Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

BÀI THU HOẠCH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.98 KB, 40 trang )

HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN TRUNG THÀNH
MSSV : 107203135
STT : 35


BÀI THU HOẠCH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Chuyến đi thăm bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh thực sự đã để lại cho em
nhiều ấn tượng sâu sắc.Sâu sắc không chỉ vì được xem lại những hình ảnh
hào hung của chiến thắng năm xưa , mà còn sâu sắc và vô cùng tự hào vì
mình đã được sinh ra trên đất nước Việt Nam , đất nước của những chiến sĩ
mang trong mình “ dòng máu anh hùng”
Trước tiên để có thể có điều kiện tham quan thì cho phép em được gửi tới
các thầy, các cô lời cảm ơn chân thành nhất vì sự quan tâm tạo điều kiện
giúp đỡ của các thầy cô để chúng em có được buổi tham quan lý thú như thế
này. Thực sự theo em cảm nhận được thì bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh
là nơi trưng bày những hiện vật tốt nhất về lịch sử và diễn biến của chiến
dịch Hồ Chí Minh. Sau khi được xem những thước phim tư liệu về chiến
dịch thì em đã được đi tham quan và được tận mắt xem những hình ảnh ấn
tượng khác về chiến dịch Hồ Chí Minh. Điều đầu tiên làm em ấn tượng hơn
cả đó chính là hình ảnh và những tư liệu về các vị tướng lĩnh đã lãnh đạo
chiến dịch Hồ Chí Minh .



Hình ảnh này chính là hình ảnh về những vị tướng lĩnh trong bộ chỉ huy
chiến dịch Hồ Chí Minh. Họ là những con người tài năng, bản lĩnh và rất sắc
sảo.Mặc dù có thể có ai trong số đó đã già nhưng trí tụê của họ thì không
bao giờ “ già “ , lúc đó họ chỉ có một mục tiêu duy nhất là làm sao để có
thể sớm đem lại độc lập,tự do cho dân tộc Việt Nam.Và đó có lẽ là lý do mà
những con người ưu tú như họ đã cùng tụ hội và hợp sức để lãnh đạo cuộc
kháng chiến nhằm đem lại kết quả mong muốn. Trong cuộc họp ngày 1


tháng 4, Bộ Chính trị đã chỉ định 3 đồng chí ủy viên Bộ Chính trị có mặt tại
chiến trường chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị về chỉ đạo chiến dịch và ra
quyết định thành lập Bộ tư lệnh chiến dịch gồm các đồng chí Văn Tiến Dũng
làm Tư lệnh; Phạm Hùng làm Chính ủy; các đồng chí Lê Trọng Tấn, Trần
Văn Trà, Lê Đức Anh làm Phó tư lệnh; Lê Quang Hòa làm Phó chính ủy; Lê
Ngọc Hiền, Quyền tham mưu trưởng. Các cơ quan của Miền được tăng
cường một số đồng chí của Bộ và các tổng cục chuyển thành cơ quan chiến
dịch. Đó chính là những con người đã đem lại cho đất nước ta niềm vui độc
lập tự do và có những mùa xuân hạnh phúc.
. Người đầu tiên mà em liên tưởng tới ngay đó chính là đồng chí Đại tướng
Võ Nguyên Giáp,người con xuất sắc của mảnh đất Quảng Bình, người học
trò tài năng của Hồ Chí Minh.



Ông được cả thế giới biết tới là một trong mười vị tướng xuất sắc nhất mọi
thời đại vì đã có làm cho cả dân tộc Việt Nam được hưởng tự do , độc lập
sau biết bao nhiêu năm phải chịu ách áp bức, xâm lược của giặc ngoại
xâm.Ông không chỉ là một vị tướng có khả năng điều binh khiển tướng linh
họat,mà còn là một vị tướng tài mưu lược và có tầm nhìn rất rộng về thế trận
chiến tranh giữa ta và địch. Do đó không chỉ trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ ,mà ông còn có công rất lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp và là
người chỉ huy làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng chấn động khắp
năm châu. Ông là một con người huyền thoại được nhân dân nhắc đến như là
một vị tướng tài năng mà còn là con người làm thay đổi lịch sử Việt Nam.
Ông đã cùng Bộ Chính trị vạch ra một kế hoạch chi tiết và rất tỉ mỉ để có thể
sớm giành thắng lợi một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tránh số
lượng thương vong cho quân và dân ta.Và từ đây được sự thảo luận kỹ càng
của Bộ Chính trị thì ngày 1 tháng 4 năm 1975 , Bộ tư lệnh chiến dịch đã
được thành lập với mục tiêu trực tiếp chỉ đạo và vạch kế hoạch tấn công vào

sào huyệt cuối cùng của địch.Người đầu tiên phải nói tới đó chính là tư lệnh
chiến dịch, Đại tướng Văn Tiến Dũng , người trực tiếp chỉ huy chiến dịch
Hồ Chí Minh.


một trong những tướng lĩnh danh tiếng của Việt Nam, người chỉ huy trực
tiếp chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Tướng Văn Tiến Dũng, còn có bí
danh là Lê Hoài, sinh ngày 2 tháng 5 năm 1917 tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ
Liêm, Hà Nội. Nhà nghèo, không ruộng đất, mẹ mất sớm, cậu bé họ Văn
theo cha ra Hà Nội. Sau khi cha đột ngột qua đời năm cậu 15 tuổi, Văn Tiến
Dũng đành phải bỏ học, ở nhà trợ giúp cho anh làm nghề thợ may. 17 tuổi,
Văn Tiến Dũng lại ra Hà Nội làm công cho các xưởng dệt Thanh Văn (Hàng
Đào), sau chuyển sang xưởng Đức Xương Long, Cự Chung (Hàng Bông).
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1937. Từ 1939
đến 1944, ông bị thực dân Pháp bắt giam 3 lần, vượt ngục 2 lần. Tháng 11
năm 1939, ông bị Pháp đày đi nhà tù Sơn La. Hai năm sau, trên đường bị
địch áp giải từ Sơn La về Hà Nội, ông đã trốn thoát.
Từ tháng 12 năm 1942 đến tháng 3 năm 1943, ông đã hoạt động dưới danh
nghĩa nhà sư tại chùa Bột Xuyên (nay thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây).
Ông từng đảm nhiệm chức vụ Bí thư Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, Bí thư Xứ ủy
Bắc Kỳ năm 1944.
Chính trong thời kỳ này, ông đã làm quen với "cô nương" Nguyễn Thị Kỳ
(tên khai sinh là Cái Thị Tám) cùng hoạt động cách mạng và sau đó họ đã
trở thành vợ chồng.
Tháng 1 năm 1945, ông bị chính quyền thực dân Pháp kết án tử hình vắng
mặt.
Tháng 4 năm 1945, ông được cử làm Uỷ viên Thường vụ Ủy ban Quân sự
Cách mạng Bắc Kỳ (Bộ Tư lệnh Quân sự miền Bắc Đông Dương), được
phân công phụ trách tổ chức Chiến khu Quang Trung, kiêm Bí thư Khu uỷ
Chiến khu Quang Trung. Tháng 8 năm 1945, ông chỉ đạo vũ trang giành

