Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN rèn tính tự lập cho trẻ nhà trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 24 trang )

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ 24-36
THÁNG TUỔI
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của sáng kiến:
“Mẹ u con bởi con chính là con
Cịn yếu ớt kỹ năng tự phục vụ
Và nhận thức con vẫn còn chưa đủ
Để tự lo và chăm sóc cho mình”
Vậy làm sao để dạy trẻ tự lập từ khi còn nhỏ luôn là nỗi băn khoăn, lo
lắng của mẹ cha. Bắt đầu từ đâu và phải dạy trẻ như thế nào, là một điều khó
khăn mà bắt buộc cha mẹ nào cũng nghĩ. Làm thế nào để hình thành thói quen tự
lập cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ để làm bước đệm vững chắc cho trẻ trong tuổi
trưởng thành?
2. Lý do chọn đề tài:
Ở độ tuổi mầm non, trẻ xuất hiện tình trạng thụ động, khơng biết ứng phó
trong những hồn cảnh nguy cấp, khơng biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy
hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ... Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng
này, trong đó việc thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân sâu xa nhất. Do đó, theo
tơi việc dạy trẻ tự lập là rất cần thiết.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp trẻ có kinh nghiệm trong
cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết
cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo
của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm với bản thân và có
cuộc sống hài hòa trong tương lai. Kỹ năng sống còn thúc đẩy sự phát triển của
xã hội. Các kỹ năng sống được học tốt nhất thơng qua các hoạt động tích cực
của trẻ, đối với trẻ mầm non, trẻ thường học các hành vi thông qua việc bắt
chước, nhập tâm, qua luyện tập thực hiện hàng ngày, lâu dần trở thành kỹ năng
của trẻ.
Trong những năm gần đây, nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non
đã triển khai, song kết quả đạt trên trẻ chưa cao và chưa đồng đều giữa các trẻ.


Một số giáo viên còn thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu
và hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Các bậc cha mẹ chưa nhận
thức được tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ, họ thường chú
trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng
1


sống cho trẻ. Họ luôn bao bọc, nuông chiều quá mức, làm hộ trẻ quá nhiều khiến
trẻ ỷ lại, hay nói chính xác là “ lười”. Lười trong hành động dẫn đến lười trong
cả sua nghĩ, ích kỷ, khơng quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc
sống cịn rất hạn chế. Điều đó sẽ rất khó khăn cho trẻ trong việc sử lý khi có tình
huống bất ngờ xảy ra.
Là một giáo viên mầm non nhiều năm liền phụ trách nhóm nhà trẻ, nhận
thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã
luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ - cái
tuổi mà những đứa trẻ hoàn toàn vẫn là những tờ giấy trắng tinh. Chính vì những
lý do trên nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục tính tự
lập cho trẻ 24- 36 tháng tuổi” để nghiên cứu giảng dạy trong năm học này.
3. Phạm vi và đối tượng của sáng kiến:
+ Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 2436 tháng tuổi ở trường mầm non Thanh Sơn huyện Kim Bảng.
+ Về không gian: Lớp B2 trường mầm non Thanh Sơn, huyện Kim Bảng,
Tỉnh Hà Nam.
+ Thời gian nghiên cứu: 6 tháng (Từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2020)
4. Mục đích của sáng kiến: Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp giáo
dục tính tự lập cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi đạt hiệu quả tốt nhất.
4.1. Nghiên cứu lý thuyết: Hàng ngày tơi tìm và đọc tài liệu tham khảo về
phương pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non, đồng thời rút kinh nghiệm
trong tiết học để có biện pháp phù hợp đối với từng trẻ nhằm phát huy tính tích
cực của trẻ.
4.2. Phương pháp điều tra: Để thăm dị thực trạng q trình phát triển tính

tự lập cho trẻ.
4.3. Phương pháp quan sát: Thông qua các hoạt động hàng ngày, hoạt
động tham quan, lễ hội, tôi thường quan sát trực tiếp theo dõi tình hình q trình
phát triển tính tự lập ở mức độ nào để có phương pháp điều chỉnh và phát triển
các biện pháp được tốt hơn.
4.4. Phương pháp trực quan: Sử dụng các đồ dùng trực quan, các tình
huống thực tế gần gũi, quen thuộc.
4.5. Phương pháp dùng lời: Dùng lời để đàm thoại trao đổi giảng giải
hướng dẫn trẻ.
4.6. Phương pháp trò chơi: Cung cấp kiến thức cho trẻ thơng qua trị chơi
PHẦN NỘI DUNG.
I. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
2


1.Cơ sở lý luận
Trẻ em dưới hai tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh
như giọng nói của người lớn khi trị chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ,
tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và phát triển
kỹ năng sống cho trẻ cần được tiến hành từ bậc mầm non. Trong quá trình phát
triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tơn vinh các giá trị đích thực của
mình thì trẻ sẽ có một nhân cách phát triển tồn diện, bền vững, có khả năng
thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình
trong cuộc sống... Bên cạnh, trẻ đang ở trong giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội
những giá trị sống để phát triển nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ.
Nghiên cứu gần đây về về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả
năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm sốt, thể hiện các cảm giác
của mình, biết cách ứng sử phù hợp với các yêu cầu biết giải quyết các vấn đề
cơ bản một cách tự lập có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách và

