Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

thuốc bảo vệ thực vật nhóm thảo mộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
Bộ môn Công nghệ Hóa học

GVHD: PGS.TS Phan Phước Hiền
Sinh viên thực hiện Nhóm 7:
1. Nguyễn Thị Phương Dung 11139003
2. Huỳnh Thị Kim Chi 11139001
3. Võ Thị Mỹ Linh 11130926
4. Lý Thị Huyền Trang 11139143
5. Nguyễn Phương Trinh 11139144
6. Phạm Thị Minh Thư 11139017
7. Đỗ Đức Hạnh 10139056
NĂM HỌC 2013 – 2014
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề
II. Thuốc bảo vệ thực vật từ thảo mộc
• Định nghĩa
• Phân loại
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc trừ bệnh
• Thuốc bảo vệ thực vật nhóm thảo mộc
- Lịch sử phát triển
- Đặc điểm chung
III. Một số chất chiết xuất từ thảo mộc
IV. Cơ chế của thuốc trừ sâu thảo mộc
V. Quy trình sản xuất thuốc bvtv chiết xuất từ Neem
VI. Sử dụng thuốc bvtv đúng cáchĐặt vấn đề
Hệ thống nông nghiệp thâm canh đã giúp
con người
sản xuất thật
nhiều nông


sản đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao do phát triển dân số toàn cầu. Nhưng sản xuất
nông nghiệp thâm canh khiến con người buộc phải sử dụng nhiều phân
bón và thuốc trừ sâu bệnh hóa học tác động đến môi trường và sức khỏe
người tiêu dùng. Do đó xu thế gần đây là chuyển từ phân bón và thuốc
bảo vệ thực vật gốc hóa học sang thảo mộc.
Từ lâu con người đã biết dùng thuốc thảo mộc để trừ sâu nhưng gần đây
cùng với các tiến bộ về công nghệ, các chất có nguồn gốc thảo mộc trừ sâu ngày
càng được phát triển nhanh. Các chất này cũng có hiệu lực diệt sâu nhanh, phổ
tác dụng rộng, phòng trừ nhiều loại sâu hại cho nhiều loại cây trồng. Nguyên
liệu sản xuất thuốc trừ sâu thảo mộc chính là những hoạt chất thứ cấp chiết xuất
từ thực vật. Chúng bắt đầu được sử dụng từ những năm đầu của thập niên 40
thế kỉ XX, cao điểm là năm 1966. Từ đó giảm dần xuống, riêng nhóm cúc
(pyrethrum) hiện nay là nhóm duy nhất vẫn còn đang được sử dụng.
I. Thuốc bảo vệ thực vật nhóm thảo mộc
1. Định nghĩa
Thuốc bảo vệ thực vật từ thảo mộc: thuốc bảo vệ thực vật sinh học tạo bởi quá
trình tách chiết thực vật có hiệu lực khá cao và phong phú do nguồn nguyên liệu
dồi dào.
− Là những chất trừ sâu có trong thực vật, như các chất nicotin trong cây
thuốc lá, Pyrethrum (từ cây hoa cúc), Rotenone trong rễ cây dây mật
( thuốc cá), Azadirachtin trong cây xoan Ấn Độ (Cây Neem), limonene
trong vỏ cam quýt.
− Những chất này có hiệu lực trừ sâu, dịch hại, phân giải nhanh ngoài môi
trường, và ít độc đối với người và động vật máu nóng khi tiếp xúc, nên
được khuyến khích sử dụng để sản xuất nông nghiệp sạch.
2. Phân loại
a. Thuốc trừ sâu (côn trùng, nhện…) hại cây trồng
Nhóm thuốc thảo mộc: Là các chất độc được chiết xuất từ cây trồng, cây
cỏ hoặc dầu thực vật, có đặc tính là có độ độc cấp tính cao nhưng nhanh phân

