Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

bài thu hoạch chủ nghĩa xã hội khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.02 KB, 6 trang )

Nguyễn Thu Hằng- MSSV:1921006685
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
PHIẾU LÀM BÀI THU HOẠCH
HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Ngày kiểm tra: 03/12/2021
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thu Hằng

MÃ ĐỀ:01

Mã số sinh viên: 1921006685
Mã lớp học phần: 2111112009201
Bài làm gồm: 6 trang
Điểm
Bằng số

CB chấm thi
(Ký, ghi rõ họ tên)

Bằng chữ

BÀI LÀM:
Câu 1:
Để phân biệt giai cấp công nhân với các giai cấp, tầng lớp khác, chúng ta
cần căn cứ vào sự biến đổi về mặt số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân
trong nền kinh tế. Khẳng định này đúng vì:
Giai cấp cơng nhân là một tập đồn xã hội ổn định, hình thành và phát triển
cùng với q trình phát triển của nền cơng nghiệp hiện đại. Là giai cấp đại diện cho
lực lượng sản xuất tiên tiến; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Trên thực tế, nhân loại đã trải qua 4 cuộc
các mạng công nghiệp và cũng kèm theo đó là xuất hiện và phát triển cả số và chất
lượng của giai cấp công nhân:


1

CMCN lần thứ nhất (cuối TK18- đầu TK19)

Nước Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng đầu tiên trên thế giới sau
đó lan tỏa trên thế giới. Thế kỷ thứ 17 có CM tư sản chiến thắng phong kiến mở
đường cho tư bản sản xuất phát triển. nhưng đến cuối TK18 nghành dệt may ở Anh
1


Nguyễn Thu Hằng- MSSV:1921006685
đã không cạnh tranh nổi với những sản phẩm may mặc đến từ Trung Quốc do vừa
rẻ lại đẹp. từ đó vấn đề đặt ra đó là làm sao sản xuất được hàng vừa nhanh lại đỡ
tốn chi phí để cạnh tranh cùng với Trung Quốc? qua những cuộc nghiên cứu, thí
nghiệm thì đã cho ra đời những cỗ máy chạy bằng hơi nước. từ đó tạo thành cuộc
CMCN chưa từng có trước đó. Đặt nền móng cho các cuộc công nghiệp sau này.
Kết quả của CMCN này là máy móc chạy bằng hơi nước và sức nước, thay
thế sức lao động thủ cơng qua đó tăng sản lượng ở các ngành lúc bấy giờ như ngành
dệt may, ngành luyện kim, giao thông vận tải (xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước
thay thế cho khí đốt), …Nhưng cũng chính từ CMCN của nước Anh cũng tạo thành
2 thái cực: Ông chủ tư bản lớn đối lập với Ơng chủ nhỏ, thợ thủ cơng (sau này trở
thành công nhân công nghiệp). Những ông chủ tư bản mua nhiều máy móc áp vào
sản xuất thì vươn lên chiếm lĩnh ngành dệt, trái ngược lại đó thì các ơng chủ nhỏ
vẫn tiếp tục làm thủ công. Dần dà về sau này thì các ơng chủ nhỏ, thợ thủ cơng phá
sản. Khiến họ phải bước chân vào công xưởng của các ông chủ lớn và trở thành
công nhân hiện đại
Các ông chủ lớn cũng tiến về các vùng nông thôn, liên kết với các quý tộc
địa chủ để chiếm lấy ruộng đất của nông dân để trồng bông đay, trồng cỏ nuôi cừu,
… để phục vụ nhu cầu cung cấp ngun liệu sản xuất. Khiến những người nơng
dân đó cũng mất đi tư liệu sản xuất của mình, họ kéo nhau lên thành thị với hy

vọng kiếm sống vì họ khơng cịn gì ngồi sức lao động. Những nơng dân đó cũng
chấp nhận bước chân vào cơng xưởng của các nhà tư bản và chính thức trở thanh
cơng nhân hiện đại, công nhân công nghiệp.
2

CMCN lần thứ hai (cuối TK18- đầu TK19)

Thành tựu: đạt được các thành tựu về động cơ điện, cải thiện hiệu suất làm
việc so với máy hơi nước. Chuyển nền kinh tế cơ khí sang nền kinh tế tự động. Là
một bước nhảy vọt phát triển trong KH-KT. Và chính bản thân người giai cấp cơng
nhân có chuyển hóa để thích nghi, đáp ứng với sự phát triển của CMCN lần 2 này.
Họ trở thành công nhân có trình độ điện khí hóa.
2


Nguyễn Thu Hằng- MSSV:1921006685
3

CMCN lần thứ ba (1960-1997)

