Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

NSND NGUYỄN DÂN QUỐC - NGƯỜI NẶNG LÒNG VỚI MỸ THUẬT CHÈO ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.87 KB, 10 trang )





NSND NGUYỄN DÂN QUỐC - NGƯỜI NẶNG
LÒNG VỚI MỸ THUẬT CHÈO




NSƯT Dân Quốc là một trong ba nghệ sĩ của ngành Chèo được Nhà nước phong
tặng danh hiệu NSND vào những ngày tháng 5 lịch sử. Tôi vui vì được ông nhận
lời tiếp, sau một chút tần ngần. Đến nhà tôi mới thấy ông họa sĩ ở tuổi "xưa nay
hiếm" đang làm việc phác thảo cho một vở Chèo mà ông mới nhận làm. Trong bộ
quần áo giản dị, ông ngồi dưới sàn bên chiếc bàn thấp đang cần mẫn làm việc.
Những mẫu phác thảo cảnh trí và trang phục được ghim trên chiếc bảng vẽ cạnh
chỗ ông làm việc. Ông cho biết đây là vở Chèo sẽ được ra mắt khán giả trong cả
nước và được truyền hình trực tiếp vào ngày 7/7 tới để kỷ niệm 100 năm ngày sinh
của Tổng bí thư Đảng Nguyễn Văn Cừ.
NSND- Họa sĩ Dân Quốc đến với nghệ thuật Chèo từ giữa những năm 60 của thế
kỷ trước. Lúc đó ông đang là một họa sĩ vẽ diễn xuất của xưởng phim Hoạt họa
thuộc Cục điện ảnh được thành lập trước đó 2 năm. Đi sâu vào nghề vẽ diễn xuất
cho các nhân vật hoạt hình, ông cho rằng phải tìm về cuội nguồn văn hóa truyền
thống sân khấu trong đó có diễn xuất của Chèo và Tuồng. May mắn ông được họa
sĩ - NSND Nguyễn Đình Hàm bạn tâm giao với người cha sinh thành ra ông là nhà
văn Nguyễn Dân Giám nhận đỡ đầu và chỉ bảo tận tình như con cái trong nhà. Ông
đã bị cuốn hút và mê hoặc trước những bức tranh nhân vật của sân khấu Chèo:
Châu Long, Thị Kính, Súy Vân, Mãng Ông, cùng các chú Hề mồi, Hề gậy được
thầy Hàm thể hiện bằng những bức tranh lụa, bột mầu và tranh sơn mài. Năm
1963, ông bắt đầu tìm hiểu sâu về Chèo. Từ cái thủa nhập môn ông được thầy giao
cho thể hiện những tác phẩm của thầy với sự say mê học hỏi của một môn sinh


chăm chỉ cần mẫn. Được trực tiếp thể hiện trang trí Chèo ông càng thấy hết giá trị
nghệ thuật quý giá, những cái hay nét đẹp của nghệ thuật sân khấu Chèo mà cha
ông để lại. Ông quyết định chuyển hẳn về làm việc tại Nhà Hát Chèo. Ở thời điểm
đó biên chế làm họa sĩ của xưởng phim Hoạt hình là mơ ước của không ít những
họa sĩ mới tốt nghiệp của các trường Mỹ thuật. Hơn nữa ông còn được xưởng phim
cử đi học ngoại ngữ để đào tạo về đạo diễn ở nước ngoài. Ông quyết định sang
Chèo nhưng không thuận lợi vì xưởng phim giữ không cho chuyển, phải sau bốn
năm chờ đợi, nhờ Bộ Văn hóa can thiệp nên ông mới được chuyển chính thức về
Nhà Hát Chèo.
Ông được sắp xếp về phòng nghệ thuật của Nhà Hát Chèo. Ở đây ông được thỏa
lòng ao ước, trau dồi kiến thức những hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật Chèo. Hạnh
phúc nhất là ông được làm việc và học hỏi ở các nghệ nhân: NSND Năm Ngũ,
NSND Dịu Hương, GS. NSND Trần Bảng, GS Hà Văn Cầu, tác giả Hàn Thế Du,
Lưu Quang Thuận, nhà nghiên cứu Phạm Đình Trọng, Trần Việt Ngữ, Đạo diễn
Chu Văn Thức, NSƯT - Nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh, NSƯT Trần Vinh.
Được thỏa lòng ao ước, niềm đan mê cháy bỏng của tuổi trẻ cộng với sự cần cù,
chịu khó học hỏi thế là "hồn Chèo" đã ngấm vào ông lúc nào không hay: những
cảm xúc được tuôn trào qua nét bút trên những maket của vở diễn.
Tính đến nay ông đã thiết kế cho hơn 120 vở Chèo và 4000 bộ mẫu trang phục của
các nhân vật trong vở diễn. Sau khi cung cấp thông tin ông nở nụ cười đôn hậu, dí
dỏm cho biết thêm rằng: trong nghệ thuật không thể "tính sổ" bằng con số, mà là
sự đóng góp ngôn ngữ của mỹ thuật làm tôn tư tưởng và nội dung nghệ thuật của
vở diễn. Thật hạnh phúc với cương vị là họa sĩ thiết kế, ông đã được làm việc với
nhiều bậc thầy về sân khấu như các tác giả: Trúc Đường, Học Phi, Tào Mạt, Trần
Đình Ngôn , các đạo diễn Trần Hoạt, NSND Dương Ngọc Đức, Phan Tất Quang,
NSND Lê Huệ, NSND Bùi Đắc Sử, NSND Lê Hùng qua những vở mà ông được
cộng tác.
Ông luôn khẳng định mỗi vở diễn là "bài học". "Bài học" ở đây bao hàm sự cẩn
trọng, nghiêm túc, tìm tòi, sáng tạo được thể hiện bằng đường nét, màu sắc trên
trang trí và mỗi bộ trang phục. Trăn trở của ông trước mỗi một vở Chèo là làm sao