chính quyền ở các tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình và Thanh Hoá.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được giao nhiệm vụ lập chiến
khu II (gồm 8 tỉnh phía tây bắc và tây nam Bắc Bộ), làm Chính uỷ Chiến
khu, tham gia Quân uỷ Trung ương. Tháng 12 năm 1946, ông là Cục trưởng
Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam (nay là Tổng cục Chính trị Quân
đội Nhân dân Việt Nam), Phó bí thư Quân uỷ Trung ương. Trong cuộc
kháng chiến chống Pháp, ông từng là Đại đoàn trưởng kiêm Chính uỷ Đại
đoàn 320.
Từ tháng 11 năm 1953 đến tháng 5 năm 1978, ông giữ chức Tổng Tham
mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, chỉ gián đoạn một thời gian ngắn
vào năm 1954, khi ông làm Trưởng đoàn đại biểu của Bộ Tổng Tư lệnh
Quân đội nhân dân Việt Nam trong ủy Ban Liên hiệp đình chiến thi hành
Hiệp định Genève.
Ông được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn: từ chiến
dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị - Thiên (1972), Chiến dịch giải phóng
Tây Nguyên (1975). Tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Tư lệnh Chiến dịch
giải phóng Sài Gòn – Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh).
Người thứ hai đó chính là chính ủy Bộ chỉ huy chiến dịch Phạm Hùng.

Ông tên thật là Phạm Văn Thiện, sinh tại làng Long Hồ, huyện Châu Thành,
tỉnh Vĩnh Long.
Năm 16 tuổi, ông tham gia cách mạng, hoạt động trong phong trào thanh
niên, học sinh, tham gia tổ chức Nam Kỳ học sinh liên hiệp hội và Thanh
niên cộng sản đoàn. Năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông
Dương.
Năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình. Do sự phản đối của
dư luận trong nước cũng như ở Pháp, Chính phủ Pháp đã giảm án xuống khổ
sai chung thân và đưa ông ra Côn Đảo giam giữ.
Sau 14 năm trong tù, năm 1945 ông được chính quyền cách mạng đưa tàu ra
đón về và giữ chức Bí thư Xứ ủy lâm thời Nam Bộ.

Sau khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông được phân công nhiệm vụ
xây dựng lực lượng công an Nam Bộ.
Tại Đại hội lần thứ hai của Đảng Cộng sản Việt Nam họp năm 1951, ông
được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và công tác ở Trung ương Cục
miền Nam và Ủy ban Kháng chiến hành chính miền Đông Nam Bộ.
Sau Hiệp định Genève, năm 1954 ông được cử làm Trưởng đoàn Quân đội
nhân dân Việt Nam trong Ban Liên hiệp đình chiến tại Nam Bộ và năm sau
làm Trưởng phái đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam bên cạnh Ủy ban quốc
tế tại Sài Gòn, hàm Đại tá.
Năm 1956 ông vào Bộ Chính trị. Ông cũng là Bí thư Trung ương Đảng trong
các năm 1958-1960.
Từ năm 1955 đến năm 1958 ông được cử làm Bộ trưởng Phủ Thủ tướng.
Năm 1958, ông được cử làm Phó Thủ tướng và là một trong 4 Phó thủ tướng
lúc bấy giờ.
Sau đó, ông lại trở về Nam giữ chức vụ Bí thư Trung ương Cục miền Nam
(1967-1975) và là Chính ủy Các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông làm Chính ủy Bộ chỉ huy chiến dịch.
Người tiếp theo đó là Phó tư lệnh chiến dịch Đại tướng Trần Văn Trà, Chủ
tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân
khu 7

Tướng Dương Văn Minh và tướng Trần Văn Trà tại Dinh Độc Lập năm 1975
Trần Văn Trà quê xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, sau vào
cư ngụ tại Sài Gòn. Ông còn có bí danh là Tư Chi, Tư Nguyễn, Ba Trà.
Xuất thân trong một gia đình làm nghề nông, thời trẻ học tiểu học tại Quảng
Ngãi, năm 1936, ông tham gia đoàn Thanh niên Dân chủ Huế khi còn đang
học tại trường Kỹ nghệ thực hành Huế; năm 1938 gia nhập Đảng Cộng sản
Đông Dương. Ông từng bị thực dân Pháp bắt giam hai lần.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Ủy viên Kỳ bộ Việt Minh Nam
Bộ. Khi chiến tranh Đông Dương nổ ra tại Nam Bộ, ông tham gia công tác

quân sự, giữ chức Chi đội trưởng Chi đội (tương đương trung đoàn) 14, Khu
trưởng Khu 8, xứ ủy viên Nam Bộ (1946-1948); Tư lệnh kiêm Chính ủy Khu
Sài Gòn - Chợ Lớn; Tư lệnh Khu 7 (1949-1950); Phó Tư lệnh Nam Bộ, Tư
lệnh Phân khu Miền Đông Nam Bộ (1951-1954).
Năm 1955, ông tập kết ra miền Bắc, giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng
Quân đội Nhân dân Việt Nam (1955-1962), Phó Chủ nhiệm Tổng cục Quân
huấn (1958), Giám đốc Học viện quân chính và Chánh án Tòa án quân sự
Trung ương (1961). Từ năm 1963, ông được cử vào Nam làm Tư lệnh Quân
giải phóng miền Nam (1963-1967 và 1973-1975), Phó Tư lệnh Quân giải
phóng miền Nam (1968-1972), Phó Bí thư Quân ủy Quân giải phóng Miền
Nam. Sau Hiệp định Paris (1973), ông làm Trưởng đoàn đại biểu quân sự
Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại Ban
Liên hiệp đình chiến bốn bên ở Sài Gòn.
Người tiếp theo và là người có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến dịch
đó là Đại tướng Lê Đức Anh


Trung tướng Lê Đức Anh (1975)
Ông sinh năm 1920, quê tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-
Huế.
Năm 1944, tổ chức và phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh.
Tháng 8 năm 1945, ông tham gia quân đội, giữ các chức vụ từ trung đội
trưởng đến chính trị viên tiểu đoàn, chi đội 1 và Trung đoàn 301. Từ tháng
10 năm 1948 đến năm 1950, ông là tham mưu trưởng các quân khu 7, 8 và
đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Từ năm 1951 đến 1954, giữ chức tham mưu
phó, quyền tham mưu trưởng bộ tư lệnh Nam Bộ.
Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc. Tháng 5 năm 1955, ông được cử
giữ chức Cục phó Cục Tác chiến, rồi Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng
Tham mưu; hàm Đại tá (1958). Từ tháng 8 năm 1963, ông giữ chức Phó
Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 2 năm 1964, ông được điều vào Nam với bí danh Sáu Nam, giữ chức
Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Miền Nam. Năm
1969, được điều về làm Tư lệnh Quân khu 9.
Cuối năm 1974, ông được điều trở lại chức Phó Tư lệnh Quân Giải phóng
miền Nam và được phong vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng. Năm 1975,
ông được cử giữ chức Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh
cánh quân Tây Nam đánh vào Sài Gòn.
Một vị tướng khác cũng rất đặc biệt đó là Đại tướng Lê Trọng Tấn, Viện
trưởng Học viện Quân sự Cao cấp, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân
dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tư lệnh Quân giải phóng
miền Nam.

