảng toàn tập
xuất bản lần thứ nhất
theo quyết định của bộ
chính trị ban chấp hành
trung ương Đảng cộng
sản Việt Nam, số 25-QĐ/TW,
Ngày 3 tháng 2 năm 1997


Hội đồng xuất bản
Phan diễn
Nguyễn Đức Bình
Nguyễn Phú Trọng
Nguyễn Hữu Thọ
Nguyễn Duy Quý
Hà Đăng
Đặng Xuân Kỳ
Lê Hai
Ngô Văn Dụ
Lê Quang Thưởng
Trần Đình Nghiêm
Vũ Hữu Ngoạn
Nguyễn Văn Lanh

Chủ tịch Hội đồng
Phó Chủ tịch Hội đồng
Uỷ viên Hội đồng
"
"
"
"


"
"
"
"
"
"

Ban chỉ đạo xây dựng bản thảo
Hà Đăng
Vũ Hữu Ngoạn
Ngô Văn Dụ
Trần Đình nghiêm
nguyễn văn lanh
trịnh nhu
nguyễn phúc khánh

Trưởng ban
Thường trực
Thành viên
"
"
"
"

Đảng Cộng sản Việt Nam

Văn kiện đảng
toàn tập
tập 21
1960


Nhóm xây dựng bản thảo tập 21
Trịnh nhu (Chủ biên)
Nguyễn xuân ớt
Hồ tố lương
Trần minh hoàng

Nhà xuất bản chính trị quốc gia
hà nội - 2002


V

Lời giới thiệu tập 21
Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21 phản ánh hoạt động lÃnh đạo
của Đảng trong năm 1960.
ở miền Bắc: Sau ba năm khôi phục kinh tế, từ 1958, Đảng
lÃnh đạo nhân dân tiến hành cải tạo xà hội chủ nghĩa đối với nền
kinh tế quốc dân và thực hiện xây dựng, phát triển kinh tế, văn
hoá. Đến năm 1960, công cuộc cải tạo xà hội chủ nghĩa đối với nông
nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh, tiểu, thủ công nghiệp
và những người buôn bán nhỏ đà căn bản hoàn thành; việc thực
hiện kế hoạch ba năm phát triển kinh tế, văn hoá cũng đà đạt được
những thành quả to lớn.
ở miền Nam: Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15
Ban Chấp hành Trung ương (Khoá II), từ đầu năm 1960, phong
trào đồng khởi diễn ra ở hầu khắp các địa phương và giành được
những thắng lợi to lớn, đẩy chế độ Mỹ - Diệm vào cuộc khủng
hoảng chính trị; đồng thời đưa cách mạng miền Nam chuyển sang
giai đoạn mới.

Trước yêu cầu phát triển của cách mạng cả nước, tháng 9-1960,
Đảng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III. Đại hội quyết
định đường lối xây dựng chủ nghĩa xà hội ở miền Bắc và đường lối
chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam; khẳng định mối quan hệ biện
chứng giữa cách mạng hai miền, trong đó nhiệm vụ cách mạng xÃ
hội chủ nghĩa ở miền Bắc đóng vai trò quyết định nhất đối với sự
phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta và sự nghiệp thống nhất
đất nước. Cách mạng miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp

VI

Văn kiện đảng toàn tập

đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình thống
nhất nước nhà.
Cũng trong năm 1960, Đảng đẩy mạnh các hoạt động đối
ngoại, góp phần tích cực vào sự củng cố và phát triển của hƯ thèng
x· héi chđ nghÜa thÕ giíi, phong trµo céng sản và công nhân quốc
tế; lÃnh đạo bầu cử đại biểu Quốc hội; đẩy mạnh công tác xây dựng
Đảng ở hai miền Nam Bắc phù hợp với tình hình chính trị và hoàn
cảnh đấu tranh ở từng miền; tăng cường công tác nghiên cứu, thông
tấn, xuất bản của Đảng...
Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21 gồm 109 văn kiện xếp ở phần
chính và 3 văn kiện xếp ở phần phụ lục.
Phần văn kiện chính gồm các nghị quyết, chỉ thị, thông tri,
điện văn, báo cáo, thông báo, thông cáo, lời kêu gọi, thư... của Đại
hội Đảng toàn quốc, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư; một số bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phần phụ lục gồm các nghị quyết quan trọng của Xứ uỷ Nam
Bộ, Liên khu uỷ V và Khu uỷ Việt Bắc.

Mặc dù chúng tôi đà có nhiều cố gắng trong công tác biên
tập, song khó tránh khỏi thiếu sót. Mong nhận được sự góp ý
của bạn đọc.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 7 năm 2002
Nhà xuất bản ChÝnh trÞ quèc gia


1

2

Văn kiện đảng toàn tập

Nội trước kia là kinh tế phụ thuộc; số người không sản xuất

NGhị quyết
của Bộ Chính trị
Số 98-NQ/TW, ngày 4 tháng 1 năm 1960
(Họp ngày 12 tháng 9 năm 1959)
Về quy hoạch cải tạo và mở réng
thµnh phè Hµ Néi
Hµ Néi lµ mét thµnh phè cỉ, có gần một nghìn năm lịch
sử. Hà Nội đà ghi nhiều thành tích đấu tranh của dân tộc và
thể hiện công sức lao động lớn lao của nhân dân ta xây dựng
thủ đô của cả nước. Hà Nội xứng đáng trở thành thủ đô của
nước Việt Nam xà hội chủ nghĩa và thống nhất.
Hà Nội có nhiều di tích lịch sử, nhưng qua các thời đại
trước, những cuộc ngoại xâm và sự phân tranh giữa các tập

đoàn phong kiến đà phá hoại hầu hết các công trình kiến
trúc có giá trị.
Dưới sự thống trị của đế quốc Pháp gần một trăm năm,
Hà Nội cũng như nhiều thành phố khác, là thị trường tiêu
thụ và phân phối hàng hóa của đế quốc. Nhà máy rất ít, kinh
tế phát triển nhiều nhất là về thương nghiệp; hoạt động
thương nghiệp lại nhằm chủ yếu phục vụ cho bọn thống trị
và quân đội của chóng tËp trung ë Hµ Néi. NỊn kinh tÕ Hµ

rÊt nhiỊu.
VỊ bè cơc, Hµ Néi thĨ hiƯn râ tÝnh chÊt giai cấp và sự
phát triển vô tổ chức của chế độ phong kiến và tư sản. Thành
phố chia ra hai khu vực: khu phố tây và khu phố ta. Khu phố
tây nhà cửa cao ráo, mật độ dân ở rất thưa, trung bình 200
người 1 ha; trái lại, ở khu phố ta, nhà cửa phần nhiều nhỏ
hẹp, mật độ dân quá đông, nhiều nơi trên 1.000 người, có nơi
đến 2.000 - 3.000 người 1 ha. Khu phố tây đường tương đối
rộng, có nhiều cây, có cống ngầm thoát nước, điện nước đầy
đủ. Khu phố ta đường hẹp, thiếu cống rÃnh, thiếu điện, thiếu
nước, phân rác bẩn thỉu, nhất là ở các khu lao động và chung
quanh thành phố. Bọn thực dân, quan lại tư sản chiếm
những khu nhà lộng lẫy, nhân dân lao động tập trung ở trên
những xóm bùn lầy nước đọng, nhà ổ chuột và các ngõ hẻm.
Các xÝ nghiƯp cã khãi bơi, c¸c ao hå n­íc bÈn xen lẫn vào các
khu nhà ở; nghĩa địa của thực dân và nhà binh Pháp ở ngay
giữa thành phố.
Từ khi hòa bình lập lại và thủ đô được giải phóng, qua
gần 5 năm khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, phát
triển văn hóa, ta đà có cố gắng cải tạo thành phố, dần dần
biến Hà Nội từ một thành phố tiêu phí thành một thành phố

sản xuất. Một số nhà máy cũ được khôi phục và những nhà
máy mới được xây dựng thêm, các cơ sở sản xuất thủ công
nghiệp, các cửa hàng mậu dịch được phát triển nhanh chóng,
nạn thất nghiệp đà được căn bản giải quyết, cơ cấu dân số
của thành phố đà thay đổi, số người sản xuất tăng lên nhiều.
Chúng ta đà sửa sang các công trình lợi ích công cộng cũ và
làm thêm một số công trình mới, như: nhà ở, điện nước, vệ
sinh cống rÃnh, công viên, v.v.; nhờ thế đà cải thiện được một


NGHị QUYếT CủA Bộ CHíNH TRị Số 98-nq/tw...

3

phần đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.
Nhưng do nhiều khó khăn của địch để lại, do khả năng
tài chính của Nhà nước có hạn, và do ta chưa có kế hoạch
toàn diện về việc cải tạo và mở rộng thành phố, cho nên
những năm vừa qua, việc xây dựng thành phố còn có tính
chất chắp vá, chưa phù hợp với yêu cầu về sản xuất, về nâng
cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
Căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14
về kế hoạch 3 năm phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển
văn hóa đà ghi rõ "cần nghiên cứu quy hoạch các vùng kinh
tế, quy hoạch xây dựng các thành phố", Bộ Chính trị xác
định nhiệm vụ, phương châm cải tạo và mở rộng thành phố
Hà Nội, quy mô và hướng phát triển của thành phố, cùng
những biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện tốt yêu cầu
cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội như sau:
I- Nhiệm vụ và phương châm cải tạo

và mở rộng thành phố Hà Nội

Nhiệm vụ cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội trước
tiên phải dựa vào đường lối, kế hoạch xây dựng công nghiệp,
phát triển kinh tế và văn hóa của Đảng trong thời kỳ quá độ
tiến lên chủ nghĩa xà hội, đồng thời phải xuất phát từ tình
hình của thành phố và tính chất quan trọng của thủ đô.
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam xà hội chủ nghĩa và
thống nhất phải là trung tâm chính trị và văn hóa của cả
nước, và là một thành phố công nghiệp và một trung tâm
kinh tế.
Hà Nội là nơi các cơ quan tối cao của Đảng và Nhà nước
đóng để lÃnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xà hội ở

4

Văn kiện đảng toàn tập

miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà; Hà Nội lại là
nơi tập trung các cơ quan văn hóa, nghiên cứu khoa học của
cả nước. Hà Nội là nơi chủ yếu tiếp xúc với các Đoàn đại biểu
quốc tế. Nhiệm vụ chính trị và văn hóa của Hà Nội rất to lớn,
đòi hỏi phải có một bộ mặt xứng đáng.
Mặt khác, Hà Nội là một thành phố công nghiệp, có một
số cơ sở công nghiệp cơ khí, một số cơ sở công nghiệp hóa
chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, những nhà máy công
nghiệp nhẹ và những cơ sở thủ công nghiệp. Công nghiệp là
cơ sở vật chất của thành phố. Kế hoạch xây dựng các nhà
máy có một ảnh hưởng quyết định đến quy mô và bố cục của
thành phố và có quan hệ rất lớn đến việc phát triển kinh tế,

nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của thủ đô.
Phương châm cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội là
phải phục vụ nhiệm vụ trung tâm chính trị và văn hóa của
cả nước, phục vụ công nghiệp, phục vụ sản xuất và phục vụ
đời sống của nhân dân lao động.
Phương châm chính xây dựng thành phố là tập trung
nhân lực, tài lực và vật lực để xây dựng kinh tế - xà hội chủ
nghĩa, trọng tâm là xây dựng công nghiệp, đồng thời chú ý
cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân dân.
Để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ và phương châm ấy,
trong khi thiết kế quy hoạch, cần phải nắm vững các phương
châm cụ thể dưới đây:
- Quy hoạch phải toàn diện và chia ra từng thời kỳ để
xây dựng, là một nguyên tắc quan trọng để xây dựng các
công trình có kế hoạch, có từng bước; đồng thời cũng là một
biện pháp quan trọng để đảm bảo việc xây dựng được hợp lý
và rẻ tiền.
- Phải triệt để lợi dụng cơ sở thành phố cũ cã thĨ lỵi


NGHÞ QUỸT CđA Bé CHÝNH TRÞ Sè 98-nq/tw...

