Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ BỀN VỮNG GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CMCN 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.52 KB, 7 trang )

XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ BỀN VỮNG GIỮA NHÀ TRÞỜNG
VÀ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CMCN 4.0
STRENGTHENING THE SUSTAINABLE RELATIONSHIP BETWEEN
UNIVERSITIES AND BUSINESSES IN VIETNAM IN THE INDUSTRIAL
REVOLUTION 4.0
Đỗ Thị Hiện1, Phạm Thị Vinh2
1

Trƣờng Đại học Hoa Sen, 2Trƣờng Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh

Abstract
With their mission, colleges and universities serve as high quality human resource training
centers for national construction and development. This study explores the solution to building
relationships and sustainable cooperation between schools and businesses as an optimal solution,
gaining many conclusions and bringing many practical and lasting benefits from both both sides
(schools and businesses) in the training, development and use of human resources in Vietnam today.
Key words
Colleges and universities, business, human resources, Vietnam.
văn kiện nhân quyền quốc tế1[9].

Tóm tắt
Với sứ mạng của mình, các trƣờng đại học
và cao đẳng đóng vai trị là những cơ sở đào tạo
nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho công cuộc
xây dựng và phát triển đất nƣớc. Bài viết này
tập trung nghiên cứu giải pháp xây dựng mối
liên hệ, hợp tác bền vững giữa nhà trƣờng và
doanh nghiệp nhƣ một phƣơng án tối ƣu, đạt
đƣợc nhiều sự đồng tình và mang lại nhiều lợi
ích thiết thực, lâu dài từ cả hai phía (nhà trƣờng
và doanh nghiệp) trong việc đào tạo, phát triển


và sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện
nay.
1. Đặt vấn đề
Trong sự phát triển của đất nƣớc, giáo dục
đại học giữ vị trí rất quan trọng. Đây là giai
đoạn giáo dục diễn ra ở các trƣờng đại học, viện
đại học, các trƣờng cao đẳng, học viện và viện
công nghệ. Tiếp cận giáo dục đại học là một
quyền con ngƣời đã đƣợc đề cập trong một số

Ở Việt Nam, giáo dục nói chung, giáo dục
đại học nói riêng ln thu hút sự quan tâm của
tồn xã hội. Trong sự nghiệp Đổi mới, giáo dục
đào tạo cùng với khoa học - công nghệ đƣợc
xem là ―quốc sách hàng đầu‖. Tuy nhiên, trên
thực tế, chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực ở
các trƣờng đại học và cao đẳng còn thấp, chƣa
đáp ứng đƣợc nhu cầu của sự phát triển kinh tếxã hội và yêu cầu của cuộc CMCN4.0. Do vậy,
Đảng cộng sản Việt Nam chủ trƣơng đặt ra vần
đề phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [1].
Điều 13 của Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh
tế, Xã hội và Văn hóa (1966) của Liên Hiệp Quốc
cho rằng "giáo dục đại học phải được phổ cập bình
đẳng cho mọi người bằng những phương cách thích
hợp, tùy thuộc vào khả năng, và đặc biệt phải tiến
dần đến miễn phí".
1


117


Hội nghị Quốc tế ICSS 2018 “Nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0”

Một trong những vấn đề mang tính giải
pháp thiết thực đối với phát triển giáo dục đại
học là cần đánh giá đúng nguồn nhân lực chất
lƣợng cao hiện nay và xây dựng mối quan hệ
bền vững giữa nhà trƣờng (các trƣờng cao đẳng,
đại học) và doanh nghiệp. Điều này sẽ góp
phần giải quyết bài tốn nhiều thách thức giữa
phát triển quy mơ với đảm bảo chất lƣợng;
giữa đào tạo nhân lực với thị trƣờng lao
động; giữa các mặt tích cực và tiêu cực của
kinh tế thị trƣờng; giữa tập trung và phân
cấp trong quản lý; giữa mơ hình đào tạo và
chất lƣợng đội ngũ giảng viên. Chính vì thế,
có nhiều vấn đề phải giải quyết, từ mơ hình đến
hệ thống các loại hình nhà trƣờng; từ quyền tự
chủ đến cơ chế quản lý; từ phƣơng thức tuyển
sinh đến phƣơng thức đào tạo; từ cách thức
tuyển dụng đến sử dụng đội ngũ giảng viên; từ
đào tạo đại học, sau đại học đến nghiên cứu
khoa học; từ yêu cầu ngày càng cao của xã hội
đến số lƣợng và chất lƣợng sinh viên… Bài viết
này xuất phát từ những nhìn nhận, đánh giá về
thực trang mối quan hệ này ở Việt nam đề đề ra
một số giải pháp khuyến nghị mang tính định