tìm được hình thức trình bày được vở diễn riêng. " Chiếc chìa khóa" của mỹ thuật
phải đóng góp tiếng nói làm tôn ý tưởng chủ đề cùng nội dung mà vở diễn đề cập
đến. Mỹ thuật vở diễn dù được diễn tả bằng những khuynh hướng nghệ thuật: hiện
thực, cách điệu, ước lệ, tả ý thì phải được chắt lọc, cô đọng, lấy tinh không lấy đa
(Quý hồ tinh không quý hồ đa). Sự xuyên suốt trong mạch nguồn sáng tạo của ông
là chất thơ của đường nét, màu sắc của hội họa trong đó chứa đựng đầy ắp chất dân
gian của nghệ thuật truyền thống.






Trong việc thiết kế trang phục cho các nhân vật, ông cũng tìm tòi sáng tạo từ trang
phục truyền thống theo danh phận và tính cách của nhân vật. Màu sắc trong trang
phục của Chèo là nét đặc sắc, là thế mạnh về tiếng nói mỹ thuật. Ông không lạm
dụng sự "sặc sỡ" của màu sắc mà lựa chọn sự trang nhã, dung dị. Ông luôn tránh
xa những thị hiếu tầm thường: "đắp điếm" "hoa hòe hoa sói" để "hù dọa" làm
choáng ngợp người xem. Chả thế có diễn viên thích mặc đẹp (nhưng không đứng ở
vị trí nhân vật mình đóng) có đề nghị họa sĩ cho kiểu dáng và màu sắc trang phục
lộng lẫy. Sau khi giải thích cho diễn viên về nhân vật ông cười vui nói rằng: Nếu
như người vợ yêu quý của tôi có đóng vai này thì cũng phải mặc trang phục với
màu sắc này!
NSND - Họa sĩ Dân Quốc được đồng nghiệp gọi vui là người của cả làng Chèo bởi
ông đã để lại tên tuổi của mình trong danh mục vở diễn của Nhà Hát Chèo và 16
đoàn Chèo trong cả nước.
Những thành tựu thiết kế mỹ thuật của ông được đánh giá cao ở những vở: Sông
Trà Khúc - 1985, Từ Thức - 1990, Nàng Thiệt Thê - 2001 ( Nhà Hát Chèo VN),
Thạch Sanh - 1973, Lưu Bình - Dương Lễ - 2001 (Đoàn Chèo Hải Phòng), Cô
hàng rau - 1980, Tống Trân- Cúc Hoa - 2008 ( Đoàn Chèo Thái Bình), Anh lái đò