5

dơng. HiƯn nay khả năng tài chính của Nhà nước có hạn, cần
phải giành ưu tiên về vốn để xây dựng các công trình có tính
chất sản xuất, cho nên trong một thời gian ngắn chưa thể
xây dựng nhiều công trình phúc lợi. Do đó phải triệt để lợi
dụng những cơ sở cũ có thể lợi dụng để phục vụ lợi ích nhân
dân; hết sức tránh dỡ nhà cửa và các thiết bị cũ còn có thể cải

tiến và sử dụng được.
- Xây dựng mới phải phù hợp với phát triển tương lai.
Khi xây dựng các công trình xây dựng mới, phải chú ý đến sự
phù hợp với phương hướng phát triển sau này, để không gây
trở ngại cho việc mở rộng thành phố, do đó tránh được sự bất
đắc dĩ phải phá bỏ công trình đà xây dựng, tránh được những
sự lÃng phí công quỹ.
- Phải kết hợp xây dựng mới với kế hoạch mở rộng thành
phố; chấm dứt tình trạng xây dựng rải rác, vừa tốn phí, vừa
không có lợi cho sản xuất, làm trở ngại cho sự phối hợp hoạt
động của các ngành.
- Thiết kế các công trình xây dựng phải thích dụng, tiết
kiệm, vững chắc hợp với mỹ quan trong điều kiện có thể.
II- Quy mô và hướng phát triển của thành phố

Cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội, là tổ chức thành
phố một cách tốt nhất về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa,
kỹ thuật và nghệ thuật kiến trúc, tạo điều kiện tốt cho sản
xuất, cho lao động và cho đời sống của mọi người. Căn cứ vào
tính chất của thành phố Hà Nội, và xuất phát từ tình hình
của Hà Nội hiện nay, Bộ Chính trị quyết định quy mô và
hướng phát triển của thành phố Hà Nội như sau:
- Dân số Hà Nội dự tính trong một thời gian dài khoảng

6

Văn kiện đảng toàn tập

13 năm (kể từ 1958 đến 1970) sẽ lên tới từ 70 vạn đến 1 triệu
người, trong đó nhân khẩu cơ bản chiếm khoảng 28%.

- Diện tích khu dân dụng tính theo tiêu chuẩn bình quân
đầu người là 100 m2, diện tích dành cho các khu công nghiệp
khoảng 1/4 diện tích khu dân dụng, diện tích dự phòng phát
triển độ 20% so với toàn bộ diện tích nội thành, tổng cộng độ
15.000 ha. Phạm vi ngoại thành có thể phát triển gấp trên
dưới 10 lần so với nội thành.
- Hướng phát triển của thành phố Hà Nội: phía đông bắc
sẽ mở rộng đến khu vực cầu Đuống, phía nam đến khu vực
Vĩnh Tuy và gần Văn Điển; nhưng hướng phát triển chủ yếu
của thành phố lên phía tây bắc ôm quanh hồ Tây, từ khu vực
Ba Đình lên đến khu vực Chèm Vẽ, sát bờ sông Hồng và
sau này có thể phát triển sang phía Tả ngạn sông Hồng.
Theo hướng phát triển thành phố như trên, bố cục các
khu vực trong thành phố đại thể như sau:
a) Khu trung tâm thành phố:
Trung tâm thành phố là khu vực các trụ sở lớn của Đảng
và Nhà nước, xây dựng xung quanh các quảng trường và dọc
các đường lớn, cùng với các vườn công cộng và các công trình
khác hợp thành một hệ thống, có một bố cục kiến trúc nhất
định, tạo nên bộ mặt chính của thủ đô.
Khu trung tâm bao gồm: về phía bắc, từ Quảng trường
Ba Đình lên Ngọc Hà, Vạn Phúc, Bái Ân, Xuân Tảo, Xuân
La, Nhật Tân, quay xuống Quảng Bá, Nghi Tàm, Yên Phụ,
bao quanh hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Về phía nam, nối liền
Quảng trường Ba Đình với bờ sông Hồng, bằng các đường
lớn: Hùng Vương, Nguyễn Thái Học, Tràng Thi, Tràng Tiền.
Ngoài ra, có thể có các trung tâm phụ ë c¸c khu phè.


NGHị QUYếT CủA Bộ CHíNH TRị Số 98-nq/tw...


7

b) Các khu công nghiệp:
Các nhà máy và kho tàng cần xây dựng tập trung vào các
khu công nghiệp. Các khu này cần được tổ chức để đảm bảo
cho các nhà máy sản xuất một cách tiết kiệm và hỗ trợ lẫn
nhau.
Trong việc xếp đặt các khu công nghiệp, cần triệt để lợi
dụng các điều kiện thiên nhiên và các đường giao thông thủy,
bộ thuận lợi.
Các khu nhà máy và kho tàng ở Hà Nội gồm có:
- Khu I: Cầu Đuống - Yên Viên
ở trên 4 ngà đường bộ, 3 ngà đường xe hoả và đường
sông, có thể xây dựng các nhà máy và kho tàng. Các nhà máy
có nhiều khói phải đặt ở đây, vì chiều gió không đưa khói vào
thành phố.
- Khu II: Chèm - Thụy Phương
Cần tạo điều kiện để xây dựng khu công nghiệp này làm
cơ sở cho việc phát triển thành phố về phía tây của hồ Tây.
- Khu III: Thượng Đình - Nhân Chính
Không có đường thủy là phương tiện rẻ nhất, nhưng ở
đây có một số nhà máy đà xây dựng; cần tổ chức lại thành
một khu nhà máy hạng vừa và nhỏ.
- Khu IV: Vĩnh Tuy - Thanh Trì
Có bến sông lớn và sẽ có đường sắt đi qua, dành cho
những nhà máy không có khói, bụi, hơi độc, vì khu vực này ở
đầu gió đông nam.
c) Các khu nhà ở:
Khu nhà ở cần bố trí gần các khu nhà máy và gần cơ

quan làm việc để rút ngắn thời gian đi lại giữa nơi ở và nơi
sản xuất và công tác. Phải xây dựng từng khu nhà dần dần
có thiết bị đầy đủ, đảm bảo yêu cầu phúc lợi của công nhân,

8

Văn kiện đảng toàn tập

cán bộ và viên chức. Từ nay không được tự tiện xây nhà ở
một cách phân tán, dễ gây ra lÃng phí.
Các khu nhà ở mới sẽ là:
- Khu nhà ở Kim Quan, Ngọc Lâm, Gia Thượng, Xuân
Trạch để phục vụ khu công nghiệp Cầu Đuống Yên Viên.
- Khu nhà ở Xuân Tảo, Nghĩa Đô để phục vụ khu công
nghiệp Chèm Thụy Phương.
- Khu nhà ở Thịnh Quang, Khương Trung để phục vụ
khu công nghiệp Thượng Đình Nhân Chính.
- Khu nhà ở Thanh Nhàn, Quỳnh Lôi để phục vụ khu
công nghiệp Vĩnh Tuy Thanh Trì.
Khu nhà ở Kim Liên, Văn Chương, Thịnh Hà, để phục vụ
các cơ quan trung ương và Hà Nội và các nhà máy nhỏ trong
thành phố.
Trong các khu nhà ở hiện nay cần cải thiện hệ thống vệ
sinh cống rÃnh, giao thông, điện nước, dần dần chuyển một
phần dân số sang các khu mới.
Ngoài ra, nên có những khu đất dành cho các khu nhà ở
do những cá nhân xin xây dựng bằng tiền riêng.
d) Các khu công viên, cây xanh:
Hệ thống công viên, cây xanh là một yếu tố quan trọng
cho sức khoẻ của nhân dân thành phố, có tác dụng điều hòa

không khí, làm nơi nghỉ ngơi giải trí; và còn có tác dụng phục
vụ yêu cầu quốc phòng.
Cố gắng xây dựng những khu công viên, cây xanh sau đây:
quanh hồ Tây, hồ Bảy Mẫu, khu Đống Đa, hồ Thủ Lệ (khu
thiếu nhi) và dọc hai bờ sông Hồng. Hai bên bờ sông Nhuệ, từ
Mai Dịch đến Phú Đô, sẽ có những dải rừng cây bao trùm các
khu triển lÃm và các vườn bách thú và bách thảo.
Ngoài các khu công viên kể trên, quanh các nhà máy, nhà


NGHị QUYếT CủA Bộ CHíNH TRị Số 98-nq/tw...

9

thương, cơ quan, khu nhà ở, cũng tổ chức những vườn cây.
e) Các hệ thống giao thông chính:
Các hệ thống giao thông phải xây dựng theo nguyên tắc
thuận tiện, nhanh chóng và an toàn. Cần phải sử dụng và cải
tạo hệ thống đường hiện có, đồng thời xây dựng hệ thống giao
thông mới có thể dùng một cách thuận lợi trong thời bình
cũng như trong lúc có chiến tranh. Cần mở những con đường
trục trong khu trung tâm, và những đường vành đai nối liền
các khu công nghiệp với nhau. Hết sức tránh những đường
quanh co ngang dọc quá nhiều.
Đường xe lửa cũng cần được nghiên cứu lại, tránh chạy
xuyên qua giữa thành phố lại vừa phục vụ được các khu công
nghiệp. Cần làm một cầu mới cho đường sắt và đường bộ qua
sông Hồng, ở quÃng Vĩnh Tuy Thanh Trì. Nghiên cứu việc
dời sân bay Gia Lâm và bỏ sân bay Bạch Mai để không trở
ngại việc xây dựng trong thành phố.

Sẽ xây dựng một số cảng trên sông nhằm mở mang việc
giao thông đường thủy.
g) Vấn đề cống rÃnh, hồ ao:
Hiện nay trong số 144 cây số đường ở Hà Néi, chØ cã 66
c©y sè cèng; hƯ thèng cèng x©y dựng một cách chắp vá; nước
cống đổ ra các hồ ở nội thành, tràn về các cánh đồng ngoại
thành, đôi khi tắc lại, làm ngập từng đường phố và khu xóm
lao động. Đó là một tình trạng thiếu vệ sinh trầm trọng, cần
có biện pháp giải quyết. Trong việc xây dựng thành phố, hệ
thống cống là một trong những công trình đắt tiền nhất. Cho
nên cần phải triệt để sử dụng và cải tạo hệ thống hiện có,
đồng thời xây dựng hệ thống thoát nước bẩn ra xa thành phố,
và phải khử trùng nước đó trước khi bơm vào sông ngòi hoặc
dùng tưới ruộng.