hƣớng nhằm xây dựng mối quan hệ giữa nhà
trƣờng và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ CMCN 4.0 ở Việt Nam hiện
nay.
2. Nội dung
2.1. Nguồn nhân lực và thực trạng mối
quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện
CMCN 4.0 hiện nay
Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tƣ,
cịn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp (4.0).
Là cuộc cách mạng công nghiệp chưa từng có
trong lịch sử của nhân loại. Đó là sự kết hợp
của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa
và sinh học; với những đột phá về cơng nghệ,
liên quan đến kết nối Internet, điện toán đám
mây, in 3D, công nghệ cảm biến, thực tế ảo…..

Cuộc Cách mạng 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ đến
tất cả các quốc gia, đến cả hệ thống chính trị, xã
hội và kinh tế của toàn bộ thế giới và sẽ làm
thay đổi cơ bản cách sống, lối sống, sinh hoạt,
làm việc và sản xuất của mọi ngƣời trong xã
hội. Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học Việt
Nam cũng chịu tác động không nhỏ của cuộc
Cách mạng 4.0, khi mà thị trƣờng lao động yêu
cầu cao về chất lƣợng nguồn cung và cầu lao
động, cơ cấu lao động, theo đó, các cơ sở giáo
dục đào tạo là nơi cung cấp nguồn nhân lực có
trình độ phải có những thay đổi lớn.

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau
về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp Quốc thì
nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ
năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo
của con ngƣời có quan hệ tới sự phát triển của
mỗi cá nhân và của đất nƣớc [21]. Tổ chức
Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng: Nguồn nhân
lực là toàn bộ vốn con ngƣời bao gồm thể lực,
trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân
[13]. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO):
Nguồn nhân lực của một quốc gia là tồn bộ
những ngƣời trong độ tuổi có khả năng tham gia
lao động. Các nhà kinh tế phát triển cho rằng:
nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ
tuổi quy định có khả năng tham gia lao động
[19, tr.28]. Theo đó, nguồn nhân lực đƣợc biểu
hiện trên hai mặt: về số lƣợng đó là tổng số
những ngƣời trong độ tuổi lao động làm việc
theo quy định của Nhà nƣớc và thời gian lao
động có thể huy động đƣợc từ họ; về chất
lƣợng, đó là sức khoẻ và trình độ chun mơn,
kiến thức và trình độ lành nghề của ngƣời lao
động.
Từ quan niệm và cách khai thác của các
tác giả, tổ chức có thể hiểu nguồn nhân lực là
tổng hợp những con ngƣời cụ thể với các yếu tố
về thể lực, trí lực, tâm lực, tiềm năng lao động
có khả năng tham gia vào quá trình lao động của
tổ chức, địa phƣơng, ở mỗi dân tộc, quốc gia


118


Hội nghị Quốc tế ICSS 2018 “Nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0”

trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội.
Năng lực đó tạo thành kết cấu trong ―tổng hòa
các mối quan hệ xã hội‖.
Trong các yếu tố tham gia vào sự phát
triển kinh tế- xã hội thì nguồn nhân lực ln
đóng vai trị quyết định đối với mọi hoạt động
kinh tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế.
Ở nƣớc ta, khi thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nƣớc, nhất là trong thời kỳ
CMCN 4.0, Đảng xác định: ―Con người luôn là
trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời
là chủ thể phát triển‖ [5, tr.76], ―Phát triển,
nâng cao chất lượng nguồn lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu
tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững
đất nước‖ [5, tr.41]. Con ngƣời thực sự là nguồn
lực của mọi nguồn lực, tài nguyên của mọi tài
nguyên và là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất
quyết định thành công của sự nghiệp phát triển
bền vững ở Việt nam.
Nƣớc ta hiện nay với dân số 94 triệu
ngƣời, xếp thứ 2 Đông Nam Á, thức 7 châu Á,
thứ13 trên thế giới. Theo Tổng cục Thống kê
hiện cả nƣớc có 51.699.000 lao động‖[20,
tr.676]. Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá chất