kết quả học tập của trẻ. Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực,
xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu
cực giúp trẻ có được nhận thức, kiến thức, hành vi thái độ và kỹ năng thích hợp.
Một số nhóm kỹ năng sống cần thiết rèn cho trẻ đó là: Kỹ năng tự phục
vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, kỹ năng giữ an toàn
cá nhân, kỹ năng hợp tác chia sẻ, hoạt động cùng nhóm, kỹ năng tự giải quyết
vấn đề, xử lý tình huống... các kỹ năng này khơng tách rời nhau mà có liên quan
chặt chẽ với nhau, được thể hiện đan xen vào nhau, có thể thực hành trong bất
cứ tình huống nào xảy ra hàng ngày. Cho nên việc giáo dục và vận dụng tốt các
kỹ năng sống trên sẽ giúp trẻ có nhân cách tốt.
2. Cơ sở thực tiễn:
Khi tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi nhận thấy yếu
điểm xuất phát từ yếu tố kinh tế, xã hội, gia đình và nguyên nhân chủ yếu là do
các bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong quản lí gia đình, ít gần gũi với con cái
hoặc nuông chiều con quá mức, luôn đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần.
Ví dụ: Trẻ chỉ cần địi ăn món nào đó là được đáp ứng ngay mà khơng biết
điều đó có phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của bố mẹ hay khơng hoặc món ăn đó
có lợi gì hay có hại gì cho sức khỏe của trẻ, khi được ăn món đó, thậm chí trẻ
cịn khơng tự cầm hay tự xúc ăn, trẻ cũng không biết xin hay cảm ơn bố
mẹ….Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ thiếu kỹ năng
sống.

3


Năm học 2019-2020, tôi được nhà trường phân công dạy nhóm 24-36
tháng tuổi, tại khu trung tâm của trường, với số cháu là 21 trẻ, trong đó 11 cháu
nam, 10 cháu nữ, qua quá trình rèn kỹ năng tự lập cho trẻ, tơi nhận thấy lớp tơi
có những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi

- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên
về chuyên môn, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục
trẻ tương đối đầy đủ.
- Diện tích lớp học rộng rãi thống mát, lớp có khơng gian hoạt động an
tồn cho trẻ.
- Các cháu đi học tương đối đều và ngoan
- Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lịng u thương trẻ, tận tình với
cơng việc, ln có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xun tìm tịi nghiên cứu
tài liệu có liên quan đến việc chăm sóc giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm
sóc giáo dục trẻ hàng ngày nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, nắm được tâm sinh lý
của trẻ và những thói quen của trẻ hàng ngày.
b. Khó khăn
- Đa số trẻ là con nhà nơng, cha mẹ ít có điều kiện chăm sóc dạy dỗ con
mình.
- Đồ dùng đồ chơi chưa đáp ứng đủ theo thông tư 02 và thông tư 34.
- Đồ dùng dạy học chưa phong phú, chưa kích thích tính sáng tạo của trẻ.
- Tổ chức tiết học chưa sinh động, cách đặt câu hỏi chưa gần gũi, còn khó
so với độ tuổi, từ ngữ chưa chính xác, khơng lôi cuốn trẻ tập trung.
- Môi trường học tập và môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú đa
dạng.
- Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng
sống cho trẻ.
- Phụ huynh còn nuông chiều trẻ quá mức thường làm thay cho trẻ những
công việc mà trẻ yêu cầu.
- Nhiều phụ huynh chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực.
- Trình độ nhận thức của trẻ khơng đồng đều, do đó cùng một thời gian và
biện pháp dạy trẻ các nội dung kỹ năng sống nhưng kết quả trên trẻ đạt chưa
tương đương với nhau.
- Một số trẻ nhút nhát nên không tự tin khi tham gia vào các hoạt động,

một số trẻ lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của

4


cơ, cịn hay nói leo, đi lại tự do trong lớp, kỹ năng sống của trẻ còn nhiều hạn
chế, thậm chí là chưa hình thành.
- Một số trẻ được gia đình bao bọc, chiều chuộng, làm hộ mọi việc nên trẻ
quen dựa dẫm, có tính ỷ lại, ích kỷ, độc quyền, lãnh cảm với mơi trường xung
quanh, chưa có những kỹ năng sống cần thiết phù hợp theo độ tuổi.
- Một số cháu kỹ năng giao tiếp kém do ngôn ngữ chậm phát triển (Nói
ngọng, nói chưa rõ).
- Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi
điện tử...
- Số liệu trước khi thực hiện đề tài:
STT
Kỹ năng sống
Kết quả
Số trẻ
Tỷ lệ (%)
1
Kỹ năng tự phục vụ
10/21
48%
2
Kỹ năng giao tiếp
9/21
43%
3
Kỹ năng nhận thức và thể hiện bản thân

11/21
52%
4
Kỹ năng an toàn tự bảo vệ
9/21
43%
5
Kỹ năng hợp tác chia sẻ, hoạt động cùng nhóm
8/21
38%
6
Kỹ năng giải quyết vấn đề, sử lý tình huống
5/21
24%
Mặc dù thực trạng giáo dục tính tự lập cho trẻ ở trường cịn nhiều hạn chế,
tuy nhiên tôi đã dần khắc phục, nghiên cứu các giải pháp và thực hiện giáo giục
tính tự lập cho trẻ theo mục tiêu của chương trình giáo dục đã đề ra. Trên cơ sở
tìm ra những tồn tại, tôi đã rút ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng tuổi như sau.
II. Nội dung sáng kiến:
1. Các giải pháp mới đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
* Biện pháp1: Tìm tịi, nghiên cứu, học hỏi, bồi dưỡng bản thân để
nắm chắc phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Để có thể thực hiện tốt đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục tính tự lập
cho trẻ 24-36 tháng tuổi”, tơi thiết nghĩ mình khơng chỉ nghiên cứu nắm vững
mục đích yêu cầu của hoạt động mà còn cần phải nắm chắc được các phương
pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng,
khơng bị gị bó, áp đặt, giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào
thực tế hàng ngày của trẻ. Vì vậy, để giúp trẻ lớp tơi có được những kỹ năng
sống cơ bản đó tơi đã khơng ngừng đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm

sóc và giáo dục trẻ mầm non độ tuổi nhà trẻ, trao đổi với đồng nghiệp, tìm tịi
đọc tham khảo các biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo, internet,
tạp chí mầm non như:
5