hủy trong môi trường, có một số sản phẩm chính như:
- Sokupi 0.36 AS, Ema 5EC, Kobasuper 1SL… (Matrine; dịch triết từ cây
khổ sâm); Anisaf SH-01 2L (Polyphenol chiết xuất từ cây bồ kết) trừ sâu xanh,
sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, rệp muội, dòi đục lá (sâu vẽ
bùa) hại trên bắp cải, cà chua, dưa chuột, cải xanh, đậu cô ve, đậu đũa, hành.
- Map Green 10AS, Map Green 3AS… (Citrus oil); BioRepel 10DD,
Bralic-TỏiTỏi 12.5DD… (Garlic juice) phòng trừ sâu tơ, sâu khoang, bọ phấn,
nhện đỏ, bọ nhảy, dòi đục lá hại bắp cải, rau cải, cà chua, dưa chuột và đậu hà
lan.
- Dibaroten 5WP & 5SL, Limater 7.5EC, Newfatox 75SL… (Rotenone)
trừ nhện đỏ, rầy chổng cánh, sâu tơ, sâu xanh da láng, rầy, bọ nhảy, rệp, sâu đục
quả, rệp sáp, dòi đục lá hại bầu bí, dưa chuột, cải bắp, cải xanh, ớt, cà chua.
b. Thuốc trừ bệnh (bệnh, tuyến trùng…) hại cây trồng
Thuốc có nguồn gốc thảo mộc trong tự nhiên, dùng để trừ bệnh hại cây
trồng; thuốc an toàn với con người, cây trồng và môi sinh, môi trường, có một
số sản phẩm chính như: TP-Zep 18 EC (tổ hợp dầu thực vật); MapGreen 3; 6;
10AS (Citrus oil) trừ bệnh mốc sương cà chua và thán thư ớt, phấn trắng bầu bí.
3. Thuốc bảo vệ thực vật nhóm thảo mộc
a. Lịch sử phát triển:
- Phát hiện từ hàng ngàn năm trước công nguyên.
- Thế kỉ XVII ,ngâm thuốc lá chứa nicotin và strychnin trong hạt cây
Strychnos nuxmomica diệt sâu .
- Thế kỉ XIX, chiết rotenon từ rể cây Derris eliptica và pyrethrum từ hoa cúc
diệt sâu
Hiện nay, 2000 loài cây có khả năng diệt sâu trong đó có 12 loài ứng dụng
thực tế.
Ở Việt nam, có 335 loài ,10 loài diệt sâu tốt hơn cả.
Nhiều loại thuốc được ra đời trên qui mô công nghiệp: Đầu Trâu Jolie
(hoạt chất Matrine), Vineem 1500 EC (Azadirachtin), Vironone
(Rotenone), Chế phẩm Đầu trâu Bihopper ( họat chất Rotenone ),…

 Sản phẩm Vineem 1500 EC :
+ Là sản phẩm của Công ty thuốc sát trùng
Miền Nam, được chiết xuất từ nhân hạt
Neem ( Azadirachta indica A. Juss ) có
chứa họat chất Azadirachtin.
+ Có hiệu lực phòng trừ nhiều lọai sâu hại
trên cây trồng như lúa, rau màu, cây công
nghiệp, cây ăn trái, hoa kiểng.
+ Lọai thuốc có nguồn gốc thảo mộc này
không tạo nên tính kháng của dịch hại,
không ảnh hưởng đến thiên địch và
không để lại dư lượng trên cây trồng.
+ Thuốc tác động đến côn trùng gây hại
bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn
sự lột xác của côn trùng cũng như ngăn
cản sự đẻ trứng là giảm khả năng sinh
sản.
b. Đặc điểm chung
 Tác động lên côn trùng bằng con đường :
− Tiếp xúc: thuốc tác động qua da
− Xông hơi: thuốc tác động qua đường hô hấp
− Vị độc: thuốc tác động qua miệng
− Thấm sâu: Thuốc thấm vào mô cây và diệt những côn trùng sống ẩn dưới
những phần phun thuốc.
− Nội hấp hay lưu dẫn: thuốc thấm vào trong tế bào và xâm nhập vào hệ
thống mạch dẫn trong cây. Sâu chích hút hoặc ăn phần vỏ cây có phun
thuốc rồi chết.
− Ngoài ra còn có một số thuốc có tính xua đuổi hoặc gây ngán ăn đối với
côn trùng
 Xâm nhập vào cơ thể làm côn trùng tê liệt hệ thần kinh và chết nhanh

