Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cách chăm sóc bé bị cảm lạnh trong mùa hè potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.93 KB, 7 trang )





Cách chăm sóc bé bị cảm lạnh trong mùa hè


Dưới đây sẽ là những lời khuyên giúp cha mẹ nhanh chóng “xóa sổ” cơn cảm
lạnh trong mùa hè cho bé, bao gồm cách xử lý nghẹt mũi và cả những dấu
hiệu cần sự can thiệp của các bác sĩ.
Trong thời tiết mùa hè nắng nóng, việc làm mát cho các bé được bố mẹ đặc biệt
quan tâm. Tuy nhiên, do bất cẩn hoặc thiếu kinh nghiệm từ việc sử dụng máy điều
hòa nhiệt độ hay quạt gió không đúng cách dẫn đến việc không chú ý thấm mồ hôi
ở lưng bé, rất nhiều trường hợp các bậc cha mẹ đã vô tình khiến bé bị cảm lạnh
ngay giữa tiết trời nóng bức.
Dưới đây sẽ là những lời khuyên giúp cha mẹ nhanh chóng “xóa sổ” cơn cảm lạnh
trong mùa hè cho bé, bao gồm cách xử lý nghẹt mũi và cả những dấu hiệu cần sự
can thiệp của các bác sĩ.

Nếu con bạn còn quá bé (dưới 3 tháng tuổi), hãy gọi cho bác sĩ khi bé có dấu hiệu
cảm lạnh. (Ảnh minh họa)
- Luôn có sẵn các vật dụng y tế cần thiết cho bệnh cảm lạnh trong tủ thuốc gia
đình: nước muối sinh lý để nhỏ mũi, dụng cụ hút mũi, thuốc hạ sốt, nhiệt kế, máy
tạo độ ẩm.
- Nếu con bạn còn quá bé, dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ khi có dấu hiệu đầu
tiên của cảm lạnh, chẳng hạn như chảy nước mũi, ho, hoặc sốt.
- Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên gọi cho bác sĩ nếu bé bị sốt cao, mất nước, ngày
càng ho nặng hoặc khó thở, hoặc các triệu chứng nhẹ nhưng kéo dài hơn một tuần.
- Giúp em bé của bạn hít thở dễ dàng bằng cách sử dụng nước nhỏ mũi để vệ sinh
bên trong mũi, và dùng các thiết bị hút mũi khác để làm sạch dịch nhầy từ mũi
nghẹt của bé.


- Khi bé bị nghẹt mũi, tư thế ngủ tốt cho bé là phần đầu được nâng cao lên một
chút. Hãy đặt thêm khăn dưới gối của bé để chỉnh độ cao phù hợp cải thiện giấc
ngủ cho bé trong khi bị cảm lạnh.
- Xử lý không khí khô trong phòng bằng máy tạo độ ẩm, cách này có tác dụng loại
bỏ chất nhày và giảm bớt tắc nghẽn trong mũi bé.
- Các mẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn, uống nước nhiều hơn khi bé bị cảm lạnh.
- Trong khi chữa cảm lạnh cho bé, người mẹ cũng phải chú ý đến việc tự bảo vệ
sức khỏe của chính mình bằng cách rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm vi trùng
từ bé hay ngược lại.

Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn. (Ảnh minh
họa)
Có thể các bà mẹ sẽ gặp phải khó khăn để phân biệt giữa một cơn cảm lạnh thông
thường – làm cho bé của bạn mệt mỏi nhưng không nguy hiểm – với một căn bệnh
thực sự nghiêm trọng hơn.
Đầu tiên là xem liệu con có bị sốt không, các bác sĩ nhi khoa còn khuyên cần chú ý
đến ba điều sau đây sẽ giúp các mẹ tự đánh giá mức độ nghiêm trọng đối với sức
khỏe của bé:
- Quan sát biểu hiện của bé: một đứa trẻ ngủ li bì hoặc khóc gắt là những dấu hiệu
thường thấy khi bị ốm nhưng nếu một trong những biểu hiện này trở nên trầm
trọng, kéo dài thì là lúc bạn không nên chủ quan mà hãy xin lời khuyên của bác sĩ.
- Theo dõi nhịp thở của trẻ: khi ốm, nhịp thở của trẻ có thể không đều, khó khăn
hoặc gấp hơn bình thường. Một cách làm không gây ảnh hưởng gì tới bé đó là hãy
theo dõi hơi thở của bé.
Đơn giản là bạn chỉ cần sử dụng một chiếc đồng hồ để bấm xem bé thở bao nhiêu
nhịp trong 10 giây, sau đó hãy nhân con số đó với 6, bạn có thể cung cấp được cho
bác sĩ xem nhịp thở của bé là bao nhiêu lần trong một phút. (Trung bình một em bé
mới sinh khỏe mạnh thở từ khoảng 50 hay 60 nhịp mỗi phút, và 30 tới 40 nhịp mỗi
phút với trẻ lớn hơn).
- Mặc dù bạn có thể không ép bé ăn khi bé bị ốm nhưng uống nước là việc phải

làm để bé giữ được lượng nước cần thiết cho cơ thể. Trong thời gian 24 giờ, lượng
nước cần cho cơ thể cuả một em bé nặng 4,5kg là khoảng 450ml.
Tương ứng như thế, cơ thể một em bé nặng 9kg sẽ cần được cung cấp khoảng
900ml mỗi ngày. Có nghĩa là trung bình 100ml nước /kg cân nặng.
Trong trường hợp bé không chịu uống nước hay sữa trong nhiều giờ liên tiếp, bạn
cần gọi cho bác sĩ để có tư vấn kịp thời.

×