10

Văn kiện đảng toàn tập

Hiện nay Hà Nội còn có rất nhiều ao tù nước đọng, ảnh
hưởng xấu đến vệ sinh phòng bệnh và trở ngại cho việc xây
dựng thành phố. Cần có kế hoạch một mặt lấp các hồ ao
không cần thiết để lấy đất xây dựng; một mặt nạo vét các hồ
ao, sông ngòi và nối thông với mương thủy nông để thoát
nước mưa một cách nhanh chóng và phục vụ chống hạn,
chống úng cho đồng ruộng ngoại thành, đồng thời làm mát
thành phố.
h) Vấn đề tầng cao:
Để tiết kiệm đất, tiết kiệm chi phí cho các công trình
thành phố và các công trình phúc lợi khác, cần tùy theo điều

kiện địa chất và yêu cầu của bộ mặt thành phố mà xây dựng
nhiều loại nhà: nhà ở chủ yếu là ba, bốn tầng, chiếm khoảng
80%, nhà hai tầng và một tầng khoảng 15%, các công trình
lớn như trụ sở cơ quan, khách sạn, các Viện nghiên cứu, v.v.,
có thể xây dựng năm tầng trở lên, với diện tích 5%.
III- Những việc cần làm trong bước đầu
thực hiện quy hoạch

1. Mở rộng ngoại thành:
Căn cứ vào yêu cầu phát triển của thành phố hiện nay
và trong mấy năm tới, cần phải cho thành phố Hà Nội mở
rộng ngoại thành. Thành uỷ Hà Nội phối hợp với các Tỉnh
uỷ các tỉnh có liên quan làm đề nghị cụ thể trình Ban Bí thư
xét duyệt.
2. Cải tạo thành phố cũ và xây dựng một số công trình mới:
Quy hoạch lâu dài là cải tạo và mở rộng thành phố.
Nhưng bước đầu chủ yếu là cải tạo thành phố cũ, đồng thời
xây dựng thêm những công trình thật cÇn thiÕt.


NGHị QUYếT CủA Bộ CHíNH TRị Số 98-nq/tw...

11

Trong công tác cải tạo, cần chú ý trước tiên đến các vấn đề:
- Cải tạo hệ thống cống rÃnh, lấp ao tù nước đọng, giải
quyết vấn đề thoát nước, cải thiện điều kiện vệ sinh.
- Cải tạo các khu xóm lao động, thanh toán các nhà ổ
chuột, làm giảm mật độ dân ở các khu quá đông.
- Mở rộng các công viên, làm thêm vườn chơi, đặc biệt chú

ý vườn chơi cho thiếu nhi.
- Thêm điện, nước để phục vụ nhu cầu công nghiệp và đời
sống nhân dân thành phố.
Về xây dựng mới, ngoài những nhà máy và những công
trình văn hóa, khoa học sẽ lần lượt xây dựng, cần tùy theo
khả năng tài chính, vật liệu, kỹ thuật, tùy theo mức độ gấp
hoÃn mà xây dựng dần những công trình sau đây: trụ sở
Quốc hội, Đài liệt sĩ, các khu nhà ở cho cán bộ và nhân dân,
các khu nhà ở cho chuyên gia, khách sạn, trụ sở Tổng Liên
đoàn và một số cơ quan của Nhà nước, nhà hát nhân dân,
sân vận động thành phố, khu ngoại giao đoàn.
IV- Những biện pháp cần tiến hành

1. Phổ biến rộng rÃi ý nghĩa quan trọng và nhiệm vụ cải
tạo và mở rộng thành phố Hà Nội
Việc cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội có một ý nghĩa
chính trị rất lớn; cần phổ biến rộng rÃi trong tất cả cán bộ,
nhân viên cơ quan Nhà nước và trong nhân dân để giáo dục
mọi người có ý thức tôn trọng và tham gia thực hiện quy
hoạch thành phố, đồng thời cần thu thập ý kiến của quần
chúng góp vào việc làm bản đồ quy hoạch.
2. Kết hợp việc Nhà nước bỏ vốn với động viên nhân dân
tham gia xây dựng thành phố:
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14, ở phần

12

Văn kiện đảng toàn tập

"tăng cường công tác tài chính tiền tệ" có nói: "Đi đôi với việc

huy động vốn, cần động viên nhân dân thi hành nghĩa vụ lao
động xà hội chủ nghĩa, góp sức vào việc xây dựng các công
trình kinh tế và văn hóa". Việc động viên cán bộ, công nhân,
viên chức và nhân dân khu phố tham gia lao động xây dựng
thủ đô có tác dụng rất lớn, vừa giảm bớt được kinh phí của
Nhà nước, vừa giải quyết yêu cầu rèn luyện con người về mọi
mặt bằng lao động, nâng cao ý thức làm chủ nước nhà, nâng
cao ý thức yêu quý, bảo vệ các công trình tự tay mình đÃ
tham gia xây dựng.
3. Đặt thể lệ quản lý việc thực hiện quy hoạch:
Sau khi quy hoạch cải tạo và mở rộng thành phố được
Chính phủ thông qua, cần ban hành thể lệ xây dựng các công
trình trong thành phố để hướng dẫn mọi ngành, mọi cơ quan,
mọi người xây dựng theo đúng bản đồ quy hoạch; kiên quyết
chấm dứt tình trạng xây dựng lộn xộn.
4. Thống nhất sự lÃnh đạo thực hiện quy hoạch vào
ban hµnh chÝnh thµnh phè Hµ Néi d­íi sù l·nh đạo trực tiếp
của Thành uỷ Hà Nội
Vì các cơ quan trung ương và thành phố có nhiều công
trình xây dựng ở Hà Nội, nếu không tập trung sự lÃnh đạo
thực hiện quy hoạch vào một cơ quan thì rất khó tránh khỏi
tình trạng xây dựng lộn xộn. Thành uỷ và Uỷ ban hành
chính thành phố có trách nhiệm và quyền hạn trực tiếp lÃnh
đạo việc xây dựng thành phố theo đúng bản đồ quy hoạch đÃ
được Trung ương và Chính phủ thông qua.
Lập Ban xây dựng thành phố để giúp ban hµnh chÝnh
vµ Thµnh ủ thùc hiƯn nhiƯm vơ nói trên.
ở trung ương, cần thành lập một Hội đồng x©y dùng



NGHị QUYếT CủA Bộ CHíNH TRị Số 98-nq/tw...

13

thành phố để nghiên cứu giúp Trung ương xét duyệt quy
hoạch các thành phố có từ 5 vạn dân trở lên. Thành phần Hội
đồng gồm các đồng chí thay mặt Đảng, đoàn các bộ có liên
quan nhiều đến việc xây dựng thành phố như: Công nghiệp,
Kiến trúc, Giao thông và Bưu điện, Quốc phòng, Công an, Y
tế và Uỷ ban kế hoạch Nhà nước.
Cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội là một việc rất lớn
và có nhiều khó khăn, cán bộ của ta chưa có kinh nghiệm.
Nhưng dưới sự lÃnh đạo của Trung ương Đảng, với sự giúp
đỡ của các đoàn chuyên gia các nước anh em, với sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan trung ương và Hà Nội, cán bộ cố
gắng đi sâu nghiên cứu, quán triệt đường lối, phương châm
xây dựng thành phố và động viên đông đảo nhân dân tích cực
tham gia thực hiện quy hoạch, thì chắc chắn nhiệm vụ cải
tạo và mở rộng thủ đô Hà Nội sẽ được tiến hành tốt.
T/M Bộ Chính trị
Nguyễn duy Trinh
Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng.

14

Chỉ thị
của Ban Bí thư
Số 178-CT/TW, ngày 4 tháng 1 năm 1960
Về việc tăng cường chỉ đạo công tác

phát triển Đảng lớp "6-1"
Về việc thi hành Chỉ thị phát triển Đảng lớp "6-1", nói
chung các cấp bộ đảng đều tích cực. Chỉ thị của Trung ương
đà được phổ biến trong các cấp uỷ và đến đảng viên, cho nên
các cấp uỷ và đảng viên nói chung đà nhận rõ tầm quan
trọng của công tác này; hầu hết các nơi đà huấn luyện về
Đảng cho đối tượng quần chúng tích cực; đến ngày 15-121959, đà kết nạp được hơn 2.000 đảng viên mới (báo cáo của
11 thành, tỉnh). Việc tuyên truyền về Đảng trong nhân dân
cũng đang được tiến hành.
Nhưng trong một số xí nghiệp vẫn còn hiện tượng hẹp hòi
với công nhân, chưa tích cực bồi dưỡng, giáo dục những công
nhân ưu tú để kết nạp vào Đảng. ở một số chi bộ nông thôn,
khu phố đà có hiện tượng không nắm vững hướng phát triển,
thiếu thận trọng, có cảm tình riêng; có nơi giới thiệu trung
nông lớp trên và trung nông đủ ăn không chịu vào hợp tác xÃ
làm đối tượng. ở Lào Cai, có chi bộ trên 50% đối tượng là
trung nông. ở Nghệ An có chi bộ giới thiệu cả người đang bóc


chỉ thị của ban bí thư số 178-CT/tw...

15

lột làm đối tượng. Hiện tượng hẹp hòi với thanh niên, phụ
nữ, nhất là với phụ nữ tương đối phổ biến. Nhiều nơi chủ
quan trong việc định mức phát triển (như Nam Định đặt mức
cho mỗi đảng viên ở xí nghiệp phát triển một đảng viên mới,
ba đảng viên ở nông thôn kết nạp một đảng viên mới; Tây
Bắc định chi bộ nào có ba đảng viên phải phát triển thêm bốn
nữa, năm đảng viên thì phải phát triển thêm năm...).