sông Vị - 1990, Trần Anh Tông - 2000 (Nhà Hát Chèo Nam Định), Ngôi sao Hạ
Long - 1980 ( Đoàn Chèo Quảng Ninh), Trương Viên - 2001 ( Nhà Hát Chèo Hà
Nội),Đôi Mắt - 1978 (Trường ĐH SKĐA Hà Nội) Không thể kể hết và bình
những đóng góp của ông trong sáng tác bởi nó đa dạng về phong cách, khuynh
hướng, trong đó chứa đựng vững vàng vốn kiến thức thâm sâu về sân khấu dân
gian cũng như hiểu biết về Chèo cổ.
Ông được ngành Chèo tôn vinh là một trong họa sĩ hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế
mỹ thuật sân khấu Chèo. Đặc biệt NSND Dân Quốc còn được biết đến là một nhà
nghiên cứu chuyên sâu về mỹ thuật Chèo. Ông đã có hai công trình nghiên cứu
khoa học cấp Bộ được nghiệm thu xếp loại xuất sắc: Mỹ thuật Chèo truyền thống
và 50 năm trang trí Chèo - một chặng đường phát triển. Cả hai công trình trên được
ngành Chèo và bạn đọc đánh giá cao, đoạt giải thưởng toàn quốc của Hội xuất bản,
Hội nghệ sỹ Sân khấu VN và Hội Mỹ thuật VN.
NSND - Họa sĩ Dân Quốc còn là một nhà sư phạm, ông được mời tham gia giảng
dạy tại khoa Mỹ thuật trường ĐHSKĐA Hà Nội. Hơn 10 năm đã đào tạo được
nhiều lớp họa sĩ trẻ cho sân khấu cũng như truyền hình.
Trong không khí cởi mở ông cho biết: Những thành tựu có được hôm nay: ông vô
cùng biết ơn nghề Tổ đã run rủi để ông có may mắn được đến với nghệ thuật Chèo.
Ngoài nỗ lực bản thân ông cảm tạ đến các nghệ nhân, các thầy, các thành phần
trong ê kíp sáng tạo vở diễn: Tác giả, Đạo diễn, Nhạc sỹ, Biên đạo múa, diễn viên
cùng các bộ phận kỹ thuật đã tạo điều kiện để tác phẩm mỹ thuật được thực hiện
thành công tốt đẹp trên sàn diễn. Ông còn như mắc cỡ khi nhắc đến người vợ đã
giúp đỡ và tạo điều kiện để ông có được những đóng góp thành công trong tác
phẩm (mặc dầu lo ngại về sức khỏe của ông, bởi khi đã nhận lời làm vở ông
thường làm việc thâu đêm đến sáng). Những trường hợp bận gấp không thuê được
người làm, cả nhà: vợ và các con phải bò ra để làm cho kịp ngày tổng duyệt vở.
Thật thiết sót nếu không nhắc đến đóng góp của ông với bộ tác phẩm Mỹ thuật
Chèo, đây là tập hợp những sáng tác của ông đã sáng tạo hơn 40 năm qua dàn dựng
thành 6 tập, được trình bày một cách trang trọng, công phu. Trong bài viết: Dân
Quốc với bộ tác phẩm mỹ thuật Chèo, GS Trần Bảng có nhận xét: "Đó là một điều

đặc biệt mà chưa một họa sĩ sân khấu nào làm được Tôi mong ước bộ sách hình:
Dân Quốc với bộ tác phẩm Chèo được xuất bản và phát hành rộng rãi. Ngoài giá trị
nghệ thuật bộ sách còn phản ảnh một cách sinh động tiến trình lịch sử của nghệ
thuật Chèo trong nửa thế kỷ qua bằng ngôn ngữ hội họa. Điều này nếu chỉ bằng
ngôn từ thì không thể nào diễn tả được".
Hình ảnh một họa sĩ già chân tình, ít nói, nhưng cởi mở. Tôi nhớ mãi khi ông nhắc
lại lời của nhà nghiên cứu Chèo Hà Văn Cầu: Khi ông ở trong Hội đồng khoa học
nghiệm thu công trình về Mỹ thuật Chèo: Có những việc ta có thể bỏ rất nhiều tiền
ra thuê và mua được ( như thuê huấn luyện viên, cầu thủ để làm rạng rỡ cho nền
bóng đá vì mầu cờ sắc áo! Nhưng với văn hóa truyền thống đặc biệt là Chèo thì
chúng ta không thể thuê bất cứ một chuyên gia nổi tiếng nước ngoài nào làm được
!).
Trở lại với sân khấu Chèo thực tại ông trầm ngâm với câu nói: "Bao giờ cho đến
ngày xưa", đó là những năm 70, mặc dầu đất nước còn nghèo, người dân còn lam
lũ khó khăn, nhưng khán giả vẫn xếp hàng chờ đợi để mua được vé xem Chèo,
hoặc mua vé chợ đen! , còn hôm nay trong cơ chế thị trường sự vắng bóng người
xem đặt ra biết bao câu hỏi cùng trách nhiệm nặng nề lên vai những nhà quản lý
văn hóa cũng như những nghệ sĩ làm Chèo, để nghệ thuật Chèo không thể bị lãng
quên trong sự xô bồ, hỗn tạp của văn hóa thời hội nhập. Một tội to lớn với tiền
nhân và nghề Tổ với việc giữ gìn nền văn hóa của đất nước.

×