Đạt được những thành tựu tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính, Internet và
cơng nghệ kĩ thuật số trên nền tảng sự phát triển chất bán dẫn, siêu máy tính.
Chuyển nền kinh tế sang tự động hóa máy móc hàng loạt và giai cấp công nhân
cũng đã chuyển thành công nhân tri thức, có trình độ chun mơn.
4

CMCN lần thứ tư (đầu TK21 -đến nay)

Đạt được thành tựu: kỹ thuật số, vật lý hiện đại, CN sinh học, trí tuệ nhân
tạo, cơng nghệ nanno, … và cũng từ đó giai cấp công nhân chuyển thành công

nhân cao cấp (các chuyên gia, làm việc độc lập, tư duy sáng tạo khác biệt)
Giai cấp công nhân là con đẻ, sản phẩm của nền đại cơng nghiệp, là chủ thể
của q trình sản xuất vật chất hiện đại, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến
và lực lượng sản xuất hiện đại. là đại biểu cho tương lại cho tương lai, cho xu thế
đi lên của tiến trình phát triển lịch sử. chính các cuộc CMCN đã nhào nặn, uốn nắn
được những phẩm chất tiến bộ, đặc điểm ở giai cấp công nhân mà khơng một giai
cấp khác, tầng lớp nào có được: tính tổ chức kỉ luật, tự giác và đồn kết trong cuộc
đấu tranh giải phóng mình và giải phóng xã hội. Cho nên cần căn cứ vào sự biến
đổi về mặt số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân trong nền kinh tế để phân
biệt giai cấp công nhân với các giai cấp, tầng lớp khác.
Để nâng cao chất lượng của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh
CMCN lần thứ 4, giải pháp đóng vai trị quyết định là đẩy mạnh quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. Khẳng định này đúng vì:
Giai cấp cơng nhân việt nam trong thời kì q độ lên CNXH có trong mình
những nét chính: tăng nhanh về cả chất, số lượng, đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh
CNH-HDH gắn với phát triển kinh tri thức, có trình độ nghề nghiệp, học vấn, văn
hóa, được rèn luyện trong môi trường thực tiễn sản xuất, đa dạng về cơ cấu nghề
nghiệp,… Ở CMCN lần thứ 4 (4.0) tác động sâu sắc tới sản xuất, đời sống xã hội
hiện đại. Trình độ học vấn, tay nghề , bậc thợ của cơng nhân, văn hóa sản xuất, văn
3


Nguyễn Thu Hằng- MSSV:1921006685
hóa lao động đáp ứng nhu cầu của kinh tế tri thức là những thước đo quan trọng về
sự phát triển chất lượng của giai cấp công nhân hiện đại.
Thời kì đổi mới, CNH-HDH nước ta được tiến hành trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Cùng với đó, chúng ta cịn có được lợi thế của nước đi
sau, được hưởng những thành tựu của các cuộc CMCN của nhân loại. Do đó CNHHDH khơng phải chỉ là việc của nhà nước và còn lại sự nghiệp của toàn dân và
quan trọng nhất là giai cấp cơng nhân hiện đại việt nam làm nịng cốt. Hội nhập
kinh tế sâu rộng giúp tạo điều kiện cho công nhân việt nam được trải nghiệm, học

hỏi, rèn dũa với những kỹ thuật hiện đại, khoa học tiên tiến của nhân loại, hưởng
được những thành quả của CMCN. Làm cho những phẩm chất của giai cấp công
nhân của giai cấp cơng nhân hiện đại được hình thành và phát triển đầy đủ trong
môi trường xã hội hiện đại với phương thức lao động hiện đại. Đó cịn là điều kiện
làm cho giai cấp công nhân việt nam khắc phục những nhược điểm, hạn chế vốn
có do hồn cảnh lịch sử và nguồn gốc xã hội sinh ra (tâm lý tiểu nông, lối sống
nông dân, …) và cũng đề ra những thách thức cho giai cấp công nhân việt nam phải
nỗ lực rèn luyện, phấn đấu phát triển bản thân để không bị thua ngay trên sân nhà
trong bối cảnh hội nhập.
Câu 2:
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự tồn tại cơ cấu xã hội – giai cấp
với nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau được quy định bởi vị trí, vai trị khác nhau
của từng giai cấp, tầng lớp đó trong lĩnh vực chính trị - xã hội. Khẳng định này sai.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự tồn tại cơ cấu xã hội – giai cấp với
nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau được quy định bởi cơ cấu kinh tế thời kỳ quá
độ lên CNXH.
Đầu TK20, các nước thuộc địa về bản chất vẫn là các nước phong kiến,
phong kiến nửa thuộc địa, nền kinh tế nơng nghệp cịn lạc hậu cho nên sau khi
giành được độc lập muốn tiến lên xây dựng XHCN nhưng tiềm lực kinh tế khơng
có thì cần có thời gian để gầy dựng, phát triển CNH-HDH cho nên phải bước tới
4


