Trờng Đại học Kinh tế quốc dân
Chuyên mục Tăng trởng và phát triển kinh
tế
A. Tng quan Nghiờn cu:
Tình hình sản xuất kinh doanh tháng 11 năm 2010
Tin vắn
* Tỡnh hỡnh sn xut kinh doanh thỏng 11 v 11 thỏng
u nm 2010
1. ỏnh giỏ chung
Tng sn phm trong nc (GDP) mi mt thỏng u nm 2010 tip tc
t c tc tng trng khỏ. Vi mc tng trng nh hin ti, nm 2010
tc tng trng GDP c nm d kin s t mc 6,5%.
Tuy nhiờn, tỡnh hỡnh kinh t - xó hi thỏng 11 ó cú nhng din bin phc
tp, giỏ c hng húa, dch v tng mnh v cú xu hng tip tc tng vo dp
cui nm v Tt Nguyờn ỏn, gõy khú khn cho sn xut v i sng; t giỏ,
giỏ vng tng cao gõy tõm lý lo lng trong xó hi; lói sut cho vay cao nh
hng n cỏc hot ng sn xut, kinh doanh...
Ch s giỏ tiờu dựng thỏng 11/2010 tng 1,86% so vi thỏng trc, õy l
mc tng khỏ cao k t u nm, ch sau mc tng 1,96% ca thỏng Hai l
thỏng Tt Nguyờn ỏn Canh Dn. Nguyờn nhõn ch yu lm ch s giỏ tiờu
dựng thỏng 11 tng cao l do nhúm hng n v dch v n ung cú ch s giỏ
tng cao nht vi 3,45%, (lng thc tng 6,02%; thc phm tng 3,27%).
Tip n l nh v vt liu xõy dng tng 1,74%. Riờng nhúm bu chớnh vin
thụng cú ch s giỏ gim 0,03%.
Ch s giỏ tiờu dựng thỏng 11/2010 so vi thỏng 12/2009 tng 9,58%; so
vi cựng k nm trc tng 11,09%. Tớnh bỡnh quõn 11 thỏng nm nay, ch s
giỏ tiờu dựng tng 8,96% so vi cựng k nm 2009.
Ch s giỏ vng thỏng 11/2010 tng 8,67% so vi thỏng trc; tng
23,31% so vi thỏng 12/2009 v tng 36,24% so vi cựng k nm 2009. Ch s
giỏ ụ la M thỏng 11/2010 tng 3% so vi thỏng trc; tng 6,63% so vi
thỏng 12/2009 v tng 10,03% so vi cựng k nm 2009.
Nhp siờu thỏng 11 c tớnh l 1,25 t USD, chim 19,4% kim ngch xut
khu. Tớnh chung 11 thỏng, nhp siờu hng húa t 10,66 t USD, bng 16,6%
kim ngch xut khu. Nu loi tr xut khu vng v cỏc sn phm vng, nhp
siờu 11 thỏng c tớnh 13,48 t USD, bng 21% kim ngch xut khu.
1
Th«ng tin kinh tÕ – x· héi
Vốn đầu tư ngân sách nhà nước thực hiện tính đến cuối tháng 11 đạt
102,2% so với kế hoạch đặt ra.
Đến hết tháng 11/2010 có thể thấy kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng
đầu năm 2010, tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực: sản xuất công
nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với kế hoạch cả năm; sản xuất nông
nghiệp giữ được ổn định trong điều kiện chịu tác động bất lợi do thiên tai, lũ lụt;
lĩnh vực dịch vụ đạt khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu
dùng và du lịch tăng mạnh; xuất khẩu đạt tăng trưởng cao, nhập siêu tiếp tục
giảm; đầu tư phát triển được đẩy mạnh, huy động và giải ngân vốn đầu tư phát
triển đạt khá.
2. Sản xuất công nghiệp
2.1 Tình hình chung
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 11/2010 theo giá so sánh 1994 ước
tính tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng, giá trị sản
xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 717,1 nghìn tỷ đồng, tăng
13,8% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước tăng
7,5%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 14,5%; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 16,9% (dầu mỏ và khí đốt giảm 2,7%, các ngành khác tăng
19,4%).
Trong 11 tháng, nhiều sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp có tốc
độ tăng cao hơn mức tăng chung của toàn ngành như: Khí hóa lỏng tăng
93,6%; sơn hóa học tăng 28,5%; sữa bột tăng 22,7%; bia tăng 20,7%; giày thể
thao tăng 20,2%; tủ lạnh, tủ đá tăng 18,8%; quần áo người lớn tăng 18,7%;
kính thủy tinh tăng 18,3%; khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 18%; xi măng tăng
14,9%; xe máy tăng 14,8%. Một số sản phẩm tăng khá là: Giấy, bìa tăng
12,3%; nước máy thương phẩm tăng 12%; xà phòng tăng 10,3%; thủy hải sản
chế biến tăng 10,2%; phân hóa học tăng 8,6%; điều hòa nhiệt độ tăng 7,8%.
Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm là: Xe chở khách và thép tròn cùng tăng
4,5%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 4,2%; lốp ô tô, máy kéo
tăng 3,1%; gạch lát ceramic tăng 1,2%; than đá giảm 0,6%; dầu thực vật tinh
luyện giảm 1,8%; đường kính giảm 7,4%; tivi giảm 9%; dầu mỏ thô khai thác
giảm 11,5%.
Chỉ số tiêu thụ chung của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mười
tháng năm nay so với cùng kỳ năm 2009 tăng 10,8%, trong đó một số ngành
sản xuất có chỉ số tiêu thụ tăng cao là: Đồ uống không cồn tăng 39,5%; các sản
phẩm bơ, sữa tăng 32,8%; gạch, ngói và gốm, sứ không chịu lửa tăng 31,8%;
các sản phẩm khác bằng kim loại tăng 24,6%; bia tăng 20,6%; xi măng tăng
17,5%; sản xuất giày, dép tăng 17,4%. Một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ
mười tháng tăng chậm hoặc giảm như: Sắt, thép tăng 8,2%; phân bón và hợp
chất nitơ tăng 6,9%; bột giấy, giấy và bìa tăng 5,3%; sợi và dệt vải tăng 4,9%;
2
Trêng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n
chế biến, bảo quản thủy sản tăng 3,8%; thuốc, hoá dược tăng 2,7%; sản phẩm
từ kim loại đúc sẵn tăng 2,3%; thuốc lá, thuốc lào tăng 2,2%; chế biến và bảo
quản rau quả tăng 0,4%; mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa giảm 0,8%; xay xát,
sản xuất bột thô giảm 3,2%; thiết bị gia đình giảm 3,4%; giấy nhăn và bao bì
giảm 3,9%; xe có động cơ giảm 12,4%; đường giảm 13,7%; đồ gốm, sứ không
chịu lửa giảm 36,9%.
Cũng trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, chỉ số tồn kho tại thời
điểm 01/10/2010 của một số sản phẩm công nghiệp tăng cao so với cùng thời
điểm năm 2009 là: Cáp đồng trục có bọc tăng 413,5%; động cơ tăng 287,5%;
sữa tươi tiệt trùng tăng 197,9%; đồ uống không ga tăng 188,7%; giày, dép vải
tăng 177,9%; thức ăn gia súc tăng 137,2%.
Theo kết quả điều tra lao động của 4215 doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp, số lao động tháng 11/2010 của các doanh nghiệp trên tăng 0,6% so với
tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 0,3%, khu vực
ngoài nhà nước tăng 0,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1%. Trong
3 ngành công nghiệp cấp I, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,8%,
ngành công nghiệp khai thác giảm 1,3%, ngành công nghiệp điện, nước tăng
nhẹ với 0,2%.
2.2. Tình hình cụ thể một số ngành sản xuất 11 tháng năm 2010
So với cùng kỳ năm 2009, sản xuất một số ngành cụ thể như sau:
- Than khai thác ước đạt 39,62 triệu tấn, giảm 0,6%
- Dầu mỏ thô khai thác ước đạt 13,62 triệu tấn, giảm 11,5%; khí đốt thiên
nhiên dạng khí đạt 8.566 triệu m
3
, tăng 18%, khí hóa lỏng (LPG) ước đạt 529,7
nghìn tấn, tăng 93,6%
- Điện sản xuất 83,5 tỷ Kwh, tăng 13,6%
- Thép tròn các loại 4,25 triệu tấn, tăng 4,5%
- Xi măng đạt 51,3 triệu tấn, tăng 14,9%
- Lắp ráp ô tô ước đạt 95,1 nghìn xe, xe máy ước đạt 3,15 triệu xe, tăng 14,8%.
3. Sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp
3.1 Nông nghiệp
a) Trồng trọt
Tính đến ngày 15/11/2010, cả nước đã thu hoạch được 1453,4 nghìn ha lúa
mùa, bằng 98,6% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc thu
hoạch 1137,5 nghìn ha, chiếm 95,7% diện tích gieo cấy và bằng 98,7% cùng kỳ
năm trước; các địa phương phía Nam thu hoạch 315,9 nghìn ha, bằng 98,5%.
Mặc dù mưa lớn tại các địa phương phía Bắc vào cuối vụ và đặc biệt hai
đợt lũ lớn xảy ra tại các tỉnh miền Trung có ảnh hưởng đến năng suất lúa mùa
3
Th«ng tin kinh tÕ – x· héi
của một số tỉnh nhưng năm nay do không bị ảnh hưởng nặng của sâu bệnh
nên năng suất lúa mùa của các địa phương phía Bắc ước tính đạt 47,8 tạ/ha,
tăng 0,4 tạ/ha so với vụ mùa trước; sản lượng đạt 5,7 triệu tấn, tăng 19,6 nghìn
tấn. Tại phía Nam, nhiều địa phương đã chủ động chuyển đổi phần diện tích
lúa mùa thường bị ảnh hưởng của mưa lũ sang vụ hè thu và đông xuân nên
năng suất lúa mùa của các địa phương ước tính đạt 42 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha so
với vụ mùa trước.
Các địa phương phía Bắc, cùng với việc thu hoạch lúa mùa, đã gieo trồng
được 155,5 nghìn ha ngô, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước; 45,7 nghìn ha
khoai lang, tăng 2,4%; 92,9 nghìn ha đậu tương, tăng 16,6%; 6,9 nghìn ha lạc,
giảm 6,5%; 111,3 nghìn ha rau đậu, tăng 2,1%.