lƣợng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay
đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong
số 12 nƣớc ở châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ số
cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam đạt
3,39/10 điểm [13]. Thực trạng này cho thấy bài
toán về chất lƣợng nguồn nhân lực vừa là cơ hội
vừa là thách thức lớn đối với Việt Nam. Chất
lƣợng và số lƣợng nguồn nhân lực có khoảng
cách khá xa. Để tận dụng đƣợc những ƣu thế
của CMCN 4.0, đòi hỏi cần chủ động và nhanh
chóng nâng cao chất lƣợng đào tạo đại học, phải
tăng cƣờng mối quan hệ chặt chẽ, bền vững và
hiệu quả với doanh nghiệp.
Hiện nay, tình trạng phần lớn đội ngũ
nguồn nhân lực đã qua đào tạo đại học chƣa đáp
ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn, yếu kém về kiến

thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng. Từ đó
chúng ta nhận thấy đội ngũ nhân lực vừa yếu lại
vừa thiếu, sinh viên ra trƣờng không đáp ứng
đƣợc yêu cầu của công việc, của các công ty lớn.
Đặc biệt nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhƣ
giám đốc, quản lý, chuyên gia… thì hầu nhƣ rất
hiếm hoi. Nguồn nhân lực hạn chế về trình độ
ngoại ngữ, tin học khiến cho các đơn vị tuyển
dụng không khai thác hết đƣợc nguồn lợi cũng
nhƣ thế mạnh kinh doanh của mình. Trên thực tế,
các nhà tuyển dụng khi chƣa có tiếng nói chung
với nhà trƣờng thì sau tuyển dụng lại phải đào
tạo lại. Đó là bức tranh chân thực đáng buồn về

sự liên hệ giữa chất lƣợng đào tạo ở các trƣờng
đại học với yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Tựu trung lại, tuy nguồn nhân lực khá dồi
dào, nhƣng chƣa đƣợc sự quan tâm đúng mức;
chƣa đƣợc quy hoạch, khai thác; chƣa đƣợc
nâng cấp; chƣa đƣợc đào tạo đến nơi đến chốn.
Chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa cao, dẫn đến
tình trạng mâu thuẫn giữa lƣợng và chất. Sự kết
hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực chƣa
tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng phối
hợp thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nƣớc nhất là u cầu CMCN 4.0
hiện nay. Trong khi thực tế, các đơn vị tuyển
dụng mong nhận đƣợc từ đơn vị đào tạo những
sinh viên có đủ những năng lực kiến thức vững
vàng về chuyên môn lẫn nghiệp vụ.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng
này là do sự phân bố khơng đồng đều trong nội
dung khung chƣơng trình giảng dạy giữa lý
thuyết và thực hành. Các cơ sở đào tạo chỉ chú
trọng vào lý thuyết mà hạn chế về thực hành,
hoặc nếu có chăng chú trọng vào thực hành thì
sự thực hành ấy cũng lại sắp xếp chƣa hợp lý,
không khoa học… Với những yêu cầu đặt ra từ
phía các đơn vị tuyển dụng nhƣ vậy, các đơn vị
đào tạo cần phải xem xét để xây dựng nội dung
chƣơng trình đào tạo, đồng thời cần tạo điều
kiện tối đa cho các sinh viên có cơ hội học tập

119



Hội nghị Quốc tế ICSS 2018 “Nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0”

và rèn luyện tốt hơn để khi các sinh viên ra
trƣờng đáp ứng đƣợc nhu cầu từ các đơn vị
tuyển dụng.
Nhƣ vậy, rõ ràng, mối quan hệ giữa nhà
trƣờng và doanh nghiệp hiện nay ở Việt nam là
chƣa chặt chẽ hoặc hoặc thậm chí có thể nói là
khá mờ nhạt và khơng bền vững. Hợp tác giữa
nhà trƣờng và doanh nghiệp chƣa thực sự đƣợc
khẳng định là nhu cầu sống còn của cả hai bên.
Trƣớc yêu cầu về nguồn nhân lực trong CMCN
4.0, cần tiếng nói chung để tăng cƣờng mối
quan hệ bền vững và hiệu quả giữa nhà trƣờng
và doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân
lực hiện nay.
2.3 Sự cần thiết và giải pháp xây dựng
mối quan hệ bền vững giữa nhà trường và
doanh nghiệp trong điều kiện CMCN 4.0
Thời gian tới với sự tác động mạnh mẽ
của CMCN 4.0, thế hệ trẻ Việt Nam, trong đó
có học sinh, sinh viên Việt Nam tiếp tục đƣợc
học tập và rèn luyện trong mơi trƣờng có nhiều
thuận lợi. Đời sống kinh tế - văn hóa, xã hội
đƣợc nâng lên thì hang các Cơng ty Phát triển
Công nghệ, Viện Nghiên cứu Dữ liệu, Viện
Nghiên cứu Công nghệ cao, và các Quỹ Hỗ trợ
Nghiên cứu Khoa học - Công nghệ Ứng dụng...