Ông tên thật là Lê Trọng Toa, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1914, tại làng Yên
Nghĩa, thôn An Định (cũ), xã Nghĩa Lộ, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây).
Theo cuốn "Họ Trịnh và Thăng Long" (NXB Văn hoá Dân tộc, 2000) của
hai nhà nghiên cứu Bỉnh Di và Trịnh Quang Vũ ở trang 111 đã khẳng định
đại tướng là hậu duệ của dòng chúa Trịnh Căn.
Có một thời ông đã tham gia lính khố đỏ, đeo lon đội
[1]
, nên dân làng Yên
Nghĩa thường gọi là Đội Tố. Bà Bích Vân tức Hoàng Ngân khi đó đang phụ
trách công tác phụ vận kiêm binh vận của Xứ ủy Bắc Kỳ và một số nhân mối
khác được giao nhiệm vụ binh vận Đội Tố và đã thành công. Tham gia Việt
Minh từ năm 1944 và là ủy viên quân sự Ủy ban khởi nghĩa của tỉnh Hà
Đông từ tháng 8 năm 1945, sau Cách mạng tháng Tám, ông trở thành đảng
viên Đảng Cộng sản Đông Dương.
Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ năm 1946, ông tham gia công tác
quân sự.
• Từ 1945 đến 1950, là trung đoàn phó rồi trung đoàn trưởng các trung
đoàn: Sơn La, Sơn Tây, quyền khu trưởng Khu XIV, khu phó Liên

khu X. Khi Quân đội Nhân dân Việt Nam thành lập các đại đoàn chủ
lực, ông trở thành Đại đoàn trưởng đầu tiên của đại đoàn 312-đại đoàn
Chiến thắng (nay là sư đoàn) ở tuổi 36. Trong trận Điện Biên Phủ, đại
đoàn 312 do ông chỉ huy đã đánh trận mở màn vào cao điểm Him
Lam (13 tháng 3 năm 1954) và kết thúc chiến dịch vào ngày 7 tháng 5
năm 1954, bắt sống tướng Christian de Castries và ban chỉ huy tập
đoàn cứ điểm.
• Từ tháng 12 năm 1954 đến năm 1960 ông là Hiệu trưởng Trường Sĩ
quan Lục quân.
• Từ tháng 3 năm 1961 đến năm 1962 là Phó Tổng Tham mưu trưởng
Quân đội Nhân dân Việt Nam.
• Năm 1964, tướng Lê Trọng Tấn nhận nhiệm vụ Phó tư lệnh Quân giải
phóng miền Nam, tham gia tổ chức chiến dịch Mậu Thân 1968.
• Năm 1971 ông là Tư lệnh Mặt trận Đường 9.
• Năm 1972, ông được cử làm Tư lệnh chiến dịch Quảng Trị.
• Năm 1973, là Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Tư lệnh Quân đoàn I
Quyết thắng, quân đoàn đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt nam.
• Tháng 3 năm 1975, ông làm Tư lệnh chiến dịch giải phóng Huế - Đà
Nẵng.
• Tháng 4 năm 1975, ông được cử làm Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí
Minh kiêm Tư lệnh cánh quân phía đông (gồm quân đoàn 2, quân
đoàn 4, sư đoàn 3) tấn công vào Sài Gòn. Chính Lữ đoàn xe tăng 203,
quân đoàn 2 thuộc cánh quân của ông đã tiến vào dinh Độc Lập đầu
tiên.Theo sự nhận định của hầu hết các chuyên gia và tướng lĩnh quân
sự cao cấp thì Lê Trọng Tấn được coi là một trong những tướng đánh
trận giỏi nhất Việt nam. Ông luôn được tin cậy giao các nhiệm vụ hệ
trọng trên chiến trường, là Tư lệnh của các chiến dịch lớn nhất, quan
trọng nhất như Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Bàng-Dầu Tiếng, Đường 9
Nam Lào, Trị Thiên 1972 Ông nổi tiếng là con người tài năng,
cương trực, quyết đoán, "trí-dũng-nhân-chính-liêm-trung"

• Ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi là "người chỉ huy kiên
cường, lỗi lạc, người bạn chiến đấu chí thiết".
Trong một nhận xét khác có tính khẳng định hơn, Võ Nguyên Giáp nhận
định :
" (Lê Trọng Tấn) là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam
qua các thời đại.
Thậm chí, Trong cuộc phỏng vấn về xếp hạng tướng lĩnh Việt Nam hiện
đại, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã đánh giá: "Tắt nhiên đầu tiên là
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Thứ ba là
tướng Hoàng Văn Thái. Đại tướng Lê Trọng Tấn còn nổi tiếng là người
sống liêm khiết , giản dị và rất nhân hậu,thậm chí cho đến lúc mất thì ông
vẫn chưa hề có nhà riêng của mình
Và một vị tướng khác cũng rất đáng chú ý đó là Người tham mưu trưởng
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Ông là Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, người được Đại tướng Văn Tiến Dũng
giao chủ trì việc soạn thảo kế hoạch tác chiến giải phóng miền Nam để trình
Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương.

Tướng Hiền
Lê Ngọc Hiền sinh Năm 1928, tại xã Đại Đồng, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà
Tây. Năm 1944, ông tham gia cách mạng. Tháng 5 năm 1945 ông nhập ngũ,
cùng năm đó ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1974,
ông được phong quân hàm Thiếu tướng, năm 1980 được phong hàm Trung
tướng. Ông được phong hàm Thượng tướng năm 1986. Chức vụ cao nhất là
Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân
Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ: Cục
trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Tham
mưu trưởng chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
Trong cuộc đời binh nghiệp 50 năm của
mình, Thượng Tướng Lê Ngọc Hiền có phân nửa

thời gian làm công tác tác chiến. Bạn bè vẫn
thường gọi ông là Hiền “tác chiến”. Đại tướng
Võ Nguyên Giáp là người rất yêu mến Thượng
tướng Lê Ngọc Hiền, bởi tính tận tuỵ và kiên
định của ông. Quả thật với sự tín nhiệm cao độ của đại tướng Trần Văn Trà
dành cho tướng Hiền nên bằng tất cả tài năng của mình kế hoạch tác chiến
chiến lược được ông cùng Cục Tác chiến chuẩn bị từ tháng 5 năm 1974 đến
cuối tháng 10 năm 1974, tương đối hoàn tất. Kế hoạch được chuẩn bị khá tỷ
mỷ về tình hình địch, ta, diễn biến trên khắp các chiến trường từ sau khi ký
Hiệp định Paris bằng những bản đồ, biểu đồ, bảng so sánh các số liệu.Kế
hoạch gồm 2 bước: Bước 1, từ ngày 8/4, tiến công chia cắt chiến lược và bao
vây đánh trận “rúng động”, đánh vùng ven và 8 mục tiêu trong nội thành,
chuẩn bị cho tổng tiến công.
Thượng tướng Lê Ngọc Hiền (ngoài
cùng, bên trái) cùng BCH Chiến dịch
HCM tại Lộc Ninh tháng 4/1975
Ảnh Tư liệu
Nếu thuận lợi, địch tan rã thì phát triển thọc sâu ngay, phối hợp với quần
chúng nổi dậy đánh chiếm thành phố; Bước 2, dự kiến từ ngày 15 đến ngày
20/4/1975 thực hiện đột kích Sài Gòn trên 5 hướng. Lực lượng sử dụng từ 3-
5 sư đoàn chủ lực, 7 đoàn đặc công, 60 tổ biệt động, cùng với lực lượng du
kích khoảng 50 ngàn quần chúng nổi dậy tại chỗ. Nếu địch co cụm thì chuẩn
bị thêm lực lượng nhưng phải giải quyết xong trong tháng 4/1975. “Cách
đánh của ta là táo bạo, kiên quyết tiến công đánh thẳng vào đầu não địch, đè
bẹp ý chí đề kháng của địch”, .Sau khi kế hoạch tác chiến được hoàn thành,
Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tổ chức hội nghị bàn,và đã được hội
nghị chấp thuận nhất trí với bản kế hoạch, chỉ yêu cầu bổ sung chi tiết hơn.
Điểm mấu chốt của kế hoạch tác chiến chọn chiến trường Tây Nguyên làm
chiến trường chủ yếu trong cuộc tiến công lớn và rộng khắp năm 1975 được
các đồng chí trong Bộ Chính trị đánh giá cao”.