Các tỉnh phía Nam, đến trung tuần tháng 11, đã gieo sạ được 379,1 nghìn
ha lúa đông xuân, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng
bằng sông Cửu Long đạt 300,7 nghìn ha, tăng 34,4%. Một số địa phương có tiến
độ gieo sạ nhanh là: Đồng Tháp tăng 103,5%; Kiên Giang tăng 63%.
b) Chăn nuôi
Theo kết quả sơ bộ điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2010 đàn trâu
cả nước có 2,9 triệu con, tăng 2% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có
5,9 triệu con, giảm 3,1%, chủ yếu do diện tích thả nuôi bị thu hẹp; đàn lợn có
27,4 triệu con, giảm 1% do ảnh hưởng của dịch bệnh tai xanh xuất hiện ở hầu
hết các địa phương; đàn gia cầm 301 triệu con, tăng 7,5%.
Giá thịt lợn hơi trên thị trường đang có xu hướng tăng lên, cùng với nhu
cầu thực phẩm cuối năm đáp ứng tiêu dùng của dân cư trong dịp Tết Nguyên
đán đang khuyến khích các hộ đầu tư mở rộng quy mô đàn lợn.
Tình hình dịch bệnh
Công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tại các địa
phương tiếp tục được tăng cường.
- Dịch cúm gia cầm: đến 30/11 cả nước cả nước còn 02 tỉnh là Nam Định
và Nghệ An có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày
- Dịch lở mồm long móng: cuối tháng 11, cả nước còn 12 tỉnh là Đăk Lăk,
Sơn La, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Gia Lai, Phú Yên, Bắc Ninh, Yên Bái, Nghệ
An, Quảng Ninh, Lạng Sơn và Bắc Kạn có dịch LMLM chưa qua 21 ngày
- Dịch tai xanh trên lợn: đến 30/11, có 05 tỉnh là Khánh Hòa, Đăk Lăk, Cà
Mau, Ninh Thuận và Thanh Hóa có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày.
3.2 Lâm nghiệp
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các địa phương đang khẩn trương kết thúc kế
hoạch trồng và chăm sóc rừng năm 2010, đồng thời thực hiện khoanh nuôi tái
sinh và gieo ươm cây giống chuẩn bị cho kế hoạch trồng rừng năm sau. Diện
4
Trêng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n
tích rừng trồng tập trung tháng 11/2010 ước tính đạt 29,6 nghìn ha, tăng 6,2%
so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 5,6 triệu cây,
tăng 0,1%; sản lượng gỗ khai thác đạt 420 nghìn m
3
, tăng 6,4%. Tính chung 11
tháng năm 2010, diện tích rừng trồng tập trung cả nước ước tính đạt 218,6
nghìn ha, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân
tán đạt 175,6 triệu cây, tăng 0,1%; sản lượng gỗ khai thác đạt 3566,8 nghìn m
3
,
tăng 6,1%.
Tình hình thiệt hại rừng: Trong tháng xảy ra hai vụ cháy rừng trên phạm
vi hẹp với diện tích bị thiệt hại 5 ha. Tính chung 11 tháng, diện tích rừng bị
cháy và bị chặt phá là 7780,7 ha, bao gồm diện tích rừng bị cháy là 6723,3
ha; diện tích rừng bị chặt phá là 1057,4 ha.
3.3 Thuỷ sản
Tháng 11/2010 sản lượng thủy sản ước tính đạt 442 nghìn tấn, tăng 6%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá 328 nghìn tấn, tăng 6,8%; tôm 56,5
nghìn tấn, tăng 4,8%.
Tính chung 11 tháng, sản lượng thủy sản cả nước ước tính đạt 4682,5
nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản
nuôi trồng đạt 2488 nghìn tấn, tăng 4,9%; sản lượng thủy sản khai thác đạt
2194,5 nghìn tấn, tăng 4,7% (khai thác biển đạt 2017,6 nghìn tấn, tăng 4,9%).
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tháng 11 ước tính đạt 235,5 nghìn tấn,
tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó cá 181 nghìn tấn, tăng 6,5%; tôm
40,5 nghìn tấn, tăng 6,6%. Mặc dù sản lượng thủy sản nuôi trồng cả nước tăng
nhưng mưa lũ lớn xảy ra tại khu vực miền Trung đã ảnh hưởng đến nuôi trồng
thủy sản của một số địa phương, trong đó Hà Tĩnh bị ngập 3914 ha diện tích
thả nuôi, làm thiệt hại 864 tấn thủy sản; Quảng Bình bị ngập trên 1600 ha nuôi
tôm và cá; Ninh Thuận bị trôi 260 ha đìa tôm.
Trong nuôi trồng thủy sản, nuôi cá tra còn gặp khó khăn do chi phí đầu
vào vẫn ở mức cao, lợi nhuận thấp nên không khuyến khích người dân mở
rộng diện tích thả nuôi. Trong tháng, một số địa phương có diện tích thả nuôi cá
tra giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước là: Cần Thơ giảm 20%; Đồng Tháp
giảm 7,5%; Bến Tre giảm 6,5%. Giá cá tra đang có xu hướng tăng cao do sản
lượng không đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất phục vụ tiêu
dùng cuối năm.
Ngược lại, nuôi tôm sú đang phát triển khá ổn định, dịch bệnh xảy ra ít
nên năng suất thu hoạch đạt khá. Hầu hết các địa phương đều duy trì được
diện tích thả nuôi. Tính từ đầu năm, diện tích nuôi tôm sú tại Cà Mau ước tính
đạt 254 nghìn ha, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước; Bạc Liêu 122 nghìn ha,
tăng 1,7%; Trà Vinh 22 nghìn ha, tăng 7,9%.
5
Th«ng tin kinh tÕ – x· héi
Sản lượng thủy sản khai thác tháng 11/2010 ước tính đạt 206,1 nghìn tấn,
tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó khai thác biển 190,6 nghìn tấn,
tăng 5,3%. Sản lượng thủy sản khai thác tăng khá chủ yếu do giá tiêu thụ
tương đối ổn định, cùng với chính sách của Nhà nước hỗ trợ đóng mới và cải
hoán tàu đã khuyến khích ngư dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, tích cực ra khơi
đánh bắt. Tính đến tháng 11/2010, một số địa phương có số tàu đánh bắt thủy
sản tăng khá so với cùng kỳ năm trước là: Quảng Ngãi tăng 221 chiếc; Bình
Thuận tăng 205 chiếc; Bình Định tăng 161 chiếc; Kiên Giang tăng 97 chiếc.
3.4 Thiên tai
Thiên tai, lũ lụt tại các tỉnh Nam Trung Bộ trong tháng 11 gây thiệt hại nặng
về người và tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân cư các địa phương.
Theo báo cáo sơ bộ, thiên tai đã làm 70 người chết và mất tích (Bình Định thiệt hại
nặng nhất với 16 người chết và mất tích); hơn 110 nghìn ngôi nhà bị ngập, tốc mái
và cuốn trôi; trên 50 nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập nước, hư hỏng; hơn 2,4
nghìn ha nuôi trồng thuỷ sản bị hỏng; gần 60 km đê, kè bị vỡ; gần 340 km đường
giao thông cơ giới bị ngập và sạt lở. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong
tháng ước tính gần 2,4 nghìn tỷ đồng, trong đó Ninh Thuận bị thiệt hại nặng nhất
với 1,1 nghìn tỷ đồng. Công tác khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra được các
địa phương tích cực triển khai, đồng thời phân công theo dõi sát diễn biến thiên tai
để kịp thời có các biện pháp phòng chống nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và
tài sản.
4. Thương mại, giá cả, dịch vụ
4.1 Du lịch
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong
tháng 11/2010 đạt 428.295 lượt người, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2009
(giảm 11.370 lượt so với tháng trước). Lý giải trước thực tế trên, một đại diện
doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội cho rằng, do trong tháng 11, thị trường
lớn nhất của ngành du lịch Việt Nam là Trung Quốc giảm 34.600 lượt khách so với
tháng trước. Khách Trung Quốc thường chiếm khoảng 20% trong tổng số khách
quốc tế của Việt Nam nên mỗi khi thị trường lớn này giảm thường kéo tổng lượng
khách giảm.
Chỉ trong 11 tháng của năm 2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã
vượt chỉ tiêu mà ngành du lịch đề ra. Ước tính tổng số khách quốc tế đến Việt
Nam 11 tháng đầu năm 2010 đạt 4.600.285 lượt khách, tăng 36,5% so vối cùng kỳ
2009. Trong đó:
- Tháng 11/2010: Lượng khách đến Việt Nam du lịch, nghỉ ngơi là 246.041
lượt người, tăng 8,5% so với cùng kỳ 2009; khách đến vì công việc là 88.762 lượt
người, tăng 12,2% so với cùng kỳ 2009; khách đến thăm thân nhân là 49.757 lượt
6
Trêng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n
người, tăng 43,2% so với cùng kỳ 2009; khách đến vì các mục đích khác là 43.735
lượt người, tăng 56,5% so với cùng kỳ 2009.
- Ước tính 11 tháng đầu năm 2010: Lượng khách đến Việt Nam du lịch, nghỉ
ngơi là 2.851.726 lượt người, tăng 42,3% so với cùng kỳ 2009; khách đến vì công
việc là 932.486 lượt người, tăng 39,3% so với cùng kỳ 2009; khách đến thăm thân
nhân là 520.241 lượt người, tăng 10,7% so với cùng kỳ 2009; khách đến vì các
mục đích khác là 295.832 lượt người, tăng 31,0% so với cùng kỳ 2009.
Trong 11 tháng đầu năm, tất cả các thị trường khách đều tăng so với cùng kỳ
năm 2009, cụ thể: tăng nhiều nhất là khách từ Cămpuchia: 99,9%, từ Trung Quốc
tăng 76,7%, từ Thái Lan tăng 42,6%, từ Hàn Quốc tăng 38,0%, từ Úc tăng 31,0%,
từ Malaysia tăng 29,1%, từ Đài Loan tăng 25,0%, từ Nhật tăng 22,8%, từ Pháp
tăng 15,5%, từ Mỹ tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2009.
