Tải bản đầy đủ (.ppt) (48 trang)

Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.28 KB, 48 trang )

Chương 2
Tổng quan về tăng trưởng và
phát triển kinh tế
Nội dung của chương (tt)

Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Khái niệm phát triển kinh tế

Khái niệm phát triển kinh tế bền vững

Lựa chọn con đường phát triển theo quan điểm
tăng trưởng và phát triển kinh tế

Các tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế

Xác định mức độ và tốc độ tăng trưởng

Đánh giá cơ cấu kinh tế

Các tiêu chí đánh giá phát triển xã hội
Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Định nghĩa: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng
thu nhập (GDP, GNI, hay GDP/ng, GNI/ng) của
nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất
định (thường là một năm).
Sự tăng trưởng thể hiện ở quy mô và tốc độ
Quy mô: thể hiện sự gia tăng một lượng nhiều hay
ít (delta) tiêu chí đo lường tăng trưởng
Tốc độ: thể hiện mức độ gia tăng nhanh hay chậm
giữa các thời kỳ, qua % so sánh tương đối


Thuật ngữ “Phát triển” và sự
thay đổi về cách tiếp cận
Phát triển: theo cách tiếp cận cũ:
Là khả năng của nền kinh tế quốc gia (mức độ và tốc độ gia
tăng của các chỉ tiêu GDP, GNP, GDP/người, GNP/người)
Mối quan tâm chính cho “phát triển”: chuyển đổi cơ cấu kinh tế
từ nông nghiệp -> công nghiệp
Thuật ngữ “Phát triển” và sự
thay đổi về cách tiếp cận
Phát triển: theo cách tiếp cận mới:
Tăng trưởng kinh tế nhưng phải đảm bảo các vấn đề: Nghèo đói,
bất bình đẳng, thất nghiệp, giáo dục, sức khoẻ, môi trường, tự
do, cơ hội làm việc và hưởng thụ cuộc sống (Dudley Seers,
UNDP, Amartya Sen, Gillis, Todaro, Colman and Nixson, WB…)
Khái niệm Phát triển (1)
a. M.Gillis: Phát triển kinh tế có nghĩa rộng hơn tăng
trưởng kinh tế. Đó là một quá trình tiến bộ về nhiều
mặt của nền kinh tế thể hiện qua các khía cạnh sau:

(1) Gia tăng tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập
quốc dân và thu nhập tính trên đầu người;

(2) Thay đổi cơ cấu một cách cơ bản:

(3) Đa số người dân trong quốc gia đang được đề
cập tham gia vào quá trình tăng trưởng và thay đổi
cơ cấu: người tạo ra và hưởng thụ thành quả của
tăng trưởng kinh tế;
Phát triển (2)
b. M.P Todaro:

Phát triển là một quá trình đa khía cạnh gồm:
- Sự thay đổi cấu trúc xã hội (social
structures), quan điểm (attitudes) và thể
chế (institutions)
- Tăng trưởng kinh tế (economic growth)
- Giảm bất bình đẳng (reduction of
inequality)
- Xóa nghèo (eradication of poverty)

Phát triển (3)
c. D. Colman và F.Nixson:

Phát triển là một quá trình cải thiện có thể
kiểm chứng được thông qua một số các tiêu
chuẩn hoặc giá trị.

Khi so sánh hai hoặc nhiều quốc gia, phát
triển đóng vai trò là một thước đo tình trạng
của các nước đó dựa trên một số các tiêu
chuẩn hay giá trị liên quan đến những điều
được cho là cần thiết trong xã hội


Khẳng định lại: Phát triển là một khái
niệm chuẩn tắc
Liên quan đến khái niệm này, D. Seers và G.
Myrdal đưa ra các tiêu chuẩn/giá trị liên quan đến
phát triển như:

Năng suất lao động cao hơn


Mức sống cao hơn

Công bằng xã hội và kinh tế

Thể chế được cải thiện

Thống nhất và độc lập của quốc gia

Dân chủ tới tầng lớp thường dân

Trật tự, kỷ cương xã hội

Điều kiện về giáo dục và việc làm tốt hơn


Phát triển (4)
d. Barbara Ingham (Uni. of Salford, World Development,
1993): Phát triển kinh tế gồm:

Tăng trưởng kinh tế

Thay đổi cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng của khu vực
nông nghiệp, tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp và
dịch vụ

Hiện đại hóa

Thay đổi về chính trị (trên phạm vi quốc gia và quốc tế)


Sự phân quyền và tham gia của mọi tầng lớp dân chúng

Phân phối lại để đảm bảo công bằng hơn

Phát triển hướng vào phát triển con người - cải thiện
HDI
Phát triển (5)

WB đưa ra quan điểm về phát triển thông qua 8 mục
tiêu phát triển thiên niên kỷ
(xem thêm Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ)
Khái niệm phát triển kinh tế
Tóm lại: Phát triển kinh tế có thể được xem là quá
trình tăng tiến, cải thiện về mọi mặt của nền kinh tế
Sự phát triển thể hiện cả sự biến đổi về lượng cũng như
về chất, cả về kinh tế và xã hội
Nội dung phát triển kinh tế: được khái quát theo 3 tiêu
thức:
-
Sự gia tăng tổng mức thu nhập
-
Biến đổi cơ cấu kinh tế theo đúng xu thế phát triển
-
Cải thiện các vấn đề xã hội gồm: xóa bỏ nghèo đói, suy
dinh dưỡng, tăng tuổi thọ, khả năng tiếp cận dịch vụ y
tế, giáo dục…
Khái niệm phát triển
kinh tế bền vững
Định nghĩa 1: Theo WCED -Ủy ban thế giới về môi
trường và phát triển (1987):

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng
được nhu cầu trong hiện tại mà không phải
“đánh đổi” bằng khả năng đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ trong tương lai.
Định nghĩa 2: Theo Pearce và các tác giả khác (1989):
“Phát triển bền vững là sự đảm bảo để lại cho
thế hệ sau một lượng của cải (cả nhân tạo và tự
nhiên) với số lượng và chất lượng ít nhất bằng
với những gì mà thế hệ hiện nay được thừa kế”
Khái niệm phát triển
kinh tế bền vững
Định nghĩa 3: là sự phát triển đáp ứng các nhu
cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương
lai (WB, 1987).
- Quan niệm ban đầu: nhằm vào khía cạnh sử dụng
tài nguyên hiệu quả và bảo đảm môi trường sống
cho con người
-
Quan niệm về sau: quan tâm thêm môi trường xã
hội, ngoài môi trường tài nguyên thiên nhiên
Khái niệm phát triển
kinh tế bền vững
Định nghĩa 4: là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt
chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt gồm: tăng trưởng
kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi
trường (
Hội nghị thượng đỉnh về PTBV ở Nam Phi, 2002 ).
Các tiêu chí đánh giá PTBV:
-

Tăng trưởng kinh tế ổn định
-
Thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội
-
Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên
-
Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống
Đặc điểm của phát triển bền vững
Cho dù có nhiều cách định nghĩa với việc nhấn mạnh
các khía cạnh khác nhau nhưng nhân tố cơ bản cơ
bản của phát triển bền vững nhấn mạnh sự so sánh
và chuyển giao lợi ích/phúc lợi giữa các thế hệ
Lựa chọn con đường phát triển:
Tăng trưởng hay phát triển?
Có 3 con đường mà các nước đã lựa chọn:
-
Tập trung tăng trưởng nhanh
-
Coi trọng vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội
-
Phát triển toàn diện
Lựa chọn con đường phát triển:
Tăng trưởng hay phát triển?
Con đường “Tập trung tăng trưởng nhanh”
-
Các nước phát triển theo tư bản chủ nghĩa trải qua
-
Kinh tế tăng trưởng rất nhanh, các vấn đề xã hội chỉ được
quan tâm khi thu nhập đã đạt mức cao