ra đời, buộc các trƣờng đại học cần hƣớng tới
mơ hình nhà trƣờng thơng minh, phát huy sức
sáng tạo, chủ động và nhanh chóng tiếp cận với
thành tựu của khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ
hiện đại, đáp ứng u cầu, địi hỏi cao của sự
nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế. Nhà trƣờng
và doanh nghiệp khi liên kết với nhau sẽ có
nhiều lợi ích. Trong điều kiện hiện tại, hơn bao
giờ hết, mối liên hệ này cần đƣợc thực hiện
thƣờng xuyên, hiệu quả và bền vững.
Nhà trƣờng đƣợc đơn vị tuyển dụng tƣ
vấn về việc sửa đổi và xây dựng nội dung
chƣơng trình đào tạo. Góp phần nâng cao năng
lực, trình độ ngƣời học. Tham gia các đề tài
nghiên cứu khoa học và tổ chức các buổi tọa

đàm, hội thảo chung. Trao đổi thông tin về khoa
học, công nghệ tiên tiến và nhu cầu về nguồn
nhân lực trong thời điểm hiện tại cũng nhƣ trong
tƣơng lai. Nhà trƣờng nâng cao đƣợc chất lƣợng
đào tạo cũng nhƣ tìm đƣợc đầu ra phong phú
cho ngƣời học, từ đó nâng cao uy tín của nhà
trƣờng trƣớc những yêu cầu của thị trƣờng lao
động đa dạng và đầy biến động. Giúp nhà
trƣờng tăng tính tự chủ về nguồn tài chính cũng
nhƣ cơ sở vật chất.
Về phía doanh nghiệp khi kết hợp với nhà
trƣờng họ có nguồn lao động ít tốn kém bởi
doanh nghiệp có thể đặt hàng đơn vị đào tạo
nguồn nhân lực có chất lƣợng ngắn hạn hoặc dài

hạn và những yêu cầu đối với nguồn nhân lực
đó để thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh của
mình. Doanh nghiệp có thêm nguồn nhân lực
phục vụ hoạt động của đơn vị trong một khoảng
thời gian nhất định và có thể theo dõi, lựa chọn
những sinh viên xuất sắc đáp ứng yêu cầu, tiêu
chí tuyển dụng của đơn vị thông qua các đợt
kiến tập, thực tập của sinh viên. Nói cách khác
là doanh nghiệp có thêm quyền và cơ hội lựa
chọn và sử dụng nguồn lao động chất lƣợng, có
trình độ, từ đó sẽ giải quyết đƣợc bài toán nan
giải về nhân lực. Đƣợc phép đánh giá chất
lƣợng đào tạo (phát huy thế mạnh và khắc phục
những mặt yếu kém) và đóng góp ý kiến vào
việc xây dựng chƣơng trình đào tạo của đơn vị
đào tạo. Doanh nghiệp có thêm cơ hội quảng bá
hình ảnh, thƣơng hiệu. Doanh nghiệp tiếp nhận
sớm những thông tin về khoa học, công nghệ.
Doanh nghiệp có thể đặt hàng các đề tài nghiên
cứu khoa học có chất chất lƣợng từ các đơn vị
đào tạo nhằm cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản
phẩm của mình.
Về phía ngƣời học thì khi nhà trƣờng và
doanh nghiệp liên kết họ có thêm cơ hội lựa
chọn địa điểm thực tập phù hợp, có cơ hội tìm
kiếm học bổng và tiếp cận sớm với các đơn vị
tuyển dụng, giúp ngƣời học có định hƣớng tốt