4.2 Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm
2010 ước tính đạt 1425,2 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009, nếu
loại trừ yếu tố giá thì tăng 14,7%. Trong đó, kinh doanh thương nghiệp đạt 1121,9
nghìn tỷ đồng, tăng 25,4%; khách sạn, nhà hàng đạt 157,6 nghìn tỷ đồng, tăng
22,3%; dịch vụ đạt 131,4 nghìn tỷ đồng, tăng 23,9%; du lịch đạt 14,2 nghìn tỷ
đồng, tăng 30,8%.
Nhìn chung, trong 11 tháng qua, sức mua và tiêu dùng toàn xã hội tăng cao
hơn so với cùng kỳ 2009. Nhiều mặt hàng thiết yếu trên thị trường như sắt thép, xi
măng, phân bón, lương thực, hàng tiêu dùng, thực phẩm… sức mua đã tăng rất
cao trong thời điểm hiện nay
4.3. Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2010 tăng 1,86% so với tháng trước, đây là
mức tăng khá cao kể từ đầu năm, chỉ sau mức tăng 1,96% của tháng Hai là
tháng Tết Nguyên đán Canh Dần. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số
giá tăng cao nhất với 3,45%, đây là nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu
dùng tháng 11 tăng cao (lương thực tăng 6,02%; thực phẩm tăng 3,27%).
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,74%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ
có chỉ số giá tăng dưới 1% là: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,94%; may mặc, mũ
nón, giày dép tăng 0,9%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,74%; thuốc và dịch
vụ y tế tăng 0,59%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,56%; giao thông tăng
0,29%; giáo dục tăng 0,23%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá
giảm 0,03%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2010 so với tháng 12/2009 tăng 9,58%; so
với cùng kỳ năm trước tăng 11,09%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng
năm nay tăng 8,96% so với bình quân 11 tháng năm 2009.
7
Th«ng tin kinh tÕ – x· héi
Chỉ số giá vàng tháng 11/2010 tăng 8,67% so với tháng trước; tăng
23,31% so với tháng 12/2009 và tăng 36,24% so với cùng kỳ năm 2009. Chỉ số
giá đô la Mỹ tháng 11/2010 tăng 3% so với tháng trước; tăng 6,63% so với
tháng 12/2009 và tăng 10,03% so với cùng kỳ năm 2009.
4.4. Vận tải hành khách và hàng hóa
Vận tải hành khách 11 tháng năm 2010 ước tính đạt 2230,1 triệu lượt
khách, tăng 14,3% và 97,5 tỷ lượt khách.km, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm
2009, bao gồm: Vận tải trung ương đạt 35,9 triệu lượt khách, tăng 11,3% và
24,8 tỷ lượt khách.km, tăng 14,4%; vận tải địa phương đạt 2194,2 triệu lượt
khách, tăng 14,5% và 72,7 tỷ lượt khách.km, tăng 15,9%. Vận tải hành khách
đường bộ 11 tháng ước tính đạt 2045,5 triệu lượt khách, tăng 15,1% và 70,8 tỷ
lượt khách.km, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước; đường sông đạt 155,4
triệu lượt khách, tăng 3,8% và 3,3 tỷ lượt khách.km, tăng 3,8%; đường hàng
không đạt 12,9 triệu lượt khách, tăng 23,5% và 19,2 tỷ lượt khách.km, tăng
27,9%; đường biển đạt 6 triệu lượt khách, tăng 4,2% và 381,3 triệu lượt
khách.km, tăng 5,1%; đường sắt đạt 10,4 triệu lượt khách, tăng 4,2% và 3,8 tỷ
lượt khách.km, tăng 6,4% .
Vận tải hàng hóa 11 tháng ước tính đạt 649,3 triệu tấn, tăng 12,4% và
200,9 tỷ tấn.km, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vận tải trong
nước đạt 605,9 triệu tấn, tăng 12,5% và 57,7 tỷ tấn.km, tăng 10,2%; vận tải
ngoài nước đạt 43,4 triệu tấn, tăng 11,2% và 143,2 tỷ tấn.km, tăng 8,6%. Vận
tải hàng hoá đường bộ đạt 484,3 triệu tấn, tăng 13,5% và 26,6 tỷ tấn.km, tăng
14,7%; đường sông đạt 108,4 triệu tấn, tăng 5,1% và 17,3 tỷ tấn.km, tăng 1%;
đường biển đạt 49,3 triệu tấn, tăng 21% và 153,1 tỷ tấn.km, tăng 10,2%; đường
sắt đạt 7,1 triệu tấn, giảm 5% và 3,5 tỷ tấn.km, tăng 1%.
4.5. Bưu chính, viễn thông
Số thuê bao điện thoại phát triển mới từ đầu năm đến hết tháng 11/2010
đạt 38,1 triệu thuê bao, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm 786,5
nghìn thuê bao cố định, giảm 44,3% và 37,3 triệu thuê bao di động, tăng 8,1%.
Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 11/2010 ước tính đạt 163,7
triệu thuê bao, tăng 39,7% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 16,4
triệu thuê bao cố định, tăng 6% và 147,3 triệu thuê bao di động, tăng 44,8%. Số
thuê bao điện thoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông tính đến cuối tháng
11/2010 ước tính đạt 86,6 triệu thuê bao, tăng 35,8% so với cùng thời điểm
năm trước, bao gồm 11,7 triệu thuê bao cố định, tăng 2,4% và 74,9 triệu thuê
bao di động, tăng 43,1%.
Số thuê bao internet trên cả nước tính đến cuối tháng 11/2010 ước tính
đạt 3,7 triệu thuê bao, tăng 29,1% so với cùng thời điểm năm 2009, trong đó
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 2,6 triệu thuê bao, tăng 25,5%. Số người
sử dụng internet tính đến cuối tháng 11/2010 đạt 27,3 triệu người, tăng 21,3%
8
Trêng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n
so với cùng thời điểm năm trước. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông
11 tháng năm 2010 ước tính đạt 119,7 nghìn tỷ đồng, tăng 26,8% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 76,9 nghìn tỷ đồng,
tăng 23,5%.
4.6. Tình hình cung – cầu, giá cả một số mặt hàng trọng yếu
a. Xăng dầu
So sánh bình quân 14 ngày tháng 11 với bình quân tháng 10/2010, giá
dầu thô WTI tăng 4,77%, giá xăng RON 92 tăng 3,87%, giá điezen 0,05S tăng
4,48%, giá dầu hoả tăng 4,35%, giá madut tăng 5,06%.
Tuy nhiên, diễn biến đáng chú ý là trong phiên giao dịch ngày 12/11 giá
xăng dầu thế giới giảm so với các phiên trước đó do thông tin Trung Quốc có
thể nâng lãi suất, những quan ngại về nợ khu vực đồng tiền chung châu Âu và
báo cáo cắt giảm dự báo nhu cầu 2011 từ Cơ quan năng lượng quốc tế...
Ở trong nước, ngày 12/11, Bộ Tài chính tiếp tục có công văn yêu cầu
các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối giữ ổn định giá bán xăng dầu
trong nước. Công văn cũng cho phép các doanh nghiêp này được tăng mức
sử dụng từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để bù đắp mức chênh lệch giữa giá bán
hiện hành thấp hơn giá cơ sở, cụ thể từ 700-1.200 đồng/lit (kg), tùy loại.
b. Sắt thép
Trong 15 ngày đầu tháng 11, giá chào phôi thép thế giới tăng nhẹ do sự
phục hồi về nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc. Hiện giá chào phôi thép tại thị
trường Đông Nam Á phổ biến ở mức 580-600 USD/tấn (CIF), tăng khoảng 20-
40 USD/tấn so cùng kỳ tháng trước.
Do giá chào phôi thép thế giới tăng cùng với tác động tăng của tỷ giá
VND/USD, nên giá bán thép thành phẩm tại các nhà máy phía Nam tăng nhẹ
trong đầu tháng 11, với mức tăng khoảng 200 đồng/kg.
Trên thị trường, giá bán thép hiện ở mức 15.700-16.000 đồng/kg (tại các
tỉnh miền Bắc) và 15.400-15.800 đồng/kg (tại các tỉnh miền Trung và miền
Nam), tăng khoảng 700 đồng/kg so với 15 ngày tháng 10
c. Xi măng
Theo Tổng công ty Công nghiệp Xi măng, trong 15 ngày đầu tháng 11,
ước tổng sản lượng xi măng sản xuất đạt 712 nghìn tấn, tăng 43 nghìn tấn;
mức tiêu thụ đạt 782 nghìn tấn, tăng 133 nghìn tấn so cùng kỳ tháng trước.
Từ ngày 15/10, các công ty sản xuất, kinh doanh xi măng đã tăng giá bán
50 nghìn đồng/tấn (riêng Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 tăng 80 nghìn
đồng/tấn) so với mức điều chỉnh ngày 11/8 và được giữ ổn định cho đến nay.
9
Th«ng tin kinh tÕ – x· héi
Trên thị trường, giá xi măng ổn định so cùng kỳ tháng trước, tại các tỉnh
phía Bắc ở mức 920 nghìn đên 1 triệu đồng/tấn; tại các tỉnh phía Nam ở mức
1,24-1,34 triệu đồng/tấn.
4.7. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
4.7.1 Xuất khẩu
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 11/2010 ước tính đạt 6,5 tỷ USD,
tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính
chung 11 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 64,3 tỷ USD, tăng 24,5% so
với cùng kỳ năm 2009, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 29,5 tỷ USD,
tăng 21,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,8 tỷ USD, tăng 27%, nếu
không kể dầu thô thì đạt 30,3 tỷ USD, tăng 40,3%.
