Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIỂU LUẬN TƯ PHÁP Phân tích và bình luận cơ sở pháp lý để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.54 KB, 18 trang )

1.
2.
3.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Bộ luật Dân sự năm 2005- Nước CHXHCN Việt Nam.
Bộ luật Dân sự năm 2015- Nước CHXHCN Việt Nam.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Cơng an nhân

4.

dân 2013.
TS.GVC. Nguyễn Hồng Bắc, Hướng dẫn học và ôn tập môn Tư pháp quốc tế,

5.

NXB Tư pháp Hà Nội 2014.
Bộ tư pháp (2011), Báo cáo đánh giá tình hình ký kết Hiệp định tương trợ tư
pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và các nước và sự cần thiết gia nhập

6.

Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế, trên trang .
Bành Quốc Tuấn - Khoa Luật, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ

7.

Chí Minh, “Pháp luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài”.
Phạm Thành Tài – Luận văn thạc sĩ luật (Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn
Trung Tín), “Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài
theo quy định của pháp luật Việt Nam trong mối tương quan so sánh với pháp



8.

luật một số nước trên thế giới”.
Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ba Lan 22-3-1993 về các vấn đề

9.

dân sự, gia đình và hình sự.
Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Bungari ngày3-10-1986 về các

vấn đề dân sự, gia đình và hình sự.
10. Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Cuba ngày 30-11-1984 về các
vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự.
11. Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Hungari ngày 18-1-1985 về các
vấn đề dân sự, gia đình và hình sự.
12. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam và Nga ngày 27-8-2012
về các vấn đề dân sự và hình sự.
13. Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Pháp ngày 1-5-2001 về các vấn
đề dân sự.

1


A-

MỞ ĐẦU
Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của dân luật các nước và
cũng là một chế định quan trọng trong tư pháp quốc tế. Chế định thừa kế có mối
quan hệ gắn bó hết sức chặt chẽ với chế định sở hữu. Sự gắn bó đó biểu hiện ở

chỗ việc để thừa kế và hưởng thừa kế sẽ dẫn đến vấn đề chuyển quyền sở hữu từ
người để thừa kế cho người được hưởng quyền thừa kế chỉ có thể là đối tượng
của sở hữu.
Về nguyên tắc, các quan hệ thừa kế phát sinh ở quốc gia nào sẽ do quốc gia
đó điều chỉnh. Mỗi quốc gia đều có quyền ban hành các quy tắc giải quyết các
vấn đề liên quan đến thừa kế trong phạm vi lãnh thổ nước mình. Hiện nay, trong
điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia ngày càng phát triển thì
nhiều quan hệ thừa kế đã vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp
luật một nước. Như vậy, khác với thừa kế trong dân luật, thừa kế trong tư pháp
quốc tế có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ về thừa kế có yếu tố nước ngồi.
Tuy nhiên do dựa trên những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau mà
việc thừa kế có yếu tố nước ngồi có cách giải quyết khác nhau thể hiện ngay ở
việc xác định các nguyên tắc và cơ chế trong pháp luật các nước. Do có sự quy
định khác nhau giữa pháp luật các nước cho nên dẫn đến xung đột pháp luật
trong giải quyết các vụ việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài.Trong phạm vi bài
tập cá nhân, em xin phép nghiên cứu đề tài “Phân tích và bình luận cơ sở pháp
lý để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt
Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đưa ra phương hướng
hoàn thiện pháp luật Việt Nam” để làm rõ hơn về vấn đề này.

2


B- NỘI DUNG
I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN:
1. Thừa kế:
Theo quan niệm truyền thống “thừa kế” được hiểu là việc người đang còn
sống thừa hưởng tài sản của người đã qua đời.Việc thừa kế chỉ được thực hiện

khi người có tài sản chết. Cịn với nghĩa là một quan hệ pháp luật dân sự, thừa
kế được hiểu là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho những người còn sống
theo di chúc hoặc theo pháp luật.Thừa kế là một quyền cơ bản của mỗi công
dân. Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để
định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp
luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Điều này cũng được quy
định trong Bộ luật Dân sự 2015 tại điều 609 với nội dung cơ bản không thay đổi
Như vậy thừa kế vừa là quyền của người để lại di sản, đồng thời là quyền của
2.

những người thuộc đối tượng được hưởng di sản thừa kế..
Thừa kế theo di chúc
Bộ luật dân sự 2005 cũng như Bộ luật dân sự 2015 không quy định cụ thể
thế nào là thừa kế theo di chúc mà chỉ đưa ra khái niệm Di chúc. Theo Điều 646
Bộ luật dân sự 2005 và Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Di chúc là sự
thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau
khi chết”. Di sản của những người đã chết được chuyển cho những người thừa

3.

kế theo di chúc người chết để lại.
Thừa kế theo pháp luật
Điều 674 Bộ luật dân sự 2005 cũng như điều 649 Bộ luật dân sự 2015 đều
quy định: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và
trình tự do pháp luật quy định”.