120



Hội nghị Quốc tế ICSS 2018 “Nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng Cơng nghiệp 4.0”

hơn và có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm, cọ sát
thực tế, thăng tiến trong công việc sau khi tốt
nghiệp ra trƣờng và giúp ngƣời học có điều kiện
vận dụng lý thuyết vào thực hành.
Từ thực trạng và nhu cầu cần thiết về sự
liên kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong
đào tạo nguồn nhân lực, thiết nghĩ để liên kết
đƣợc với nhau bền vững theo chúng tôi cần chú
ý một vài giải pháp sau:
Một là, Nhà nƣớc cần có chính sách, cơ
chế phối hợp chặt chẽ về nguồn nhân lực giữa
nhà trƣờng và doanh nghiệp. Tăng cƣờng nhận
thức việc xây dựng mối liên kết bền vững giữa
nhà trƣờng và doanh nghiệp đối với cả hai bên
từ cấp lãnh đạo cho đến nhân viên bằng việc
thống nhất và ban hành các quy định, các văn
bản quy phạm chung. Tăng quyền tự chủ cho
các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo cần đƣợc tự
chủ và chủ động về quy mô đào tạo, hình thức
tuyển sinh, xây dựng chƣơng trình đào tạo, thu
chi nguồn tài chính… Khuyến khích cạnh tranh
giữa các cơ sở đào tạo để tăng động lực phát
triển giữa các nhà trƣờng với nhau về chất
lƣợng sản phẩm đào tạo, uy tín cũng nhƣ hình
ảnh, thƣơng hiệu nhà trƣờng.
Hai là, Nhà trƣờng cần liên kết thiết kế và
xây dựng chƣơng trình đào tạo. Điều quan trọng

nhất là các cơ sở đào tạo cần phải tự mình nâng
cao năng lực đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra
cho ngƣời học cần có sự tham khảo nhu cầu của
thị trƣờng, của các doanh nghiệp. Từ những
tham khảo nhu cầu thị trƣờng đó các đơn vị đào
tạo xây dựng khung chƣơng trình giảng dạy,
biên soạn và cải tiến giáo trình sao cho phù hợp
với yêu cầu của thực tiễn và yêu cầu của từng
giai đoạn. Đào tạo kiến thức ―học phải đi đôi
với hành‖, nghĩa là lý thuyết phải gắn liền với
thực tiễn, phân bổ và tổ chức chƣơng trình học
sao cho phù hợp, thời gian học lý thuyết và thực
hành nên là 50% và 50%. Đào tạo trình độ ngoại
ngữ và tin học vững vàng cho sinh viên, đào tạo

kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Nhà trƣờng có
thể liên kết về điều hành nhân sự và tham gia
quá trình đào tạo bằng cách ƣu tiên tuyển dụng
những giảng viên có kinh nghiệm làm việc
trong các doanh nghiệp, xây dựng tiêu chuẩn
đứng lớp đối với giảng viên nhƣ căn cứ vào
trình độ chun mơn, chuyên nghành, kinh
nghiệm thực tế trong công tác… Đơn vị đào tạo
cần phải mạnh dạn mời, thỉnh giảng những
chuyên gia, chuyên viên, kỹ sƣ, công nhân lành
nghề… từ các doanh nghiệp có kinh nghiệm
tham gia, hƣớng dẫn giảng dạy đối với những
mơn học địi hỏi nhiều kỹ năng, nghiệp vụ và
kinh nghiệm thực tiễn. Hình thức này giúp cho
ngƣời học có thể tiếp cận với những kiến thức

thực tế trong mơi trƣờng cơng việc. Ngồi ra,
nhà trƣờng cũng cần phải cử giảng viên, cán bộ
quản lý đến doanh nghiệp học hỏi và bồi dƣỡng
kinh nghiệm, đây chính là thúc đẩy sự vận động
và lƣu chuyển ngƣời học và ngƣời dạy. Đẩy
mạnh công tác hợp tác trong nghiên cứu khoa
học và thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu.
Đây là hình thức hợp tác cao nhất giữa nhà
trƣờng và doanh nghiệp, nhƣng thực tế cịn diễn
ra rất khiêm tốn. Mục đích của sự hợp tác này là
đạt đến sự hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu của
nhà trƣờng, thực hiện các dự án liên kết giữa
ngƣời làm công tác giảng dạy – nghiên cứu và
các doanh nghiệp cùng tiến hành.
Ba là, gắn kết, liên kết giữa doanh nghiệp
với nhà trƣờng trong việc đào tạo và sử dụng
nguồn nhân lực. Đây là một phƣơng cách rất
hữu hiệu phát triển nguồn nhân lực cho doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo
bằng cách đóng góp ý kiến về xây dựng và đánh
giá, cải tiến chƣơng trình đào tạo thơng qua
cung cấp thơng tin, phản biện nội dung chƣơng
trình. Doanh nghiệp hỗ trợ tài chính cũng nhƣ
cơ sở vật chất thơng qua nguồn vốn học bổng,
các hợp đồng tƣ vấn- nghiên cứu. Mặt khác các
doanh nghiệp cũng có thể hỗ trợ tài chính cho

