Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Sổ tay hướng dẫn và đào tạo pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 80 trang )




UỶ BAN DÂN TỘC - IRC - UNDP
ĐIỀU TRA CUỐI KỲ CHƯƠNG TRÌNH 135 - GIAI ĐOẠN II













SỔ TAY HƯỚNG DẪN
VÀ ĐÀO TẠO












THÁNG 3 - 2012


2

Mc lc
PHN I: CC LU í CHUNG 3
1. Các biện pháp giám sát chất lợng: 3
2. Nhiệm vụ của đội trởng: 3
3. Nhiệm vụ của điều tra viên: 4
4. Nhiệm vụ của Giám sát viên 8
PHN II: PHIU PHNG VN H GIA èNH 9
A. Tóm tắt các mục và xác định ngời trả lời thông tin. 9
B. hớng dẫn ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn 10
C. Cách ghi thông tin dạng số và dạng chữ vào phiếu hỏi 12
Mục 0: thông tin trang bìa của phiếu phỏng vấn hộ 13
Mục 1A. Danh sách thành viên hộ gia đình 14
Mục 2. Giáo dục, đào tạo và dạy nghề 18
Mục 3. Y tế và chăm sóc sức khoẻ 21
Mục 4. Thu nhập 24
Mục 5. Tài sản cố định và đồ dùng lâu bền 60
Mục 6. Nhà ở 62
Mục 7. Tham gia chơng trình 135 và chơng trình mục tiêu quốc gia 65
MC 8 69
PHN III: PHIU PHNG VN X 73
Trang bìa 73
Mục 0A. Thông tin về trình độ cán bộ xã 73
Mục 0B. thông tin về đào tạo cán bộ ban giám sát xã 73
Mục 1A. Những đặc tính cơ bản về nhân khẩu và tình hình chung của Xã 74
Mục 1B. Những đặc tính cơ bản về nhân khẩu và tình hình chung của thôn điều tra 74

Mục 1c. quản lý và lập kế hoạch chơng trình 135 74
Mục 2. Tình trạng kinh tế chung và các chơng trình trợ giúp, cứu trợ 75
Mục 3. Cơ hội việc làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản 75
Mục 4. Nông nghiệp và các loại đất 76
Mục 5. Kết cấu hạ tầng 77
Mục 6. Giáo dục 78
Mục 7. Y tế 79
Mục 8. Trật tự công cộng và các vấn đề xã hội 80
Hớng dẫn kết thúc phỏng vấn phiếu phỏng vấn xã 80




3
PHẦN I: CÁC LƯU Ý CHUNG

1. CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG:
Do tính chất phức tạp của cuộc điều tra nên một số biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng
nhằm đảm bảo chất lượng số liệu điều tra, gồm:
 Phiếu phỏng vấn được thiết kế với phần lớn mã số đánh sẵn nhằm giảm thời gian đánh mã
lại sau khi thu thập số liệu và giảm sai sót.
 Công việc của các điều tra viên được 1 đội trưởng và giám sát viên kiểm tra, giám sát chặt
chẽ.
 Phiếu phỏng vấn được thiết kế không gọn quá để tránh khai thác sót thông tin, nhưng cũng
không quá chi tiết để tốn nhiều thời gian. Phiếu phỏng vấn được thiết kế để điều tra viên có
chỗ ghi thông tin ngay vào phiếu, không phải mở sổ ghi chép trung gian. Phiếu phỏng vấn
hộ, phần ghi thông tin in 3 dòng đậm xen kẽ để giúp điều tra viên tránh ghi nhầm dòng.