4.

Quan hệ pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngồi
Các quan hệ thừa kế được xác định là các quan hệ thừa kế có yếu tố nước

ngồi phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại điều 758 BLDS 2005 theo
đó: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là quan hệ dân sự có ít nhất một
trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là
công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan
3


hệ đó theo pháp luật nước ngồi, phát sinh tại nước ngồi hoặc tài sản liên
quan đến quan hệ đó ở nước ngồi”.
Như vậy nó phải thỏa mãn 3 yếu tố sau:
Thứ nhất,về chủ thể: ít nhất một trong các bên tham gia vào quan hệ thừa
kế này là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở
nước ngoài.
Thứ hai,tài sản liên quan đến quan đến quan hệ nước ngoài. Đây là quan hệ
thừa kế phát sinh giữa công dân Việt Nam nhưng tài sản liên quan đến quan hệ
này nằm ở nước ngoài.
Thứ ba,căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệtheo pháp luật nước
ngoài hoặc phát sinh tại nước ngoài.
5.

Xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngồi
Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi là quan hệ rất phức tạp, liên quan
đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau nên khi một quan hệ phát sinh nó
thường làm phát sinh xung đột pháp luật. Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp
luật của hai hay nhiều nước khác nhau cùng có thể áp dụng để điều chỉnh một
quan hệ xã hội có yếu tố nước ngồi.
Như vậy, xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài được hiểu là
hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều nước có thể áp dụng để điều chỉnh một
quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi.


II.

CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA
KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIÊT NAM:
Trước ngày 01 tháng 01 năm 2006, các vấn đề liên quan đến việc giải quyết
vụ việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài được đề cập trong một số điều của Bộ
luật dân sự năm 1995 và Quyết định số 122/QĐ-CP của Chính phủ. Các quy
định của hai văn bản nói trên đã xác định nguyên tắc chung là Nhà nước Việt
Nam bảo đảm người nước ngoài được hưởng quyền thừa kế đối với di sản thừa
kế có trên lãnh thổ Việt Nam do người đang cư trú trên lảnh thổ Việt Nam để lại
và việc thừa kế của cơng dân đối với tài sản ở nước ngồi mà do người thân của
họ để lại ở nước ngoài cũng được cho phép và bảo hộ.
Tuy nhiên, pháp luật nước ta thời kì đó mới chỉ đề cập trên ngun tắc
chung nhất, còn thiếu những quy định chi tiết, đặc biệt là các quy phạm xung đột
4


để làm cơ sở giải quyết đối với những vị việc cụ thể về thừa kế có yếu tố nước
ngồi.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2006, chế định về thừa kế có yếu tố nước
ngồi đã được quy định trong Phần thứ bảy của Bộ luật dân sự nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội trông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
Bộ luật dân sự mới thay thế Bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 28
1.

tháng 10 năm 1995.
Thừa kế theo pháp luật
Theo quy định của Bộ luật dân sự, Thừa kế theo pháp luật được hiểu là việc
dịch chuyển tài saurn của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa

kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. (tại Điều 674 BLDS
2005). Hay nói cách khác, thừa kế theo pháp luật là thừa kế trên cơ sở can thiệp
của Nhà nước thông qua pháp luật về thừa kế.
Hiện nay, để giải quyết vấn đề chọn luật áp dụng trong quan hệ thừa kế
theo pháp luật, có hai nguyên tắc cơ bản được tư pháp quốc tế các nước áp dụng
đó là nguyên tắc phân chia di sản thừa kế thành động sản và bất động sản,
nguyên tắc thống nhất di sản thừa kế. Để giải quyết xung đột pháp luật trong
quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngồi, các quy định của pháp luật
Việt Nam về vấn đề này dựa trên nguyên tắc phân chia di sản thừa kế:

-

Đối với xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngồi liên
quan tới di sản thừa kế là động sản, tư pháp quốc tế Việt Nam áp dụng hệ thuộc
luật quốc tịch để giải quyết. Khoản 1 Điều 767 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
“Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di
sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết”. Theo đó chúng ta có thể hiểu rảng
trong trường hợp người có quốc tịch Việt nam chết và để lại di sản thì dù di sản
ấy hiện ở Việt Nam hay không cũng sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam. Cịn nếu
người nước ngồi chết và để lại di sản thì dù di sản đó đang ở Việt Nam cũng
không sử dụng phasp luật Việt Nam để giải quyết. Khoản 4 Điều 767 Bộ luật
dân sự 2005 quy định:”Di sản khơng có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà

-

nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết”
Đối với thừa kế theo pháp luật mà di sản thừa kế là bất động sản, tư pháp quốc
tế Việt Nam áp dụng hệ thuộc luật nơi có vật để giải quyết xung đột. Khoản 2
5



Điều 767 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Quyền thừa kế đối với bất động sản
phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản”. Theo đó, nếu người
nước ngoài để lại di sản là bất động sản hiển diện trên lãnh thổ Việt Nam thì
pháp luật Việt Nam sẽ được sử dụng. Cịn nếu người có quốc tịch Việt Nam
nhưng để lại di sản là bất động sản không hiển diện trên lãnh thổ Việt Nam thì
khơng thể sử dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết. Trên tinh thần đó, Khoản 3
Điều 767 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Di sản khơng có người thừa kế là bất
động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó”
Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt: đối với trường hợp người để lại
di sản thừa kế khơng quốc tịch hoặc có nhiều quốc tịch thì sẽ áp dụng quy phạm
xung đột đối với người nước ngồi có hai hay nhiều quốc tịch tại điều 760 Bộ
luật dân sự 2005: “Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật
khác của CHXHCN Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước
mà người nước ngồi là cơng dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước
ngồi có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó
có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó
khơng cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp
luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và
2.

nghĩa vụ cơng dân”.
Thừa kế theo di chúc
Điều 768 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “1. Năng lực lập di chúc, thay đổi
và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là
cơng dân. 2. Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di
chúc”.
Nhà nước ta bảo đảm quyền thừa kế và quyền bình đẳng về thừa kế; mỗi
cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản
của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo

pháp luật; mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho
người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đây là
những nguyên tắc chung về lĩnh vực quyền thừa kế cũng được áp dụng đối với
các trường hợp khi các quan hệ đó có yếu tố nước ngồi và mặc nhiên có nghĩa

6


Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền thừa kế của người
nước ngoài đối với tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam.
Thứ nhất, để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực lập, thay đổi và hủy
bỏ di chúc, Việt Nam áp dụng pháp luật của nước mà người lập di chúc là công
dân. Pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để xác định năng lực chủ thể khi công
dân Việt Nam lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc, định đoạt di sản thừa kế, bất kể di
sản thừa kế là động sản hay bất động sản.
Thứ hai, để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức di chúc, Việt Nam
áp dụng nguyên tắc Luật của nước nơi lập di chúc. Nếu cơng dân Việt Nam lập
di chúc ở nước ngồi phải tuân theo những quy định của pháp luật nước ngồi
về hình thức di chúc; nếu cơng dân nước ngồi lập di chúc ở Việt Nam thì bắt
buộc phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc.
Thứ ba, người nước ngoài thừa kế tại Việt Nam, do chế định về quyền sở
hữu có quy định khác nhau giữa địa vị pháp lý của người Việt Nam với người
nước ngoài, cho nên quyền thừa kế của người nước ngồi cũng có khác với
quyền thừa kế của cơng dân Việt Nam. Thí dụ, đối với việc thừa kế quyền sử
dụng đất (theo Điều 181 Bộ luật dân sự 2005 thì quyền sử dụng đất được hiểu là
quyền tài sản, do vậy nó là đối tượng quyền sở hữu và cũng là đối tượng của
quyền thừa kế và để lại thừa kế), trong đó đối với người nước ngồi thì vấn đề
thừa kế quyền sử dụng đất không đặt ra (các Điều 733, 734, 735 Bộ luật dân sự
2005)…
Thứ tư, việc thừa kế của công dân Việt Nam đối với tài sản ở nước ngoài,