Nguyễn Thu Hằng- MSSV:1921006685
thời kì quá độ. Thời kì quá độ là sự đan xen giữa dấu vết tàn dư mạnh mẽ của XH
cũ với mầm móng yếu ớt của XH mới, những thành phần kinh tế cũ đan xen giữa
những thành phần kinh tế mới,… những cái mới và cái cũ song song tồn tại, vừa
ràng buộc bài trừ lẫn nhau. Và chính điều này đã làm cho thời kì q độ có cơ cấu
kinh tế đa thành phần. Khơng gạt bỏ ngay cái cũ nhưng thay vào đó giữ lại những
cái tích cực, lợi ích của XH cũ và ni lớn dần trong lịng XH cũ đó những mầm

móng ban đầu của XH mới. Kinh tế là cái “gốc” của vấn đề, nếu như quán triệt
hiệu quả cái “gốc” này thì cả thảy những “ngọn” cũng sẽ được giải quyết.
Ở những nước có xuất phát điểm thấp khi bước vào thời kì quá độ lên CNXH,
cơ cấu kinh tế có những biến đổi đa dạng: từ một nền kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp và công nghiệp kỹ thuật còn hạn chế chuyển sang cơ cấu kinh tế theo hướng
tăng tỉ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm tỉ trọng nơng nghiệp, chuyển từ cơ cấu
vùng lãnh thổ cịn chưa định hình sang hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, có
các trung tâm kinh tế lớn, trình độ cơng nghệ nhìn chung cịn lạc hậu hoặc trung
bình thấp chuyển sang phát triển lực lượng sản xuất với trình độ công nghệ cao, áp
dụng những xu hướng công nghệ, tri thức, kinh tế số, … từ đó hình thành những
cơ cấu kinh tế đa thành phần. Quá trình biến đổi trong cơ cấu kinh tế tất yếu dẫn
đến những biến đổi trong cơ cấu xã hội- giai cấp. Từ đó vị trí, vai trị của các giai
cấp, tầng lớp các nhóm xã hội cũng thay đổi theo.
Về mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong cơ cấu xã hội –giai cấp ở
Việt Nam hiện nay:
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, cơ cấu xã hội- giai cấp cũng vận
động, biến đổi theo đúng quy luật: sự biến đổi của cơ cấu xã hội- giai cấp bị chi
phối bởi những biến đổi trong cơ cấu kinh tế. đằng sau các thành phần kinh tế là
các giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định. Tương ứng với nền kinh tế nhiều thành phần
là một cơ cấu giai cấp đa dạng, phức tạp bao gồm các giai cấp, tầng lớp vừa liên
minh, vừa đấu tranh với nhau, vừa cùng tồn tại phát triển nhưng vừa bài trừ nhau.

5


Nguyễn Thu Hằng- MSSV:1921006685
Cơ cấu giai cấp ở việt nam hiện nay đa dạng bao gồm: giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân, đội ngũ tri thức, người sản xuất nhỏ, tiểu thương, tầng lớp doanh
nhân, … việc hình thành khối liên minh các giai cấp với nhau cũng xuất phát từ
chính nhu cầu, lợi ích kinh tế của họ. Liên minh các giai cấp, tầng lớp trong thời

kỹ quá độ lên CNXH là sự liên kết hợp tác với nhau giữa các giai cấp, tầng lớp để
đem lại những lợi ích kinh tế cho các chủ thể tham gia. Liên minh Cơng-Nơng-Trí
Thức là cơ sở của tồn xã hội, làm cơ sở chính trị- xã hội vững chắc cho chế độ
mới ở nước ta.
Ví dụ:
+ Giữa nơng dân và doanh nghiệp kí kết các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ
lúa gạo giúp nơng dân tham gia có hiệu quả sản xuất cao hơn là sản xuất tự do, tìm
được đầu ra lâu dài, cải thiện đời sống đồng thời bên doanh nghiệp cũng có thị
trường của riêng mình và tìm cách đưa lúa gạo Việt Nam lên thị tường quốc tế.
+ Phương pháp thụ tinh nhân tạo được triển khai cho mơ hình chăn bị tại
huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định giúp người nơng dân chủ động cải tạo được giống
từng bước nâng cao chất lượng đàn bò tăng năng suất.
Chữ ký của sinh viên

Nguyễn Thu Hằng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2006) Giáo Trình Chủ Nghĩa xã hội khoa
học, Nxb. Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

[2]

Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2019) Giáo Trình Chủ Nghĩa xã hội khoa
học, Hà Nội.

6




×