Trong 11 tháng năm 2010, nhiều mặt hàng xuất khẩu vẫn duy trì được kim
ngạch xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Hàng dệt may đạt 10 tỷ
USD, tăng 22,6%; giày dép đạt 4,5 tỷ USD, tăng 25,3%; thủy sản đạt 4,5 tỷ
USD, tăng 16,3%; điện tử máy tính đạt 3,2 tỷ USD, tăng 28,5%; gỗ và sản
phẩm gỗ đạt 3 tỷ USD, tăng 33,1%; gạo đạt 2,9 tỷ USD, tăng 15,8%; máy móc
thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 2,8 tỷ USD, tăng 51,3%; cao su đạt 2 tỷ USD,
tăng 92,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 64,4%; dây
điện và dây cáp điện đạt 1,2 tỷ USD, tăng 53,8%; hạt điều đạt 1 tỷ USD, tăng
32,4%; sản phẩm từ chất dẻo đạt 937 triệu USD, tăng 28,6%; sắt thép đạt 909
triệu USD, tăng 179,1%. Riêng dầu thô do giảm lượng xuất khẩu để cung cấp
cho nhà máy lọc dầu Dung Quất nên kim ngạch xuất khẩu 11 tháng chỉ đạt 4,5
tỷ USD, giảm 22,6% so với cùng kỳ năm trước (lượng giảm 42,2%).
Một số mặt hàng xuất khẩu mặc dù lượng xuất khẩu giảm mạnh nhưng đơn
giá bình quân tăng nên kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2009 là: Than
đá đạt 1,3 tỷ USD, tăng 12,2% (lượng giảm 26,8%); xăng dầu đạt 1,2 tỷ USD, tăng
31,7% (lượng giảm 0,3%); hạt tiêu đạt 397 triệu USD, tăng 22,9% (lượng giảm
11,5%).
Nhìn chung kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 11 tháng năm nay tăng chủ
yếu do đơn giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng, trong đó giá cao su
tăng 81,2%; hạt tiêu tăng 38,9%; sắn và sản phẩm sắn tăng 83,8%; chè tăng
10,8%; dầu thô tăng 33,9%; than đá tăng 53,2%. Nếu tính lượng xuất khẩu của
các mặt hàng chủ yếu 11 tháng năm nay theo đơn giá bình quân cùng kỳ năm
trước thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 16,2%.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mười tháng năm 2010 sang
một số thị trường xuất khẩu lớn là: Hoa Kỳ đạt 11,6 tỷ USD, tăng 25% so với
cùng kỳ năm 2009 (Hàng dệt may đạt 5 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,1 tỷ
USD; giày dép đạt 1,1 tỷ USD); EU đạt 8,8 tỷ USD, tăng 17% (Giày dép đạt 1,8
tỷ USD; hàng dệt may đạt 1,5 tỷ USD); ASEAN đạt 8,4 tỷ USD, tăng 18% (Gạo
10
Trêng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n
đạt 1,4 tỷ USD; dầu thô đạt 1,3 tỷ USD; xăng dầu đạt 567 triệu USD); Nhật Bản
đạt 6,2 tỷ USD, tăng 22,9%; Trung Quốc đạt 5,4 tỷ USD, tăng 45%.
Dự báo kim ngạch xuất khẩu cả năm 2010 sẽ đạt khoảng 70,3 tỉ đô la Mỹ,
tăng 24% so với năm 2009.
4.7.2 Nhập khẩu
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 11/2010 ước tính đạt 7,7 tỷ USD,
tăng 5,4% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2009. Tính
chung 11 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 74,9 tỷ USD, tăng 19,8%
so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 42,5 tỷ
USD, tăng 8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 32,4 tỷ USD, tăng
39,9%.
Kim ngạch nhập khẩu của nhiều mặt hàng trong 11 tháng năm nay tăng so
với cùng kỳ năm trước, chủ yếu vẫn là nhóm hàng máy móc thiết bị và nguyên
liệu phục vụ sản xuất trong nước, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng
đạt 12,1 tỷ USD, tăng 7,6%; sắt thép đạt 5,6 tỷ USD, tăng 14,7%; vải đạt 4,8 tỷ
USD, tăng 26,1%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 4,6 tỷ USD, tăng 31,5%; chất
dẻo đạt 3,4 tỷ USD, tăng 33%; nguyên, phụ liệu dệt may, giày dép đạt 2,4 tỷ
USD, tăng 36,4%; kim loại thường đạt 2,3 tỷ USD, tăng 61,9%; hóa chất đạt 1,8
tỷ USD, tăng 25,3%; sản phẩm hóa chất đạt 1,8 tỷ USD, tăng 30,2%. Nhập khẩu
ô tô đã có xu hướng giảm, kim ngạch 11 tháng đạt 2,6 tỷ USD, giảm 3,9% so với
cùng kỳ năm trước (trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 836 triệu USD, giảm 22,4%).
Trong mười tháng năm 2010, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn
nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 15,9 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm
2009 (Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3,6 tỷ USD; vải 1,8 tỷ USD; máy
tính và linh kiện 1,3 tỷ USD; sắt thép 1,3 tỷ USD); ASEAN đạt 13,1 tỷ USD, tăng
22% (Xăng dầu đạt 2,4 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 802 triệu
USD); Hàn Quốc đạt 7,6 tỷ USD, tăng 39,8% (Sắt thép đạt 945 triệu USD; vải 894
triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 659 triệu USD); Nhật Bản đạt 7,2 tỷ
USD, tăng 22,4% (Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 2 tỷ USD; sắt thép 966
triệu USD); EU đạt 5 tỷ USD, tăng 11,6% (Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt
1,6 tỷ USD).
Nhập siêu hàng hóa tháng 11/2010 ước tính 1,25 tỷ USD, bằng 19,4%
kim ngạch xuất khẩu. Tính chung 11 tháng, nhập siêu hàng hóa đạt 10,66 tỷ
USD, giảm 2,5% so với mức nhập siêu cùng kỳ năm trước và bằng 16,6% kim
ngạch xuất khẩu. Nếu loại trừ xuất khẩu vàng và các sản phẩm vàng, nhập siêu
11 tháng ước tính 13,48 tỷ USD, bằng 21% kim ngạch xuất khẩu.
11
Th«ng tin kinh tÕ – x· héi
* Tin vắn
1. GS.Michael Porter: Tư nhân phải là khu vực dẫn đầu nền kinh tế
"Tư nhân phải là khu vực dẫn đầu trong phát triển nền kinh tế, Nhà
nước phải nhìn nhận nó như là một tài sản cực kỳ quan trọng", GS
Michael Porter nhấn mạnh tại Hội thảo công bố báo cáo năng lực cạnh
tranh Việt Nam sáng nay (30/11).
Vị giáo sư được coi là "cha đẻ" của chiến lược cạnh tranh còn nhấn mạnh
thêm, nếu không dẫn đầu thì tối thiểu khu vực tư nhân cũng phải là người tham
gia cực sâu trong quá trình phát triển kinh tế.
Nhận thức lại vai trò của Chính phủ
Theo GS Michael Porter, trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ Việt Nam cần
xác định được một vai trò mới cho mình, phù hợp với yêu cầu của một nền kinh tế
thị trường năng động, đang trỗi dậy và đang hội nhập ngày càng sâu rộng.
"Từ kiểm soát, vai trò của Chính phủ cần chuyển sang xây dựng lợi thế
cạnh tranh cho một nền kinh tế thị trường, Chính phủ cần hướng tới tạo ra một
điểm đến kinh doanh với các lợi thế cạnh tranh rõ ràng", GS nhấn mạnh.
Với vai trò này, Chính phủ sẽ đảm nhận những công việc tạo điều kiện
và đảm bảo thị trường được vận hành theo nguyên tắc của nó. "Chính phủ
sẽ phải cung cấp một môi trường thể chế minh bạch và hiệu quả, trong đó
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần cạnh tranh với nhau một cách bình
đẳng trên mọi mặt".
Theo đánh giá của GS, trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được tăng
trưởng kinh tế ấn tượng, Việt Nam giờ đã trở thành một bộ phận năng động
của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên mức độ thịnh vượng và năng suất còn
thấp, những quan ngại về tính bền vững của mô hình phát triển hiện nay ngày
càng tăng.
"Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư chủ yếu do yếu tố chi phí nhân
công thấp nhưng trong một môi trường toàn cầu đang thay đổi, điều này là
không đủ để duy trì tăng trưởng bền vững", ông khuyến cáo.
GS Michael Porter cho rằng Việt Nam đang đứng trước thời điểm chuyển
giao quan trọng từ tăng trưởng dựa trên các lợi thế so sánh sẵn có sang tăng
trưởng dựa trên việc nâng cấp năng lực cạnh tranh và xây dựng những lợi thế
cạnh tranh mới ở trình độ cao hơn.
"Đã tới lúc Việt Nam cần thảo luận xem mình muốn đứng ở vị trí nào
trong nền kinh tế toàn cầu, đâu là những ngành, lĩnh vực và thế mạnh về
môi trường kinh doanh của Việt Nam mà thế giới sẽ biết tới", GS Michael
Porter nhấn mạnh.
12
Trêng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n
Khu vực Tư nhân là tài sản cực kỳ quan trọng
Thừa nhận thực tế các DNNN vẫn là một bộ phận quan trọng của nền kinh
tế Việt Nam và sẽ vấn tiếp tục giữ vai trò này trong thời gian tới nhưng GS cho
rằng cách tiếp cận chính sách hiện nay trong quản lý DNNN không tạo ra được
các doanh nghiệp mạnh, có năng lực cạnh tranh cao nhưng mong đợi ban đầu
của các nhà hoạch định chính sách.
"Cách tiếp cận chính sách mới cần tách biệt vai trò của Chính phủ với tư
cách là chủ sở hữu với vai trò quản lý điều tiết và ra quy định, cùng với đó phải
xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp hiện đại đối với các
DNNN", ông nhấn mạnh.
Ngoài ra, GS cũng nói thêm rằng các DNNN cần phải tuân thủ các quy
định chặt chẽ về công bố thông tin như các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là
thông tin về kết quả tài chính của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động, các mối
liên hệ về tài chính với Chính phủ..."
Cũng theo GS Michael Porter, Việt Nam cần thay đổi từ việc chỉ tập trung
vào khu vực DNNN và FDI sang sự kết hợp do thị trường điều chỉnh giữa
doanh nghiệp tư nhân trong nước, FDI và các DNNN được cải cách.
Theo đó, cần có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các khu vực, từ đó cho
phép những doanh nghiệp có đóng góp nhiều nhất vào sự thịnh vượng và hiệu
quả của nền kinh tế được phát triển.
"Tôi tin Tư nhân phải là khu vực dẫn đầu trong phát triển nền kinh tế, Nhà
nước phải nhìn nhận nó như là một tài sản cực kỳ quan trọng để dẫn dắt và
thúc đẩy sự cải thiện năng lực cạnh tranh", GS Michael Porter nhấn mạnh.