Về việc chỉ đạo của các cấp uỷ, có nơi chỉ tích cực phổ
biến chỉ thị Trung ương, sau đó giao mặc cho Ban Tổ chức,
không chú ý kiểm tra và nghe báo cáo; có nơi cán bộ tổ chức
cũng còn bị điều đi công tác khác (Bắc Cạn); có nơi trong khi
chỉ thị của Trung ương đà phổ biến đến chi bộ mà Tỉnh uỷ
chưa có kế hoạch chỉ đạo cụ thể (Thanh Hóa); nhiều nơi chưa
chú trọng hướng dẫn đảng viên làm công tác tuyên truyền
giáo dục đối tượng, thường ỷ lại vào lớp tập trung, làm cho
kết quả bồi dưỡng đối tượng bị hạn chế.
Về việc xét duyệt, một số đảng uỷ, huyện uỷ cũng chưa
nắm vững các điều kiện của một người được vào Đảng,
thường chỉ chú ý điểm lịch sử rõ ràng, coi nhẹ các điều kiện
khác; nhưng về việc xét lịch sử, cũng có nơi không nắm
vững thực chất vấn đề, gác lại cả những người công nhân
rất tốt chỉ vì có ông ba đời làm lý trưởng, hoặc vì có anh ruột
hữu khuynh và tham ô trong việc làm thuế (xí nghiệp Cọc 5
Hòn Gai).
Để khắc phục những khuyết điểm trên, bảo đảm đợt phát
triển Đảng lớp "6-1" thu kết quả tốt, các cấp phải thực hiện
những điểm sau đây:
1. Quán triệt yêu cầu, phương châm và hướng của đợt
phát triển
Yêu cầu của đợt phát triển này xuất phát từ nhiệm vụ

16

Văn kiện đảng toàn tập

chính trị của Đảng, từ tình hình xây dựng Đảng, khả năng
trong quần chúng cũng như thời gian của đợt. Số lượng là

một yêu cầu, nhưng tuyệt đối không chạy theo số lượng, mà
phải đặc biệt coi trọng yêu cầu về chất lượng, đảm bảo những
đảng viên được kết nạp trong lớp "6-1" thật sự là những phần
tử tiền tiến nhất trong quần chúng, chứ không phải là tất cả
những người tèt nãi chung.
Theo ®iỊu tra cđa Ban Tỉ chøc Trung ương ở một số nơi,
thì nói chung con số dự định kết nạp so với khả năng trong
quần chúng không phải là rộng, nhưng so với khả năng của
đảng viên làm công tác phát triển Đảng hiện nay và thời
gian của đợt thì thấy cần cố gắng rất nhiều mới có thể đạt
được. Và có nơi, cũng có phần rộng, điều tra nghiên cứu
không kỹ càng. Các cấp cần xem lại dự kiến của mình, xem
lại danh sách đối tượng để kiểm tra tận gốc, uốn nắn những
lệch lạc đà xảy ra như giới thiệu người lý lịch không rõ, hoặc
trước đà có tội ác, v.v..
Trước khi kết nạp, phải giáo dục chu đáo về Đảng. Sau
khi kết nạp, phải giao công tác, thông qua công tác mà tiếp
tục bồi dưỡng cho đảng viên mới; phải mở những lớp huấn
luyện về Điều lệ Đảng cho đảng viên dự bị, làm cho đảng
viên dự bị hiểu sâu thêm tôn chỉ, mục đích của Đảng, quyền
lợi, nghĩa vụ đảng viên, nguyên tắc sinh hoạt của Đảng và
công tác chi bộ, công tác vận động quần chúng.
Trong đợt phát triển này, phải đặc biệt chú trọng phát
triển Đảng vào công nhân, nhằm kết nạp một số đông công
nhân ưu tú vào Đảng. Phải khắc phục khuynh hướng hẹp
hòi với công nhân. Trong nông thôn, phát triển Đảng phải
nhằm chủ yếu vào bần cố nông và trung nông lớp dưới, vào
những xà viên tích cực của hợp tác xà và tổ viên gương mẫu



chỉ thị của ban bí thư số 178-CT/tw...

17

của tổ đổi công. Nói chung, không kết nạp những người chưa
vào hợp tác xÃ, tổ đổi công, trừ miền núi và vùng Thiên chúa
giáo phong trào hợp tác xà chưa phát triển đều thì có thể
châm chước.
Cần phải phê phán khuynh hướng hẹp hòi với thanh
niên, phụ nữ, dân tộc thiểu số. Phải hết sức chú trọng phát
triển đảng trong các anh hùng, chiến sĩ, thanh niên, phụ nữ,
dân tộc thiểu số.
Đối với trí thức, phải chú trọng lựa chọn và kết nạp vào
Đảng những người tiên tiến nhất và có giác ngộ rõ rệt về giai
cấp và về Đảng.
Đối với những người đà tham gia ngụy quyền, ngụy quân
trước đây, cần phải rất thận trọng. Không kết nạp những
người đà là ngơy qun (nh­ tỊ, ch¸nh, phã tỉng, lý tr­ëng,
qn tr­ëng, chánh bảo an, v.v.), trừ những người thật sự là
cơ sở của ta. Những người làm công việc văn thư, tạp vụ,
chuyên môn thì có thể được xem xét nhưng phải thẩm tra
lý lịch thật kỹ. Không kết nạp những ngụy quân đà phạm
tội ác, đà lưu manh hóa; không kết nạp những người xếp
bốt, trưởng đồn, sĩ quan... Những ngụy quân xuất thân từ
công nhân, bần cố nông, trung nông lớp dưới bị bắt đi lính
nhưng vẫn giữ phẩm chất của người lao động, trong khi đi
lính không phạm tội ác, hiện nay có biểu hiện tốt, được
quần chúng tán thành, thì có thể xét, nhưng cũng phải rất
thận trọng. Đó là nói chung, nhưng trong đợt này chưa nên
kết nạp.

Những người còn bóc lột thì nhất thiết không kết nạp;
những địa chủ, phú nông mới thay đổi thành phần cũng
không kết nạp.
Hiện nay còn trên 500 xà chưa có chi bộ. Các tỉnh cần cử

18

Văn kiện đảng toàn tập

một số cán bộ chịu trách nhiệm làm công tác phát triển Đảng
ở những nơi đó.
2. Nắm vững điều kiện của một người được vào Đảng
Trong Chỉ thị số 05 đà nêu rõ điều kiện của người được
vào Đảng, các cấp cần quán triệt các điều kiện đó, không
được coi nặng điều kiện này bỏ điều kiện kia. Cần chú trọng
bảo đảm người được vào Đảng là người tiền tiến nhất trong
quần chúng, có lịch sử rõ ràng, có trình độ giác ngộ về Đảng
và có liên hệ tốt với quần chúng, có tác dụng thúc đẩy quần
chúng.
3. Các cấp phải tăng cường chỉ đạo đợt phát triển Đảng
Phải phân công cấp uỷ viên và cán bộ đi kiểm tra và giúp
đỡ chi bộ và hướng dẫn đảng viên làm công tác phát triển
Đảng, nhằm nâng cao trình độ đảng viên, và làm tốt công tác
phát triển Đảng. Trong việc xét duyệt và tổ chức người vào
Đảng, phải làm đúng thủ tục điều lệ đà quy định. Ngoài việc
tự mình đi kiểm tra, các cấp cần giao cho Ban Tổ chức, Ban
Kiểm tra, Ban Tuyên giáo, các Tiểu ban thanh vận, phụ vận,
tôn giáo, dân tộc giúp đỡ cấp uỷ kiểm tra và hướng dẫn chi bộ
làm công tác phát triển Đảng.
4. Một vài điểm cụ thể về thời kỳ dự bị của đảng viên mới

a) Vận dụng phần chú thích điều 5 chương I trong Điều lệ
Đảng nói về binh sĩ cách mạng: quân nhân chuyển ngành,
phục viên chưa quá ba năm thì vẫn được theo điều kiện của
người binh sĩ cách mạng, quá ba năm sẽ theo thành phần mới.
b) Những nhân viên trong cơ quan Đảng, Chính phủ và
các đoàn thể đà tham gia kháng chiến từ ba năm trở lên được
hưởng như điều kiện quân nhân cách mạng. Những viên
chức mới tuyển sau hòa bình và những viên chức lưu dung
thì theo thành phần cũ.


19

chỉ thị của ban bí thư số 178-CT/tw...

c) Những trí thøc cao cÊp (b¸c sÜ, kü s­, gi¸o s­, y sĩ, dược
sĩ, kiến trúc sư, văn sĩ, họa sĩ có tiếng) mà không thuộc
thành phần công nhân, bần cố nông, trung nông, tiểu tư sản,
và những nhân sĩ dân chủ muốn vào Đảng, phải theo điều
kiện của mục c, điều 5 chương I trong Điều lệ Đảng. Đảng uỷ
cơ quan cùng Đảng đoàn, Ban chuyên môn trực thuộc Trung
ương và Thành uỷ, Tỉnh uỷ cần phải bàn bạc và chịu trách
nhiệm trước Trung ương, và phải đưa danh sách lên Ban Tổ
chức Trung ương nghiên cứu để trình Trung ương xét rồi mới
được kết nạp.
d) Từ nay, tính ngày vào đảng của người đảng viên mới là
ngày hội nghị chi bộ công nhận.
Công tác phát triển Đảng là một công tác thường xuyên
của Đảng; không phải hết đợt phát triển này thì không phát
triển nữa. Phải làm cho đảng viên cũng như quần chúng

nhận rõ điều đó, đề phòng tình trạng nóng vội của chi bộ kết
nạp những người chưa đủ điều kiện và tình trạng tiêu cực,
suy bì của quần chúng nếu không được kết nạp trong đợt
này, vạch phương hướng cho họ nỗ lực để có thể được kết nạp
trong việc phát triển Đảng thường xuyên.
Các cấp cần lÃnh đạo thật chặt, uốn nắn những lệch lạc
đà xảy ra và kịp thời báo cáo tình hình cho Trung ương như
đà định.
T/M Ban Bí thư
Nguyễn Duy Trinh
Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng.

20

Thư
của Ban chấp hành Trung ương Đảng
Ngày 4 tháng 1 năm 1960
Gửi các đồng chí đảng bộ miền Nam nhân dịp
Tết Nguyên đán 1960
Các đồng chí thân mến,
Tết sắp đến. Nhân dân miền Bắc đang vui mừng tổng kết
thành tích công tác trong một năm, và chuẩn bị đón mừng
Xuân mới, nêu cao hơn nữa chí khí phấn đấu cách mạng để
trong năm 1960 hoàn thành thắng lợi kế hoạch 3 năm, ra sức
củng cố miền Bắc ngày càng vững mạnh, làm cơ sở cho sự
nghiệp thống nhất nước nhà.
Mỗi năm Tết đến là mỗi lần các đồng chí Trung ương và
các đồng chí ở miền Bắc, nhất là các đồng chí và đồng bào
miền Nam tập kết càng thêm tưởng nhớ đến các đồng chí

Đảng bộ miền Nam đang anh dũng phấn đấu trong những
điều kiện vô cùng gay go gian khổ dưới một chế độ thống trị
thực dân phong kiến cực kỳ hung bạo. Miền Nam thân yêu
còn chịu cảnh đau thương, chết chóc hằng ngày hằng giờ dưới
lưỡi lê bom đạn, máy chém của bè lũ Mỹ - Diệm. Tình hình
ấy luôn luôn nhắc nhở Trung ương Đảng và đồng bào miền
Bắc nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm và ý chí phấn


thư của ban chấp hành trung ương đảng...