chóng.
 Đối tượng sử dụng: trên các loại rau, cây ăn quả và bảo quản thưc phẩm.
 Ưu điểm
− Ít độc với người, động vật máu nóng, sinh vật có ích, môi trường.
− Mau phân hủy trong tự nhiên, ít để lại dư lượng trên đối tượng sử dụng,
có thời gian cách ly ngắn.
− Ít gây ra hiện tượng kháng thuốc.
− Do ít độc với các loài thiên địch nên thuốc sinh học bảo vệ được sự cân
bằng sinh học trong tự nhiên (cân bằng giữa thiên địch và sâu hại), ít gây tình
trạng bùng phát sâu hại.
 Nhược điểm
− Phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
− Qui trình chiếc xuất phức tạp.
− Tính bền lý hóa thấp: dễ bị phá vỡ cấu trúc bởi các tác nhân lí hoá.
− Hiệu lực trừ dịch hại thể hiện chậm, thời gian duy trì hiệu lực ngắn làm
giảm hiệu quả phòng trừ sâu bệnh.
− Điều kiện bảo quản nghiêm ngặt để bảo đảm thuốc không bị hư.
− Giá thành khá cao so với thuốc BVTV hóa học.
 Chống thuốc của sâu hại: Người ta thấy sâu hại có những phản ứng chống
thuốc sau:
• Phản ứng lẫn tránh: sâu không ăn thức ăn có thuốc hoặc di chuyển xa.
• Hạn chế hấp thụ chất độc vào cơ thể: lớp da chứa cutin sẽ dầy thêm.
• Phản ứng chống chịu sinh lý và tích lũy: chất độc sẽ tích lũy ở mô mỡ,
hoặc ở nơi ít độc cho cơ thể, làm giãm khả năng liên kết men ChE. với
chất độc gốc lân hoặc các- ba-mát hữu cơ.
• Cơ chế giải độc: chất độc được chuyển hóa thành chất ít độc hơn (DDT
chuyển hóa thành DDE).
 Biện pháp ngăn ngừa tính chống chịu thuốc của sâu
− Dùng thuốc hợp lý: hiểu rõ sinh vật hại, áp dụng biện pháp bốn đúng.
− Áp dụng chiến lược thay thế: sử dụng từng nhóm thuốc cho từng

vùng, khu vực trong từng thời điểm riêng. Có kế hoạch khảo sát thuốc
mới để thay thế thuốc cũ.
− Dùng thuốc hỗn hợp: hỗn hợp thuốc với dầu thực vật hoặc dầu khoáng
sẽ làm chậm phát triển tính kháng thuốc của sinh vật hại.
− Áp dụng IPM: phát triển quan điểm mới về sử dụng thuốc trong IPM
như áp dụng thuốc có nguồn gốc sinh học, luân phiên sử dụng thuốc,
thuốc ít độc để bảo vệ thiên địch.
II. Một số chất chiết xuất từ thảo mộc
a) Nhóm Cúc – Pyrethrum:
 Pyrethrum là những hỗn hợp este phức tạp tách chiết từ trong các loại cây
Cúc sát trùng trong giống Chrysanthenum, loài phổ biến nhất là
Pyrethrum cinerariaetrifolium mọc ở vùng Kenya và Ecuador, là loại
thuốc trừ sâu an toàn, ra đời sớm nhất hiện nay đang còn được sử dụng,
hàm lượng 0.7-1.3%. Bột hoa cúc này đã được sử dụng như là một loại
thuốc trừ chấy rận từ những năm đầu thế kỉ IXX.
 Đối tượng sử dụng: trừ sâu hại trên rau, cây ăn quả,các loại ruồi,muỗi, rệp
 Tính chất sinh học:
− Tác dụng tiếp xúc mạnh dể, vị độc và xông hơi
− Tác động lên hệ thần kinh trung ương và ngoại vi côn trùng
− Ít gây ảnh hưởng đến người và động vật (LD50>1500mg/kg trên chuột)
 Tính chất lý hóa
− Dể bị phân hủy
− Ts=145-155
o
C
− Chất lỏng không màu
− Không tan trong nước
− Dể bị chất kiềm thủy phân
 Cơ chế tác dụng:
Pyrethrum là chất độc thần kinh, có tác dụng tiếp xúc mạnh, vị độc và

xông hơi kém, tác động lên quá trình chuyển các xung điện dọc theo trục dây
thần kinh, tác dụng mở rộng và kéo dài lên thân các tế bào neuron. Pyrethrum
có hiệu lực trừ sâu mạnh hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp. Chúng có tác
động lên cả hệ thống thần kinh ngoại vi và trung ương của sinh vật.
Nhưng thuốc không bền trong môi trường, dễ bị ánh sáng phân hủy. Trở ngại
chính của nhóm thuốc này là do giá thành cao.
b) Cây thuốc lá, thuốc lào.( Nicotine)
Trong cây có chứa chất kiềm thực vật là Nicotine và Nornicotin. Nicotine là một
alkaloid, là một nhóm chất hóa học có cấu trúc dị vòng có những đặc điểm sinh
lý học nổi bậc.
Tác dụng độc :
Chúng gây hiệu lực trừ sâu qua tiếp xúc, đường ruột và xông hơi. Chế phẩm trừ
được nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút như rệp, nhện đỏ, sâu ăn lá. Đặc
biệt chế phẩm có hiệu lực cao đối với sâu vẽ vùa hại cam, chanh, bưởi.