-
Tồn tại các vấn đề: bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội
ngày càng gay gắt, một số giá trị văn hóa, truyền thống,
thuần phong mỹ tục bị phá hủy, tài nguyên mau cạn kiệt, ô
nhiễm, hủy hoại sinh thái
Các quốc gia điểm hình: Brazil, Mexico, các OPECs,
Phillipines, Malaysia, Indonesia
Lựa chọn con đường phát triển:
Tăng trưởng hay phát triển?
Con đường “Tập trung bình đẳng, công bằng xã hội”
-
Các nước phát triển theo xã hội chủ nghĩa trải qua
-
Các nguồn lực được dàn điều cho các ngành và các
nguồn lực, cải thiện tình hình xã hội
-
Nhưng tồn tại các vấn đề: thiếu động lực tăng trưởng,
mức thu nhập/người thấp, kinh tế phát triển chập, tục
hậu
-
Các quốc gia điểm hình: Khối XHCN trước đây, trong
đó có Việt Nam (điểm hình trong báo cáo PTCN 2004)
Lựa chọn con đường phát triển:
Tăng trưởng hay phát triển?
Con đường “Phát triển toàn diện”
-
Một số nước như Hàn Quốc, Đài Loan đã thực hiện
và thành công. Và hiện nay nhiều nước cũng chọn
con đường này, trong đó có Việt Nam
-

Đặc trưng: kết hợp cả hai con đường trên, một mặt
thúc đẩy phát triển kinh tế, khuyến khích dân cư làm
giàu, mặt khác quan tâm vấn đề bình đẳng xã hội
Các tiêu chí đo lường
tăng trưởng kinh tế
1. Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross Output)
2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic
Product)
3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross National Income)
4. Thu nhập quốc dân (NI – National Income)
5. Thu nhập quốc dân khả dụng (NDI – National Disposable
Income)
6. Thu nhập bình quân đầu người
7. Vấn đề giá trong việc tính các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
Các tiêu chí đo lường
tăng trưởng kinh tế
1. Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross Output): Là tổng
giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên
phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một khoảng
thời gian nhất định (thường là 1 năm)
Có 2 phương pháp tính GO:
- Tính tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các
ngành trong toàn bộ nền kinh tế
- Tính trực tiếp từ sản xuất, dịch vụ gồm chi phí trung gian
(IC) và giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ
Các tiêu chí đo lường
tăng trưởng kinh tế
2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic
Product)
Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo

nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm)
Có 3 phương pháp tính GDP:
- PP tính theo SX: Tính tổng giá trị tăng thêm của hàng hóa và
dịch vụ (VAi = GOi-ICi)) trong nền kinh tế
- PP tính theo tiêu dùng: GDP = C+G+I+(X-M)
- PP tính theo thu nhập: GDP = w + r + i +Pr +Dp+Ti
Các tiêu chí đo lường
tăng trưởng kinh tế
3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross National
Income)
Trong SNA 1993, GNI là chỉ tiêu thay thế cho chỉ tiêu GNP (SNA
1986), nhìn theo gốc độ thu nhập.
Được hiểu là tổng thu nhập từ SP vật chất và dịch vụ cuối cùng
do công dân một nước tạo ra trong một khoảng thời gian
nhất định
Công thức:
GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố nước ngoài

(Giá trị do công
dân 1 nước tạo ra
trên lãnh thổ nước
khác)
(Giá trị do công dân
nước khác tạo ra
trên lãnh thổ quốc
gia (được tính))
03/11/14
Đặc điểm về sự khác biệt
GDP và GNP

- Ở các quốc gia kém phát triển (LDCs: Less-
developed countries):
GDP > GNP
- Ở các quốc gia phát triển (LDCs: More-
developed countries):
GNP > GDP

×