Từ tháng 10 đến tháng 12/1974, Kế hoạch tác chiến được bổ sung chi tiết
đến từng chiến dịch. Từ ngày 18 tháng 12 năm 1974 đến ngày 8 tháng 1 năm
1975, Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng họp thông qua kế hoạch tác chiến. Với
quan điểm thông suốt là dự kiến giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-
1976. Năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp, tạo điều
kiện để năm 1976 tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, giải phóng
miền Nam. Ngoài kế hoạch tác chiến này, Bộ Chính trị còn dự kiến: Nếu
thời cơ đến thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Qủa thật kế hoạch tác chiến chiến lược là công sức của tập thể, một sự cố
gắng hết mức, hết sức căng thẳng trong suốt nửa năm liền của cán bộ Cục
Tác chiến. điều đó cho thấy rằng , tất cả các tướng lĩnh của bộ tư lệnh chiến
dịch lúc đó đã quyết tâm phải đem lại hòa bình cho đất nước để nhân dân
hưởng những mùa xuân hạnh phúc và cũng là để thực hiện lời di chúc trước
khi Bác đi xa. Với sự đồng tâm hiệp lực cao của tất cả các tướng lĩnh trong
bộ tư lệnh cùng sự sẵn sàng chiến đấu của lực lượng quân đội nhân dân Việt
Nam, bộ tư lệnh đã phác thảo ra một kế hoạch cực kỳ táo bạo và linh hoạt

Đó là đánh vào Sài Gòn với 5 hướng tiến công
Hướng Bắc
Quân đoàn 1 với tư lệnh là thiếu tướng Nguyễn Hòa, chính ủy là thiếu
tướng Hoàng Minh Thi, gồm các Sư đoàn bộ binh 312, 320B; Lữ
đoàn pháo binh 452; Lữ đoàn tăng thiết giáo 202; Sư đoàn pháo cao
xạ 367; Lữ đoàn công binh 299; được tăng cường thêm một số đơn vị
pháo, tên lửa, và bộ binh. Nhiệm vụ của quân đoàn là bao vây tiêu diệt
đối phương ở Phú Lợi, Bình Dương, Lai Khê, Tân Uyên, chặn Sư
đoàn 5 QLVNCH, chiếm Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, các bộ tư
lệnh binh chủng ở Gò Vấp, Bình Thạnh.
Hướng Đông Nam
Quân đoàn 2 với tư lệnh là thiếu tướng Nguyễn Hữu An, chính ủy là
thiếu tướng Lê Linh, gồm các Sư đoàn bộ binh 325, 304, 3; Lữ đoàn

pháo binh 164; Lữ đoàn tăng thiết giáp 203; Sư đoàn pháo cao xạ 673;
Lữ đoàn công binh 219; Trung đoàn đặc công 116. Nhiệm vụ của
quân đoàn là đánh chiếm căn cứ Nước Trong, chi khu Long Bình, căn
cứ Long Bình, chi khu Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, thị xã Bà Rịa, chi
khu Đức Thanh, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất, đánh chiếm Vũng
Tàu, quận 9 và quận 4 Sài Gòn.
Hướng Tây Bắc
Quân đoàn 3 với tư lệnh là thiếu tướng Vũ Lăng, chính ủy là đại tá
Đặng Vũ Hiệp, gồm các Sư đoàn bộ binh 316, 320A, 10; hai Trung
đoàn pháo mặt đất 40 và 675; Trung đoàn xe tăng 273; hai Trung đoàn
pháo cao xạ 232, 234; hai Trung đoàn công binh 575, 7; Trung đoàn
đặc công 198. Nhiệm vụ của quân đoàn là thọc sâu vào nội thành Sài
Gòn, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, các quận Tân Bình, Phú
Nhuận. Sư đoàn 316 cùng binh chủng phối thuộc chặn đánh Sư đoàn
25 QLVNCH tại Gò Dầu, Trảng Bàng rồi làm lực lượng dự bị.
Hướng Đông
Quân đoàn 4 với tư lệnh là thiếu tướng Hoàng Cầm, chính ủy là thiếu
tướng Hoàng Thế Thiện, gồm các Sư đoàn 7, 341, 6; Lữ đoàn bộ binh
7, 52; một tiểu đoàn pháo 130mm; một trung đoàn và một tiểu đoàn
phòng không hỗn hợp, một tiểu đoàn xe tăng. Nhiệm vụ của quân
đoàn là đánh chiếm khu vực Biên Hòa - Hố Nai (gồm cả sở chỉ huy
Quân lực Việt Nam Cộng hòa và sân bay Biên Hòa), tiến về Sài Gòn
chiếm các quận 1,2,3, căn cứ hải quân, bộ quốc phòng, đài phát thanh.
Hướng Tây Nam
Đoàn 232 với tư lệnh là thiếu tướng Lê Đức Anh, chính ủy là thiếu
tướng Lê Văn Tường, gồm các Sư đoàn 5, 8, 9; bốn trung đoàn độc
lập 16, 88, 24, 27B; một tiểu đoàn xe tăng T-54, một tiểu đoàn xe tăng
PT-85; một tiểu đoàn pháo 130mm; một trung đoàn và một tiểu đoàn
phòng không. Nhiệm vụ của đoàn là cắt đường số 4 (Bến Lức - ngã ba
Trung Lương), chiếm Tân An, Mỹ Tho, chia cắt Sài Gòn và miền Tây