21

đấu ra sức củng cố miền Bắc, tích cực đưa miền Bắc tiến lên
chủ nghĩa xà hội làm cơ sở để thực hiện thống nhất nước nhà,
hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
trong cả nước.
Nhân dịp Tết, Ban Chấp hành Trung ương Đảng gửi đến
toàn thể các đồng chí thân mến và gia đình, đến đồng bào
miền Nam anh dũng lời chúc mừng: mạnh khoẻ, đoàn kết và
đấu tranh thắng lợi. Ban Chấp hành Trung ương Đảng gửi
lời chia buồn và an ủi thân tình đến gia đình các đồng chí và
đồng bào đang bị giam cầm và gia đình của các chiến sĩ cách
mạng đà anh dũng hy sinh vì sự nghiệp độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xà hội. Nhờ các đồng chí chuyển lời biết ơn chân
thành đến các cụ phụ lÃo, các nam nữ thanh niên, các cháu
nhi đồng và đồng bào các tôn giáo, các dân tộc thiểu số lâu
nay đoàn kết chung quanh Đảng, nuôi nấng cán bộ và ủng hộ
mọi hoạt động của cách mạng, của Đảng.
Từ ngày hòa bình lập lại, các đảng bộ miền Nam đà phấn

đấu kiên trì, anh dũng vượt mọi khó khăn gian khổ, lÃnh đạo
đồng bào miền Nam đấu tranh kiên quyết và bền bỉ chống
mọi âm mưu nô dịch, chia cắt đất nước và chuẩn bị chiến
tranh của Mỹ - Diệm, đòi cải thiện đời sống nhân dân, đòi
độc lập dân tộc, và hòa bình thống nhất nước nhà. Nhờ lòng
yêu nước nồng nàn của đồng bào, nhờ cán bộ và đảng viên
miền Nam kiên trì phấn đấu và nêu gương bất khuất nên nói
chung phong trào cách mạng ở miền Nam được giữ vững và
phát triển. Ngọn cờ hòa bình thống nhất độc lập và dân chủ
đà được nêu cao trong các tầng lớp nhân dân và ngày càng
tập hợp đông đảo nhân dân chống chế độ Mỹ - Diệm làm cho
chúng ngày càng bị cô lập. Đó là một thắng lợi chính trị rất
căn bản của phong trào cách mạng ở miền Nam. Thành tích
vẻ vang đó làm cho các Đảng bộ miền Nam thật xứng đáng

22

Văn kiện đảng toàn tập

với lòng tin cậy của đồng bào cả nước, xứng đáng với truyền
thống đấu tranh bất khuất của Đảng ta và dân tộc ta.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng thành thật khen ngợi
các đồng chí, nhiệt liệt hoan nghênh tinh thần yêu nước của
đồng bào miền Nam và thông cảm sâu sắc hoàn cảnh hết
sức khó khăn và gian khổ của các ®ång chÝ vµ ®ång bµo
miỊn Nam.
ChÕ ®é cđa Mü - Diệm là một chế độ cực kỳ hung bạo. Vì
bị thất bại về chính trị, cái lốt "quốc gia độc lập" giả hiệu
không thể lừa phỉnh được đồng bào miền Nam, nên đế quốc
Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm chỉ còn cách tăng cường khủng

bố, tàn sát rất dà man hòng dập tắt phong trào yêu nước ở
miền Nam. Chế độ độc tài hung bạo và man rợ của chúng
trong 5 năm qua đà gây ra không biết bao nhiêu cảnh đau
thương tang tóc, nghèo đói, ngày càng đưa xà hội miền Nam
vào con đường bế tắc về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xà hội.
Các tầng lớp nhân dân càng thấy rõ bộ mặt cướp nước và bán
nước của chúng, càng thiết tha với sự nghiệp hòa bình, thống
nhất độc lập và dân chủ. Tình hình ấy đòi hỏi những người
cộng sản chúng ta phải nêu cao ngọn cờ tiền phong lÃnh đạo
của Đảng, quyết tâm phấn đấu hy sinh làm tròn nhiệm vụ
đối với dân tộc ta và lý tưởng cộng sản cao quý của chúng ta.
Gần đây Mỹ - Diệm tăng cường khủng bố quy mô, đưa cả
máy chém đi khắp nơi để chặt đầu những cán bộ trung kiên
của Đảng, những người con trung thành của dân tộc. Làm như
thế chúng tưởng có thể gây sự khủng khiếp trong nhân dân, có
thể làm cho những người cộng sản và đồng bào yêu nước mất
tinh thần và khuất phục chúng. Chúng đặt cho cán bộ ta và
đồng bào ta trước một tình thế hoặc là phải chịu đầu hàng,
hoặc là kiên quyết đoàn kết và hy sinh phấn đấu để sống độc
lập và tự do. Ba mươi năm lịch sử vẻ vang của Đảng đà làm


thư của ban chấp hành trung ương đảng...

23

chói lọi gương phấn đấu hy sinh đến cùng của những người
cộng sản cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa cộng sản, không có
một thế lực tiền tài nào có thể cám dỗ được, không có một uy
vũ nào có thể khuất phục được. Ban Chấp hành Trung ương

Đảng tin tưởng sắt đá rằng các đồng chí Đảng bộ miền Nam
luôn luôn tiếp tục và phát huy truyền thống anh hùng ấy của
Đảng ta, đồng bào miền Nam luôn luôn giữ vững danh hiệu
"Thành đồng Tổ quốc". Ba mươi năm lịch sử vẻ vang của Đảng
đà dạy cho chúng ta: Cách mạng là khó khăn, gian khổ, lâu
dài nhưng nhất định thắng lợi. Tình hình miền Nam có nhiều
khó khăn, phức tạp do sự can thiệp của đế quốc Mỹ; chính
sách đàn ¸p khđng bè d· man cđa Mü- DiƯm, mét mỈt gây cho
ta những khó khăn tạm thời và những tổn hại về cán bộ,
nhưng mặt khác làm phơi bày bộ mặt gian ác của chúng và
gây căm hờn trong đông đảo các tầng lớp nhân dân. Nhưng 30
năm tồn tại và lớn mạnh của Đảng đà chỉ cho chúng ta thấy
rõ: quá trình phát triển của phong trào cách mạng có khi lên
khi xuống, khi bí mật khi công khai và bán công khai, có khi
bị thất bại tạm thời và phong trào lắng xuống, nhưng rồi lại
phát triển rộng rÃi hơn, mạnh mẽ hơn và cuối cùng, trong
những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi, là quần
chúng đứng lên lật đổ chế độ thống trị phản động và giành lấy
thắng lợi cho cách mạng. Nhận định rõ con đường phát triển
của phong trào cách mạng như thế để chúng ta vững lòng tin
tưởng ở thắng lợi cuối cùng và tăng thêm nghị lực phấn đấu
cho thắng lợi cuối cùng ấy.
Trước tình hình khó khăn và phức tạp của miền Nam
hiện nay, nhiệm vụ của các đồng chí Đảng bộ miền Nam rất
nặng nề. Các đồng chí cần luôn luôn tăng cường đoàn kết
nhất trí trong Đảng, nâng cao ý chí phấn đấu và lòng tin
tưởng ở thắng lợi cuối cùng, bám sát lấy nhân dân, mở rộng

24


Văn kiện đảng toàn tập

mặt trận đoàn kết các tầng lớp nhân dân chống Mỹ - Diệm,
kết hợp với nhân dân thành một khối vững chắc để bảo vệ cơ
sở Đảng, bảo vệ đồng bào, giữ vững phong trào, tích cực và
khéo léo đưa phong trào tiến lên vững chắc, không thể nôn
nóng chủ quan. Con đường cách mạng của chúng ta ngày nay
có nhiều thuận lợi hơn so với 30 năm trước đây. Đồng bào
miền Nam đà vùng lên làm Cách mạng Tháng Tám thành
công và được rèn luyện trong 9 năm kháng chiến nên có một
trình độ giác ngộ chính trị khá cao. Ngày nay chúng ta có
miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đang vững bước tiến lên
chủ nghĩa xà hội làm cơ sở cho công cuộc đấu tranh thùc hiƯn
thèng nhÊt n­íc nhµ. Ngµy nay phe x· hội chủ nghĩa do Liên
Xô đứng đầu đà lớn mạnh hơn thế lực của phe đế quốc thực
dân, phong trào độc lập dân tộc và hòa bình dân chủ đang
phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chủ nghĩa đế quốc thực
dân đang tan rà không gì cứu vÃn nổi, và nguy cơ chiến
tranh đang bị đẩy lùi.
Với ý chí quyết tâm thắng địch, nhất định chúng ta sẽ
đánh bại mọi âm mưu thâm độc của Mỹ - Diệm, cách mạng
Việt Nam ở miền Nam nhất định thắng lợi, sự nghiệp thống
nhất nước nhà của chúng ta nhất định thành công.
Xin chúc các đồng chí và đồng bào miền Nam luôn luôn
mạnh khoẻ, sang năm mới thu nhiều thắng lợi mới.
Kính chào thân ái và quyết thắng
Ban chấp hành Trung ương
đảng lao động Việt Nam
Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ương §¶ng.



25

Chỉ thị
của Ban Bí thư
Số 179-CT/TW, ngày 5 tháng 1 năm 1960
Về công tác chuẩn bị điều tra dân số
Theo dự kiến của Bộ Chính trị trước đây, và theo đề nghị
của Ban Chỉ đạo điều tra dân số Trung ương đà trình Bộ
Chính trị, đồng thời dựa vào ý kiến thống nhất của các địa
phương và các ngành ở Hội nghị điều tra dân số do Ban Bí
thư triệu tập ngày 18, 19-12-1959 vừa qua thì vào khoảng
đầu tháng 3-1960, sẽ tiến hành thống nhất đăng ký nhân
khẩu chung trên toàn miền Bắc (ngày 1-3-1960 bắt đầu, ngày
5-3-1960 kết thúc ở các tỉnh đồng bằng; đối với các tỉnh miền
núi thì sẽ kết thúc ngày 7-3-1960). Và cũng theo dự kiến,
ngay từ nay, các cấp các ngành đà phải bắt tay vào việc
chuẩn bị, và từ khi bắt đầu học tập ở chi bộ ra đến toàn dân
(tháng 2-1960) cho đến khi kết thúc, công tác điều tra dân số
sẽ phải được coi là một công tác trung tâm đột xuất, cần được
kết hợp với các công tác khác, hoàn thành cho có kết quả tốt.
Trong Hội nghị điều tra dân số ở Trung ương vừa rồi, các
địa phương và các ngành ở Trung ương đều đà nhất trí nhận
định là trước đây nhận thức của nhiều địa phương và nhiều
ngành mÃi đến sau Hội nghị điều tra dân số ở Trung ương

26

Văn kiện đảng toàn tập


hồi tháng 8-1959 mới chuyển biến mạnh và từ đó mới thật sự
quyết tâm bố trí công tác chuẩn bị, cho nên nói chung, đến
ngày tạm hoÃn, công tác chuẩn bị vẫn còn yếu, chất lượng
công tác chuẩn bị chưa tốt. Từ ngày tạm hoÃn đến nay, tình
hình nhân khẩu biến đổi, bộ máy điều tra dân số các cấp đÃ
có ít nhiều xáo trộn, thậm chí nhiều địa phương và nhiều
ngành ở trung ương đà buông trôi công tác chuẩn bị. Đến
nay khối lượng công tác chuẩn bị điều tra dân số còn phải
làm nhiều, thời gian chuẩn bị chỉ còn trên hai tháng (kể cả
nghỉ Tết), nếu không quyết tâm và khẩn trương bố trí công
tác thì sẽ không tránh khỏi tình trạng hấp tấp như trước
đây đà vấp phải.
Về nội dung chi tiết của khối lượng công tác chuẩn bị đÃ
có hướng dẫn trong bản kế hoạch công tác điều tra dân số và
đà được bàn trong Hội nghị ngày 18, 19-12-1959. ở đây, Ban
Bí thư chỉ nhấn mạnh những việc chính:
1. Về tuyên truyền: cần kịp thời làm cho các cấp lÃnh đạo
các địa phương, các ngành, các cán bộ, đảng viên, công nhân
viên chức thấy đầy đủ tầm quan trọng của công tác điều tra
dân số, hình dung cho rõ khối lượng công tác chuẩn bị hiện
nay để thấy rõ tính chất khẩn trương của công tác chuẩn bị,
do đó mà quyết tâm lÃnh đạo và thực hiện công tác này.
Đồng thời cần tích cực chuẩn bị để kịp tuyên truyền rộng ra
ngoài nhân dân vào khoảng từ sau Tết Nguyên đán.
2. Về tổ chức, cán bộ: Cần củng cố và tăng cường ngay các
Ban điều tra dân số các cấp và bộ máy giúp việc. Có kế hoạch
trưng tập lại số cán bộ đà tham gia công tác chuẩn bị trước
đây để có đủ lực lượng bố trí về huyện, và chuẩn bị phân công
xuống xà ngay sau Tết Nguyên đán (vào khoảng đầu tháng

2-1960). Tiếp tục củng cố và tăng cường bộ máy thống kê và


chỉ thị của ban bí thư số 179-CT/TW...