pháp luật của nước ta khơng có các quy định cấm mà trên thực tế Nhà nước ta
cho phép và bảo hộ công dân Việt Nam hiện đang cư trú trong nước được nhận
các di sản thừa kế mà người thân của họ để lại ở nước ngoài.
Đối với việc thừa kế theo di chúc của cơng dân Việt Nam ở nước ngồi,
Điều 660 Bộ luật dân sự 2005 quy định những di chúc bằng văn bản dưới đây
cũng có giá trị như di chúc được công chứng nhà nước chứng nhận hoặc ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực: “2. Di chúc của người đang đi trên
tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiên đó;…5. Di chúc
7


của cơng dân Việt Nam đang ở nước ngồi có chứng nhận của cơ quan lãnh sự,
đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước đó”.
Theo nội dung của điều luật này thì người lập di chúc đang đi trên tàu biển,
máy bay, kể cả những lúc phương tiện đó đã ra ngồi phạm vi lãnh thổ Việt Nam
có thể yêu cầu người chỉ huy phương tiện đó chứng thực di chúc được lập tại
thời điểm đó trong hồn cảnh người lập di chúc đang đứng trước cái chết gần kề.
Khi ở nước ngồi, người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao
hoặc lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài chứng thực di chúc.
Đối với những trường hợp nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước
ngồi theo pháp luật của nước ngồi, thì các di chúc này được coi là hợp pháp
nếu pháp luật nước ngoài được áp dụng để lập di chúc không trái với nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam (khoản 3 Điều 759 Bộ luật dân sự 2005). Điều
759 cũng có những quy định về nguyên tắc chung áp dụng điều ước quốc tế và
pháp luật nước ngoài đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi, trong đó
III.

có các quan hệ về thừa kế có yếu tố nước ngồi.
CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA
KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM

KÝ KẾT HOẶC THAM GIA:
Điều ước quốc tế về thừa kế có yếu tố nước ngoài gồm hai loại là điều ước
đa phương và điều ước song phương. Các nước chủ yếu dựa vào việc ký kết các
điều ước quốc tế song phương với nhau. Xét quan hệ thứ bậc áp dụng, căn cứ
quy định tại Khoản 2 Điều 759 Bộ luật Dân sự năm 2005 có thể thấy điều ước
quốc tế mà Việt Nam tham gia được ưu tiên áp dụng trước tiên, tiếp đó mới đến
pháp luật Việt Nam. Điều 759 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “2. Trong trường
hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định
của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”.
Hiện nay, nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký hơn 15 hiệp
định tương trợ tư pháp về dân sự, hơn nhân - gia đình và hình sự với các nước,
vùng lãnh thổ: Đức, Nga, Séc, Cu Ba, Hungari, Ba Lan, Lào, Triều Tiên, Trung
Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Anh,…
Nguyên tắc chỉ đạo trong vấn đề thừa kế được ghi nhận tại các hiệp định
này là ngun tắc bình đẳng giữa cơng dân các bên trong quan hệ thừa kế.
8


Nguyên tắc biểu hiện cụ thể như sau: công dân nước ký kết này bình đẳng với
cơng dân nước ký kết kia trong việc lập hoặc hủy bỏ di chúc đối với tài sản đang
có và các quyền cần thực hiện ở nước ký kết kia, cũng như về khả năng được
nhận tài sản hoặc các quyền theo cùng những điều kiện mà nước ký kết kia dành
cho công dân nước mình…
Trong các hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký kết với các nước đó ghi
nhận các quy phạm xung đột và quy phạm thực chất để điều chỉnh quan hệ thừa
kế phát sinh giữa công dân hai nước ký kết.
1.

Thừa kế theo pháp luật:
Các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước chủ yếu điều

chỉnh ba vấn đề liên quan đến quan hệ thừa kế theo pháp luật:

1.1.

Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thừa kế
Điều 46 Hiệp định tương trợ tư pháp với Hungari ngày 18/01/1985 và Điều
43 Hiệp định tương trơ tư pháp với Ba Lan 22/03/1993 đều quy định:
“1. Trừ trường hợp quy định ở khoản 4 điều này, cơ quan có thẩm quyền
giải quyết thừa kế về động sản là cơ quan của nước ký kết mà người để lại di
sản là cơng dân khi người đó chết.
2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thừa kế về bất động sản là cơ quan
của nước ký kết nơi có bất động sản.
3. Các khoản 1 và 2 điều này cũng được áp dụng đối với các vụ tranh chấp
về thừa kế.
4. Nếu toàn bộ động sản thừa kế của công dân nước ký kết này lại nằm
trên lãnh thổ nước ký kết kia, thì theo yêu cầu của bất cứ người thừa kế hay của
người hưởng di tặng nào, cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết kia có thể tiến
hành thủ tục thừa kế miễn là có sự đồng ý của tất cả những người thừa kế đang
thường trú hoặc tạm trú ở một nơi mà người ta biết.”
Điều 37 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Cu Ba ngày
30/11/1984:
9