- Sách hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho trẻ
mầm non.
- Sách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
- Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ.
- Tích cực xem những vi deo, clip về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trên
truyền hình, internet.
Qua việc tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi qua truyền thông, báo đài, tài liệu
cũng như xem các phương tiện thông tin hiện đại, tôi đã nắm vững được các
phương pháp để dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản nhất. Nhận thấy đây là việc quan
trọng và cần thiết đối với trẻ nên trong các buổi họp sinh hoạt chuyên môn của
khối tôi đã mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp về các biện pháp “ Dạy kỹ năng
sống cho trẻ” và được đồng nghiệp thảo luận góp ý xây dựng cho các biện pháp
của mình được phù hợp hơn.
Việc nắm chắc các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giúp tôi
luôn tự tin trong các hoạt động dạy các kỹ năng sống cho trẻ.
*Biện pháp 2: Tạo môi trường thuận lợi cho trẻ được học tập, vui
chơi, trải nghiệm qua đó dạy trẻ kỹ năng sống.
Mơi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục trẻ. Có
mơi trường trong lớp và mơi trường ngồi lớp học. Mơi trường trong lớp như
các góc hoạt động, đồ dùng học tập… có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và
một số kỹ năng. Môi trường ngồi lớp như góc thiên nhiên, vườn cây, khu vận
động, chợ quê…giúp trẻ phát triển tình cảm xã hội. Trẻ thường thích quan sát
những gì quanh trẻ. Chính vì vậy, tôi luôn chú trọng đổi mới tổ chức môi trường
giáo dục nhằm kích thích, tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm sáng

tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.
Đối với môi trường trong lớp, tơi ln trang trí lớp đẹp mắt, thay đổi theo
chủ đề, sắp xếp đồ chơi ở từng góc khoa học thuận tiện cho việc lấy cất để chơi
của trẻ.
Ví dụ:
- Góc thao tác vai, ở chủ đề “Mẹ và những người thân u”, tơi trang trí
những bức tranh về gia đình, sắp xếp các đồ chơi như: Bộ đồ dùng gia đình, bộ
đồ chơi nấu ăn…để trẻ được nhập vai chơi, sử dụng các đồ dùng đồ chơi một
cách hiệu quả qua đó giáo dục kỹ năng sử dụng đúng các đồ dùng trong gia
đình, kỹ năng hợp tác chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình như mẹ bế bé,
cho bé ăn, tắm cho bé…hay ở chủ đề “ Các cô bác trong trường mầm non”: Trẻ
chơi đóng vai cơ giáo với các thao tác như cơ chăm sóc học sinh, dạy học sinh
múa hát đọc thơ…Với cách sắp xếp như vậy, tôi thấy trẻ chơi rất hiệu quả, trẻ tái
6


hiện được công việc, cách giao tiếp các vai chơi với nhau có phần giống như
người lớn…
- Góc thư viện: Ngồi những quyển sách, truyện được nhà trường cấp
phát, tơi đã sưu tầm và vận động phụ huynh tặng thêm nhiều tranh sách về các
chủ đề, tranh sách về kỹ năng sống sau đó trang trí, sắp xếp, phân chia nhiều
ngăn để sách, truyện vừa tầm với của trẻ. Trong các giờ chơi với đồ chơi, hoạt
động theo ý thích, tơi thường xun đến góc chơi kể cho trẻ những câu chuyện,
hay chỉ ra cho trẻ xem những hình ảnh trong tranh qua đó giáo dục các kỹ năng
sống qua thơng điệp của bức tranh hay câu chuyện đó. Mỗi giờ chơi góc như vậy
tơi thấy trẻ lớp tơi rất hứng thú nghe cô kể, hào hứng trả lời các câu hỏi của cơ.

Hình ảnh các bé lớp B2 chơi ở góc thư viện
- Tơi cịn tận dụng những mảng tường trống, hay trên cửa sổ dán những
bức tranh về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như kỹ năng ứng phó với các hiện

tượng tự nhiên, bé bảo vệ môi trường, bé quan tâm đến mọi người xung quanh,
bé sử dụng tiết kiệm năng lượng, tranh cảnh báo về độ cao, tranh thể hiện hành
vi của trẻ…và thường trò chuyện với trẻ về những hình ảnh đó, thơng qua đó tơi
đã giáo dục cho trẻ kỹ năng ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống
của trẻ…
Đối với mơi trường ngồi lớp học: Tơi thường xun vệ sinh sạch sẽ, ln
trồng bổ sung, chăm sóc cây hoa, cây cảnh ở góc thiên nhiên của lớp thêm sinh
động để phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ. Những giờ hoạt động
ngồi trời hay góc chơi thiên nhiên chăm sóc cây, tơi thường cho trẻ ra tưới
nước, nhổ cỏ, lau lá cây, nhắc nhở trẻ biết chăm sóc cây khơng dứt lá bẻ cành…
7


Để nhắc trẻ bỏ rác đúng nơi quy định, tôi đã dán vào thùng đựng rác hình
ảnh bé nhặt rác vào thùng để nhắc nhở trẻ và tôi theo dõi trẻ lớp tơi rất có ý thức
bỏ rác đúng nơi quy định. Dù một vỏ bánh kẹo khi trẻ ăn xong, một vỏ hộp sữa
khi trẻ uống xong.