121



Hội nghị Quốc tế ICSS 2018 “Nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0”

đơn vị đào tạo thông qua việc thành lập các
công ty, khu công nghệ, khu thực hành, xây
dựng giảng đƣờng, phịng thí nghiệm, trang bị
thiết bị giảng dạy và học tập. Doanh nghiệp có
thể cử các chun viên, chun gia, kỹ sƣ, cơng
nhân lành nghề tham gia trực tiếp giảng dạy tại
các cơ sở đào tạo. Ngoài ra, các doanh nghiệp
cũng cần phải tạo điều kiện tối đa trong việc
tiếp nhận các giảng viên, cán bộ quản lý đến học
tập, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, bồi dƣỡng
kiến thức thực tế để nâng cao trình độ. Các
doanh nghiệp cần phải tích cực tiếp cận khoa
học, công nghề thông qua các cơ sở đào tạo.
Bốn là, trong mối quan hệ này, ngƣời học
cần xác định rõ tầm quan trọng của ngành nghề
mình đang theo học để có cách tiếp nhận và học
tập đúng đắn. Ngồi nội dung mơn học trên lớp,
ngƣời học cần tìm hiểu thêm kiến thức bằng các
phƣơng tiện khác nhau nhƣ sách vở, báo chí,
mạng Internet… Sinh viên cũng cần phải tích
lũy nhiều một số kỹ năng cơ bản, cần thiết nhƣ:
Nghệ thuật giao tiếp trƣớc công chúng, Nghệ
thuật thuyết phục ngƣời nghe, Xử lý các tình
huống… Thƣờng xuyên tham gia các diễn đàn,
các chƣơng trình, các hội thảo về chuyên ngành
giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp; tham gia thực
tập thực tế đúng chuyên ngành tại các doanh
nghiệp nhằm tăng tính cọ sát, trau dồi kinh

nghiệm, tiếp cận sớm với doanh nghiệp để tìm
cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra trƣờng.
Ngồi ra, có một điều rất quan trọng đó chính là
tâm lý ngƣời học cần phải ổn định, vững vàng
và phải có lịng u nghề, nhiệt huyết, có mục
tiêu, định hƣớng rõ ràng trong quá trình học tập.
Năm là, trong điều kiện CMCN 4.0 diễn
ra mạnh mẽ, để nắm bắt, quản lý và tạo đƣợc
mối quan hệ bền vững giữa nhà trƣờng và doanh
nghiệp cần hƣớng tới những nghiên cứu nhằm
quản lý mối quan hệ này một cách thông minh.
Thiết nghĩ, những nghiên cứu ứng dụng nhằm
cập nhật thông tin, phân tầng và cảnh báo đƣợc

thực trạng mối quan hệ của Nhà trƣờng với từng
đối tác trong đào tạo là cần thiết. Việc nắm bắt,
dự đoán nhu cầu của doanh nghiệp liên kết đặc
biệt là các doanh nghiệp lớn, quản lý và dự báo
đƣợc số lƣợng, yêu cầu về chất lƣợng và những
giao động nguồn nhân lực trong khoảng thời
gian xác định… sẽ giúp các nhà trƣờng đƣa ra
đƣợc chiến lƣợc đào tạo đúng hƣớng, phù hợp
và thỏa mãn đƣợc sự kỳ vọng về nguồn lực cho
các doanh nghiệp đồng thời thƣơng hiệu và sức
hút của Nhà trƣờng theo đó cũng đƣợc tăng lên.
3. Kết luận
Khi mà đất nƣớc ta ngày càng phát triển
và đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế
giới hiện nay thì mối liên kết giữa nhà trƣờng và
doanh nghiệp là yếu tố quan trọng xuất phát từ

