TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
PHIẾU LÀM BÀI TỰ LUẬN
HỌC PHẦN: Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ngày kiểm tra: 29-30/07/2022
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thu Hằng
Mã đề: 205
Mã số sinh viên: 1921006685
Mã lớp sinh viên: 19DTH03
Bài làm gồm: 6 trang
Điểm
Bằng số
Cán bộ chấm thi
(Ký và ghi rõ họ tên)
Bằng chữ
BÀI LÀM:
Câu 1: Anh/chị hãy trình bày những bài học kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong lãnh đạo
đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945) và phân tích một bài học mà anh/chị tâm đắc nhất.
Lấy một dẫn chứng cụ thể trong thực tiễn địa phương anh/chị
Trả lời: Những bài học kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền
giai đoạn 1930-1945:
Một là về chỉ đạo chiến lược, phải giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.Trong cách mạng
thuộc địa, phải đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Cần phải nắm chắc và phân tích
tình hình thực tiễn để đề ra đường lối chiến lược đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn cách
mạng cụ thể. Khi cuộc Chiến tranh thế giới II xảy ra, Đảng ta đã kịp thời có sự chuyển hướng
chiến lược; từ Hội nghị Trung ương 6 (11-1939) và Hội nghị Trung ương 7(11-1940) Đảng đã
có bắt đầu có những điều chỉnh về chiến lược lãnh đạo cách mạng. Đặc biệt, tại Hội nghị Trung
ương 8 (5-1941), dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại diện Quốc tế
Cộng sản, trên cơ sở phân tích tình hình, Đảng ta đã hồn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược
cách mạng từ mục tiêu đánh đổ thực dân, phong kiến; chống tư sản, địa chủ sang mục tiêu của
cách mạng lúc bấy giờ là giải phóng dân tộc, đánh đổ thực dân Pháp và Phát xít Nhật, và bè lũ
1
tay sai. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi của sự kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ
chống đế quốc và chống phong kiến.
Hai là về xây dựng lực lượng: Trên cơ sở khối liên minh công nông, cần khơi dậy tinh thần
dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc
thống nhất rộng rãi. Việt Minh là một điển hình thành cơng của Đảng về huy động lực lượng
toàn dân tộc lên trận địa cách mạng, đưa cả dân tộc vùng dậy trong cao trào kháng Nhật cứu
nước, tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Năm 1943, Đảng ta đã quyết định mở rộng
Mặt trận dân tộc thống nhất với chủ trương liên minh với tất cả các đảng phái, các nhóm yêu
nước trong và ngồi nước chưa gia nhập Việt Minh, đẩy mạnh cơng tác vận động các giai tầng
xã hội (công nhân, nông dân, trí thức, tư sản, đại chủ yêu nước) tham gia. Chính vì vậy, Đảng
ta đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong cao trào kháng Nhật cứu nước và
trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám.
Thứ ba, về phương pháp cách mạng: Nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng của quần
chúng, ra sức xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với
đấu tranh vũ trang, tiến hành chiến tranh du kích cục bộ và khởi nghĩa từng phần, giành chính
quyền bộ phận ở những vùng nơng thơn có điều kiện, tiến lên chớp đúng thời cơ, phát động tổng
khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị, giành chính quyền tồn quốc.Bên cạnh việc đề ra chiến
lược cách mạng phù hợp với tình hình (chuyển hướng chiến lược kịp thời) và tập hợp, phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tham gia vào mục tiêu chung thì việc chớp thời cơ cách
mạng, lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cuộc cách mạng. Chỉ 3 ngày sau khi Nhật đảo chính Pháp
(9-3-1945), ngày 12-3-1945, Đảng ta ra Chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng
ta” để hiệu triệu toàn thể dân tộc đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân
Thư tư, về xây dựng Đảng: Phải xây dựng một Đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp
và dân tộc; vận dụng và phát triển lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đề ra đường lối
chính trị đạo đức, một đảng vững mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức, liên hệ chặt chẽ với
quần chúng. Và đây chính là bài học kinh nghiệm khiến em cảm thấy tâm đắc nhất.
Khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, lúc đó Đảng ta mới 15 tuổi, với gần 5.000 đảng viên, nhưng
đã lãnh đạo toàn dân tộc làm cuộc cách mạng giành thắng lợi. Thành cơng đó là nhờ Đảng được
xây dựng trên nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, có trí tuệ sáng suốt, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Đảng đã
nắm vững thời cơ, kiên định, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, định ra
đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn. Đặc biệt, Đảng có đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên
2
phong, gương mẫu, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của
Nhân dân; ln gắn bó mật thiết với Nhân dân, được Nhân dân tin tưởng và đi theo. Nhờ đó, khi
Đảng kêu gọi Nhân dân đứng lên làm cuộc cách mạng thì mn người như một, đồn kết thành
sức mạnh vô cùng to lớn đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến.Từ sau thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám 1945, trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước, Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt coi trọng việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho
cán bộ, đảng viên; phòng, chống suy thoái trong cán bộ, đảng viên trên các lĩnh vực này, quan
tâm giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân.Trong thời kỳ đổi mới, do
tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn biến phức tạp. Từ Hội
nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 01-1994) Đảng đã chỉ ra những biểu hiện của
tình trạng này và coi đó là một trong bốn nguy cơ cần quan tâm đấu tranh phòng, chống. Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI nhận định: “Một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên,
trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thối
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng,
sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị,
cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vơ ngun tắc...”.
Để phịng, chống tình trạng suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận
cán bộ, đảng viên hiện nay, cần triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ một hệ thống các nhóm
giải pháp. tiếp tục thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, các quy định về xây dựng Đảng,
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định: kiên quyết, kiên trì với quyết tâm chính trị cao tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, tiếp
tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, tăng cường cơng tác tư
tưởng đối với cán bộ, đảng viên, nhân dân, nghiêm khắc kỉ luật đối với các thành phần có biểu
hiện suy thối về tư tưởng chính trị, .... Ngày 22-7-2022, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật: Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên nhiệm kỳ 2015 - 2020; Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh Phú
Yên nhiệm kỳ 2016 - 2021; ... Do sai phạm trong công tác quản lý sử dụng đất, tài sản nhà nước,
quản lý và bảo vệ rừng và tài nguyên đất nước, thi tuyển công chức, đấu thầu mua sắm trang
thiết bị vật tư y tế làm thất thốt ngân sách nhà nước (Theo Tạp chí Cộng Sản ngày 23-07-2022)
Bài học đó tiếp tục được Đảng bộ, Chính quyền địa phương tỉnh Đồng Nai nơi em đang sinh
sống đã và đang tiếp tục vận dụng và mang lại hiệu quả cao. Sáng 30/5/2022, Ban TVTU đã tổ
chức Hội thảo khoa học “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu
3
của đảng viên và trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị”. Các đồng chí: Nguyễn
Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, ... chủ trì hội nghị. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho biết,
thời gian qua có rất nhiều cán bộ, đảng viên bị thi hành kỷ luật; trong đó có cả cán bộ giữ chức
vụ cao đã thiếu gương mẫu, quan liêu, xa dân, lợi ích nhóm, thơng đồng cố ý làm trái quy định
để trục lợi. Chỉ tính trong quý I-2022, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 26 tổ chức
Đảng và hơn 1 ngàn đảng viên; Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật 5 tổ chức Đảng
và 21 đảng viên, trong đó 14 trường hợp thuộc diện Trung ương quản lý. Từ thực tế cán bộ, đảng
viên vi phạm bị xử lý kỷ luật thời gian qua cho thấy, cần nhiều giải pháp quyết liệt trong xây
dựng đội ngũ cán bộ. Kết luận hội nghị, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn cho biết,
những ý kiến tại hội thảo được Ban TVTU xem đó là cơ sở để thời gian tới Tỉnh ủy sẽ có những
điều chỉnh trong chỉ đạo sát thực tiễn hơn, góp phần củng cố, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong
nội bộ; xây dựng Đảng bộ tỉnh ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo vì
sự phát triển vững mạnh của tỉnh thời gian tới.