Nam Bộ, thọc sâu đánh chiếm biệt khu Sài Gòn, cầu Nhị Thiên
Đường, Tổng Nha cảnh sát, các quận 5, 6, 7, 8, 10, 11.
• Cả 5 hướng đều hợp điểm tại dinh Độc Lập. 17 giờ ngày 26 tháng 4,
Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng với 5 hướng tấn công:
hướng Bắc với Quân đoàn 1, hướng Tây Bắc với Quân đoàn 3, hướng
Tây với Đoàn 232, hướng Nam với lực lượng chủ lực của Miền,
hướng Đông có Quân đoàn 4 và cánh quân phía đông gồm Quân đoàn
2 và các lực lượng Quân khu 5 vừa chiếm được Phan Rang.
• Trưa ngày 30 tháng 4, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn
Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Cụ thể hơn trong Chiến lược chỉ đạo chiến dịch Hồ Chí Minh thì với phương
châm và tư tưởng chỉ đạo tác chiến: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc
thắng”, Bộ tư lệnh chiến dịch xác định phải chuẩn bị chu đáo, đánh chắc
thắng, không cho địch co cụm lớn về Sài Gòn; tổ chức các mũi thọc sâu có
sức đột kích mạnh đánh nhanh vào các mục tiêu chủ yếu; kết hợp giữa tiến
công quân sự với địch vận và nổi dậy của quần chúng, tiến công quân sự
phải đi trước một bước và giữ vai trò quyết định; phát huy sức mạnh tổng
hợp, đột phá liên tục, dồn dập cho đến toàn thắng. Coi trọng bảo đảm các
mặt, giữ bí mật. Để chắc thắng trong trận quyết chiến chiến lược lịch sử, giải
phóng hoàn toàn miền Nam, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã quyết
định tập trung lực lượng lớn chủ lực và binh khí kỹ thuật cho chiến dịch,
gồm: Quân đoàn 1 (thiếu sư đoàn 308) ở lại bảo vệ miền Bắc, Quân đoàn 2,
Quân đoàn 3(1), Quân đoàn 4 và đoàn 232. Tổng số lực lượng là 15 sư đoàn,
1 lữ đoàn và 4 trung đoàn bộ binh; 20 lữ đoàn, trung đoàn và 8 tiểu đoàn
pháo binh; 3 lữ đoàn, trung đoàn và 6 tiểu đoàn tăng thiết giáp; 8 lữ, trung
đoàn và 2 tiểu đoàn đặc công; 4 trung đoàn và 10 tiểu đoàn thông tin; 1
trung đoàn tên lửa, 2 sư đoàn ô tô vận tải, một bộ phận hải quân và không
quân, cùng lực lượng địa phương trong địa bàn chiến dịch. Về cách đánh
chiến dịch, Bộ tư lệnh nhấn mạnh: Phải thực hiện chia cắt chiến lược, cắt

đường bộ, đường không, khống chế sân bay, triệt để bao vây, cô lập Sài
Gòn, bao vây, chặn và tiêu diệt chủ lực địch ở vòng ngoài, không cho chúng
co cụm về Sài Gòn, đánh thắng những trận then chốt quan trọng. Tổ chức
những binh đoàn binh chủng hợp thành (cỡ sư đoàn tăng cường) từ nhiều
hướng nhiều mũi tiến công vào nội đô, kết hợp chặt chẽ với đặc công, biệt
động, lực lượng địa phương ở bên trong, kết hợp với quần chúng nổi dậy,
thực hiện trong ngoài cùng đánh, nhanh chóng táo bạo đánh chiếm các mục
tiêu chiến lược, đập tan đầu não chỉ huy quân sự, đầu não ngụy quyền, tiêu
diệt và làm tan rã, bắt toàn bộ quân địch đầu hàng; trong đó lấy thọc sâu
nhanh chóng đánh ngã quân địch bên trong là chính.
Về chiến thuật, Bộ tư lệnh nhấn mạnh các hình thức chính như tiến công các
cụm cứ điểm phòng ngự vững chắc, các căn cứ trung đoàn, sư đoàn, các sở
chỉ huy quân đoàn và các trường quân sự của địch. Vận động tiến công đánh
quân địch rút chạy, tổ chức các binh đoàn thọc sâu, chiến thuật đánh chiếm
thành phố, thị xã và chiến thuật của đặc công đánh chiếm và giữ cầu bảo
đảm cho cơ động.
Bộ tư lệnh chiến dịch không tổ chức đội hình thê đội, không chia bước, chia
đợt mà giao khu vực và mục tiêu tiến công cho từng quân đoàn trên từng
hướng (trên từng hướng có tổ chức đội hình thành bộ phận).
Trên hướng tiến công chủ yếu tây bắc, sử dụng Quân đoàn 3 (do đồng chí
Vũ Lăng tư lệnh, đồng chí Đặng Vũ Hiệp chính ủy), gồm các sư đoàn 316.
320A, 10 cùng lực lượng vũ trang của tỉnh Tây Ninh, Củ Chi. 2 trung đoàn
Gia Định, Các tiểu đoàn của thành đội Sài Gòn, các đơn vị đặc công, biệt
động, có nhiệm vụ: tiến công tiêu diệt căn cứ Đồng Dù, chặn không cho sư
đoàn 25 ngụy co cụm về Sài Gòn. Tổ chức một lực lượng mạnh (cỡ sư đoàn
tăng cường) thọc sâu vào nội đô, đánh chiếm mục tiêu chủ yếu là sân bay
Tân Sơn Nhất và tổ chức một bộ phận hợp điểm ở dinh Độc Lập, chiếm lĩnh
các quận Tân Bình, Phú Nhuận. Sư đoàn 316 có binh chủng phối thuộc chặn
đánh tiêu diệt sư đoàn 25 địch ở Gò Dầu, Trảng Bàng, sau đó về làm dự bị
cho chiến dịch và quân đoàn, chủ yếu là tăng cường cho đơn vị thọc sâu.

Đây chính là một đặc điểm thể hiện tài quân sự thao lược của các tướng lĩnh
của ta trong việc sử dụng chiến lược “đánh du kích và bóc gỡ từng mãng hệ
thống quân sự của địch , đồng thời cũng để nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho
lực lượng của ta.


Bên cạnh đó , do sự hoang mang cực độ của quân địch cùng sự khủng hoảng
trong nội bộ chính quyền Ngụy – Sài Gòn, Bộ tư lệnh nhận thấy đây là cơ
hội “ ngàn vàng” để thọc sâu vào nội đô Sài Gòn nên Trên hướng bắc, sử
dụng Quân đoàn 1 (đồng chí Nguyễn Hòa làm tư lệnh, đồng chí Hoàng Minh
Thi làm chính ủy) gồm sư đoàn 312 và 320B, được tăng cường trung đoàn
bộ binh 95B, 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 trung đoàn phòng
không tự hành, phối hợp với lực lượng vũ trang Bình Phước, Bình Dương và
một trung đoàn đặc công vùng ven có nhiệm vụ: bao vây tiêu diệt địch ở căn
cứ Phú Lợi, Bình Dương, Lai Khê, Bến Cát, Tân Uyên, ngăn chặn và tiêu
diệt sư đoàn 5 ngụy không cho chúng co về Sài Gòn.
Tổ chức một lực lượng binh chủng hợp thành (cỡ sư đoàn tăng cường) thọc
sâu vào nội đô đánh chiếm mục tiêu chủ yếu là bộ tổng tham mưu ngụy, các
bộ tư lệnh binh chủng ngụy ở Gò Vấp; tổ chức một bộ phận hợp điểm ở dinh
Độc Lập, chiếm lĩnh các quận Gò Vấp, Bình Thạnh.
Trên hướng đông nam, sử dụng Quân đoàn 2 (đồng chí Nguyễn Hữu An là
tư lệnh, đồng chí Nguyễn Công Trang là chính ủy) gồm sư đoàn 325 và 304,
được phối thuộc sư đoàn 3 Quân khu 5 và trung đoàn đặc công 116 ở vùng
ven và Bà Rịa, đánh chiếm căn cứ Nước Trong, chi khu Long Bình, căn cứ
Long Bình, chi khu Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ - phà Cát Lái, chi khu Đức
Thạnh, thị xã Bà Rịa, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất, đánh chiếm Vũng
Tàu phát triển sang Cần Giờ, tiêu diệt địch ở hữu ngạn sông Đồng Nai, đánh
chiếm các quận 9 và 4; tổ chức một mũi hợp điểm ở dinh Độc Lập.
Trên hướng đông, sử dụng Quân đoàn 4 (đồng chí Hoàng Cầm tư lệnh, đồng
chí Hoàng Thế Thiện chính ủy) gồm các sư đoàn 7, 341 và 6, được tăng