27

công an để làm lực lượng nòng cốt của cuộc điều tra. Dự kiến
danh sách điều tra viên, gồm cả chính thức và dự bị.
Việc tổ chức thực hiện công tác điều tra dân số ở các địa
phương do các địa phương phụ trách là chính. Trung ương
chỉ có thể tăng cường giúp đỡ đối với những địa phương nào
xét ra thực có nhiều khó khăn không thể khắc phục được, đặc
biệt là ë mét sè vïng ë miỊn nói.
3. TiÕp tơc tỉ chức đi nghiên cứu nắm tình hình, đặc
điểm dân cư, nhằm những nơi có nhiều biến động phức tạp
như vùng thuyền bè, các hộ tập thể (đặc biệt là công trường,
xí nghiệp); soát lại danh sách các địa điểm dân cư, chủ hộ;
xác định lại ranh giới những tỉnh, huyện, xà tiếp giáp nhau,
vẽ sơ đồ những nơi cần thiết; dự kiến chia khu vực điều tra
và phân cấp đăng ký, để chuẩn bị bố trí cán bộ và điều tra
viên sau này cho thích hợp.
Sắp tới, Trung ương cũng như các địa phương bận nhiều
công tác lớn, vì vậy tất cả các cấp lÃnh đạo Đảng và chính
quyền phải có sự quyết tâm đúng mức trong việc sắp xếp
lÃnh đạo, sắp xếp tổ chức và lực lượng, để đảm bảo hoàn
thành đầy đủ và kịp thời công tác chuẩn bị điều tra dân số
theo đúng kế hoạch chung đà đề ra. Đồng chí cấp uỷ phụ
trách Trưởng ban điều tra dân số các cấp, các đồng chí có
chân trong Ban, các đồng chí phụ trách công tác này ở các

ngành cần kiên quyết sắp xếp công việc, để trong từng thời
gian nhất định có điều kiện tập trung thì giờ mà chuyên
trách, bảo đảm hoàn thành tốt công tác điều tra dân số.
Một lần nữa, Ban Bí thư nhấn mạnh công tác điều tra
dân số đụng chạm đến mọi người dân ở miền Bắc nước ta.
Công tác này không phải là một công tác của riêng một cấp,
một địa phương, một ngành, một giới nào; tất cả các cấp, các

28

Văn kiện đảng toàn tập

địa phương, các ngành, các giới đều phải tham gia làm công
tác này. Các cấp, các địa phương, các ngành, các giới cần thấy
rõ như thế để xác định dứt khoát trách nhiệm của mình trong
từng thời gian nhất định, và tạo mọi điều kiện giúp cho việc
tiến hành công tác chuẩn bị điều tra dân số được thuận lợi.
Trong quá trình tiến hành công tác chuẩn bị, các địa
phương, các ngành gặp khó khăn gì cần báo cáo ngay lên
Trung ương để Trung ương theo dõi được chặt chẽ, và giúp đỡ
ý kiến được kịp thời. Đồng thời các địa phương và các ngành
ở trung ương có trách nhiệm báo cáo tình hình và kết quả
công tác chuẩn bị ở địa phương và ngành mình theo từng
bước công tác đà đề ra và phải coi đây là một vấn đề kỷ luật
cần được nghiêm chỉnh chấp hành.
T/m ban bí thư
Nguyễn duy Trinh
Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng.



29

Bài nói
của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lễ kỷ niệm
30 năm ngày thành lập Đảng *
Thưa các đồng chí,
Tôi xin thay mặt Trung ương Đảng và Mặt trận hoan
nghênh các đồng chí đà đến dự lễ chúc mừng Đảng 30 ti.
Trong thêi gian võa qua, kh¾p miỊn B¾c n­íc ta từ
thành thị đến nông thôn, các nhà máy, nông trường, hợp
tác xÃ, các đơn vị bộ đội, các cơ quan, trường học, v.v. ai
cũng hăng hái thi đua lấy thành tích chào mừng Đảng. Tôi
xin thay mặt Đảng gửi lời khen ngợi và cảm ơn toàn thể
đồng bào.
Đồng bào miền Nam trước đây đà từng anh dũng tham
gia cách mạng và kháng chiến, ngày nay đang đoàn kết chặt
chẽ, bền bỉ đấu tranh chống chế độ hung tàn của Mỹ - Diệm,
đòi cải thiện đời sống, đòi tự do dân chủ, đòi hòa bình thống
nhất nước nhà và luôn luôn hướng về miền Bắc. Tôi xin thay
mặt Đảng gửi đến đồng bào lời chào thân ái nhất; và nói với
đồng bào rằng: Cuộc đấu tranh chính nghĩa tuy phải trường
kỳ gian khổ, nhưng nhất định thắng lợi.
__________
* Nói tối ngày 5-1-1960.

30

Văn kiện đảng toàn tập


Thưa các đồng chí,
Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng,
chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại!
Đảng ta là con nòi, xuất thân từ giai cấp lao động. Trong
đại gia đình vô sản quốc tế rực rỡ dưới ngọn cờ chủ nghĩa
Mác - Lênin, Đảng ta có những người anh vĩ đại như Đảng
Cộng sản Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng
sản Pháp và các đảng anh em khác, gồm 35 triệu anh em
chiến sĩ tiên phong của giai cấp công nhân.
Đảng ta vĩ đại thật. Từ ngày bị đế quốc Pháp xâm chiếm,
nước ta là một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc
ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác. Trong mấy
mươi năm khi chưa có Đảng, tình hình đen tối như không có
đường ra.
Từ ngày mới ra đời, Đảng ta liền giương cao ngọn cờ cách
mạng, đoàn kết và lÃnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Đảng
chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi
đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường
thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế, phản phong.
- Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng
vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt
sĩ của Đảng ta, của dân ta.
Trong 15 năm đấu tranh trước Cách mạng Tháng Tám
và trong tám, chín năm kháng chiến, biết bao đảng viên ưu
tú và quần chúng cách mạng đà vì dân, vì Đảng mà hy sinh
một cách cực kỳ oanh liệt. Chỉ riêng trong cấp Trung ương
của Đảng đà có 14 đồng chí bị đế quốc Pháp bắn, chém, hoặc
đập chết trong nhà tù. Máu đào của các liệt sĩ ấy đà làm cho
lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dịng cđa c¸c



Bài nói của chủ tịch hồ chí minh...

31

liệt sĩ đà chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự
do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ và chúng
ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ
để vượt tất cả mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp
cách mạng mà các liệt sĩ đà chuyển lại cho chúng ta.
- Nhân đây, tôi muốn nhắc lại rằng: Trong 31 đồng chí
hiện nay là Uỷ viên Trung ương ta, trước ngày khởi nghĩa đÃ
được đế quốc Pháp tặng cho 222 năm tù đày. Đó là không kể
những án tử hình vắng mặt và những cuộc vượt ngục trước
khi hết hạn ở tù. Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí ta
đà lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý
luận. Một lần nữa, việc đó lại chứng tỏ rằng chính sách
khủng bố cực kỳ dà man của kẻ thù chẳng những không
ngăn trở được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đà trở
nên một thứ lửa thử vàng, nó rèn luyện cho người cách mạng
càng thêm cứng rắn. Mà kết quả là cách mạng đà thắng, đế
quốc đà thua.
- Đảng ta vĩ đại thật. Một ví dụ: Trong lịch sử ta có ghi
chuyện vị anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đà dùng gốc tre
đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến,
Đảng ta đà lÃnh đạo hàng nghìn, hàng vạn anh hùng noi gương
Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân Pháp.
Nhưng thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ;
thắng bần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều. Ngày nay ở

miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Đảng đoàn kết và lÃnh đạo
nhân dân ta thi đua kiến thiết chủ nghĩa xà hội, xây dựng
đời sống vui tươi, no ấm và mỹ tục thuần phong. Hễ còn có
một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn
đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ. Cho
nên Đảng vừa lo tính công việc lớn như đổi nền kinh tế và

32

Văn kiện đảng toàn tập

văn hóa lạc hậu của nước ta thành một nền kinh tế và văn
hóa tiên tiến, đồng thời lại luôn luôn quan tâm đến những
việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hằng
ngày của nhân dân. Cho nên Đảng ta vĩ đại vì nó bao trùm cả
nước, đồng thời vì nó gần gũi tận trong lòng của mỗi đồng
bào ta.
- Đảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân
dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác.
- Nhiệm vụ hiện nay của Đảng ta là lÃnh đạo nhân dân
đẩy mạnh thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để
xây dựng chủ nghĩa xà hội ở miền Bắc, làm cơ sở vững chắc
cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.
Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù, lại được
các nước anh em hết lòng giúp đỡ. Chúng ta phải có quyết
tâm học tập và theo kịp các nước anh em.
Kết quả tốt đẹp của đợt thi đua lấy thành tích chào mừng
Đảng đà chứng tỏ rằng sáng kiến và lực lượng của nhân dân
ta rất dồi dào và to lớn. Khi tư tưởng đà thông suốt thì khó
khăn gì cũng vượt được, công việc to lớn mấy cũng làm được.

Trung ương kêu gọi toàn thể đảng viên và đoàn viên
Thanh niên Lao động, bất kỳ ở cương vị nào, làm công việc gì
đều phải trau dồi đạo đức cách mạng, tẩy trừ chủ nghĩa cá
nhân, cố gắng học tập chính trị, văn hóa và khoa học, kỹ
thuật, làm tốt công tác kinh tế tài chính, gương mẫu trong
mọi việc làm. Phải đoàn kết và học hỏi những anh em ngoài
Đảng và ngoài Đoàn, để cùng nhau tiến bộ.
Hồi khởi nghĩa, Đảng ta chỉ có non 5.000 đảng viên mà
lÃnh đạo được nhân dân cả nước làm Cách mạng Tháng Tám
thắng lợi. Ngày nay, hàng ngũ Đảng ta đà tăng gần 100 lần,
nghĩa là độ nửa triệu đảng viên. Chúng ta lại có hơn 60 vạn


Bài nói của chủ tịch hồ chí minh...