Câu 2: Trả lời: Quá trình đổi mới tư duy của Đảng giai đoạn 1976-1986:
➢ Quốc hội khóa IV ngày 14 đến 20-12-1976 tại Hà Nội
Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế sau Đại hội: Chưa tổng kết được kinh nghiệm xây dựng xã
hội ở miền Bắc, chưa chú trọng khắc phục hậu quả do chiến tranh, Nóng vội trong phát triển
kinh tế. Phát triển cơng nghiệp nặng thay vì nơng nghiệp vốn là thế mạnh của nước ta: “ ... Ưu
tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công
nghiệp nhẹ ....”, Chưa thay đổi đường lối phát triển kinh tế phù hợp hồn cảnh. Vẫn tiếp tục duy
trì xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp.Cơ chế hoạch hóa tập trung
quan liêu bao cấp là cơ chế trong đó nền kinh tế vận động dước sự kiểm soát của Nhà nước về
các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động
của nền kinh tế, không coi trọng các quy luật thị trường. Kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể giữ
vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác hầu như không được chú trọng. Các cơ chế này tuy
có những ưu điểm thích hợp cho hồn cảnh của đất nước thời kì cũ (đơn cử là thời kì năm 19541975 khi miền Bắc là hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam thì áp dụng cơ chế quan
liêu bao cấp bộc lộ rõ được những ưu điểm nổi bật của nó khi giúp cho miền Bắc hồn thành
xuất sắc nhiệm vụ hậu phương đồng thời quá độ lên CNXH) nhưng song song với đó cũng có
rất nhiều hạn chế nhằm kìm hãm sự phát triển của đất nước sau độc lập.(tài nguyên thiên nhiên
bị phá, ngân sách thâm hụt, sản xuất kém hiệu quả, nhà nước bao cấp tràn lan, khủng hoảng
kinh tế, đời sống nhân dân nghèo khổ, khơng cho giao thương trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh,
tích lũy hàng năm hầu như là khơng có, ...)
4
➢ Bước đột phá đầu tiên: Hội nghị Trung ương 6 (8-1979)
Khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa,
phá bỏ những rào cản để cho “sản xuất bung ra”. Theo đó, Hội đồng Chính phủ ra quyết định
(10-1979) về việc tận dụng đất đai nông nghiệp để khai hoang, phục hóa được miễn thuế, trả thù
lao và được sử dụng tồn bộ sản phẩm... Hiện tượng “khốn chui” thực tế trong hợp tác xã nông
nghiệp ở một số địa phương, sau khi tổ chức thí điểm, khốn sản phẩm đến nhóm và người lao
động trong các hợp tác xã nông nghiệp. Theo Chỉ thị, mỗi xã viên nhận mức khốn theo diện
tích và tự mình làm các khâu, cấy, chăm sóc và thu hoạch, cịn những khâu khác do hợp tác xã
đảm nhiệm. Thu hoạch vượt mức khoán sẽ được hưởng và tự do mua bán. Sản lượng lương thực
bình quân từ 13,4 triệu tấn/năm thời kỳ 1976-1980 tăng lên 17 triệu tấn/năm thời kỳ 1981-1985;
những hiện tượng tiêu cực, lãng phí trong sản xuất nơng nghiệp giảm đi đáng kể.... nếu như ở
đại hội lần thứ IV xác định “ phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển
nông nghiệp và công nghiệp nhẹ ...” tuy nhiêu điều này là một điều không phù hợp với hoàn
cảnh đất nước ta sau độc lập: tàn dư nặng nề của chiến tranh, dân nghèo đói, điều kiện khai thác
còn rất yếu kém lạc hậu, ... áp dụng máy móc cách phát triển cơng nghiệp Liên Bang Xơ Viết
mà chưa căn cứ vào tình hình thực tế hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ. Kinh tế Việt Nam mất
cân đối lớn, kinh tế quốc doanh và tập thể luôn thua lỗ nặng, không phát huy tác dụng. Kinh tế
tư nhân và cá thể bị ngăn cấm triệt để. Sản xuất chậm phát triển, thu nhập quốc dân, năng suất
thấp, đời sống nhân dân khó khăn, xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực. Nhưng đến cuối
thán 6 đầu tháng 7-1977, Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ước Đảng đã họp bàn về phát
triển nông nghiệp. Chứng tỏ rằng dần dần Đảng ta đã nhìn ra được những sai lầm ở những kì
Đại hội trước mà dần khắc phục từng bước. Tập trung phát triển nông nghiệp vốn là thế mạnh