“1. Thẩm quyền giải quyết về thừa kế động sản, trừ trường hợp nói ở
khoản 3 điều này, thuộc về cơ quan tư pháp của nước ký kết mà người có tài sản
thừa kế là cơng dân khi chết.
2. Thẩm quyền giải quyết về thừa kế bất động sản thuộc cơ quan tư pháp
của nước ký kết, nơi có bất động sản.
3. Trong trường hợp toàn bộ động sản thừa kế của công dân nước ký kết

này sau khi chết để lại trên lãnh thổ nước ký kết kia, thì cơ quan tư pháp của
nước đó sẽ giải quyết các thủ tục pháp lý về tài sản thừa kế đó, theo yêu cầu của
người thừa kế và với sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế.
4. Những quy định ở các khoản 1,2 và 3 cũng áp dụng tương tự đối với các
vụ tranh chấp về thừa kế”.
Điều 38 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Séc (hiệp định
với Tiệp Khắc, Cộng hòa Séc và Slovakia kế thừa) ngày 16/4/1984 :
“1. Trừ trường hợp nói ở khoản 2 Điều này, thẩm quyền giải quyết về thừa
kế động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước ký kết mà người quá cố là công
dân khi chết.
2. Trong trường hợp toàn bộ động sản thừa kế của công dân nước ký kết
này lại để ở nước ký kết kia, thì cơ quan của nước ký kết kia có thể quyết định về
khối động sản ấy khi được một người thừa kế nào đó yêu cầu và với điều kiện là
tất cả những người thừa kế được biết khác đều thỏa thuận.
3. Thẩm quyền giải quyết về thừa kế bất động sản bao giờ cũng thuộc cơ
quan tư pháp của nước ký kết nơi có bất động sản.
4. Quy định ở các khoản 1 và 3 Điều này cũng áp dụng để giải quyết các
vụ kiện về thừa kế”.
Ngoài ra vấn đề thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế còn được quy
định tại Điều 47 Hiệp định tương trợ tư pháp với Đức; Điều 36 Hiệp định tương
trợ tư pháp với Bungari 03/10/1986; Hiệp định tương trợ tư pháp với Nga
25/8/1998; Hiệp định tương trơ tư pháp với Pháp 24/2/1999; Hiệp định Tương
trợ tư pháp với Trung Quốc ngày 19/10/1998… Trong các hiệp định này, dấu
10


hiệu quốc tịch của người để lại di sản và dấu hiệu nơi có tài sản thừa kế được áp
dụng để xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Quyền thừa
kế dược xác định như sau:
-


Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế động sản thuộc cơ quan tư
pháp của nước ký kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân, vào thời điểm

-

chết;
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế bất động sản thuộc cơ quan tư
pháp của nước ký kết nơi có bất động sản thừa kế.
Ngồi ra, trong các hiệp định tương trợ tư pháp còn quy định quy tắc thẩm
quyền giải quyết vấn đề thừa kế theo thỏa thuận, tức là cơ quan tư pháp của
nước ký kết này sẽ có thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế tồn bộ động sản
của cơng dân nước ký kết kia để lại theo yêu cầu của người có quyền thừa kế
(theo luật hoặc theo di chúc), khi tất cả những người có quyền thừa kế chấp nhận
thẩm quyền đó của cơ quan tư pháp này.

1.2.

Xác định luật áp dụng giải quyết tranh chấp trong thừa kế:
Điều 34 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Cu Ba 30/11/1984
quy định: “1. Quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật của nước ký
kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân khi chết.
2. Quyền thừa kế bất động sản được xác định theo pháp luật của nước ký
kết, nơi có bất động sản.”
Điều 43 Hiệp định tương trợ tư pháp với Hungari 18/01/1985 và Điều 41
Hiệp định tương trợ tư pháp với Ba Lan đều quy định:
“1. Về thừa kế động sản thì áp dụng pháp luật của nước ký kết mà người
để lại di sản là công dân vào lúc người đó chết.
2. Về thừa kế bất động sản thì áp dụng pháp luật của nước ký kết nơi có
bất động sản.”