Theo GS, thảo luận chính sách hiện nay của Việt Nam thường tập trung
vào quan điểm chính trị về sở hữu nhưng thực ra cấu trúc thị trường, gồm
những yếu tố như mức độ cạnh tranh, quan trọng hơn nhiều so với yếu tố sở
hữu trong việc quyết định năng suất của một doanh nghiệp.
Đề xuất lập Hội đồng năng lực cạnh tranh
Dựa trên kinh nghiệm của nhiều quốc gia khác, GS Michael Porter và
nhóm nghiên cứu đưa ra đề xuất thành lập Hội đồng năng lực cạnh tranh Việt
Nam thì theo ông, đối với mỗi sáng kiến cải cách cụ thể cần có một cơ quan
hay nhóm công tác chịu trách nhiệm chính về triển khai thực hiện sáng kiến đó.
Chính điều này đòi hỏi phải có một cơ quan ở vị trí trung tâm của hệ thống
nhằm quản lý toàn bộ các hoạt động, chương trình cải cách, để đảm bảo rằng
những nhiệm vụ, hoạt động quan trọng nhất sẽ được ưu tiên thực hiện.
Cụ thể hội đồng này sẽ làm nhiệm vụ điều phối, hỗ trợ các cơ quan chính
phủ. Hội đồng cũng sẽ giám sát và báo cáo với các cơ quan của Đảng và cộng
đồng về tiến trình thực hiện chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhưng
13
Th«ng tin kinh tÕ – x· héi
để thực hiện được các nhiệm vụ trên, GS cho rằng phải hội đủ được ba yếu tố
quan trọng.
Đầu tiên là vai trò lãnh đạo của Chính phủ, "những lãnh đạo cao nhất của
Chính phủ phải thấy được sự hữu ích của Hội đồng này và tham gia cũng như
lắng nghe một cách sâu sắc, không hình thức"
Sau đó, Hội đồng phải tập hợp được những cá nhân xuất sắc, quan tâm
đến lợi ích chung của đất nước chứ không phải chỉ lo cho lợi ích của chính họ
hay nhóm của họ.
Điều rất quan trọng không thể thiếu nữa là phải có một ban thư ký giúp
việc tuyệt vời, làm vệc chuyên nghiệp, tận tụy và trách nhiệm.
"Vấn đề quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay là hành động, chúng ta đã
nói, đã bàn bạc rất nhiều, nhưng cần phải có những bước đi cụ thể và cương
quyết, đó cũng chính là điều mà báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam lần này
hướng đến", GS Michael Porter nhấn mạnh.
Trao đổi tại phiên thảo luận sau đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng
như Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá
rất cao những kiến nghị trong báo cáo nói chung cũng như về đề xuất thành lập
Hội đồng năng lực cạnh tranh nói riêng.
"Chúng tôi sẽ báo cáo lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và sẽ có những
bàn bạc cụ thể đổi với những đề xuất này", ông Hoàng Trung Hải khẳng định.
2. Mô hình tăng trưởng của Việt Nam đang mất dần động lực
(VEF) - "Nếu Việt Nam không vượt qua được cách thức tăng trưởng
hiện nay, quốc gia sẽ bị tắc ở mức thu nhập trung bình thấp và phải đối
mặt với sự cạnh tranh từ các nước thu nhập thấp hơn mới trỗi dậy".
Trong khi đó, việc quá phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài để gia tăng
đầu tư nhằm tạo tăng trưởng sẽ tạo ra các mất cân đối vĩ mô nguy hiểm và có
thể dẫn tới khủng hoảng.
Đó là những cảnh báo đáng suy nghẫm từ Báo cáo Năng lực cạnh tranh
Việt Nam 2010, do Học viện Năng lực cạnh tranh châu Á (Singapore) hợp tác
với Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện dưới sự
chỉ đạo nội dung của GS. Michael Porter - chuyên gia uy tín trong lĩnh vực cạnh
tranh tới từ Trường Kinh doanh Harvard - được công bố hôm qua 30/11.
Ba mất cân đối vĩ mô không thể xem thường
Theo phân tích của Báo cáo, hiện Việt Nam đang đối mặt với ba mất cân
đối kinh tế vĩ mô khá nghiêm trọng.
14
Trêng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n
Đầu tiên là lo lắng về thâm hụt thương mại đang ngày càng tăng: "Mặc dù
được coi là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, Việt Nam đang nhập khẩu
nhiều hơn xuất khẩu một cách có hệ thống".
Cùng với đó là quan ngại về khả năng trang trải các thâm hụt đối ngoại
của Việt Nam ngày càng tăng với mức nợ công tăng lên và dự trữ ngoại hối
giảm đi đáng kể, ảnh hưởng tới triển vọng của nền kinh tế.
Một điểm nữa cũng được nhóm nghiên cứu nhắc đến là tỷ lệ lạm phát của
Việt Nam trong những năm qua ngày càng dao động mạnh, với xu hướng tăng
lên đáng kể. Những dòng vốn ngoại lớn đổ vào cùng với tăng trưởng tín dụng
trong nước đã gây ra áp lực đáng kể đối với lạm phát.
Vì thế, theo các chuyên gia của nhóm nghiên cứu, "khi Việt Nam vẫn duy
trì tỷ giá danh nghĩa ở mức ổn định, lạm phát dẫn tới tỷ giá thực có hiệu lực
tăng lên, buộc Việt Nam phải liên tục phá giá đồng tiền".
"Những mất cân đối này có thể gây ra những hậu quả không thể xem
thường, ít ra là chúng tạo ra tâm lý với các nhà đầu tư rằng rủi ro khi đầu tư
vào Việt Nam là rất cao", nhận định đưa ra trong báo cáo.
Cũng theo báo cáo thì khi niềm tin bị xói mòn và các dòng vốn nước ngoài
chảy khỏi Việt Nam, quốc gia sẽ phải trải qua quá trình điều chỉnh rất khó khăn
và phải thay đổi hoàn toàn các chính sách về tỷ giá, cắt giảm chi tiêu công và
đánh mất đi thành quả tăng trưởng của rất nhiều năm trước đó.
"Mặc dù những phản ứng chính sách gần đây của Việt Nam đã được quốc
tế ghi nhận nhưng cho tới nay Việt Nam vẫn thiếu một chiến lược tổng thể để
giải quyết các thách thức một cách toàn diện, hệ thống", báo cáo nhìn nhận.
Đòi hỏi những cách tiếp cận chính sách mới
Theo nghiên cứu của nhóm thực hiện, các doanh nghiệp vẫn phàn nàn
nhiều về tình trạng không tìm được lao động có kỹ năng đáp ứng nhu cầu và
sự thiếu hụt hạ tầng kỹ thuật, logistics và năng lượng.
Trong khi đó nguồn vốn FDI ngày càng tập trung vào lĩnh vực bất động
sản và các ngành sử dụng nhiều lao động, chưa thấy rõ tác dụng lan tỏa tích
cực của khu vực FDI đối với khu vực trong nước.
"Những khó khăn này là dấu hiệu phần nào cho thấy mô hình tăng trưởng
hiện nay đang mất dần động lực", báo cáo nhận định.
Ngoài ra, chính sách kinh tế vĩ mô là một điểm yếu lớn trong những năm
gần đây. Cụ thể thời gian qua chính sách tài khóa bị cản trở nhiều bởi các thâm
hụt cơ cấu lớn của khu vực nhà nước.
Thêm vào đó, với những áp lực liên tục lên tỷ giá, tỷ lệ lạm phát cao, cũng
như sự phát triển nóng của thị trường tài chính trước khi nổ ra khủng hoảng tài
chính toàn cầu là những dấu hiệu về một chính sách tiền tệ còn có vấn đề.
15
Th«ng tin kinh tÕ – x· héi
"Đến nay, trọng tâm của chính sách chủ yếu tập trung vào gia tăng đầu tư,
nhất là đầu tư vào DNNN và cơ sở hạ tầng để tạo ra tăng trưởng hơn là dựa
trên năng suất và hiệu quả", báo cáo đưa ra nhận định.
Phân tích cũng cho thấy tăng trưởng hiện tại của Việt Nam đang dựa trên
một mô hình kinh tế mà dư địa còn lại không nhiều. Với mô hình này, mức độ
phồn thịnh cao nhất mà Việt Nam có thể đạt tới sẽ bị giới hạn bởi mức năng
suất mà các lao động sản xuất chế biến, chế tạo.
Từ những nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu cho rằng cách tiếp cận
chính sách hiện nay vẫn dựa vào việc xây dựng các DNNN trở thành các tập
đoàn anh cả của quốc gia, cấp tín dụng cho các công ty riêng lẻ và xây dựng
những khu vực có hạ tầng hoàn chỉnh và chuyên biệt.
Cách tiếp cận chính sách mới cần tập trung vào các cụm ngành thay vì
các công ty riêng lẻ, "mục tiêu của chính sách là tăng năng suất chứ không
phải chỉ tăng lợi nhuận của một vài công ty đơn lẻ nào đó, Chính phủ cần
khuyến khích các doanh nghiệp trong cụm ngành cạnh tranh ở mức độ cao hơn
thay vì bảo hộ cho họ tránh khỏi áp lực cạnh tranh".
Điểm yếu phân cấp và phối hợp thực hiện
Một vấn đề nữa cũng rất được lưu ý là với quy mô và đặc điểm địa lý của
Việt Nam, việc phân bổ hợp lý, hiệu quả quyền hạn và trách nhiệm giữa chính
quyền trung ương và các địa phương là vô cùng quan trọng.
Lý do là vì các công ty bao giờ cũng có cơ sở sản xuất kinh doanh đặt tại
một địa phương nào đó, do đó họ sẽ chịu tác động tổng hợp của các hiệu ứng
chính sách từ cấp trung ương tới địa phương.
Nhưng thực tế là cơ cấu phân cấp và phối hợp hiện nay của Việt Nam
đang có nhiều điểm yếu, các vùng hay địa phương cần được khuyến khích
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình dựa trên những lợi thế và định vị đặc
thù của địa phương.