8


Hình ảnh các bé lớp B2 chăm sóc cây
9


*Biện pháp 3: Cô giáo là tấm gương sáng
Ở trường, cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của trẻ. Trẻ rất thích được cơ
u thương, gần gũi. Mọi cử chỉ của cô, trẻ rất lưu tâm và bắt chước theo. Vì
vậy tơi ln ln chuẩn mực trong mọi lĩnh vực như: Cách giao tiếp với phụ
huynh, với đồng nghiệp, với trẻ, hay với tác phong, hành động cử chỉ của

mình...Đối với phụ huynh, trong giờ đón trả trẻ, tơi luôn niềm nở tươi cười chào
hỏi, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập của trẻ ở trường cũng
như ở nhà. Đối với trẻ, tôi luôn ân cần dịu dàng yêu thương trẻ, đối sử công
bằng với mọi trẻ trong lớp, luôn tạo mối thân thiện giữa cô và trẻ. Cô là tấm
gương sáng cho trẻ noi theo.
Ví dụ: Khi tơi dạy trẻ nói lời cảm ơn, biết xin khi nhận được đồ hoặc sự
giúp đỡ của người khác hoặc khi người khác làm một điều gì đó cho mình, hay
dạy trẻ xin lỗi khi mình làm sai điều gì đó để hình thành ý thức của việc nên cám
ơn và xin lỗi người khác thì trong mối quan hệ giữa tôi với trẻ tôi cũng ln nói
lời cảm ơn trẻ khi trẻ trả lời đúng các câu hỏi hay lấy cho cơ cái gì hoặc xin lỗi
trẻ khi cơ nói nhầm... Thực hiện biện pháp trên hiệu quả rất tốt. Khi cô giáo là
mẹ hiền thì các cháu sẽ là con ngoan.
*Biện pháp 4: Hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt
động học.
Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non không có giờ dạy đạo đức, hay
dạy kỹ năng sống riêng mà thơng qua hình thức tích hợp với nội dung bài dạy
của các lĩnh vực nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hóa.
Ví dụ:
- Giờ học thể chất, tôi dạy cho trẻ các vận động: Bò qua vật cản cao 1015cm, bò theo đường zich zắc, bị thấp chui qua cổng...qua đó rèn cho trẻ các kỹ
năng nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, khéo léo khi tham gia vận động, biết tập thể
dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh, cao lớn, trẻ biết trong khi tập không
chen lấn xô đẩy nhau, biết kiên nhẫn chờ đến lượt...
- Giờ học làm quen văn học: Tôi bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống,
nhân cách tốt đẹp qua những câu chuyện, bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao, hò,
vè,.... Được nghe kể chuyện là điều trẻ rất thích, do đó tơi thường chọn câu
chuyện phù hợp để lồng ghép giáo dục. Chẳng hạn chủ đề “Bé và các bạn”, với
bài thơ “Bạn mới” khi đó tơi chuyển tải những thông điệp quý báu: “Kỹ năng
giao tiếp, chơi, gúp đỡ, động viên bạn bè”... Trong hoạt động dạy trẻ đọc thuộc
thơ ca, đồng dao, tôi dạy trẻ phát âm đúng, đọc rõ ràng diễn cảm thể hiện cảm
xúc theo nhịp điệu bài thơ.


10


- Giờ học tạo hình: Tơi dạy trẻ biết u quý cái đẹp, thích thú tạo ra cái
đẹp. Chẳng hạn như giờ học di màu: “Cái mũ”, Khi trò chuyện tơi hỏi trẻ mũ để
làm gì, dùng như thế nào, giáo dục trẻ u q giữ gìn đồ dùng, có thới quen đội
nón mũ khi đi nắng...hay giờ: “Tơ màu quả bóng”, tơi giáo dục trẻ gữ gìn đồ
chơi, lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định...
- Giờ học nhận biết tập nói: Tơi cho trẻ nhận biết đồ dùng hay đồ chơi,
đặc điểm cấu tạo, cơng dụng, ích lợi, tác hại của các sự vật, hiện tượng qua đó
tơi cũng giáo dục trẻ cách thức sử dụng, bảo vệ hay kỹ năng ứng phó với các sự
vật, hiện tượng được khám phá. Chẳng hạn với chủ đề: “ Mẹ và những người
thân yêu” khám phá về một số đồ dùng gia đình: Tơi cho trẻ nhận biết các đặc
điểm, công dụng của một số đồ dùng trong gia đình như: xoong, nồi, bát, đĩa, ti
vi, tủ lạnh, quạt, bếp ga…qua đó tơi dạy cho trẻ cách sử dụng những đồ dùng gia
đình như xoong để nấu canh, nấu thức ăn, bát con để ăn cơm, bát to để đựng
canh, đĩa để đựng rau, đựng thức ăn…và giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng,
biết ơn những người đã làm ra các đồ dùng đó, sử dụng giữ gìn các đồ dùng gia
đình, dùng xong cất ngăn nắp gọn gàng, thận trọng với các đồ dùng sắc nhọn, dễ
gây bỏng như bàn là, bếp ga, phích nước nóng, khơng sờ tay vào các ổ điện. Với
chủ đề: “Động vật”, nhận biết tập nói về các con vật: Tơi cho trẻ quan sát nhận
biết tên gọi, đặc điểm, thức ăn, cách vận động, tiếng kêu, ích lợi…của các con
vật qua đó, tơi giáo dục trẻ biết u q, chăm sóc bảo vệ các loài động vật, biết
tránh xa những loài động vật có thể gây nguy hiểm, hay với chủ đề: “Mùa xuân
của bé”, khi quan sát hay học nhận biết tập nói về các loại hoa, tơi giáo dục cho
trẻ cách chăm sóc, bảo vệ hoa như: bắt sâu, nhổ cỏ, tưới nước cho cây…Qua tiết
nhận biết tập nói hay quan sát về mùa xuân tôi giáo dục cho trẻ kỹ năng ứng phó
với các hiện tượng thời tiết như: ăn mặc phù hợp, bảo vệ sức khỏe, phòng chống
bệnh dịch theo mùa...