33

đoàn viên Đoàn Thanh niên Lao động. Chính quyền nhân
dân ta vững chắc, quân đội nhân dân hùng mạnh, Mặt trận
dân tộc rộng rÃi. Công nhân, nông dân và trí thức ta được rèn
luyện thử thách và tiến bộ không ngừng. Nói tóm lại: lực
lượng của chúng ta to lớn và ngày càng to lớn. Dưới sự lÃnh
đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta nhất định thành công
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xà hội, nhất định thắng
lợi trong công cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà
và góp phần xứng đáng vào việc bảo vệ hòa bình ở châu á và
thế giới.
Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao,
Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao
nhiêu tình.

Đảng ta là đạo đức, là văn minh,
Là thống nhất, độc lập, là hòa bình ấm no.
Công ơn Đảng thật là to,
Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử
bằng vàng.
Đảng Lao động Việt Nam vĩ đại muôn năm!
Nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ
và giàu mạnh muôn năm!
Đại gia đình xà hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô
vĩ đại muôn năm!
Chủ nghĩa cộng sản muôn năm!
Hòa bình thế giới muôn năm!
Hồ Chí Minh: Toàn tập,
Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2000, t.10, tr.2-6.

34

Chỉ thị
của Ban Bí thư
Số 181-CT/TW, ngày 13 tháng 1 năm 1960
Về công tác thể dục thể thao
Từ khi có Chỉ thị số 106-CT/TW, ngày 2-10-1958 đến nay,
do sự chun biÕn vỊ nhËn thøc trong mét sè cÊp ủ Đảng và
cán bộ phụ trách các ngành, phong trào thể dục thể thao đÃ
phát triển khá rộng và nhanh hơn trước, nhất là trong học
sinh và quân đội. Trong một số xí nghiệp, cơ quan, địa
phương ở nông thôn, phong trào thể dục thể thao và thể thao
quốc phòng bắt đầu phát triển. Phong trào ngày càng lành
mạnh, càng toàn diện và đà góp phần nâng cao sức khoẻ,

giáo dục, đoàn kết quân đội, cán bộ, công nhân, thanh niên,
học sinh... Một số môn đà có tính chất quần chúng. Một số
địa phương và một số ngành đà bước đầu chấn chỉnh việc
lÃnh đạo công tác thể dục thể thao.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của phong trào ngày càng phát
triển thì việc tổ chức và lÃnh đạo phong trào còn nhiều nhược
điểm và thiếu sót:
1. Nhiều cấp uỷ Đảng chưa tập thể nghiên cứu Chỉ thị số
106 mà thường chỉ giao cho một đồng chí phụ trách, thiếu kế
hoạch tuyên truyền phổ biến rộng rÃi ý nghĩa mục đích vµ


chỉ thị của ban bí thư số 181-ct/tw...

35

tầm quan trọng của công tác thể dục thể thao và thể thao
quốc phòng trong cán bộ và nhân dân.
Vì vậy, những quan niệm lệch lạc đối với công tác thể dục
thể thao gần đây tuy có giảm bớt nhưng vẫn còn khá nhiều
như: cho thể thao là một thứ giải trí đơn thuần, cho lao động
mệt nhọc, đời sống còn khó khăn thì không cần hoặc không
nên hoạt động thể dục thể thao. Có nơi chỉ thiên về việc xây
dựng một vài đội bóng đá để thi đấu, không chú ý làm cho
phong trào trở thành phong trào quần chúng, không đảm bảo
chặt chẽ sự lÃnh đạo của Đảng đối với phong trào ngày càng
mở rộng, không nắm vững mục đích thể dục thể thao và thể
thao quốc phòng là để tăng sức khoẻ, phục vụ sản xuất, bảo
vệ tổ quốc, cho nên thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động
của các ngành sản xuất, y tế, quân đội, v.v.. Một số cán bộ

thể dục thể thao, trước những khó khăn hiện nay, chưa thấy
hết ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác, sinh ra chán
nản, cho công tác thể dục thể thao không có tiền đồ, v.v..
Trong phong trào thể dục thể thao gần đây, những
khuynh hướng sai lệch có giảm bớt, nhưng những hiện tượng
như ăn thua, bản vị, tự kiêu, tự đại, coi thường tập thể, tự do
chủ nghĩa, nuông chiều, lôi kéo cầu thủ, v.v. ở nhiều nơi chưa
được kịp thời uốn nắn.
2. Cơ quan phụ trách thể dục thể thao còn quá yếu. Hiện
nay nhiều tỉnh chỉ mới có vài ba cán bộ chạy theo những việc
sự vụ không đủ sức lÃnh đạo phong trào. Cấp huyện không
có người chuyên trách. Cấp xà chưa có hướng tổ chức lÃnh
đạo. Hệ thống lÃnh đạo từ trên xuống dưới không thống
nhất, không nắm được tình hình cụ thể. ở các ngành trung
ương, tổ chức và lÃnh đạo cũng chưa được chấn chỉnh hợp lý.
Việc đào tạo và bổ túc cán bộ là một việc cấp bách; nhưng

36

Văn kiện đảng toàn tập

chưa được coi trọng đúng mức. Hiện nay, hầu hết các nơi đều
thiếu cán bộ, nhưng chưa có kế hoạch tích cực đào tạo, bồi
dưỡng hoặc đào tạo xong không bổ túc thêm; có cán bộ cho đi
học hết lớp này đến lớp khác khi về lại dùng vào việc khác.
3. Tuy vừa qua phong trào đà phát triển khá rộng và
nhanh, nhưng còn một số đối tượng quan trọng như công
nhân, cán bộ, nhân viên, thanh niên ở nông thôn chưa tham
gia đông đảo phong trào thể dục thể thao và thể thao quốc
phòng. Tác dụng thể dục thể thao trong việc đẩy mạnh sản

xuất chưa được phát huy rộng rÃi. Trình độ kỹ thuật về
nhiều môn còn kém, đà hạn chế sức phát triển của phong
trào, ảnh hưởng không lợi đến việc giao thiệp với nước ngoài.
4. Việc làm và sử dụng sân bÃi, sản xt dơng cơ thĨ dơc
thĨ thao, x©y dùng mét sè chế độ, chính sách cần thiết chưa
tiến hành được mấy, cũng đà ảnh hưởng khá nhiều đến việc
phát triển phong trào.
Những nhược điểm và thiếu sót trên đây chứng tỏ nhiều
điểm trong Chỉ thị số 106 của Trung ương Đảng chưa được
quán triệt và chấp hành đầy đủ, nhất là về vấn đề tuyên
truyền giáo dục quan điểm thể dục thĨ thao trong chÕ ®é x·
héi chđ nghÜa chóng ta, vấn đề tăng cường tổ chức lÃnh đạo
các cơ quan phụ trách thể dục thể thao và vấn đề đào tạo cán
bộ thể dục thể thao.
*
Công cuộc xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xà hội
đang tiến hành một cách toàn diện, khẩn trương. Vấn đề thể
dục thể thao đà trở thành một yêu cầu của quần chúng và là
một mặt của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xà hội. Vì thế,
các cấp và các ngành cần nhận rõ vị trí và tầm quan trọng
của công tác thể dục thể thao và thể thao quốc phòng, tăng


chỉ thị của ban bí thư số 181-ct/tw...

37

cường chỉ đạo để đảm bảo cho phong trào phát triển đúng
đường lối của Đảng.
Trước mắt, các cấp uỷ Đảng và các đồng chí phụ trách

các ngành cần tiến hành những việc chính như sau:
1. Nghiên cứu lại Chỉ thị số 106 của Trung ương; kiểm
điểm việc tổ chức lÃnh đạo về mọi mặt phong trào thể dục thể
thao trong địa phương hoặc ngành và đề ra kế hoạch bổ
khuyết theo tinh thần sau đây:
Nền thể dục thể thao và thể thao quốc phòng của ta phải
xây dựng trên lập trường, quan điểm xà hội chủ nghĩa. Vì
nhiệm vụ xây dựng và bảo vƯ sù nghiƯp x©y dùng chđ nghÜa
x· héi ë miỊn Bắc, vì nhiệm vụ đấu tranh thống nhất nước
nhà mà phấn đấu. Kiên quyết chống lại những khuynh
hướng lệch lạc như đà phân tích ở trên.
Phong trào thể dục thể thao và thể thao quốc phòng của
ta phải trở thành một phong trào quần chúng rộng rÃi, ngày
càng được nâng cao về mặt kỹ thuật. Để đạt mục đích góp
phần tăng cường thể chất, nghị lực, và giáo dục, đoàn kết
đông đảo nhân dân, cần lấy việc mở rộng phong trào làm
chính, không bó hẹp trong một số ít tổ chức hoặc một vài
môn; đồng thời, cần quan tâm đúng mức đến việc nâng cao
trình độ chuyên môn.
Trong mọi mặt phát triển và củng cố phong trào, phải hết
sức dựa vào sự đóng góp công sức, sáng kiến của đông đảo quần
chúng, phải dựa vào các tổ chức quần chúng (nhất là thanh
niên, công đoàn), phải phối hợp chặt chẽ với các ngành sản
xuất, với các ngành quân đội, y tế; phải gắn chặt thể dục thể
thao với vệ sinh phòng bệnh thành một cuộc vận động chung.
2. Tăng cường tổ chức và lÃnh đạo các cơ quan phụ trách
thể dục thể thao từ trung ương đến địa phương (kể cả ở các
ngành). Đổi Ban Thể dục thể thao Trung ương thành Uỷ ban

38


Văn kiện đảng toàn tập

Thể dục thể thao Trung ương trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
Thành lập Đảng đoàn Uỷ ban Thể dục thể thao Trung ương.
Các cấp uỷ và các đồng chí phụ trách các ngành cần phân công
một đồng chí phụ trách. Ngoài đồng chí cấp uỷ phụ trách, cần
có một số cán bộ có đủ năng lực chuyên trách (nhất là ở mấy
ngành giáo dục, công nghiệp, thanh niên, công đoàn).
3. Tích cực đào tạo cán bộ thể dục thể thao, coi đó là một
vấn đề cấp bách. Ban thể dục thể thao trung ương cần mở
trường trung cấp, có kế hoạch đào tạo cán bộ các loại, có kế
hoạch gửi cán bộ đi học nước ngoài. Cần nghiên cứu ban hành
một số chính sách, chế độ như chế độ rèn luyện thân thể ®Ĩ lao
®éng b¶o vƯ Tỉ qc, chÕ ®é cÊp bËc vận động viên,...
4. Mở Hội nghị Thể dục thể thao toàn miền Bắc (gồm các
đồng chí cấp uỷ viên phụ trách và các đồng chí trực tiếp làm
công tác thể dục thể thao) để kiểm điểm việc chấp hành Chỉ
thị số 106 của Trung ương trong thời gian qua và thảo luận
về những biện pháp cụ thể để đẩy mạnh phong trào.
5. Cần phát động một phong trào thể dục thể thao và vệ
sinh phòng bệnh rộng rÃi trong cán bộ và nhân dân, có tổ
chức, có lÃnh đạo, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các
cấp, nhằm nâng cao sức khoẻ, tăng cường vệ sinh phòng
bệnh, góp phần vào việc cải thiện đời sống nhân dân, phục vụ
sản xuất và quốc phòng.
T/m ban bí thư
Nguyễn Duy Trinh
Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng.