"Thay vì cạnh tranh, cần khuyến khích mạnh sự hợp tác, kết hợp và làm
lợi lẫn nhau giữa các tỉnh, nhất là các tỉnh trong cùng một vùng, thông qua các
chính sách phát triển cụm ngành", báo cáo đề xuất.
Cũng theo nhìn nhận của Học viện Năng lực cạnh tranh châu Á, Chính
phủ Việt Nam cần xác định được một vai trò mới cho mình, phù hợp với yêu
cầu của một nền kinh tế thị trường năng động và đang hội nhập ngày càng sâu
rộng.
Với vai trò này, Chính phủ sẽ đảm nhận những công việc tạo điều kiện và
đảm bảo thị trường được vận hành theo nguyên tắc của nó.
Dựa trên kinh nghiệm thành công của nhiều quốc gia trên thế giới, nhóm
nghiên cứu cho rằng Việt Nam cần xây dựng một cơ quan độc lập chịu trách
16
Trêng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n
nhiệm cung cấp các thông tin, số liệu minh bạch và chính xác về thực trạng của
nền kinh tế và đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối và kết nối đồng bộ
các chính sách vĩ mô giữa các bộ, ngành.
Cụ thể hóa nhận định đó là đề xuất thành lập Hội đồng Năng lực cạnh
tranh Việt Nam (VCC) với nhiệm vụ chính là để thực hiện những việc trên. Hội
đồng này sẽ do Thủ tướng chủ trì và có một Ban thư ký chuyên trách và nguồn
lực phù hợp để hoạt động.
Khi đó, chức năng nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng là định hướng và
điều phối các mục tiêu chính sách trung và dài hạn, chứ không chỉ để tìm kiếm
các giải pháp tình thế nhằm đối phó và xử lý những khủng hoảng hay vấn đề
trước mắt.
3. Bất ổn vĩ mô có thể khiến nhà đầu tư vào Việt Nam nản lòng
Tiền đồng mất giá, lạm phát cao, cơ sở hạng tầng "cứng" và "mềm"
chậm được cải thiện... là những quan ngại được các nhà đầu tư nêu lên
tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, diễn ra sáng nay (2/12) tại Hà Nội.
Là sự kiện khởi động cho Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt
Nam (CG) sẽ diễn ra vào đầu tuần tới tại Hà Nội, Diễn đàn lần này được đánh
giá là kênh đối thoại quan trọng giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp,
tác động lớn đến quan điểm của các nhà tài trợ đối với Việt Nam.
Diễn đàn sáng nay được mở đầu bằng việc công bố Báo cáo Điều tra cảm
nhận môi trường kinh doanh năm 2010 tại Việt Nam. Theo ban tổ chức, bao
gồm Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính Quốc tế
(IFC), kết quả của báo cáo năm nay tương đối khả quan.
75% trong số 227 doanh nghiệp được hỏi cho biết đang có kế hoạch mở
rộng hoạt động tại Việt Nam. Điểm số được các doanh nghiệp "chấm" cho môi
trường kinh doanh cũng được nâng từ mức 2,28 của năm 2009 lên 2,52 điểm
(trên thang điểm 5).
Tuy nhiên, cảm nhận chung của doanh nghiệp về các điều kiện kinh
doanh tại Việt Nam chỉ dừng lại ở mức "tạm được", trong đó, các nhà đầu tư
nước ngoài có xu hướng kém lạc quan hơn so với các doanh nghiệp nội. Trong
số 14 lĩnh vực cụ thể của môi trường kinh doanh (tiếp cận thông tin, kinh tế vĩ
mô, hệ thống pháp luật...), Việt Nam cũng không nhận được điểm số trên trung
bình ở bất cứ một lĩnh vực nào.
Tiếp nối việc công bố báo cáo nói trên, lần lượt cộng đồng các nhà đầu tư
châu Âu, Mỹ, Australia và các doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã có cơ hội đưa ra
quan điểm cũng như kiến nghị đối với Chính phủ về môi trường kinh doanh tại
Việt Nam. Trong đó, các đại diện doanh nghiệp bày tỏ sự quan ngại sâu sắc
nhất tới tình trạng bất ổn của kinh tế vĩ mô hiện nay.
17
Th«ng tin kinh tÕ – x· héi
Theo Chủ tịch Phóng thương mại Mỹ (AmCham) Hank Tomlinson, thành
công của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua phần lớn
được dựa vào kỳ vọng về một nền kinh tế - chính trị ổn định. Tuy nhiên, cách
tiếp cận của cơ quan chức năng đối với một số chính sách kinh tế, tiền tệ đã
gây ra các vấn đề về tín nhiệm và lòng tin.
AmCham cho rằng kỳ vọng của nhà đầu tư về giá trị tiền đồng hiện không
ổn định, do đồng tiền này liên tục bị mất giá. Điều này, theo ông Tomlinson,
điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng mà còn gây hệ lụy đối
với hầu hết các doanh nghiệp.
Chia sẻ quan điểm này, Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu (EuroCham)
Alain Cany cho rằng việc tiền đồng giảm giá sẽ có tác động tiêu cực tới thu
nhập của các nhà sản xuất, từ đó gây tổn hại tới sức hấp dẫn của thị trường
Việt Nam. Trong bối cảnh đó, tình trạng lạm phát ngày một tăng cũng được
xem là một tác nhân chính, gây áp lực lên tỷ giá.
Đề giải quyết tình trạng này, đại diện của các doanh nghiệp cho rằng
Chính phủ Việt Nam nên tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các biện pháp nhằm kiềm
chế lạm phát, củng cố niềm tin của người dân vào tiền đồng. Đặc biệt, cơ quan
chức năng nên đưa ra các thông điệp chính sách rõ ràng, ổn định hơn, giúp
tăng cường lòng tin vào việc quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Một quan ngại khác cũng được các doanh nghiệp nêu ra tại diễn đàn sáng
nay là "câu chuyện muôn thuở" về cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Vấn đề lần này
được đề cập đến ở cả phần "cứng" (hạ tầng vật chất) và "mềm" (lao động, cơ
sở pháp lý).
Theo AmCham, vấn đề hạ tâng vật chất của Việt Nam đã được các hiệp
hội doanh nghiệp đề cập đến tại Diễn đàn trong ít nhất là 5 năm qua. Tuy nhiên,
Phòng thương mại Mỹ cho rằng vẫn còn nhiều "thiếu hụt và trễ nải" trong quá
trình cải thiện.
Phía Eurocham thì khẳng định Việt Nam cần ít nhất 70-80 tỷ USD để đầu
tư cho đường bộ, đường sắt và cảng biển trong vòng 5-10 năm tới. Tổ chức
này cho rằng lượng vốn và khối lượng công việc này cần được Chính phủ chia
sẻ nhiều hơn nữa cho khu vực tư nhân, thông qua mô hình hợp tác công tư
(PPP).
Đối với hạ tầng "mềm", Giám đốc khu vực của Tổ chức Tài chính Quốc tế
(IFC) Simon Andrews cho biết 50% trong số doanh nghiệp không muốn mở
rộng kinh doanh tiết lộ nguyên nhân là do trình độ nhân lực. Các tổ chức quốc
tế khẳng định rằng Việt Nam không thể chiến thắng trong cuộc chơi toàn cầu
hóa nếu chỉ dựa trên yếu tố nhân công giá rẻ.
Trong khi đó, Phòng thương mại Australia (AusCham) cho biết các doanh
nghiệp nước này sẵn sàng tham gia tích cực hơn nữa vào chiến lược đào tạo
18
Trêng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n
nguồn nhân lực cho Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định cho phép tổ chức giáo
dục nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều hạn chế.
Cũng liên quan đến vấn đề hành lang pháp lý, hầu hết các doanh nghiệp
đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc cải cách hệ thống thủ tục hành
chính. Tuy vậy, những tiến bộ đạt được vẫn còn chưa đạt được như kỳ vọng.
Một vấn đề quan trọng khác cũng được cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt
là các doanh nghiệp trẻ tại Việt Nam quan tâm là việc quản lý các khối doanh
nghiệp Nhà nước.
Đại diện Hội Doanh nhân trẻ TP HCM cho rằng yêu cầu đổi mới khối
doanh nghiệp quốc doanh, song song với việc tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân
tham gia sâu vào quá trình phát triển kinh tế đã trở nên vô cùng bức thiết. Hiệp
hội này cũng đề nghị cơ quan chức năng thúc đẩy hơn nữa quá trình cổ phần
hóa, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, để tăng hiệu quả sử dụng vốn
cũng như giảm gánh nặng quản lý của Chính phủ.
Chăm chú lắng nghe ý kiến giãi bày của các doanh nghiệp trong suốt 4 giờ
thảo luận, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Võ Hồng Phúc tỏ ra tâm đắc với hầu
hết các vấn đề được nêu lên. Với tư cách là đồng Chủ tịch, đồng thời là đại
diện của Chính phủ tại Diễn đàn, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp thu đầy đủ các kiến
nghị được doanh nghiệp phản ánh.
Những kiến nghị này, theo Bộ trưởng, sẽ tiếp tục được xem xét trong quá
trình xây dựng chính sách, pháp luật nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động
của các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như đảm bảo lợi ích quốc gia. Bản
tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp cũng sẽ được gửi tới Hội nghị Nhóm tư
vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) diễn ra trong 2 ngày 7-8/12 tới để tiếp
tục trao đổi, thảo luận.
4. Áp lực gia tăng lên ổn định vĩ mô
Tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ CG năm nay, những lo ngại về bất
ổn kinh tế vĩ mô, về vấn đề lòng tin suy giảm thậm chí được nêu ra thẳng
thắn và tập trung hơn so với các kỳ hội nghị năm 2008 và 2009, khi Việt
Nam phải gồng mình vật lộn với hai mục tiêu trái ngược nhau là kiềm chế
lạm phát rồi chống suy giảm kinh tế.
Các bất ổn kinh tế vĩ mô quay trở lại trong những tháng cuối năm đã trở
thành động lực để chính phủ và các nhà tài trợ quốc tế đặt tên cho Hội nghị CG
năm nay là "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững".
Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa nói:
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng, thay đổi bên lề là hoàn toàn không hiệu quả. Nó
đòi hỏi một tầm nhìn rõ ràng, và cam kết chính trị mạnh để hiện thực hóa các
hành động nhằm vẽ nên tiến trình phát triển mới cho Việt Nam".