• Nicotine có độ độc cấp tính cao đối với người và động vật máu nóng,
thuộc nhóm độc một nhưng nhanh chóng phân giải trong cơ thể và môi
trường.Liều LD50 per os đối với động vật máu nóng là 50-60ppm. Mức
dư lượng tối đa (MRL) là 0.5ppm nồng độ tối đa cho phép trong không
khí là 0.5mg/m3, thời gian cách ly khoảng 3-4 ngày.
 Cơ chế tác dụng: Nicotine có tác dụng tại các khớp nối của dây thần kinh
cơ trong các loài động vật có vú, gây co giật, rối loạn, rồi chết rất nhanh.
 Cách sử dụng:
Trong gân lá và cành cây thuốc lá có chứa hàm lượng Nicotine cao nhất.Phế thải
hoặc cây thuốc lá, thuốc lào phơi khô ngiền nhỏ đem ngâm với nước vôi trong
24-48 h, lọc lấy nước pha thêm xà phòng hay chất hoá sữa phun trừ sâu.
Có thể dùng hơi nước hay dung môi hữu cơ để chiết xuất và sản xuất Nicotine
thô 96-98% hoặc Nicotine sunfat 40% lượng dùng 200-450g/ha.
Hiệu lực trừ sâu của thuốc tác dụng tốt ở nhiệt độ cao( trên 30
0

C ) và hiệu lực
thuốc giảm khi phun dưới nhiệt độ 20
0
C. Thuốc có thể dùng hỗn hợp với Lidan,
Lân hữu cơ, cacbamat, Pyrethroit và Rotenone.
c) Cây Neem - Azadirachtin

 Dầu Neem được ép từ hạt cây neem chứa hoạt chất Azadirachtin, một loại
terpennoid thuộc nhóm lemonoids, hàm lượng 0.2-0.5% trọng lượng hạt.
Azadirachtin là một loại thuốc trừ sâu, trừ nấm và vi khuẩn khá mạnh.
 Đối tượng sử dụng: sâu, bướm, rầy, nhện, mọt, tuyến trùng, côn trùng y
tế.
 Đặc tính sinh học:
− Phá hủy hocmon Ecdysone
− Ít độc với người và côn trùng có ích
− LD50>5000mg/kg (chuột).

 Tác dụng độc
Azadirachtin, có hiệu lực phòng trừ nhiều lọai sâu hại, nấm, vi khuẩn trên
cây trồng như lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa kiểng. Lọai
thuốc có nguồn gốc thảo mộc này không tạo nên tính kháng của dịch hại,
không ảnh hưởng đến thiên địch và không để lại dư lượng trên cây trồng.
Thuốc tác động đến côn trùng gây hại bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi,
ngăn sự lột xác của côn trùng cũng như ngăn cản sự đẻ trứng là giảm khả
năng sinh sản.
 Cơ chế tác dụng:
Azadirachtin làm tăng trưởng không bình thường bằng cách ức chế sinh
tổng hợp hoặc trao đổi chất hormon kích thích trưởng thành hay lột xác của sinh
vật, hormon sâu non.
 Chiết hoạt chất bằng dung môi nước, chiết hoạt chất bằng dung môi

metanol
 Ưu: Đơn giản, rẻ tiền, Hàm lượng sản phẩm cao, dễ gia công trong giai
đoạn sau.
 Nhược: Hàm lượng sản phẩm thấp , khó gia công trong giai đoạn sau,
phức tạp, tốn kém.
d) Cây dây mật- rotenone


 Còn gọi là cây thuốc cá, tên khoa học là Derris spp, rễ cây có chứa
Rotenone và các chất tương tự gọi là Rotenoit. Chiết từ rễ cây Derris
làm chất độc diệt cá ở châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ, thành phần trong
rễ cây: 8-10% , còn có tên là Nicoulin.
 Đặc tính sinh học
− Có tác dụng tiếp xúc, vị độc và có tác dụng trừ nhện.
− Làm tê liệt chức năng hô hấp.
− Độc tính tương đối thấp:
− LD50 của Rotenon:132mg/kg
− LD50 của Derris là 1500mg/kg
 Tác dụng độc:
Retenone và Rotenoit có hiệu lực tiếp xúc vị độc, trừ được nhiều loại sâu hại
cây trồng như sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, rệp, nhện đỏ, bọ trĩ, bọ xít.
Rotenone độc với cá nên ít được dùng với lúa nước, thuộc nhóm độc III. Liều
độc LD
50
per os đối với động vật máu nóng là:132-1500mg/kg tương đương với
132-1500ppm, đối với người là 3000-5000ppm.Mức dư lượng tối đa là(MRL)
0.1ppm, thời gian cách ly không quy định.
 Cách sử dụng:
Phương pháp thủ công: ngâm rễ tươi đã dập nát hoặc băm nát hay dã nhỏ vào
nước lã 4-6h(mùa hè) hay 6-12h(mùa đông), vắt lấy nước cho thêm xà phòng