39

Thông tri
của Ban Bí thư
Số 305-TT/TW, ngày 19 tháng 1 năm 1960
Về việc tăng cường lÃnh đạo, quyết tâm
hoàn thành tốt công tác trung tâm ở
nông thôn hiện nay
Trong thời gian gần đây, nhờ sự kiểm tra, đôn đốc của
Trung ương Đảng và Chính phủ, nhờ sự chỉ đạo có tiến bộ
của các cấp uỷ Đảng và nhờ phong trào quần chúng thi đua
lập thành tích chào mừng 30 năm ngày thành lập Đảng, các
công tác trung tâm ở nông thôn đà bước đầu thu được kết
quả, nhất là công tác phòng hạn, chống hạn trong sản xuất
Đông - Xuân.
Nhưng vì việc giáo dục của chúng ta chưa được sâu rộng
và ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhất là cán bộ xà và hợp
tác xà và của nhân dân đối với việc thực hiện kế hoạch Nhà
nước chưa sâu sắc; vì sự chỉ đạo thực hiện của các cấp ủ
ch­a tËp trung, ch­a toµn diƯn, thiÕu cơ thĨ vµ chưa khéo
kết hợp các mặt công tác, cho nên nhìn chung việc thực hiện
kế hoạch Nhà nước còn yếu so với yêu cầu của nhiệm vụ đÃ
đề ra. Cụ thể là:
- Về sản xuất Đông - Xuân: diện tích trồng cấy chưa đảm

40

Văn kiện đảng toàn tập


bảo; các biện pháp kỹ thuật như phân, giống, cày sâu, cấy
dày còn yếu; việc vận dụng phương châm "toàn diện, vượt bậc
và vững chắc" chưa tốt, việc vận động trồng hoa màu, cây
công nghiệp, nuôi cá, chăn nuôi gia súc... còn lỏng lẻo, thiếu
cụ thể...
- Về củng cố hợp tác xà sản xuất nông nghiệp: Việc củng
cố hợp tác xà chưa gắn chặt với sản xuất Đông - Xuân. Việc
phổ biến kế hoạch của trung ương về củng cố hợp tác xÃ
chậm và kém chu đáo, kém khẩn trương, nhiều cấp uỷ chưa
quán triệt ý nghĩa chính trị to lớn của đợt củng cố này. Trong
nội dung công tác củng cố hợp tác xÃ, chưa chú ý đúng mức
tới việc đặt kế hoạch và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất
Đông - Xuân; chưa tích cực giáo dục cho hợp tác xà nhận rõ
quan hệ giữa lợi ích của hợp tác xà và lợi ích của Nhà nước để
sửa chữa những thiếu sót trong việc chấp hành các chính
sách làm cho hợp tác xà có ý thức đầy đủ trong việc bán thóc,
trả nợ và nộp thuế thóc tốt cho Nhà nước.
- Công tác thu thuế, mua thóc và thu hồi nợ cũng còn
kém, nhất là thu nợ, đến nay việc thu thuế mới đạt 82,8% mà
thóc phần nhiều lại xấu hơn mọi năm. Việc mua thóc và thu
hồi nợ mới đạt được 61,1%; nhiều hợp tác xà và phần lớn
những trung nông và phú nông thóc thừa chưa bán thóc cho
Nhà nước.
Tình hình như trên không cho phép chúng ta ngồi chờ
kết quả mà từ nay tới hết tháng 2-1960 phải hết sức khẩn
trương, vận động quần chúng, kiên quyết đẩy mạnh kế hoạch
sản xuất Đông - Xuân gắn liền với việc tích cực củng cố hợp
tác xÃ, đồng thời chú ý giải quyết tốt các công tác khác như
thu thuế, mua thóc và thu hồi nợ, v.v..

- Về sản xuất Đông - Xuân: phải nhận rõ lấy việc đẩy
mạnh vụ Đông - Xuân mà củng cố hợp tác xà và cđng cè hỵp


thông tri của ban bí thư số 305-tt/tw...

41

tác xà là để đẩy mạnh sản xuất Đông - Xuân. Sản xuất
không tốt, thu hoạch của hợp tác xà không tăng lên thì
không thể nào củng cố hợp tác xà được. Sản xuất Đông Xuân không thể tách rời với củng cố hợp tác xà hiện nay. Về
phương châm sản xuất, phải chó ý toµn diƯn, nh­ng hÕt søc
coi träng viƯc cÊy lúa, đảm bảo cấy hết diện tích lúa chiêm
chính vụ, áp dụng kỹ thuật liên hoàn; tích cực chuẩn bị
giống, phân, đất cho đợt phát triển diện tích trồng cấy lúa,
hoa màu và cây công nghiệp mùa xuân (sau Tết Nguyên
đán); phải hết sức coi trọng việc tăng mức phân bón cho lúa,
hoa màu, cây công nghiệp, cần kiểm điểm sâu để tìm nguyên
nhân vì sao mà phong trào làm phân và dùng phân hóa học
năm nay kém các vụ trước để tìm ra những biện pháp tích
cực nhất giải quyết vấn đề phân bón; phải có kế hoạch chăm
sóc trâu bò và các gia súc khác trong mùa rét; nơi có hạn thì
phải tập trung chống hạn, nơi không có hạn thì phải có kế
hoạch giữ nước đề phòng hạn, đồng thời phải có biện pháp
giải quyết diện tích úng thủy ở một số nơi.
- Về củng cố hợp tác xÃ: phải quán triệt ý nghĩa chính trị
to lớn của đợt củng cố hợp tác xà lần này, làm cho các hợp tác
xà căn bản thực hiện đúng đường lối, chính sách, nguyên tắc
và nâng cao trình độ giác ngộ xà hội chủ nghĩa, trình độ quản
lý lên một bước; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho phong trào;

chuyển được nhiều hợp tác xà cũ thành hợp tác xà khá; làm
cho những hợp tác xà mới xây dựng ổn định về tư tưởng, tổ
chức và đi dần vào nền nếp; trước hết làm cho hợp tác xÃ
thực hiện tốt kế hoạch sản xuất Đông - Xuân, hăng hái bán
thóc, nộp thuế và trả nợ cho Nhà nước. Để đảm bảo thực hiện
được yêu cầu củng cố như trên, những địa phương nào đà có
kế hoạch củng cố và đang tiến hành củng cố sẽ kiểm điểm lại

42

Văn kiện đảng toàn tập

kế hoạch xem đà quán triệt ý nghĩa chính trị và yêu cầu của
Trung ương đặt ra chưa, bổ khuyết cho kế hoạch được đầy
đủ, toàn diện, có trọng tâm, rồi tiếp tục thực hiện; địa
phương nào đang và sắp tiến hành đợt củng cố, phải nghiên
cứu lại chủ trương kế hoạch của Trung ương, nắm vững yêu
cầu và ý nghĩa chính trị của đợt củng cố rồi xuất phát từ tình
hình thực tế của địa phương mình mà đề ra nội dung kế
hoạch củng cố hợp tác xà cho thích hợp, chú ý kết hợp với kế
hoạch giáo dục đảng viên và xà viên hợp tác xà của Ban
Tuyên huấn Trung ương sắp gửi xuống. Trên cơ sở củng cố
tốt hợp tác xà đà có, làm tốt vụ Đông - Xuân là thiết thực,
chuẩn bị điều kiện cho việc mở rộng và đẩy mạnh phong trào
hợp tác hóa nông nghiệp năm 1960.
- Phải chú ý chỉ đạo thực hiện tốt công tác trung tâm đột
xuất là thu thuế, mua thóc và thu hồi nợ, phải nhận rõ những
công tác này nếu để càng chậm càng gây nhiều khó khăn cho
việc hoàn thành kế hoạch, ảnh hưởng không tốt đến vấn đề
lương thực và các mặt công tác khác.

Dựa vào những phương hướng chung đà nêu ra ở trên,
các cấp uỷ căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ kế hoạch phải
làm mà kiểm điểm tình hình, kiểm điểm sự chỉ đạo của mỗi
cấp uỷ và đề ra những biện pháp thiết thực, cụ thể, thích hợp
với tình hình các xÃ, quyết tâm hoàn thành tốt mấy công tác
trung tâm thường xuyên ở nông thôn hiện nay.
T/M Ban Bí thư
Nguyễn duy Trinh
Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng.


43

Nghị quyết
của Bộ Chính trị
Số 100-NQ/TW, ngày 20 tháng 1 năm 1960
Về việc một số nhân sĩ trí thức cao cấp trong
Chính phủ xin gia nhập Đảng ta
Theo báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương, trong dịp
Đảng ta tiến hành đợt kết nạp đảng viên "lớp 6-1" hiện nay,
một sè nh©n sÜ trÝ thøc cao cÊp cã ch©n trong Chính phủ đÃ
làm đơn gửi đến các chi bộ nơi làm việc yêu cầu được gia
nhập Đảng.
Bộ Chính trị cho rằng: đây là một hiện tượng tốt, chứng
tỏ ảnh hưởng và sự tín nhiệm của Đảng ta trong quần chúng
nhân dân ngày càng to lớn, đồng thời cũng chứng tỏ các nhân
sĩ trí thức ấy sau thời gian lâu dài hoạt động dưới sự lÃnh
đạo của Đảng ta, ngày càng hiểu rõ Đảng ta hơn, và ngày
nay, họ chẳng những chỉ quyết tâm theo sự lÃnh đạo về

chính trị và tư tưởng của Đảng, mà còn sẵn sàng phục tùng
sự chỉ đạo về tổ chức của Đảng.
Tuy nhiên, đối chiếu với tình hình chính trị chung cả
nước và lợi ích chung của cách mạng, Bộ Chính trị cho rằng:
hiện nay, không kết nạp các nhân sĩ trí thức ấy vào Đảng ta
là lợi hơn. Hiện nay, tuy có quyết tâm chịu sự chỉ đạo về tổ

44

Văn kiện đảng toàn tập

chức của Đảng, nhưng các nhân sĩ trí thức ấy hoạt động, đấu
tranh với danh nghĩa những người không phải đảng viên có
lợi hơn là với danh nghĩa Đảng viên.
Vì vậy, Bộ Chính trị thông tri quyết nghị nói trên cho các
chi bộ nơi các nhân sĩ trí thức ấy làm việc để tiến hành
những công tác giải thích cần thiết và thích hợp, nhằm làm
cho họ nhận rõ, càng tăng thêm tinh thần hăng hái cách
mạng và quyết tâm gắn bó với Đảng ta. Về phần các chi bộ,
thì từ nay càng cần phải gần gũi giúp đỡ họ hơn trong công
tác, chú ý phổ biến và để cho họ nghiên cứu các nghị quyết,
chỉ thị của Đảng, và trong các cuộc họp bàn các chủ trương
công tác (như các Hội nghị của Đảng đoàn), trừ khi bàn các
vấn đề có tính chất thuần túy nội bộ; còn thì nên mời họ tham
gia, phát biểu ý kiến.
T/M Bộ Chính trị
Nguyễn duy Trinh
Lưu tại Kho Lưu trữ
Trung ương Đảng.



×