cường lữ đoàn bộ binh 52, 1 tiểu đoàn pháo 130mm, 1 trung đoàn và 1 tiểu
đoàn phòng không hỗn hợp, 1 tiểu đoàn xe tăng, có nhiệm vụ đánh chiếm
khu vực Biên Hòa - Hố Nai (gồm sở chỉ huy quân đoàn 3 ngụy và sân bay);
sử dụng một lực lượng mạnh binh chủng hợp thành thọc sâu vào nội đô,
đánh chiếm dinh Độc Lập, chiếm lĩnh quận 1, 2, 3 và một số mục tiêu quan
trọng như căn cứ hải quân; bộ quốc phòng ngụy, đài phát thanh.
Trên hướng tây và tây nam, sử dụng đoàn 232 (đồng chí Lê Đức Anh là tư
lệnh, đồng chí Lê Văn Tưởng là chính ủy) gồm các sư đoàn 3, 5 và 9, bốn
trung đoàn độc lập, 1 trung đoàn đặc công, được tăng cường 1 tiểu đoàn xe
tăng T54, 1 tiểu đoàn PT85, 1 tiểu đoàn pháo 130mm, 1 trung đoàn và 1 tiểu
đoàn phòng không, cùng với sư đoàn 8 Quân khu 8 và các lực lượng vũ
trang địa phương có nhiệm vụ cắt lộ 4 (đoạn Bến Lức - ngã ba Trung
Lương) chiếm Tân An (Quân khu 8 đánh chiếm Mỹ Tho), cắt Sài Gòn và
đồng bằng miền Tây, tiêu diệt địch ở Hậu Nghĩa, mở cửa tuyến sông Vàm
Cỏ, tổ chức một lực lượng binh chủng hợp thành mạnh (cỡ sư đoàn tăng
cường), thọc sâu từ phía tây, đánh chiếm biệt khu thủ đô, tổ chức một bộ
phận hợp điểm ở dinh Độc Lập; tổ chức một lực lượng cỡ sư đoàn thọc sâu
từ phía nam, đánh chiếm cầu Nhị Thiên Đường, phát triển đánh chiếm mục
tiêu chủ yếu là tổng nha cảnh sát, có một bộ phận hợp điểm ở dinh Độc Lập,
chiếm các quận 5, 6, 7, 8, 10, 11, Bình Chánh.
Các lực lượng ở vùng ven và nội đô tổ chức đánh phá các sân bay, bến tàu,
kho tàng, trận địa pháo dịch, phát động quần chúng nổi dậy, diệt đồn bốt
nhỏ, mở rộng địa bàn đứng chân, đánh chiếm, giữ trước các cầu. Trong tổng
tiến công, phối hợp chặt chẽ với chủ lực đánh chiếm các mục tiêu quan trọng
trong thành phố, làm nòng cốt cho quần chúng nổi dậy.
Các binh chủng bảo đảm chỉ huy, cơ động và chi viện cho bộ binh chiến đấu.
Không quân và hải quân còn sẵn sàng làm nhiệm vụ phối hợp cùng bộ binh
giải phóng các đảo.
Bộ tư lệnh chiến dịch đã dự kiến ba tình huống cơ bản và một số tình huống
khác có thể xảy ra; cử đại diện xuống cánh đông, cánh tây nam và tổ chức sở

chỉ huy cơ bản trong giai đoạn chuẩn bị ở tây nam Lộc Ninh, sở chỉ huy
trước giờ nổ súng ở đông nam Dầu Tiếng. Mọi công tác chuẩn bị dự kiến
xong trước 16 giờ ngày 27 tháng 4, thời gian tiến công của toàn mặt trận dự
kiến vào 6 giờ ngày 29 tháng 4 và kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Ngày 7 tháng 4,
Bộ tư lệnh hoàn chỉnh quyết tâm và ngày 14 tháng 4, Bộ Chính trị nhất trí
thông qua quyết tâm của Bộ tư lệnh chiến dịch và đồng ý chiến dịch mang
tên chiến dịch Hồ Chí Minh.
Công tác chuẩn bị cho chiến dịch đã được tiến hành kiên quyết khẩn trương
và toàn diện theo tinh thần “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Bộ Tổng
tham mưu cùng các tổng cục và Đoàn 559 bảo đảm vận chuyển quân và vật
chất theo yêu cầu của chiến dịch. Quân đoàn 1 nhận lệnh ngày 25 tháng 3 ở
Ninh Bình, hành quân gấp đến Đồng Xoài vào ngày 25 tháng 4. Quân đoàn
3 nhận lệnh 28 tháng 3 ở Tây Nguyên, hành quân gấp đến Dầu Tiếng vào
ngày 20 tháng 4. Quân đoàn 2 nhận lệnh ngày 5 tháng 4 ở Đà Nẵng vừa
hành quân vừa chiến đấu, đập tan tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang,
Phan Thiết, Bình Tuy tiến về Rừng Lá, Xuân Lộc, Bà Rịa.
Để đảm bảo chuyển 20.000 tấn hàng từ miền Bắc, Tây Nguyên và Khu 5 vào
cung cấp đủ cho yêu cầu của chiến dịch, hậu cần chiến dịch và chiến lược đã
huy động 10.000 xe vận tải, mở thêm 2 tuyến vận tải mới vào Lộc Ninh và
Long Khánh, mở 6 tuyến vận tải chiến dịch xuống các cánh do hậu cần B2
phụ trách, kéo dài đường ống dẫn dầu từ Bù Đốp vào Lộc Ninh, tăng cường
khai thác lương thực tại chỗ
Ngoài công tác bổ sung quân số, củng cố các đơn vị, sửa chữa, mở rộng
đường cơ động và chuẩn bị các lực lượng quân sự, chính trị, hậu cần cắm ở
nhiều nơi trong địa bàn để phát động và lãnh đạo quần chúng, Bộ tư lệnh
chiến dịch đã chỉ đạo mở các đợt hoạt động và chiến dịch tạo thế cho chiến
dịch Hồ Chí Minh, như: đợt hoạt động ở Dầu Tiếng - Chơn Thành (đường
13), Định Quán - Lâm Đồng (đường 20), chiến dịch giải phóng Xuân Lộc
của Quân đoàn 4 và các hoạt động của đoàn 232 ở Tân An - Thủ Thừa, sư
đoàn 8 Quân khu 8 ở lộ 4 (đoạn ngã ba Trung Lương đến Bắc Mỹ Thuận), 2