của ta, bãi bỏ các trạm kiểm sốt cho tính chất ngăn sơng cấm chợ, khuyến khích phát triển chăn
ni trâu bị, mở rộng kinh doanh theo nguyên tắc hợp đồng kinh tế hai chiều, phân phối thu
nhập.Hội nghị Trung ương 6 (7-1984) chủ trương tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách
về phân phối lưu thông với hai loại công việc cần làm ngay: Một là, phải đẩy mạnh thu mua nắm
nguồn hàng, quản lý chặt chẽ thị trường tự do; Hai là, thực hiện điều chỉnh giá cả, tiền lương,
tài chính cho phù hợp với thực tế. Hội nghị Trung ương 7 (12-1984) xác định kế hoạch năm
1985 phải tiếp tục coi mặt trận sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, trước hết là sản xuất
lương thực, thực phẩm.
➢ Bước đột phá thứ hai: Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6-1985)
Tại Hội nghị này, Trung ương chủ trương xóa quan liêu bao cấp trong giá và lương là yêu
cầu hết sức cấp bách, là khâu đột phá có tính quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch
5
tốn, kinh doanh xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ tập trung quan liêu bao cấp.Nội dung xóa quan liêu,
bao cấp trong giá và lương là tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm; giá cả bảo đảm
bù đắp chi phí thực tế hợp lý, người sản xuất có lợi nhuận thỏa đáng và Nhà nước từng bước có
tích lũy; xóa bỏ tình trạng Nhà nước mua thấp, bán thấp và bù lỗ; thực hiện cơ chế một giá trong
tồn bộ hệ thống, khắc phục tình trạng thả nổi trong việc định giá và quản lý giá. Thực hiện cơ
chế một giá, xóa bỏ chế độ bao cấp bằng hiện vật theo giá thấp, chuyển mọi hoạt động sản xuất,
kinh doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Giá, lương, tiền coi là khâu đột phá để
chuyển đổi cơ chế.
➢ Bước đột phá thứ ba: Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8-1986)
Về cơ cấu sản xuất, Hội nghị cho rằng, chúng ta đã chủ quan, nóng vội đề ra một số chủ
trương quá lớn về quy mô, quá cao về nhịp độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất. ây cũng
là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng chậm giải quyết căn bản các vấn đề về lương thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Cần tiến hành một cuộc điều
chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư theo hướng thật sự lấy nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ.. Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, Hội nghị cho rằng, do
chưa nắm vững quy luật đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục
trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên chúng ta đã phạm nhiều khuyết điểm trong
cải tạo xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, phải biết lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp Về cơ chế
quản lý kinh tế. Hội nghị cho rằng, bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản
lý kinh tế, làm cho hai mặt ăn khớp với nhau tạo ra động lực mới thúc đẩy sản xuất phát triển.
Vậy nên trong suốt cả chặng đường lãnh đạo của Đảng ta, từ thực thế chứng minh: “Đảng
phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan” Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đã nêu bài học kinh nghiệm một cách sâu sắc trong suốt
10 năm trong công cuộc phát triển đất nước Việt Nam: luôn luôn từ thực tế, không thể tách rời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ giáo dục và đào tạo
2. Lương Trọng Thành- tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa (2020).
Những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Baothanhhoa.vn
3. Nguyễn Thùy (2022)- Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ
Tạp Chí Cộng Sản- Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ
4. Phương Hằng (2022)- Làm tốt công tác cán bộ sẽ bớt đi số lượng cán bộ vi phạm
Báo Đồng Nai- Làm tốt công tác cán bộ sẽ bớt đi số lượng cán bộ vi phạm
5.Tư liệu - Văn kiện (dangcongsan.vn)
6