Đối với các hoạt động khác diễn ra trong hoạt động học cũng vậy, tôi
thường lựa chọn nội dung phù hợp, kết hợp với phương pháp dùng lời, trẻ được
nghe, được đọc cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của
cuộc sống xung quanh, từ đó tích lũy cho mình những bài học kinh nghiệm.
*Biện pháp 5: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động vui chơi.
Như chúng ta đã biết, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, trẻ
càng hứng thú và tích cực hơn bởi đáp ứng được nhu cầu. Trẻ được chơi với đồ
vật, được trải nghiệm với nhiều vai chơi khác nhau phản ánh trong cuộc sống
của người lớn, tôi tiến hành lồng kỹ năng sống vào vui chơi. Qua đó tơi rèn cho
trẻ cách giao tiếp với nhau bằng mắt, luôn nở nụ cười thân thiện, giao tiếp với
nhau những lời nói nhỏ nhẹ, ân cần, lễ phép, những lời cảm ơn xin lỗi, trao nhận
11


bằng hai tay lịch sự. Trong q trình chơi, tơi còn rèn cho trẻ kỹ năng sống hợp
tác, cách sử lý cách tình huống nảy sinh trong quá trình chơi của trẻ. Tôi theo
dõi, lắng nghe, đôi khi nhập vai chơi cùng trẻ để kịp thời uốn nắn khi có biểu
hiện chưa chuẩn mực từ đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong
giao tiếp.
Ví dụ:
- Qua trị chơi Bác sĩ: Tơi rèn cho trẻ kỹ năng thể hiện các vai chơi như:
Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân với thái độ vui vẻ, niềm nở, ân cần: “Cháu đau
chỗ nào? Cháu có mệt lắm khơng?...”
- Qua trị chơi: “Mẹ tắm cho bé”, tơi dạy trẻ kỹ năng rửa mặt, mặc quần
áo cho búp bê, thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương lẫn nhau giữa các thành
viên trong gia đình như: chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.
- Qua trị chơi bán hàng, ngồi việc trẻ hiểu được công việc của người bán
hàng và mua hàng trẻ còn phải biết thưa gửi lễ phép. Giai đoạn đầu trẻ còn chưa
mạnh dạn, chủ yếu trẻ chỉ hoạt động với đồ vật trong khi chơi, tôi nhập vai chơi
cùng trẻ, hướng dẫn trẻ biết cách chơi và giao tiếp đúng mực với nhau như: Vai

người bán hàng thì chào hỏi khách hàng: “Bác mua gì ạ”?, giới thiệu mặt hàng,
…Người đi mua hàng thì xếp theo thứ tự, trật tự khi mua, khơng chen lấn xơ
đẩy, nói tên hàng cần mua, “Bán cho tôi quả chuối ạ, bao nhiêu tiền ạ?”...Giữa
người mua và người bán giao tiếp cởi mở, giao hàng, nhận hàng, nhận tiền, cảm
ơn chào hỏi vui vẻ…

12


13


Hình ảnh các bé chơi góc phân vai: “Bán hàng”
- Qua góc chơi HĐVĐV, tơi dạy trẻ kỹ năng hợp tác, cùng nhau tạo ra sản
phẩm: xếp gạch liền kề nhau tạo tường bao khu vườn trồng cây xanh, cỏ hoa...

14


15


Hình ảnh các bé chơi góc: “ Xây dựng”
Hoạt động vui chơi diễn ra trong thời gian tương đối dài (20 phút), có rất
nhiều tình huống xảy ra, tơi ln bao quát và kịp thời can thiệp để điều chỉnh
hành vi, giúp trẻ có thói quen tốt, biết được cái nào nên làm, cái nào không nên
làm. Lâu dần những thói quen tốt, những hành vi đẹp sẽ được tích lũy và trở
thành kỹ năng đối với trẻ.
VD: Tôi thường xuyen sử dụng các câu hát học được từ các chương trình
dạy kỹ năng sống thơng qua phim hoạt hình cho trẻ như:

“Con – đừng cầm – đồ chơi – như thế
Khi - con đang chạy - sẽ không an toàn.”...
Trẻ phản ứng rất nhanh và vui vẻ làm theo lời nhắc nhở của tôi.
*Biện pháp 6: Rèn kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động ăn,
ngủ, vệ sinh
Trong những giờ ăn, ngủ, vệ sinh tôi rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ.
Ví dụ:
- Giờ vệ sinh: Tơi đã tập cho trẻ xếp hàng, trật tự, chờ đến lượt…và cho
trẻ thực hiện thường xuyên trong sinh hoạt của trẻ ở trường. Để cho trẻ có được
thói quen vệ sinh hàng ngày, ngay từ đầu năm học tôi đã kiên trì rèn cho trẻ các
kỹ năng như ngồi bơ..., hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng cách và đúng nơi quy
định. Tơi ln thực hiện nghiêm túc chương trình chăm sóc giáo dục trẻ giờ nào
việc ấy nên trẻ lớp tơi có thói quen và nề nếp thực hiện rất tốt.
- Giờ ăn: Tôi rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ: Biết kê ghế chuẩn bị cho giờ
ăn, biết cắm thìa vào bát giúp cơ, biết mời cơ, mời bạn trước khi ăn, trong khi ăn
phải trật tự, khơng được nói chuyện, nơ đùa, tự xúc ăn khơng vương vãi. Tư thế
ngồi ăn ngay ngắn, ăn hết bát biết lên xin cơm cơ… Tơi cịn rèn cho trẻ nhận
biết được các nhóm chất có trong bữa ăn của trẻ như: Trong cơm có chứa chất
bột đường, trong thịt, trứng, cá, tơm cua có chứa chất đạm, trong rau củ quả có
chất vi ta ta min và muối khống, giáo dục trẻ biết ăn đầy đủ các nhóm chất dinh
dưỡng để cơ thể phát triển khỏe mạnh, ăn xong phải biết bỏ bát thìa, cất ghế
ngồi đúng nơi quy định sau đó xúc miệng, lau mồm rồi đi ngủ.
- Giờ ngủ: Tơi rèn cho trẻ thói quen trước khi ngủ đi vệ sinh, về mùa đông
quần áo mặc nhiều phải cởi bớt để đúng nơi quy định ngăn nắp cẩn thận, không
làm ồn trong giờ ngủ.
Cứ như thế ngày này qua ngày khác, trẻ tự thực hiện mà không cần tôi
phải nhắc nhở. Kỹ năng sống ấy không những được trẻ thực hiện ở trường mà
còn thực hiện ở nhà, hay ở bất cứ đâu khi trẻ đi đến.