trung đoàn 24 và 88 ở đông nam Long An, sư đoàn 4 Quân khu 9 ở lộ Vòng
Cung Cần Thơ Các đợt hoạt động này cùng các hoạt động của lực lượng
vũ trang địa phương, đặc công, biệt động ở vùng ven và nội đô Sài Gòn đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng chiến dịch triển khai đúng kế
hoạch. Ngày 25 tháng 4, mọi công tác chuẩn bị của ta cơ bản đã hoàn thành,
các lực lượng chiến dịch đã vào đến vị trí triển khai và sẵn sàng chờ lệnh nổ
súng.
17 giờ ngày 26 tháng 4 năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng.
Từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 4, ta tiến công vào tuyến phòng thủ vòng
ngoài của địch, thực hiện bao vây cô lập triệt để Sài Gòn, tạo thêm thế có lợi
để thực hành tổng tiến công trên toàn mặt trận.
Trên hướng đông do Quân đoàn 2 đảm nhiệm. Sư đoàn 304 sử dụng trung
đoàn 9 tiến công trường thiết giáp trung đoàn 24 tiến đánh trường bộ binh ở
căn cứ Nước Trong. Đến 18 giờ 45 ngày 26, ta chiếm được trường thiết giáp.
Địch co lại ở khu vực trường bộ binh và trường biệt kích, đồng thời điều
thêm lực lượng từ Biên Hòa lên tổ chức phản kích. Liên tục trong hai ngày
27, 28, sư đoàn 304 đã đánh bại các đợt phản kích của địch và tổ chức nhiều
đợt tiến công, nhưng không dứt điểm.
Sư đoàn 325 sử dụng trung đoàn 101 tiến công quận lỵ Long Thành, trung
đoàn 46 luồn vào sau lưng địch đánh chiếm ngã ba Phước Thiềng, trung
đoàn 18 bao vây địch ở Bỉnh Sơn và làm dự bị cho sư đoàn. Đến 10 giờ,
ngày 27, trung đoàn 46 chiếm được Thái Lạc, Phước Thiêng, Phú Lợi và bao
vây Long Tân. 16 giờ 30 ngày 27, trung đoàn 101 chiếm xong quận lỵ Long
Thành. Sáng ngày 28, trung đoàn 46 dẫn đầu đội hình của sư đoàn tiến quân
theo đường 25, liên tiếp tiêu diệt các cụm phòng ngự của địch ở Bến Sáng,
Phú Hội, Long Tân, sau đó làm chủ quận lỵ Nhơn Trạch vào chiều ngày 28,
sư đoàn 325 đã tổ chức đánh bại tất cả các đợt phản kích của địch ở khu vực
Nhơn Thạch, tạo điều kiện cho pháo binh Quân đoàn vào chiếm lĩnh trận địa
bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Trên hướng sư đoàn 3, lúc 20 giờ ngày 26,
trung đoàn 12 đánh chiếm Đức Thạnh, sau đó truy kích địch qua ba huyện

Đức Thạnh, Đất Đỏ, Long Điền, cùng lực lượng địa phương xóa bỏ một loạt
vị trí ở ven biển. 15 giờ ngày 27, trung đoàn 141 chiếm xong thị xã Bà Rịa
và trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp. Các lực lượng sư đoàn 3 phát triển
xuống Vũng Tàu, nhưng địch đã phá cầu Cỏ Mây và tổ chức ngăn chặn tại
đây. Sư đoàn đã chuyển hướng vu hồi của trung đoàn 12 làm hướng tiến
công chính và tăng cường thêm lực lượng của trung đoàn 2 cho hướng này,
tiếp tục tổ chức tiến công địch.
Trong ngày 27, địch đã dùng 114 lần chiếc máy bay các loại bắn phá vào đội
hình tiến công của Quân đoàn 2, lực lượng phòng không của quân đoàn bắn
trả quyết liệt, bắn rơi 7 chiếc.

Nhân dân chào mừng quân giải phóng vào Biên Hòa - Đồng Nai
Trên hướng bắc - hướng Quân đoàn 1. Sư đoàn 312 đã đưa trung đoàn 165
áp sát căn cứ Phú Lợi, trung đoàn 209 triển khai trận địa chốt chặn trên
đường 13. Sở chỉ huy nhẹ của sư đoàn 5 ngụy hoảng sợ tháo chạy, bị lực
lượng chốt chặn của ta ở Phú Cường bắt làm tù binh.
Sư đoàn 320B làm nhiệm vụ thọc sâu, bị địch ngăn chặn ở gần Tân Uyên,
toàn bộ đội hình hành quân của sư đoàn gồm 287 xe các loại bị ùn tắc ở tây
bắc Tân Uyên. Sư đoàn phải sử dụng tiểu đoàn 1 của trung đoàn 48 và tiểu
đoàn 4 của trung đoàn 27, được đồng chí chỉ huy phó tỉnh đội dẫn đường,
luồn về phía sau, đánh tan tiểu đoàn 316 bảo an chốt giữ tại Tân Uyên, mở
đường cho hai cánh của sư đoàn tiến về Lái Thiêu.
Lực lượng vùng ven trên hai hướng bắc và tây bắc trong ngày 29 cũng đánh
địch rất hiệu quả. Trung đoàn 1 Gia Định đánh địch ở Tân Thới Nhật, Xuân
Thới Thương (quận Tân Bình), diệt chốt ngã ba Như Dòng trên lộ 9, hỗ trợ
cho nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ, truy quét tàn binh địch. Trung
đoàn đặc công 115 giải phóng xã Tân Thới Hiệp, đánh bại phản kích của
quân dù. Tiểu đoàn 10 Gia Định chiếm cầu Chợ Mới. Biệt động đánh cầu
Bình Phước, đài phát thanh Quán Tre, đại đội địa phương Củ Chi đánh
chiếm chi khu. Tiểu đoàn 80 biệt động tiến công trận địa pháo và trại thiết