19
Th«ng tin kinh tÕ – x· héi
Bà Kwakwa đã kết luận mạnh mẽ như trên sau khi nêu bật lên hàng loạt
các thách thức phát triển đối với Việt Nam như xác định lại vai trò của chính
phủ phù hợp với nền kinh tế thị trường, xây dựng các nguồn lực có lợi thế cạnh
tranh mới, lựa chọn con đường phát triển bền vững hơn với môi trường,... và
hơn hết, là duy trì một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định để tạo khuôn khổ cho
tất cả những yêu cầu đó.
Giám đốc Ngân hàng thế giới, người giữ vai trò chủ tọa trong phiên họp
CG ngày hôm nay 7/12, trước đó đã công bố hàng loạt các dấu hiệu bất ổn vĩ
mô của Việt Nam trong những tháng gần đây trong báo cáo Cập nhật tình hình
phát triển kinh tế Việt Nam 2010 được phổ biến tại hội nghị.
Theo báo cáo này, lạm phát đứng ở mức 9,6% trong 11 tháng đầu năm và
sẽ vào khoảng 11,1% trong cả năm nay. Từ góc độ lịch sử, Việt Nam luôn có tỷ
lệ lạm phát cao hơn các nước láng giềng trong gần thập kỷ qua là khoảng
8,8%, so với 2,7% của Thái Lan và 5,1% của Philippines.
Đồng tiền của Việt Nam trong ba năm qua đã chịu áp lực nặng nề và đã
mất giá gần một phần ba so với đo la Mỹ, trong khi tình hình càng trở nên quan
ngại khi mức dự trữ ngoại hối giảm dần.
Bên cạnh đó, báo cáo nhận xét, một khối lượng lớn ngoại tệ đã được găm
giữ bên ngoài hệ thống ngân hàng (lên 12,2% GDP năm 2009 và 5,9% trong 10
tháng đầu năm 2010). Có nghĩa là, báo cáo của Ngân hàng Thế giới nhận xét,
vấn đề ngoại hối của Việt Nam không chỉ xuất phát từ các bất ổn kinh tế vĩ mô,
mà còn là kết quả của sự suy giảm niềm tin của thị trường vào khả năng của
các cơ quan hữu quan trong việc khắc phục các bất ổn đó.
Bà Kwakwa nhận định: "Bản thân mục tiêu hoạch định chính sách của Việt
Nam dường như đã có thiên vị cố hữu, coi trọng mục tiêu tăng trưởng cao hơn
là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô."
Nhận xét thẳng thắn của Giám đốc Ngân hàng thế giới được hầu hết các
đối tác phát triển của Việt Nam chia sẻ. Trong bản tuyên bố chung của các đối
tác phát triển do Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB và Austrailia dẫn đầu được
phổ biến tại hội nghị, các nhà tài trợ yêu cầu chính phủ phải xem ổn định kinh
tế là điều kiện tiên quyết.
Các nhà tài trợ khuyến nghị, Việt Nam phải xây dựng một chính sách tiền
tệ rõ ràng trong dài hạn để có thể xếp hàng ngang với các nước láng giềng
trong ASEAN về mục tiêu lạm phát đang chỉ ở mức trung bình khoảng 2-4%.
Bên cạnh đó, các nhà tài trợ quốc tế yêu cầu Chính phủ cần củng cố tài
khóa bằng việc tăng cường giám sát các khoản chi tiêu công, nhất là với nhiều
doanh nghiệp nhà nước lớn đang tiến hành các hoạt động đầu tư và vay nợ
mang nhiều rủi ro và thiếu hiệu quả; cũng như giảm nợ công.
20
Trêng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n
Tuyên bố chung của các nhà tài trợ nhấn mạnh: "Việt Nam cần gửi đi một
tín hiệu rõ rằng với thị trường rằng, quốc gia nghiêm túc trong việc ổn định kinh
tế vĩ mô, dỡ bỏ áp lực đè nặng lên tiền đồng và duy trì tăng trưởng bền vững".
Tuy vậy, nhận định thẳng thắn nhất - như mọi khi - đến từ Quỹ tiền tệ quốc
tế, cơ quan chỉ duy trì những hoạt động mang tính hỗ trợ kỹ thuật cho Việt
Nam, thay vì cung cấp các khoản vay trị giá lớn.
Trưởng phòng Vụ Châu Á và Thái Bình Dương Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Masato Miyazaki nói: "Chúng tôi tin rằng, sự bất ổn định của các điều kiện kinh
tế vĩ mô phần nhiều là do sự mất niềm tin của thị trường vào định hướng chính
sách kinh tế vĩ mô. Chính phủ phải thể hiện sự quyết tâm và cam kết lâu dài về
duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và đối phó với những rủi ro kinh tế vĩ mô đang gia
tăng. Thực tế là bất chấp có những tuyên bố chính thức thì ngược lại, những
động thái chính sách của chính phủ thường xuyên gây ấn tượng rằng chính
phủ coi trọng tăng trưởng ngắn hạn hơn là sự ổn định cần thiết để duy trì tăng
trưởng trong dài hạn."
Ông khuyến nghị chính phủ nên thực hiện ngay ba chính sách như sau:
Thứ nhất, thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để khôi phục lại một cách
trật tự các điều kiện trên thị trường ngoại hối và kiềm chế áp lực lạm phát.
Trong trung hạn, chỉ có thể có một thị trường ngoại hối ổn định nếu chính sách
tiền tệ được tái định hướng nhằm đạt được mức lạm phát gần hơn với mực
lạm phát trung bình 3-4% của các nước ASEAN.
Thứ hai, chính phủ cần thực hiện một kế hoạch củng cố ngân sách nhằm
giảm tỷ lệ nợ công trên GDP để nâng cao niềm tin và tạo không gian tài khóa
trong bối cảnh có sự lo ngại về các khoản nợ dự phòng được bảo lãnh và
ngầm được bảo lãnh. Việc giảm hơn nữa thâm hụt ngân sách xuống dưới 5%
GDP trong năm 2011 và khoảng 3% năm 2015 dường như sẽ đạt được nếu
quá trình củng cố ngân sách được duy trì.
Và cuối cùng, IMF cho rằng, chính phủ cần tiếp tục có các cuộc cải cách
nhằm đảm bảo hệ thống tài chính vững mạnh, hiệu quả và dựa trên nguyên tắc
thị trường do lo ngại rằng, tín dụng tăng mạnh trên 30% trong các năm 2007 và
2009 có thể dẫn đến suy giảm chất lượng tài sản của họ, bao gồm các khoản
vay cho Vinashin hay các công ty nhà nước và ngoài nhà nước lớn khác.
Trong nỗ lực tương tự, các đại sứ Hoa Kỳ, Anh, phái đoàn châu Âu, và
Liên hiệp quốc... đều nhấn mạnh chính phủ cần tập trung nỗ lực ổn định kinh tế
vĩ mô để vừa "giảm gánh nặng cho người nghèo", vừa "gia tăng lòng tin của
các nhà đầu tư".
Những lo ngại nêu trên được nêu ra thẳng thắn và tập trung hơn so với
các kỳ hội nghị CG năm 2008 và 2009, khi Việt Nam phải gồng mình vật lộn với
hai mục tiêu trái ngược nhau là kiềm chế lạm phát rồi chống suy giảm kinh tế.
21
Th«ng tin kinh tÕ – x· héi
Quan ngại trên lại được nêu ra trong bối cảnh hầu hết các quốc gia trong
khu vực đã dần trở lại quỹ đạo phát triển, với GDP tăng cao và CPI giảm nhiều
so với Việt Nam vào cuối năm 2010.
Mặc dù vậy, báo cáo của Chính phủ Việt Nam do Thứ trưởng Kế hoạch và
Đầu tư Cao Viết Sinh trình bày cho rằng, việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô là
một thách thức lớn, nhưng nhờ những biện pháp điều hành linh hoạt, phù hợp
nên tình hình "đã có bước cải thiện".
Bản báo có này không đề cập đến con số lạm phát lên tới 9,58% trong 11
tháng đầu năm nay mà Tổng cục thống kê công bố.
Tuy nhiên, trong thông điệp nhằm trấn an các nhà tài trợ quốc tế, Bộ
trưởng Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, chính phủ đặt mục tiêu cho năm 2011
là tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Cũng như ông Phúc, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cam kết, Ngân hàng
Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ "chủ động, linh hoạt và thận trọng"
nhằm mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong
năm tới.
Nhìn nhận lại khả năng điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước,
Thống đốc khẳng định, tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng khoảng
25-27% trong năm nay là phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, góp
phần hỗ trợ hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, lạm phát tăng cao trở lại, thâm hụt ngân
sách, đầu tư công và nợ công lớn, và đặc biệt cơ chế điều hành thiên về hỗ trợ
tăng trưởng là những thách thức cho Việt Nam.
5. Ngồi trên núi vàng, sao Việt Nam vẫn nghèo?
Nhìn về Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu và người dân quốc đảo
Singapore thường đặt câu hỏi, tại sao Việt Nam ngồi trên nhiều núi vàng
mà vẫn nghèo?
Đó là câu hỏi mà Ts Vũ Minh Khương, giảng viên trường Đại học Quốc gia
Singapore thường xuyên nhận được từ đồng nghiệp hay những người dân
Singapore mà ông có dịp tiếp xúc.
Họ so sánh: Singapore chỉ cần một cảng biển, một đảo Sentosa cũng có
thể làm nên sự thịnh vượng giàu có, vậy mà trên khắp Việt Nam này, có bao
nhiêu những Phú Quốc, Hạ Long, bao nhiêu Vân Phong.... mà vẫn không cách
gì khai thác được. Việt Nam vẫn bị xếp vào hàng các quốc gia phát triển trung
bình thấp và năng lực cạnh tranh thấp ngay cả so với các quốc gia láng giềng ít
tiềm năng hơn.
Thực tế như một sự thách đố sự hiểu biết của người Singapore lại không
quá khó hiểu với những người có chút kinh nghiệm làm việc ở xứ này. Người ta
22
Trêng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n
có thể tìm thấy lời giải đáp từ bất kì một quan sát nhỏ nào trong nền kinh tế đất
nước.