16



*Biện pháp 7: Sử dụng các tình huống có vấn đề để hình thành một
số kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
Mỗi tình huống khó khăn mà trẻ gặp phải sẽ có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội
được kinh nghiệm sống thơng qua việc tìm cách giải quyết vấn đề đó. Cho nên
với mỗi tình huống xảy ra hàng ngày tôi đều tận dụng cho trẻ quan sát và gợi ý
để trẻ tìm ra cách giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Ví dụ: Khi trẻ làm lăn đồ dùng vào gầm tủ mà tay không với tới được, tôi
gợi ý để trẻ biết dùng gậy để lấy đồ dùng đó ra…
Tơi cịn cho trẻ xem các đoạn video, clip có những tình huống như: “ Lễ
phép khi khách đến chơi nhà” “ Lịch sự nơi công cộng”…và trò chuyện, hỏi trẻ
nếu con là nhân vật trong đoạn phim thì khi gặp tình huống đó con sẽ giải quyết
thế nào?..để kích thích trẻ suy nghĩ tìm ra cách giải quyết sau đó cơ khái qt lại
cách sử lý mỗi tình huống cho trẻ khắc sâu hơn.
Ngồi ra, tơi cịn đặt ra nhiều tình huống khác và tổ chức lồng ghép mọi
lúc mọi nơi để trẻ thảo luận, có cơ hội giải quyết và xử lý tình huống như: Khi ở
nhà một mình (khơng được mở cửa cho người lạ vào), tuyệt đối không đi theo
người lạ dù người đó có hứa đưa về với bố mẹ, người đó chơ đồ ăn ngon hay đồ
chơi đẹp.
Từ những tình huống cụ thể mà rất rễ xảy ra với trẻ, bằng cách cho trẻ
thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ vận dụng vốn hiểu biết của mình để có thể tìm
cách giải quyết vấn đề. Thơng qua đó, tơi đã giúp trẻ có sự tư duy lơ gich, biết
cách diễn đạt suy nghĩ của mình và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc
sống…
*Biện pháp 8: Rèn luyện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi
nơi.
Trong các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường, trẻ dễ được tiếp cận
những gì mà cơ giáo, người lớn, bạn bè đã làm. Chính vì vậy, tơi ln tận dụng
bất cứ khi nào có thể để hình thành, rèn luyện kỹ năng cho trẻ.

Ví dụ:
- Trong giờ hoạt động ngồi trời, trẻ chơi tự do, tôi đều quan tâm nhắc
nhở trẻ luôn có ý thức và hành động tốt như biết đồn kết vui chơi cùng bạn bè,
khi làm việc gì sai với bạn với cô phải biết xin lỗi, ai giúp gì phải biết cảm ơn,
biết giữ vệ sinh mơi trường…Vừa quan sát trẻ chơi, tôi vừa hướng dẫn trẻ cách
chơi an tồn: Khi leo lên cầu trượt thì xếp hàng theo thứ tự, biết kiên nhẫn chờ
đến lượt, không chen lấn, xô đẩy, tuyệt đối không tranh giành đồ chơi, chơi đu
quay khơng quay q nhanh,…
- Trong giờ đón trả trẻ, tôi luôn ân cần và chuẩn mực trong cách xưng hô
với bố mẹ trẻ, tôi tập cho trẻ chào thưa lễ phép với cô và bố mẹ trẻ, tập cho trẻ ý
17


thức tự cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về. Để làm
được việc đó, những buổi đầu đón trẻ vào lớp, tơi đã dán cho mỗi trẻ một ký
hiệu riêng vào tủ đồ cá nhân của trẻ và cho trẻ nhận biết, đưa ra những nội quy
quy định của lớp cho trẻ nhớ và thực hiện. Mỗi khi đón trẻ từ phụ huynh, tôi
luôn nhắc trẻ chào ông bà, bố, mẹ, vào lớp rồi cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy
định. Đến giờ trả trẻ cũng vậy, tôi yêu cầu khi trẻ có người đón thì lấy đồ dùng,
chào cơ, chào các bạn sau đó ra chào ơng bà, bố mẹ rồi ra về. Cứ như vậy ngày
nào trẻ cũng được nhắc nhở thực hiện nên dần dần việc cất đồ dùng khơng cịn
là “hành động” mà trở thành “ý thức”, trẻ tự thực hiện không cần phải đợi nhắc
nhở hay kiểm tra.