yêu cầu khách quan dựa trên quy luật kinh tế,
quy luật cung cầu, đảm bảo hài hòa lợi ích từ ba
bên: Nhà nƣớc – Nhà trƣờng – Doanh nghiệp.
Có thể khẳng định rằng mối liên kết bền vững
giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp có một vị trí
đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo và nâng
cao chất lƣợng sản phẩm đào tạo của nhà
trƣờng, đồng thời là nguồn nhân lực chất lƣợng
đầu vào của doanh nghiệp. Vì vậy xây dựng mối
liên kết bền vững giữa nhà trƣờng và doanh
nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân lực là
yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ có tính bắt buộc,
là đòi hỏi của xã hội. Nhà trƣờng và doanh
nghiệp cần phải có những giải pháp đồng bộ
nhằm xây dựng và thắt chặt mối liên kết bền
vững này. Các bên cần tiến tới nghiên cứu hệ
thống các giải pháp xây dựng mối liên hệ, hợp
tác bền vững giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp
nhƣ một phƣơng án tối ƣu, đạt đƣợc nhiều sự
đồng tình và mang lại nhiều lợi ích thiết thực,
lâu dài từ cả hai phía (nhà trƣờng và doanh
nghiệp) trong việc đào tạo, phát triển và sử dụng
nguồn nhân lực là điều cần thiết trỏng điều kiện
CMCN 4.0 hiện nay./.

122


Hội nghị Quốc tế ICSS 2018 “Nhà trường thông minh trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0”


Tài liệu tham khảo
[1] Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW, khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
[2] Bộ GD&ĐT, Báo cáo quốc gia về giáo
dục cho mọi người ở Việt Nam, http://unesdoc.
unesco.org/images/0023/002327/232770vie.pdf.
Truy cập ngày 11/8/2018
[3] Hồng Cơng Chƣơng (2013), Hợp tác
giữa nhà trường và doanh nghiệp: Rào cản đến
từ cả hai phía, , Truy cập
ngày 10/8/2018.
[4] Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
(2012), Đối sánh chuẩn đầu ra theo nhu cầu xã
hội, Kỷ yếu hội thảo khoa học, TP. Hồ Chí Minh.
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
CTQG, Hà Nội, 2011.
[6] Lê Thị Hồng Điệp (2012), Phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu
xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Nxb.
Đại học quốc gia Hà Nội.
[7] Bùi Kim Đỉnh (2015), “Giáo dục hệ
giá trị trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Lý
luận chính trị, Học viện chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, số 9, 2015.
[8] Phạm Trần Lê (2013), Hợp tác Doanh

nghiệp – Viện, Trường: Cần có tầm nhìn và
năng lực từ cả hai phía, Truy cập ngày
9/8/2018, .
[9] Liên hiệp quốc (1966), Công ước
Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn
hóa truy cập
ngày 9/8/2018.
[10] Nguyễn Ngọc Linh (2013), Cần thêm

bắt tay giữa nhà trường và doanh nghiệp trong
đào
tạo
nghề,
taonguon
nhanluc.com, Truy cập ngày 10/8/2018.
[11] Phạm Thị Ly (2012), Về quan hệ hợp
tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, Truy cập
ngày 10/8/2018, .
[12] Trịnh Thị Hoa Mai (2008), Liên kết
đào tạo giữa nhà trường đại học với doanh
nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, Số 24, Hà Nội.
[13] Ngân hàng thế giới tại Việt Nam
(2017), Tổng quan về Việt Nam,
/>tnam/overview Truy cập ngày 9/8/2018
[14] Tuệ Phƣơng (2013), Doanh nghiệp
và nhà trường: Mối liên kết lỏng lẻo, Truy cập
ngày 10/8/2018, .
[15 Trần Anh Tài (2009), Gắn đào tạo với
sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp, Tạp chí

Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 25, Hà
Nội.
[16] Dƣơng Tâm (2017), Nhà trường
khơng kết nối doanh nghiệp, sinh viên khó kiếm
việc, Truy cập ngày
9/8/2018
[17] Văn Đình Tấn (2012), Nguồn nhân
lực trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa ở nước ta, ,
Truy cập ngày 10/8/2018.
[18] Phạm Văn Thắng (2010), Mở rộng
liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, Truy
cập ngày 10/8/2018, .
[19] Nguyễn Tiệp (2008), Giáo trình
Nguồn nhân lực, Nxb Lao động xã hội, tr. 28.
[20] Tổng cục Thống kê (2013), Niên
giám Thống kê 2012, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
[21] WB (2000). World Development
Indicators. London: Oxford.

123



×