Triệt tiêu sức cạnh tranh của chính mình
Nhìn vào thực tế phát triển ở Việt Nam, TS Vũ Minh Khương cho rằng,
vấn đề của Việt Nam không phải ở chỗ chúng ta không có tiềm năng mà có lẽ
vì chúng ta có nhiều tiềm năng quá, những nguồn lực xung đột, mà lại không
biết lựa chọn chính xác hướng đi nào cho mình.
Giống như người ta được trời phú cho nhan sắc, lại có thông minh cộng
tài năng âm nhạc, lại thêm vẽ tranh... nhưng lại không biết mình thực sự muốn
gì, muốn phát triển theo hướng nào. Thôi thì, lúc này đi làm nghiên cứu khoa
học, lúc khác chơi một chút nhạc, lúc khác nữa làm hội họa...., tận dụng mỗi
thứ một chút, để rồi không thành ông, cũng chẳng thành thằng.
Đơn cử, tỉnh Quảng Ninh đã được trời phú một vịnh Hạ Long lại được trao
thêm trữ lượng than dồi dào. Bỏ cái gì cũng tiếc, rút cuộc, chúng ta khai thác
hết, nhưng đầu tư vào lĩnh vực nào cũng nửa vời. Khai thác than tàn phá môi
trường Quảng Ninh, gây hại cho việc làm giàu từ Vịnh Hạ Long.
Cách làm du lịch, trong khi đó, lại mới dừng ở mức "thu bạc lẻ", lo thu hút
cho đông khách, mà quên mất, vấn đề không phải ở việc thu hút thêm được
bao nhiêu khách, mà là mỗi ngày, du khách sẽ tiêu bao nhiêu tiền. "Người ta
chỉ tiêu dùng nhiều khi Việt Nam có sẵn nhiều hoạt động chất lượng cao, dịch
vụ tốt, nhiều sản phẩm hay để họ mua", chuyên gia về năng lực cạnh tranh, GS
Michael Porter phân tích. Thế nhưng, đó lại là điều Việt Nam hoàn toàn thiếu
sự đầu tư.
Câu chuyện Quảng Ninh không phải là ngoại lệ ở Việt Nam. Đến ngay cả
các tỉnh đồng bằng sông Hồng bây giờ cũng ngồi lo suy tính làm thế nào để
khai thác được bể than sông Hồng nằm ngay dưới vựa lúa, điều nhiều nơi khác
thèm được sở hữu trong bối cảnh an ninh lương thực đang là mối nguy, mà
không cân nhắc hết thiệt hơn, mạnh yếu.
Định hướng bởi cách nghĩ làm thế nào để thực hiện mục tiêu tăng trưởng
cao, tỉ trọng công nghiệp lớn cho cái gọi là "nền kinh tế GDP tỉnh", các địa
phương mải mê vận động để xin được nhiều tiền ngân sách, thêm được nhiều
vốn đầu tư vào tỉnh, có được các dự án... nhưng lại chưa suy tính xem thực sự
mình mạnh gì và nên phát triển theo hướng nào.
Các quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển của các tỉnh thành là
một sự sao chép lẫn nhau, không dựa trên đặc thù riêng của địa phương mình,
cả về lợi thế và vị trí riêng. Thế mạnh địa phương không được phát huy, trong
khi đó, "bạn không thể ra sức để trở thành mọi thứ", GS Michael Porter đã đúc
kết quy luật chung trong phát triển như vậy.
23
Th«ng tin kinh tÕ – x· héi
Và triệt tiêu sức cạnh tranh lẫn nhau
Không chỉ triệt tiêu sức cạnh tranh của chính mình, các địa phương còn
khai thác tiềm năng theo kiểu triệt tiêu sức cạnh tranh lẫn nhau, khi chính sách
phát triển của các địa phương không được đặt trong mối liên kết với các địa
phương khác trong vùng và trong tổng thể phát triển chung của đất nước.
Hãy nhìn câu chuyện phát triển cảng biển Việt Nam. Dọc bờ biển Việt
Nam chi chít những dự án cảng biển, tỉnh nào cũng muốn sở hữu cảng biển
của riêng mình. 10 năm tới, Việt Nam có kế hoạch phát triển 39 cảng biển với
108 bến được xây dựng mới và nâng cấp, trong đó 32 cảng biển có kế hoạch
xây dựng mới.
Chúng ta quên mất một điều: năng lực cạnh tranh chỉ tốt khi doanh nghiệp
được sử dụng cảng biển với chi phí thấp nhất, bất kể cảng đó thuộc tỉnh nào.
Càng nhiều cảng phân tán, lượng hàng càng bị chia sẻ manh mún, hiệu quả
khai thác cảng càng giảm, và chi phí tất yếu tăng lên.
Chúng ta cũng quên mất rằng, ở Mỹ, dọc bờ biển phía Tây dài 1900km
cũng chỉ có 3 cảng chính.
Và ta cũng quên hẳn bài học của Malaysia trong phát triển cảng biển.
Trước năm 1970 chỉ có 2 cảng chính, sau đó Chính phủ quyết định mở rộng
thêm 4 cảng quốc gia và 3 cảng nội địa, điều đó dẫn tới tình trạng dư thừa
năng lực và cạnh tranh gay gắt giữa các cảng. Sự cạnh tranh lẫn nhau của các
cảng biển làm triệt tiêu năng lực cạnh tranh chung của đất nước, khiến
Malaysia rơi vào thế bất lợi.
Không thể phủ nhận, là quốc gia có đường bờ biển dài, ở vị trí địa chiến
lược, Việt Nam có lợi thế để làm trung tâm trung chuyển quốc tế. Không phải
ngẫu nhiên mà hàng loạt những sáng kiến về kết nối giao thông khu vực đều
tính đến Việt Nam như cửa ngõ ra biển. Thế nhưng, tận dụng thế nào điều kiện
ấy là câu chuyện Việt Nam cần bàn.
Có một thời, tỉnh nào cũng đua nhau có nhà máy mía đường, xi măng lò
đứng, thì nay, cùng với cuộc đua có cho được nhà máy thép..., tỉnh nào cũng lo
có cho được cảng biển riêng..., mà cảng nào cũng nhỏ, lại thiếu các điều kiện
đi kèm.
Hiện Việt Nam không có cảng container trung chuyển quốc tế. Ta có một
số hải cảng quốc tế như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng đón nhận được các tàu
lớn, song dịch vụ của các cảng này chưa đáp ứng yêu cầu, chi phí dịch vụ cao,
thời gian thông quan lâu (từ 3 đến 7 ngày, có khi lên tới 1 tháng trong khi ở
Singapore là 10 phút.) Hệ thống đường sắt, đường bộ kết nối liên tuyến với hệ
thống cảng không được đầu tư. Các điều kiện hậu cần cho cảng hoàn toàn bỏ
ngỏ. Cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.
24
Trêng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n
Có một ví dụ thường được các chuyên gia dẫn chứng như một minh họa
sinh động cho những ràng buộc về lợi ích cục bộ, địa phương gây cản ngại cho
một chiến lược đầu tư sáng suốt trong câu chuyện cảng biển. Hiện tại, cảng
Cái Mép - Thị Vải của Vũng Tàu đã được một số tàu mẹ các nước đến ăn
hàng. Xét về mọi mặt, đây là cảng biển có nhiều lợi thế hơn cả để phát triển
thành cảng trung chuyển quốc tế.
Thế nhưng, Tp.HCM và Long An cũng đòi đầu tư để cảng của mình thành
trung chuyển quốc tế! Trong khi nguồn lực đầu tư của đất nước vào cơ sở hạ
tầng vốn đang vô cùng khan hiếm.
Câu chuyện thu hút đầu tư nước ngoài của các tỉnh cũng là một ví dụ khác.
Mặc dù đã có quy định về khuyến khích và ưu đãi đầu tư, thế nhưng, thực tế, các
địa phương vẫn làm theo kiểu "mạnh ai nấy làm". Ngoài các chính sách thu hút
đầu tư của nhà nước, nhiều tỉnh đã phá rào, đưa thêm nhiều quy định khuyến
khích đầu tư, từ ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế và giảm tiền thuê đất.
Cuộc khảo sát do Bộ Tài chính tiến hành năm 2006 tại 48 tỉnh, thành phố
cho thấy có tới 32 tỉnh (chiếm 2/3) ban hành thêm các văn bản pháp lý trái luật
nhằm quy định các ưu đãi đặc biệt để thu hút các dự án đầu tư. Theo khảo sát
này, có 18 tỉnh vi phạm các quy định về ngân sách, 21 tỉnh đưa ra những ưu
đãi về đất đai nằm ngoài những quy định của chính sách đất đai quốc gia, 11
tỉnh vi phạm quy định về thuế thu nhập DN và nhiều tỉnh có nhiều hơn 2 vi
phạm. Hầu hết các tỉnh đưa ra các khuyến khích rất hào phóng về phí sử dụng
đất, mở rộng thời kì miễn giảm thuế lên tới 10-20 năm.
Rút cuộc, cuộc đua của các tỉnh không mang lại lợi ích chung cho cả nền
kinh tế. Quy hoạch tổng thể bị xới tung, cày nát. Đến nỗi có chuyên gia đã phải
kêu lên rằng: cuộc đua thu hút FDI giữa các tỉnh chẳng khác nào cuộc "chạy
đua xuống đáy", khi các tỉnh hoặc là cùng chạy, hoặc là cùng chờ.
Nói như TS Vũ Minh Khương, ĐHQG Singapore, cách làm này tạo nên sự
phát đạt cho một vài người nhưng lại gây hại cho sự phát triển chung của đất nước.
Vừa cạnh tranh, vừa hợp tác
"Thay vì cạnh tranh, cần khuyến khích sự phối hợp và hợp tác giữa các
địa phương, các ngành", GS Michael Porter khuyến nghị. "Các vùng và địa
phương cần được khuyến khích nâng cao năng lực cạnh tranh của mình dựa
trên những lợi thế và vị trí đặc thù của địa phương".
Nhìn tổng thể quốc gia, đã tới lúc Việt Nam cần nghiêm túc thảo luận xem
mình muốn đứng ở vị trí nào trong nền kinh tế toàn cầu, đâu là những ngành,
lĩnh vực và thế mạnh về môi trường kinh doanh của Việt Nam mà thế giới sẽ
biết tới.
25