18


Các bé lớp B2 đã có kỹ năng cất ba lô và giầy dép.
- Hay thông qua các ngày lễ hội như 2/9, ngày tết Trung thu, ngày 20/11,
ngày tết Ngun Đán…Tơi thường trị chuyện với trẻ về truyền thống của dân

tộc, ý nghĩa của những ngày lễ đó, tổ chức các hoạt động văn nghệ thơ ca, các
trò chơi dân gian…để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, …Thơng qua đó trẻ có ý
thức phấn đấu học tập để sau này trở thành người có ích cho xã hội.
*Biện pháp 9: Phối kết hợp với phụ huynh
Bên cạnh sự tác động, hỗ trợ của nhà trường, một phần không thể thiếu
được là các bậc phụ huynh. Với phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường
19


học” thì việc phối kết hợp hài hịa giữa nhà trường và gia đình cũng rất quan
trọng. Nó giúp cho trẻ ngày càng tiến bộ hơn và phát triển sống tốt hơn khi được
rèn luyện thường xuyên và đồng bộ. Chính vì vậy mà tơi thường xun phối kết
hợp với phụ huynh trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ:
- Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ
huynh về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non để phụ
huynh nhận thức rõ ý nghĩa sâu sắc của vấn đề để cùng cô giáo giáo dục trẻ.
- Trong giờ đón trả trẻ, tơi ln niềm nở, ân cần trao đổi với phụ huynh về
sự tiến bộ hay những hạn chế của trẻ để phụ huynh nắm bắt kịp thời và tiếp tục
rèn luyện ở nhà.
Ví dụ: Đầu năm, cháu Khoa hay đi lại tự do trong lớp, hay cào cấu, cắn
bạn, tư thế ngồi học, ngồi ăn không đúng, khơng biết cách cầm thìa, xúc ăn
vương vãi nhiều ra bàn và rơi xuống sàn nhà, ngôn ngữ ngọng. hay cháu Hải,
cháu Dương hay khóc nhè khi tới lớp...tơi đã kiên trì giáo dục trẻ và thẳng thắn
trao đổi với phụ huynh để phụ huynh biết được tình trạng của con cái mình ở lớp
để rèn luyện cho con thêm ở nhà. Khi trẻ tiến bộ, tôi nêu gương và tun dương
trẻ trước lớp, thơng báo với gia đình để phụ phuynh phấn khởi và tiếp tục phối
hợp với cô giáo rèn trẻ tốt hơn.
- Để chia sẻ với các bậc phụ huynh hiểu thêm tầm quan trọng của việc rèn
kỹ năng sống cho trẻ, tôi đã trang bị các bảng thông tin dành cho phụ huynh, dán
các nội dung cần phối hợp với phụ huynh vào đó để các bậc cha mẹ có thể đọc,

quan sát theo dõi dễ để phụ huynh có thể dạy thêm con ở nhà.
Ví dụ: Tơi dán những bức tranh về hình ảnh bé có thể làm các việc tự
phục vụ bản thân như tự rửa mặt, đánh răng, rửa tay, thay quần áo,…và khuyến
khích phụ huynh ở nhà để tự trẻ làm các việc phục vụ cá nhân trẻ, không nên
chê bai trẻ làm hay làm hộ trẻ mà hãy động viên nhắc nhở trẻ làm để trẻ có thói
quen tốt…
- Tơi cũng tuyên truyền với phụ huynh quan sát những biểu hiện của trẻ
trong các tình huống tự nhiên hàng ngày, quan sát xem trẻ có tự tin và tự nhiên
giao tiếp với mọi người hay khơng? Trẻ có sáng tạo khi chơi với cá đồ chơi
khơng? Trẻ có lễ phép trong cách nói năng với người lớn khơng?...để từ đó có
biện pháp rèn luyện và giáo dục trẻ thêm.
- Tuyên truyền để phụ huynh hiểu, phối hợp với cô giáo trong việc thống
nhất phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: Tin tưởng vào trẻ, tôn trọng ý
kiến của trẻ, khơng áp đặt ý kiến của mình, khơng đưa lời giải đáp có sẵn mà
hãy đưa câu hỏi để trẻ tự tìm tịi, khơng vội vàng phê phán đúng sai mà kiên trì
giúp trẻ biết tranh luận và có thể đưa ra kết luận của mình...
20


- Tuyên truyền với phụ huynh dạy trẻ một số cách bảo vệ bản thân, cách
xử lý những tình huống bất trắc đơn giản mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức
trị chuyện tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm ra hướng giải quyết.
Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cha mẹ và cô giáo mà tơi thấy trẻ
lớp tơi có nhiều tiến bộ rõ rệt như mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, xưng hô lễ
phép thân thiện và hầu hết trẻ có kỹ năng sống cần thiết theo độ tuổi.
2. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi áp dụng các phương pháp trên vào các hoạt động rèn kỹ năng
sống cho trẻ, tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau:
* Đối với trẻ:
Sau khi áp dụng những biện pháp trên, trẻ lớp tơi có sự chuyển biến rõ nét

về việc hình thành các kỹ năng sống:
+ Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần từ 94% trở lên và ít gặp khó
khăn khi đến lớp.
+ 70% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự
lập; qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của trẻ.
+100% trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp,
trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn, trẻ được hình thành những thói quen vệ sinh văn
minh, giao tiếp mạnh dạn với mọi người, biết chào hỏi khi khách đến, biết trao
nhận bằng hai tay, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè.
+Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn mặc quần áo phù hợp với thời
tiết, biết ăn uống hợp vệ sinh để đảm bảo sức khỏe, biết đề nghị sự giúp đỡ của
người khác, biết tránh xa những đồ vật và những nơi gây nguy hiểm…
+ Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp, phát triển những
phẩm chất tốt đẹp như tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn, biết chờ
đến lượt.
Bảng kết quả so sánh đối chứng:
Kết quả trước khi Kết quả sau khi áp
STT Kỹ năng sống
áp dụng
dụng
Số trẻ Tỷ lệ (%) Số trẻ Tỷ lệ (%)
1
Kỹ năng tự phục vụ
10/21
48%
18/21
86%
2
Kỹ năng giao tiếp
9/21