Ngồi ra, căn cứ vào Điều 43 Hiệp định với Bungari 03/10/1986; Điều 45
Hiệp định tương trợ tư pháp với Đức; Điều 35 Hiệp định tương trợ tư pháp với
11


Nga; Điều 35 Hiệp định tương trợ tư pháp với Séc…, nhìn chung trong hiệp
định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài thường sử dụng hệ thuộc
luật quốc tịch và hệ thuộc luật nơi có di sản để giải quyết tranh chấp về thừa kế.
-

Đối với động sản: Quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật nước

-

ký kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân khi chết.
Đối với bất động sản: Quyền thừa kế bất động sản được xác định theo pháp luật
của nước ký kết nơi có bất động sản.
Lưu ý:
Các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước như nêu trên
đều quy định: Việc phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản sẽ theo pháp
luật của nước ký kết nơi có tài sản thừa kế. Ví dụ, tại Khoản 3 Điều 34 Hiệp
định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Cu Ba 30/11/1984 và Khoản 3 Điều 43
Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Hungari đều quy định: “Việc xác
định tài sản thừa kế là động sản hay bất động sản được căn cứ theo pháp luật
của nước ký kết, nơi có tài sản đó”; Như vậy, nếu tài sản thừa kế nằm trên lãnh
thổ Việt Nam, pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để xác định động sản và bất
động sản. Nếu tài sản thừa kế nằm ở nước ngồi hữu quan thì áp dụng pháp luật
của nước đó.

2.


Thừa kế theo di chúc
Điều 36 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Cu Ba 30/11/1984
quy định: “1. Năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc, cũng như việc tranh chấp di
chúc vì lý do thiếu sự đồng ý của người lập di chúc hoặc thiếu một vài điều
khoản di chúc, được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại tài
sản là công dân vào lúc lập hoặc hủy bỏ di chúc.
2. Hình thức lập hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của
nước ký kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân vào lúc lập hoặc hủy bỏ
di chúc.
Tuy nhiên, hình thức lập hoặc hủy bỏ di chúc theo pháp luật của nước ký
kết, nơi lập hoặc hủy bỏ di chúc cũng được coi là hợp thức.”
12


Điều 42 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ba Lan quy định:
“1. Hình thức của di chúc do pháp luật của nước ký kết mà người lập di
chúc là công dân vào thời điểm lập di chúc quy định. Tuy nhiên, di chúc vẫn
hợp thức nếu tuân theo pháp luật của nước ký kết nơi lập chúc. Quy định này
cũng được áp dụng đối với việc hủy bỏ di chúc.
2. Năng lực lập và hủy bỏ di chúc, cũng như hậu quả pháp lý của những
thiếu sót trong việc thể hiện ý chí được xác định theo pháp luật của nước ký kết
mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm lập di chúc.”
Điều 45 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Hungari quy định:
“1. Di chúc của công dân một nước ký kết được coi là có giá trị về mặt
hình thức nếu phù hợp với:
a) Pháp luật của nước ký kết nơi lập di chúc, hoặc
b) Pháp luật của nước ký kết mà người để lại di sản là công dân vào thời
điểm lập di chúc hoặc thời điểm người ấy chết, hoặc
c) Pháp luật của nước ký kết nơi mà vào một trong các thời điểm nói ở

điểm b, người để lại di sản thường trú hoặc tạm trú.
2. Những quy định nói ở khoản 1 điều này cũng áp dụng đối với việc hủy
bỏ di chúc.
3. Về việc xác định năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc sẽ áp dụng pháp luật
của nước ký kết mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm lập hoặc hủy
bỏ di chúc.”
Về vấn đề thừa kế theo di chúc, theo Hiệp định tương trợ tư pháp về dân
sự, hơn nhân- gia đình giữa Việt Nam với Cuba, Hiệp định tương trợ tư pháp
giữa Việt Nam với Ba Lan, Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với
Pháp, Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Hungari, Hiệp định tương
trợ tư pháp giữa Việt Nam với Đức,… đều quy định hướng sau:
13