2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI TRƯỞNG:
2.1. Trước khi đến địa bàn điều tra

Trước khi đến địa bàn điều tra, Đội trưởng phải điện thoại liên lạc với Cán bộ cấp tỉnh,
huyện và xã có địa bàn điều tra để thông báo lịch trình (thời gian), danh sách các hộ sẽ phỏng vấn
và yêu cầu cán bộ xã, thôn/bản của địa bàn điều tra hẹn các hộ phỏng vấn theo lịch trình. Đội
trưởng cần trao đổi thêm các thông tin sau:
 Thành phần đội điều tra: Có mấy người, những chức danh nào, làm nhiệm vụ gì?
 Thời gian: Đội làm việc tại xã mấy ngày, ăn, ở ra sao?
 Nội dung điều tra thông tin của 15 hộ gia đình đã được chọn điều tra năm 2007 về chăm sóc
sức khoẻ, học hành, việc làm và đời sống của gia đình trong 12 tháng qua, các thông tin liên
quan đến các chương trình dự án thực hiện tại địa bàn điều tra.
 Đề nghị cử người có trách nhiệm của xã phối hợp tổ chức, chỉ đạo cuộc điều tra. Đội trưởng
cùng cán bộ đại diện cho lãnh đạo xã sẽ đối chiếu, kiểm tra, hoàn chỉnh danh sách hộ. Đội
trưởng hướng dẫn chuẩn bị thông tin của phiếu phỏng vấn xã, đồng thời hẹn lịch, bàn thành
phần cán bộ chuẩn bị và tham gia buổi thu thập thông tin phiếu phỏng vấn xã.
 Đề nghị Lãnh đạo xã gặp và giao nhiệm vụ cho cán bộ thôn/ấp/bản, người dẫn đường, người
phiên dịch (nếu có).
 Đặt lịch điều tra và cử cán bộ thôn/ấp/bản hẹn những hộ sẽ điều tra ngày/buổi đến phỏng
vấn. Bàn biện pháp khắc phục khó khăn, phối hợp giữa chính quyền, đoàn thể và đội làm
công tác tư tưởng cho các hộ trong và ngoài diện điều tra.
Công việc này tốt nhất được thực hiện 2 ngày trước khi đội điều tra xuống địa bàn nhằm tránh tình
trạng các hộ không bố trí được thời gian cho cuộc phỏng vấn. Đội trưởng căn cứ vào danh sách các
hộ phỏng vấn, phân công từng điều tra viên phỏng vấn từng hộ cụ thể để khi đến địa bàn không mất
thời gian phân công công việc cho các điều tra viên.
2.2. Đến địa bàn điều tra
Khi đến địa bàn điều tra, đội trưởng đề nghị chính quyền xã sắp xếp lịch phỏng vấn phiếu xã
và bố trí người dẫn đường cho các điều tra viên đến các hộ phỏng vấn trong thôn/ấp/bản điều tra.
2.2. Xác định địa chỉ và hộ gia đình
Trước khi các điều tra viên đi phỏng vấn các hộ, đội trưởng sẽ làm việc với chính quyền địa
phương để xác định lại những hộ sẽ được điều tra. Đôi khi điều tra viên sẽ gặp phải một số khó