43%
17/21
81%
3
Kỹ năng nhận thức và thể 11/21
52%
19/21
90%
hiện bản thân
4
Kỹ năng giữ an toàn cá 9/21
43%
17/21
81%
nhân
5
Kỹ năng hợp tác chia sẻ, 8/21
38%
17/21
81%
hoạt động cùng nhóm
21


6

Kỹ năng giải quyết vấn đề,
sử lý tình huống

5/21


24%

16/21

76%

* Đối với giáo viên:
+Việc thực hiện đề tài này đã giúp tơi được trau dồi kiến thức và có thêm
những kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ.
+ Tơi cảm thấy mình mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh
học sinh, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thừơng xuyên với cha mẹ
trẻ, được phụ huynh tin tưởng quý mến hơn.
+ Tạo cho trẻ niềm vui hứng thú khi tham gia các hoạt động, cũng như tạo
sự gần gũi yêu thương giữa cô và trẻ.
* Đối với phụ huynh:
“ Khơng có gì tự đến đâu con
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu phải một nắng hai sương.”
Và đúng như thế thưa các bạn!
+ Đa số phụ huynh có nhận thức cao trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ,
có chuyển biến rõ rệt về phong cách, về lời ăn tiếng nói và quan tâm đến con em
mình ngày càng nhiều hơn.
+ Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với
giáo viên để cùng rèn kỹ năng sống cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự
nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình.
+Phụ huynh tích cực ủng hộ nguyên vật liệu để cô giáo làm đồ dùng đồ
chơi và xã hội hóa giáo dục mua sắm thêm một số trang thiết bị để nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong lớp năm học 2019-2020.

Với những kết quả trên, tơi thấy mình cần phải phát huy hơn nữa, nghiên
cứu tài liệu và tích cực hơn nữa trong việc tiếp tục giáo dục và rèn kỹ năng sống
cho trẻ để làm tốt nhiệm vụ trồng người của mình.
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
- Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng tại lớp B2 trường mầm non
Thanh Sơn – Kim Bảng – Hà Nam và đạt kết quả tốt.
- Lĩnh vực mà sáng kiến có thể áp dụng là lĩnh vực phát triển nhận thức.
- Những điều kiện cần thiết để có thể áp dụng sáng kiến bao gồm:
+ Giáo viên, phụ huynh phải nắm rõ mục đích, yêu cầu của giáo dục tính
tự lập cho trẻ.
+ Xây dựng thiết kế được những trò chơi hấp dẫn thu hút trẻ.
+ Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị đầy đủ theo thông tư 02 và thông tư 34.
22


+ Công nghệ thông tin luôn được cập nhật, ứng dụng.
+ Gia đình và nhà trường, giáo viên và phụ huynh ln có mối quan hệ
mật thiết, đồng nhất trong phương pháp giáo dục trẻ.
- Phạm vi có thể áp dụng sáng kiến: gia đình, nhà trường.
IV. Kết luận kiến nghị.
1. Kết luận
Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp giáo dục
tính tự lập cho trẻ 24-36 tháng tuổi”. Với những biện pháp nêu trên đã giúp tôi
xác định được rõ mục tiêu và tầm quan trọng, giúp tơi có phương pháp tốt hơn,
sáng tạo hơn, tích cực hơn, hứng thú hơn khi tham gia học tập, rèn luyện. Cũng
từ đó tư duy sáng tạo của các cháu được phát triển một cách toàn diện hơn. Trẻ
em được giáo dục kỹ năng sống tốt thì khả năng thích nghi và thành cơng trong
cuộc sống sẽ dễ dàng hơn. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết
sức quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động xử lý linh
hoạt các tình huống trong cuộc sống.

Kỹ năng sống của trẻ lứa tuổi mầm non chỉ đơn giản là giao tiếp tốt, biết
vui chơi với bạn, biết xin lỗi hoặc cảm ơn đúng lúc, dễ thích nghi với mơi
trường khác nhau….Một đứa trẻ chờ đến lượt chơi sẽ là người biết kiên nhẫn,
một đứa trẻ được tập thích nghi với đám đông sẽ trở thành người biết tự chủ và
tự tin sau này. Đó chính là những lợi ích về lâu dài để các bậc phụ huynh ngày
nay quan tâm nhiều hơn đến việc trang bị kỹ năng sống cho con ngay từ tuổi
mầm non. Cũng cần nói thêm rằng trẻ nhỏ chỉ có thể tích luỹ kỹ năng sống
thông qua những trải nghiệm thực tế. Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng
tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khố thành công cho
tương lai mỗi trẻ.
2. Kiến nghị.
Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tạo điều kiện trang bị thêm các tài liệu,
sách báo, hướng dẫn nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non để giáo
viên chúng tơi có thêm nhiều tài liệu nghiên cứu, tham khảo, học hỏi nâng cao
hiểu biết về các biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Có nhiều phương tiện
hơn để giáo dục trẻ và lồng ghép vào dạy trẻ đạt được hiệu cao.
Trên đây là: “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 24-36 tháng tuổi ”
tại lớp B2 trường mầm non Thanh Sơn. Mong được sự đóng góp chân thành của
đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để tơi có thêm những biện pháp dạy học hiệu
quả hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Sơn, ngày 18 tháng 2 năm 2020
23


Ý kiến của Hội đồng chấm SKKN
Trường mầm non Thanh Sơn

Người viết


Tổng điểm ………………………
Xếp loại: …………………………

Nguyễn Thị Tuệ Ninh

24



×