trung tính hoặc chất hoá sữa (0.2-2%) rồi đem phun trừ sâu.Nếu là rễ khô thì giã
thành bột rồi cho vào túi vải ngâm với nước lã như trên rồi đem phun.Có thể
nghiền rễ thành bột rồi đem trồn với bột thuốc lá thuốc lào đem rắc trừ sâu.
Phương pháp công nghiệp: Retonone được chiết xuất từ rễ cây dây mật bằng
phương pháp dung môi hữu cơ cồn, acetone. Dịch chiết còn được cô đặc để sẳn
xuất hoặc để bổ sung vào chế phẩm bột thấm nước và bột nhằm ổn định hoạt
chất trong chế phẩm. Chế phẩm được dùng từ 100-200 ai/ha để trừ sâu hại rau,
hoa màu và cây cảnh đồng thời cũng được dùng để trừ cá dữ để nuôi tôm ở liều
13-20g ai/100m
3
nước, và sau khi thả tôm nếu thấy cá xuất hiện vì Rotenone
không độc với tôm.
 Công dụng
− Chủ yếu được dùng để diệt cá dọn hồ
− Ngoài ra có nhiều thực vật chứa hàm lượng rotenon cao như cây ruốc cá,
cây củ đậu, hạt thàn mát
 Bảo quản:
Vì Rotenone rất dễ phân huỷ với tác động của ánh sáng mặt trời do đó không
được phơi nguyên liệu hoặc bảo quản rễ và chế phẩm ra ngoài ánh sáng, nhất
là ánh sáng mặt trời.Không được sấy rễ quá khô, độ ẩm tiêu chuẩn tốt nhất là
trên10% để hạn chế khẳ năng oxi hoá của Retonone trong khi bảo quản.
IV. CƠ CHẾ GÂY ĐỘC CỦA NHÓM THẢO MỘC
1) Rotenone
Là tác nhân ức chế hệ thống các enzyme hô hấp NAD
+ (
một coenzyme oxihóa
khử trong quá trình trao đổi chất) và coenzyme Q ( một loại enzyme hô hấp có
nhiệm vụ chuyên chở điện tử) làm cho hệ thống hô hấp ngừng trệ.Tác động này
hoàn toàn không có ý nghĩa đối với động vật có máu trắng
2) Azadirachtin

Làm cho quá trình tăng trưởng không thể diễn ra bình thường bằng cách ức chế
quá trình sinh tổng hợp hoặc trao đổi chất hormone kích thích trưởng thành hay
lột xác của sinh vật.
Nhiều nghiên cứu cho thấy azadirachtin tác động trực tiếp lên nơi phóng thích
hóc môn đốt ngực trước (PTTH) từ thể hạch thần kinh, ngăn cản phóng thích
hocmôn lột xác từ vòng hạch thần kinh não, làm giảm vòng tuần hoàn và tác
động lên tổng hợp hóc môn PTTH (Sơ đồ 1.1). Azadirachtin còn tác động lên
quá trình dị hóa hóc môn lột xác ở côn trùng, hóc môn lột xác được chuyển
thành dạng hoạt động hơn là 20- hydroxyecdysone do ecdisone -20-
monoxygenase xúc tác. Vì vậy, quá trình này là kiểu tác động nữa của
azadirachtin và đóng vai trò một phần gây độc tổng thể đối với côn trùng.
Trên ấu trùng Galleria mellonella, azadirachtin tác động kích thích tạo hóc môn
trẻ hóa và lột xác, gây sự lột xác quá mức do giải phóng allatotropin thành thể
allata, phá vỡ quá trình tạo vỏ chitin, dẫn đến thay đổi vòng sinh trưởng và phát
triển bình thường, làm côn trùng không sinh sản được và chết.
Ở ấu trùng Lucilia cuprin, azadirachtin có tác động gây thoái hóa nhân, tạo khối
dị nhiễm sắc tố và sự thoái hóa tế bào, ảnh hưởng trực tiếp lên sự gián
phân(phân bào gián tiếp) trong các đĩa phôi, tế bào biểu bì, tế bào biểu mô ruột
giữa, gây chết tế bào trong quá trình phân chia ở giai đoạn sau trung kỳ.
3) Nicotine:
Có tác dụng tương tự như acetylcholine tại các khớp nối của thần kinh cơ, tạo sự
co giật rối loạn và chết rất nhanh.
Bình thường thì acetylcholin sẽ bị enzym cholinesteraza thủy phân thành acid
acetic và cholin, nên xung thần kinh truyền đi bình thường.
Khi có phospho hữu cơ thì phospho hữu cơ sẽ tác dụng với enzym
cholinesteraza tạo phức bền vững, ức chế quá trình thủy phân acetylcholin. Vì
phản ứng thủy phân không xảy ra khiến cho aceylcholin tích tụ tại các synap
thần kinh, gây nên những xung động liên tục, gây chết côn trùng.
4) Pyrethrum.
Pyrethrum là một chất độc thần kinh, tác động lên quá trình truyền các xung