Thứ nhất, di chúc của công dân một nước ký kết được coi là có giá trị về
-

mặt hình thức nếu nó phù hợp với:
Pháp luật của nước ký kết mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm lập
di chúc hoặc vào thời điểm người ấy chết.
Pháp luật của nước ký kết nơi lập di chúc.
Những nguyên tắc trên cũng được thừa nhận đối với việc hủy bỏ di chúc.
Thứ hai, năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc và hậu quả pháp lý của những
thiếu sót về sự thể hiện ý chí của người để lại di chúc được xác định theo pháp
luật của nước ký kết mà người để lại di chúc là công dân khi lập hoặc hủy bỏ di

3.

chúc.
Trường hợp di sản không người thừa kế:

Điều 44 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Hungari 18/01/1985
quy định: “Nếu người chết khơng có người thừa kế hoặc tất cả những người
thừa kế đều từ chối nhận di sản hoặc tất cả những người này đều mất năng lực
thừa kế, thì bất động sản thuộc về nước ký kết nơi có bất động sản, còn động
sản thuộc về nước ký kết mà người để lại di sản là công dân vào lúc người đó
chết”. Điều 35 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Cuba 30/11/1984,
các hiệp định tương trợ tư pháp với Đức, Nga, Ba Lan,..đều thống nhất quan
điểm di sản khơng có người thừa kế sẽ thuộc về Nhà nước. Tóm lại, đối với giải
quyết vấn đề di sản không người thừa kế:

-

Đối với di sản là động sản sẽ thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản mang

-

quốc tịch trước khi chết.
Đối với di sản là bất động sản sẽ thuộc về Nhà nước mà bất động sản đó hiện
diện.
ĐỊNH HƯỚNG HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG GIẢI

IV.
1.

QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ:
Phương hướng chung
Phương hướng chung đối với việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ
thừa kế có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam là:

-


Bảo đảm tính đầy đủ, hồn thiện, thống nhất, đồng bộ;
Bảo đảm tính nhất quán, hài hòa giữa pháp luật Việt Nam với Điều ước Quốc tế

-

mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập;
Bảo đảm tính khả thi, tính hiệu lực thi hành;
14


-

Đảm bảo ngun tắc bình đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa cơng dân Việt Nam
với người nước ngồi, giữa công dân Việt Nam ở trong nước với công dân Việt
Nam ở nước ngoài trong quan hệ thừa kế.
Để làm được điều đó, Việt Nam phải đẩy mạnh việc tạo ra một hành lang
pháp lý năng động, và phải phù hợp với một thơng lệ quốc tế từ đó nhằm ổn
định và hỗ trợ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát triển, tạo cơ sở để
Toà án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết các vụ việc
về thừa kế có yếu tố nước ngoài phát sinh. Chúng ta cần tăng cường ký kết các
điều ước quốc tế, tham gia đàm phán, trao đổi, thương lượng ký kết các điều ước
song phương và đa phương. Từ việc ký kết những điều ước quốc tế tạo điều kiện
thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp hơn cả về thời gian và kinh phí…

2.

Những giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột
pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngồi:
Phân biệt di sản là động sản hay bất động sản:

Thứ nhất,có thể áp dụng pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa
kế có quốc tịch điều chỉnh thừa kế đối với di sản là động sản và pháp luật nơi có
tài sản để điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản là bất động sản.
Thứ hai,có thể áp dụng luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư
trú cuối cùng điều chỉnh di sản là động sản và pháp luật của nước nơi có tài sản
điều chỉnh di sản là bất động sản.
Theo như các quy định về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngồi của
Bộ luật Dân sự 2015 thì quan điểm của Nhà nước CHXHCN Việt Nam vẫn là
phân chia di sản thành động sản và bất động sản và áp dụng hai hệ thuộc luật:
Luật quốc tịch và Luật nơi có vật.
Di sản khơng người thừa kế có yếu tố nước ngoài
Trong mọi trường hợp, khi pháp luật của Việt Nam được áp dụng để điều
chỉnh các quan hệ thừa kế thì số di sản này phải thuộc về nhà nước Việt Nam với
tư cách là người thừa kế, kể cả trường hợp của nước nơi công dân Việt Nam chết
hoặc nơi có di sản thừa kế quy định khác.
15


Trong Bộ luật dân sự 2015, trên tinh thần của Bộ luật dân sự 2005 về vấn
đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngồi vẫn được giữ nguyên, theo đó
vẫn áp dụng hai hệ thuộc luật để giải quyết xung đột pháp luật là hệ thuộc luật
quốc tịch đối với xung đột liên quan tới di sản là động sản, hệ thuộc luật nơi có
vật đối với xung đột liên quan tới di sản là bất động sản.
3.