giáp Phù Đổng, Gò Vấp. Trung đoàn Gia Định chặn đánh trung đoàn 50 sư
đoàn 25 ngụy tháo chạy từ Đồng Dù
Trên hướng tây và tây nam - hướng đoàn 232, sư đoàn 3, lúc 10 giờ 10 ngày
29 đã làm chủ thị xã Hậu Nghĩa, sau đó tổ chức đánh chiếm chi khu Đức
Hòa, chi khu Đức Huệ (lúc 14 giờ 30), căn cứ Trà Cú (lúc 18 giờ 20) và tổ
chức vượt sông Vàm Cỏ Đông. Tàn quân địch ở Hậu Nghĩa chạy về Củ Chi
bị trung đoàn 1 Gia Định từ Xuân Thới Thượng vận động ra diệt và bắt hàng
trên 1.000 tên. Sư đoàn 9 đưa toàn bộ lực lượng vào Mỹ Hạnh, sau đó thọc
sâu về hướng Bà Quẹo. Đêm 29, trung đoàn 3, bộ phận đi đầu của sư đoàn
đã triển khai ở khu vực Bà Lác - tuyến đê Đại Hàn, bắc Bà Hom 2km. Sư
đoàn 5 và sư đoàn 8 tiếp tục cắt lộ 4, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch.
Trung đoàn 24 và 88 đã phát triển đến bắc Cần Giuộc, Hưng Long. Phía bên
trong, lực lượng vùng ven cũng tăng cường hoạt động: trung đoàn đặc công
429 tiến đánh tiểu đoàn 8 biệt động ngụy tại Tân Tạo, Bà Hom, khu ra đa
Phú Lâm; đánh chiếm ấp 2 (Bình Trị Đông), ấp Bình Hưng, Ký Thúc On và
cầu Nhị Thiên Đường; trung đoàn đặc công 117 bắn 200 viên ĐKB vào sân
bay Tân Sơn Nhất; bộ đội địa phương Bình Chánh đánh chiếm các phân chi
khu Tân Túc, Tân Hào (Tân Bình).
Như vậy trong ngày 29, các hướng các mũi đã tích cực đánh chiếm các mục
tiêu quy định, chặn được chủ lực địch ở vòng ngoài, tiêu diệt và làm tan rã
phần lớn lực lượng chủ yếu của địch, mở thông cửa cho các binh đoàn thọc
sâu (lực lượng thọc sâu ở hai hướng tây bắc và tây nam đã vào tới nơi quy
định). Địch đối phó quyết liệt trên hướng đông và hướng đông nam, nhất là
ở khu vực Hố Nai, Biên Hòa, căn cứ Nước Trong – Sông Buông. Song trước
sức tiến công mạnh mẽ của ta, địch rất hoang mang, có hiện tượng tan rã, rút
chạy, đầu hàng từng bộ phận, chỉ huy rối loạn. Quần chúng nhân dân ở từng
hướng dưới sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng, được sự hỗ trợ của lực
lượng vũ trang tại chỗ nổi dậy giành quyền làm chủ, truy quét tàn quân và
phá các vị trí địch.
Nắm chắc tình hình trên các hướng, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định tiếp

tục tiến công vào nội đô theo kế hoạch đã dự kiến, đồng thời bổ sung nhiệm
vụ cho một số hướng. Quân đoàn 4 phải nhanh chóng đánh chiếm Biên Hòa,
đặc biệt là sư đoàn 7 thọc sâu phải hết sức khẩn trương cho kịp các hướng
khác. Quân đoàn 1 kiên quyết chặn và tiêu diệt sư đoàn 5 ngụy. Sư đoàn
320B bỏ qua quân địch dọc đường, nhanh chóng tiếp cận vùng ven để thực
hành đột phá nội đô. Đề phòng Quân đoàn 1 vào chậm, Quân đoàn 3 ngoài
nhiệm vụ đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất, phải tổ chức một bộ phận đánh
vào bộ tổng tham mưu ngụy.
Ngày 30 tháng 4, các hướng tổng công kích vào nội thành Sài Gòn, đánh
chiếm các mục tiêu chiến lược đã quy định, hoàn thành nhiệm vụ của chiến
dịch.
Trên hướng đông nam - hướng Quân đoàn 2, binh đội thọc sâu (lữ đoàn 203
và trung đoàn 66) được trung đoàn đặc công 116 dẫn đường, xuất phát từ lúc
5 giờ, vượt qua cầu Đồng Nai, bỏ qua cụm địch ngăn chặn ở ngã tư Thủ
Đức, tiến đến cầu Rạch Chiếc lúc 9 giờ. Được lực lượng biệt động phối hợp,
binh đội tiến về cầu xa lộ Sài Gòn, dùng sức mạnh của pháo binh, xe tăng
đập tan cụm phòng ngự bộ binh, cơ giới của địch ở đây rồi tiến thẳng vào
nội đô. 10 giờ 30 phút, được đồng chí Nga biệt động dẫn đường, đại đội xe
tăng do đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy dẫn đầu đội hình thọc sâu đã
tiến vào dinh Độc Lập bắt toàn bộ ngụy quyền trung ương Sài Gòn, buộc
chúng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trên đài phát thanh. Đúng 11 giờ 30,
cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập. Tiếp đó ta chiếm đài phát
thanh, ngân hàng, bộ quốc phòng ngụy. 13 giờ, chiếm bộ tư lệnh hải quân -
thương cảng; 14 giờ, chiếm quận 4, trường huấn luyện Thủ Đức, cục chiến
tranh chính trị, cảng Sài Gòn.
.
.
.
Sư đoàn 304 sau khi đánh chiếm khu Long Bình, làm chủ xa lộ Sài Gòn,
đánh chiếm Tân Cảng. Sư đoàn 325, sau khi chiếm Nhơn Trạch, thành Tuy

Hạ, Cát Lái, lúc 13 giờ 30 ngày 30 đã vượt sông đánh chiếm Quận 9, Thủ
Thiên. Sư đoàn 3, lúc 9 giờ 30, làm chủ Vũng Tàu và được nhân dân địa
phương đưa thuyền bè đến giúp đỡ tổ chức vượt sông thắng lợi, tiến công
địch đánh chiếm Cần Giờ.
Trên hướng đông - hướng Quân đoàn 4, sư đoàn 6, từ 7 giờ đến 9 giờ ngày
30, phối hợp cùng trung đoàn 3 của sư đoàn 341 đánh chiếm sở chỉ huy quân
đoàn 3 ngụy, đến 11 giờ, chiếm sở chỉ huy sư đoàn 3 không quân và sân bay
Biên Hòa. Sư đoàn 341, 9 giờ ngày 30, chiếm Hốc Bà Thức, 13 giờ phát
triển sang Thủ Đức. 10 giờ 30, trung đoàn 209 đánh chiếm sở chỉ huy sư
đoàn 18 và khu biệt động quân, sau đó phát triển vào nội đô Sài Gòn. 11 giờ,
tiểu đoàn 7 của trung đoàn 3 cùng 6 xe tăng vượt qua cầu Ghềnh vừa đi vừa
đánh địch, tiến vào Sài Gòn lúc 16 giờ 30.
Sư đoàn 7 sau khi đánh tan quân địch ngăn chặn ở ngã ba Tam Hiệp, lúc 9
giờ, tổ chức đội hình tiến vào Sài Gòn theo đường xa lộ (vì cầu ở đường 1
không chịu được tải trọng của xe tăng). 13 giờ 30, sư đoàn đến dinh Độc
Lập, sau đó đánh chiếm các mục tiêu quy định như sở chỉ huy thủy quân lục
chiến, căn cứ hải quân, bộ quốc phòng, cảng Bạch Đằng và nhận bàn giao
dinh Độc Lập từ Quân đoàn 2. Lữ đoàn 52 tiến sau đội hình của sư đoàn 7
cũng đã chiếm các mục tiêu được phân công ở quận 10.
Trên hướng tây bắc - hướng Quân đoàn 3, binh đoàn thọc sâu từ các vị trí

×