động thần kinh, tác dụng mở rộng và kéo dài lên thân các tế bào neuron. Nó tác
động lên cả hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi của sinh vật, và có hiệu
lực ngay cả ở nhiệt độ thấp.
Quá trình truyền tin qua xinap hóa học: Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào
trong chùy xináp.Ca2+ vào làm bóng chứa acetylcholin gắn vào màng trước và
vỡ ra, giải phóng axêtincôlin vào khe xináp. Acetylchoin gắn vào thụ thể trên
màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp. Xung thần kinh
truyền đến tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chuỳ xinap sẽ làm thay đổi
tính thấm của màng đối với ion Ca2+ → Ca2+ tràn từ dịch mô vào dịch bào ở
chuỳ xinap → các bóng gắn vào màng trước và giải phóng chất trung gian hoá
học vào khe xinap → chất trung gian hoá học đi dến màng sau xinap → làm
thay đổi tính thấm của màng sau xinap tạo thành xung thần kinh truyền đi tiếp.
Hàng loạt xung thần kinh lan đến xináp làm vỡ rất nhiều bóng chứa chất trung
gian hóa học, nhưng khi có các đợt xung TK mới khác đến lại vẫn thấy vỡ bóng
và giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xináp
Xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều ( từ
màng trước đến màng sau) vì màng sau không có chất trung gian hóa học để đi
về phía màng trước và màng trước cũng không có các thụ thể để tiếp nhận chất
trung gian hóa học
Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào
thần kinh với loại tế bào khác(tế bào cơ, tế bào tuyến…)
BẢNG TÓM TẮT
Hoạt chất Lấy từ cây Sâu đặc hiệu Kiểu tác
động
Rotenone Thuốc cá sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy,
rệp, nhện đỏ, bọ trĩ, bọ xít.
Hệ thần
kinh
Pyrethrum Hoa cúc côn trùng chích hút và côn
trùng miệng nhai đặc biệt là

ấu trùng bộ cánh vãy.
Hệ thần
kinh
Nicotine Thuốc lá sâu miệng nhai và chích hút
như rệp, nhện đỏ, sâu ăn lá
đặc biệt sâu vẽ vùa hại cam,
chanh, bưởi
Hệ thần
kinh
Limonene Vỏ cam Bọ chét, rận, ve, bét Hệ thần
Acetycholine
quýt kinh
Azadirachtin Cây Neem sâu cuốn lá nhỏ hại lúa; sâu
tơ hại bắp cải, cải thảo; sâu
xanh bướm trắng hại súp
lơ; bọ nhảy hại rau cải xanh
Hormone
trẻ
V. Quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật từ dầu neem
1. Quy trình tạo chế phẩm Neemaza
Xác định độ tự nhũ, độ bền nhũ tương
Phối trộn
Hoạt chất: Dầu
Neem
Phụ gia: chất nhũ
hóa, chất làm bền
Dung môi: xylen
Sản phẩmThử hoạt tính sinh học
Xác định lại độ tự nhũ, độ bền nhũ tương, pH, tỉ trọng, độ nhớt
Phân tích lại hàm lượng vật chất