Những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột
pháp luật về thừa kế theodi chúc có yếu tố nước ngồi
Pháp luật Việt Nam cịn hạn chế trong việc sử dụng hệ thuộc luật để giải
quyết xung đột pháp luật về vấn đề này. Vì vậy, BLDS nên quy định mở rộng
thêm một số hệ thống pháp luật dùng điều chỉnh các quan hệ thừa kế đó như:

pháp luật của nước nơi lập di chúc; pháp luật của nước nơi người lập di chúc
mang quốc tịch; pháp luật của nước nơi người lập di chúc thường trú; pháp luật
của nước nơi có bất động sản.
Cụ thể, với khoản 1 Điều 768 BLDS 2005 nên sửa đổi như sau: Khi người
nước ngoài thực hiện hành vi lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc tại Việt Nam thì
năng lực hành vi ngồi việc tn theo pháp luật của nước mà người đó là cơng
dân cịn phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Như vậy, nếu theo quy định của
pháp luật Việt Nam, người nước ngoài chưa có năng lực hành vi lập, thay đổi và
hủy bỏ di chúc thì di chúc do người đó lập tại Việt Nam sẽ khơng có giá trị pháp
lý.
Với khoản 2 Điều 768 BLDS 2005, sẽ hợp lý hơn nếu quy định hình thức
của di chúc là hợp pháp nếu phù hợp với pháp luật của nước nơi lập di chúc
hoặc phù hợp với pháp luật của nước mà người để lại di sản có nơi cư trú hoặc
phù hợp với pháp luật của nước có di sản thừa kế. Giải pháp này được quy định
trong Công ước La Hay 1961 về giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực
hình thức di chúc, Luật về Tư pháp quốc tế của Ý năm 1995. Bên cạnh đó,
khoản 2 Điều 768 cần bổ sung thêm quy định: Trong trường hợp di chúc lập ở
nước ngồi khơng phù hợp với quy định của pháp luật nước đó về hình thức
nhưng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức, thì hình thức
di chúc này sẽ được cơng nhận tại Việt Nam. Quy định như vậy sẽ góp phần giải
16


quyết hiệu quả các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngồi diễn ra tại
Việt Nam hoặc những tranh chấp quan hệ thừa kế do Tòa án Việt Nam giải
quyết.
Bên cạnh đó, đối chiếu với quy định của BLDS (sửa đổi) năm 2015, việc
xác định luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngồi đã được quy định cụ thể hơn so với BLDS 2005 như sau:
“Điều 681. Di chúc

1. Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo
pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi
hoặc hủy bỏ di chúc.
2. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di
chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu
phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:
a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời
điểm người lập di chúc chết;
b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc
tại thời điểm người lập di chúc chết;
c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.”
Có thể thấy, BLDS năm 2015 đã quy định thêm về hệ thuộc luật áp dụng để
giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngồi,
trong đó bao gồm: hệ thuộc luật quốc tịch, hệ thuộc luật nơi cư trú, hệ thuộc luật
nơi có tài sản và hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi. Đồng thời cũng có sự quy
định cụ thể về việc xác định năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc và hình thức
di chúc bằng cách dựa vào thời điểm phát sinh sự kiện pháp lý liên quan. Nhìn
chung, BLDS (sửa đổi) năm 2015 đã có bước tiến đáng kể trong các quy định về
giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.

17


C- KẾT LUẬN
Cùng với sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 2015, nhà nước và các cơ quan
có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề này
nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Pháp luật Việt Nam cần bảo đảm cho người
nước ngồi được hưởng các quyền và lợi ích ngang bằng với công dân Việt Nam
trên cơ sở đãi ngộ như cơng dân, xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa cơng dân Việt
Nam với người nước ngồi trong các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ thừa

kế nói riêng. Việc áp dụng chế độ đãi ngộ cho người nước ngồi như cơng dân
tạo cơ hội bình đẳng cho họ trong các giao lưu dân sự tại Việt Nam với nhau
hoặc với công dân Việt Nam.
Trên đây là những nghiên cứu của em đề tài “Phân tích và bình luận cơ sở
pháp lý để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật
Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đưa ra phương
hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam”. Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm
khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ
để em có thể hồn thiện hơn vốn kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

18



×