Bảo quản gia tốc
Phân tích hoạt chất
Xác định pH, tỉ trọng, độ nhớt
 Quy trình Thu nhận dầu neem: dầu Neem được thu nhận bằng phương
pháp ép nguội trên máy ép đặc chủng KOMET có thể thu đến 70% tổng
lượng dầu trong nhân hạt.
Dầu neem thu được có màu nâu nhợt trong, mùi tỏi hắc đặc trưng. Dầu sau khi
ép nguội sẽ được qua màng lọc để loại bỏ bã dầu và cặn bẩn lẫn trong dầu. Dầu
neem đã qua lọc, xác định các thông số lí, hóa sinh cơ bản, hàm lượng hoạt
chất , thành phần các acid béo, sau đó được sử dụng làm nguyên liệu cho quá
trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật hoặc các mục đích sử dụng khác
Hàm lượng azadirachtin trong dầu Neem là khá cao
Bánh dầu neem và dung môi được trộn trong thùng nhựa với tỉ lệ 1kg bánh dầu
+1500ml ethylacetate, ngâm dầm trong 6 giờ, thu dịch chiết và bã bánh dầu.
Dịch chiết thu được đem cô đuổi dung môi trong áp suất thấp ở 45
o
C cho đến
khi còn 1/10 thể tích sẽ được đem tủa trong petrolether với tỉ lệ 1:3 (v/v), để
lắng 20 phút, thu kết tủa và sấy chân không đuổi dung môi ở nhiệt độ 40
o
C trong
15 giờ, thu được cao chứa azadirachtin và các hoạt chất khác. Quá trình trên
được lặp lại 4 lần để đảm bảo thu hết các hoạt chất trong bánh dầu Neem. Cao
khô thu được dạng bột, nhẹ, màu vàng sáng (hình 4.4)
Người ta cũng có thể sử dụng hexane, pentane, methanol, ethanol, chloroform
hoặc hỗn hợp của chúng cho mục đích trên, trong đó ethanol và methanol là hai
dung môi cho hiệu suất trích ly cao nhất, thường được sử dụng để trích ly các
hoạt chất trong Neem [20, 24, 25, 26]. Trong công nghệ này sử dụng dung môi
ethylacetate để trích ly các hoạt chất trong bánh dầu Neem. Ethylacetate có nhiệt
độ 77

o
C; hằng số điện môi ε ở 25
o
C:6,0; chỉ số phân cực 4,4; độ nhớt: 0,45
(mN.s.m
-2
); độ tan trong nước: 8,7 (%w/w) [24]. Đây là dung môi có độ phân
cực trung bình, nhiệt độ sôi thấp, đảm bảo chiết được hầu hết các hoạt chất trong
bánh dầu Neem. Phương pháp ly trích các hoạt chất trong Neem sử dụng dung
môi ethylacetate cho hiệu suất thấp hơn so với chiết bằng ethanol và methanol
nhưng sản phẩm là hợp chât khô hoàn toàn, không lẫn nước và dung môi khó
bền, dễ bảo quản hơn, phù hợp với mục tiêu tạo chế chế phẩm Neemaza sau này
chúng tôi chọn đây làm phương pháp thu nhận hoạt chất tron quy trình sản xuất
thuốc bảo vệ thực vật từ Neem.
III. SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỤC VẬT
Tại Việt Nam để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, hàng năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục thuốc BVTV được
phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng. Trong danh mục được phép sử
dụng năm 2010 có 437 hoạt chất thuốc trừ sâu với 1.196 tên thương phẩm, 304
hoạt chất thuốc trừ bệnh với 828 tên thương phẩm,…. Tuy được phép sử dụng
nhưng thuốc BVTV cũng có nhiều tác động đến cây trồng và hệ sinh thái, cụ thể
như:
- Ở liều quá cao cũng làm cây trồng ngộ độc cấp tính hoặc ngộ độc mãn
tính. Ở liều quá thấp, một số thuốc có tác dụng kích thích nhất định đối với sinh
trưởng của cây trồng.
- Dùng hóa chất BVTV sẽ ảnh hưởng đến quần thể sinh vật: tăng loài này
và giảm loài kia…
- Cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Các loại thuốc trừ sâu
đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể
đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật

ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc. Một số loại thuốc trừ sâu có khả
năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người
trực tiếp phun thuốc trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các
biện pháp phòng tránh tốt.
Để việc sử dụng hóa chất đạt được yêu cầu hiệu quả và an toàn tức là vừa
giữ được năng suất chất lượng rau, vừa bảo vệ được sức khỏe của người tiêu
dùng rau và cả người trồng rau, người trồng rau cần phải áp dụng một số nguyên
tắc chính như sau:
1. Không sử dụng thuốc quá độc
Thuốc BVTV nào cũng độc nhưng mức độ độc thay đổi tùy theo loại thuốc.
Để thể hiện mức độ dộc của mỗi loại thuốc người ta sử dụng chỉ số gây độc cấp
tính LD 50 hay còn gọi là liều gây chết trung bình căn cứ thử nghiệm trên thỏ
hoặc chuột bạch. Chỉ số LD 50 càng thấp thì thuốc càng độc, và ngược lại chỉ số
LD 50 càng cao thì thuốc càng ít độc. Ví dụ: LD 50 của Furadan (Carbofuran)
bằng 8-14 mg/kg là thuốc rất độc, Chỉ số LD 50 của Trebon (Ethofenprox) là
21.440 mg/kh nên thuốc ít độc hơn nhiều. Căn cứ vào chỉ số LD 50 người ta
chia các thuốc BVTV ra thành 4 cấp độc từ I đến IV. Cấp I là cực độc, cấp II là
độc, cấp III là độc trung bình và cấp IV là tương đối ít độc. Để nhận biết, người
ta in băng màu trên nhãn thuốc biểu thị cấp độc.
Khi sử dụng thuốc BVTV trên rau không nên dùng các thuốc BVTV nhóm
clo, nhóm Lân, tuyệt đối không nên dùng thuốc cấp độc I. Trong điều kiện cây
con thì có thể sử dụng thuốc cấp độc II.
Phân nhóm và ký hiệu

LD 50 qua miệng
(mg/kg)
LD 50 qua da
(mg/kg)
Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng
Ia, Ib. Rất độc

Vạch màu đỏ
<50

<200

<100

<400

II. Độc cao
Vạch màu vàng
50-500

200-1000
100-
1000

400-4000

III. Nguy hiểm
Vạch màu xanh lam
>500

> 2000

> 1000

>4000

IV.Cẩn thận

Vạch màu xanh lá
cây
“Cẩn
thận”



2. Không sử dụng thuốc lâu phân hủy
Thuốc BVTV khi phun vào môi trường sẽ bị phân hủy dần dần do các tác
động của mặt trời, hoạt động sinh hóa trong cây trồng, nhiệt độ, vi sinh vật,…
cho đến khi hoàn toàn không còn chất độc nữa. Tuy nhiên tốc độ phân hủy
nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng loại thuốc. Có loại nhanh phân hủy có loại
rất lâu phân hủy. Nói chung các loại thuốc trừ sâu nhóm clo hữu cơ rất lâu phân
hủy, nhóm lân hữu cơ, nhóm carbarmate có tốc độ phân hủy trung bình. Nhóm
cúc tổng hợp, nhóm thảo mộc và nhất là nhóm thuốc vi sinh phân hủy rất nhanh.
Trên cây rau cần sử dụng các thuốc nhanh phân hủy như thuốc vi sinh
(BT, NPV,…) thảo mộc (Rotenon, Nicotine, Neem,…), cúc tổng hợp
(Baythroid, Cyperan, ) để hạn chế dư lượng thuốc BVTV còn lại sau thu hoạch.
Không nên dùng các nhóm thuốc thuộc nhóm clo hữu cơ và lân hữu cơ trên rau.
3. Không sử dụng các loại thuốc có lượng hoạt chất sử dụng quá cao
Khi sử dụng các thuốc có lượng hoạt chất cao cho một đơn vị diện tích rau
thì dư lượng còn lại sau thu hoạch chắc chắn sẽ cao. Thường các thuốc nhóm
clo, lân và carbamate có lượng hoạt chất sử dụng trên một đơn vị diện tích rất
cao (khoảng 1.000-2.000 gr cho 1 ha rau). Các thuốc thuộc nhóm cúc tổng hợp
và một số thuốc khác có lượng hoạt chất sử dụng cho 1 ha vào khoảng 50-100
gr/ha. Có loại chỉ vài chục gr/ha (Vertimec, ). Do vậy mà các loại thuốc này ít
để lại dư lượng cao trên rau.
Trên nông sản, đặc biệt là trên cây rau không nên sử dụng các thuốc nhóm
clo, lân hữu cơ và carbamte để tránh để lại dư lượng cao khi thu hoạch.
4. Không dùng quá liều qui định

Nếu dùng quá liều qui định thì dư lượng để lại sẽ cao hơn bình thường.
Trong trường hợp giữ đúng thời gian cách ly nhưng nếu dùng quá liều qui định
thì khả năng dư lượng còn lại khi thu hoạch vẫn có thể cao hơn mức an toàn.
Vì vậy, khi một loại thuốc nào đó đã bị sâu hại kháng thì không nên tăng
liều lượng phun mà nên thay đổi loại thuốc khác.

×