4
khăn khi đến 1 hộ cụ thể, như: Không tìm thấy chỗ ở của hộ đã chọn; tìm thấy chỗ ở, nhưng hộ
không có người ở nhà hoặc đã chuyển đi nơi ở khác, nhà chưa bàn giao hoặc bán lại cho người
khác; hoặc hộ có tên chủ hộ được chọn trong danh sách đã chuyển đi và đã có hộ mới đã chuyển
đến ở (chỗ ở của hộ cũ). Nếu có trường hợp trên xảy ra, điều tra viên phải gặp đội trưởng để xin ý
kiến giải quyết.
2.3. Kiểm tra thông tin ở trang bìa, đặc biệt là tên và các mã số xác định hộ theo danh sách địa bàn
được giao. Ghi thông tin trang bìa trước khi điều tra viên đến hộ phỏng vấn.
2.4. Thu thập số liệu phiếu xã, ghi mã ngành nghề và kiểm tra phiếu phỏng vấn hộ, dự phỏng vấn.
- Phỏng vấn các cán bộ xã, cán bộ trưởng thôn/ bản/ ấp để ghi thông tin và hoàn thành phiếu
phỏng vấn xã.
- Đội trưởng có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ và giúp đỡ điều tra viên giải quyết những
khó khăn trong quá trình điều tra.
- Nhằm hoàn thành những công việc chung của đội điều tra, đội trưởng phải lập “Bảng phân
công khối lượng công việc” cho điều tra viên và tiến hành kiểm tra những công việc cụ thể
sau đây tại địa bàn điều tra:
 Kiểm tra chi tiết tất cả các phiếu phỏng vấn sau khi đã được thu thập số liệu để xem điều
tra viên thu thập số liệu đã đầy đủ và có chính xác không. Khi thấy sai sót, đội trưởng
đánh dấu vào phiếu phỏng vấn bằng bút chì và bàn với điều tra viên cách sửa chữa, kể cả
phải trở lại hộ gia đình thu thập lại số liệu sai sót.
 Dự một hoặc vài cuộc phỏng vấn của điều tra viên để đánh giá phương pháp hỏi của điều
tra viên. Điều tra viên sẽ không được báo trước về việc này
 Đội trưởng phải thường xuyên hội ý, trao đổi công việc với điều tra viên và phản ánh kết
quả công việc với cấp trên.
- Đội trưởng và điều tra viên phải có mối quan hệ chặt chẽ trong quá trình làm việc. Đội
trưởng có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho điều tra viên; mỗi khi có vấn đề khó khăn
nảy sinh về nghiệp vụ (chưa hiểu cụ thể về nội dung và phương pháp tính) hoặc về tổ chức,
điều tra viên phải báo cáo ngay với đội trưởng.

3. NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU TRA VIÊN:

Điều tra viên giữ vai trò hết sức quan trọng trong cuộc điều tra. Số liệu có được thu thập đầy
đủ và chất lượng bảo đảm hay không phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần trách nhiệm đối với công
việc của mỗi điều tra viên. Để hoàn thành nhiệm vụ của cuộc điều tra, yêu cầu mỗi điều tra viên
phải làm theo những nội dung được quy định thống nhất trong sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ này.
Điều tra viên phải phối hợp chặt chẽ với đội trưởng. Mỗi khi có những vấn đề vướng mắc nảy sinh
trong quá trình tiếp xúc, thu thập số liệu ở hộ, điều tra viên cần thông báo ngay với đội trưởng để
bàn bạc cùng giải quyết.
Điều tra viên, khi đến hộ phải giới thiệu về mình, về cuộc điều tra cuối kỳ Chương trình
135 giai đoạn II:
“Tôi tên là . . . . . . . . , cán bộ của Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương. Hôm nay,
sau khi thống nhất kế hoạch với chính quyền, đoàn thể trong xã, chúng tôi tới thăm 15 hộ gia đình
đã được Trung ương chọn và đề nghị từng gia đình cung cấp một số thông tin về chăm sóc sức
khoẻ, giáo dục, việc làm và về đời sống của gia đình và đánh giá của hộ gia đình về các công trình
xây dựng hạ tầng thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006- 2010. Những thông tin này sẽ dùng làm
cơ sở cho Nhà nước nghiên cứu chính sách nhằm đánh giá hiệu quả và tác động của Chương trình
135 giai đoạn II đến sự phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, trong đó có gia
đình ta.
Những thông tin gia đình cung cấp sẽ được giữ kín, không sử dụng cho các mục đích khác.


5
Cuộc phỏng vấn này sẽ cần khoảng giờ *.
Nhân dịp này, Nhà nước có chút quà nhỏ cảm ơn gia đình đã cộng tác để chúng tôi hoàn
thành nhiệm vụ”.
(*) ĐIỀU TRA VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ SỐ GIỜ, TUỲ THUỘC VÀO QUY MÔ HỘ


6
Nếu thông tin thu thập chưa thật đầy đủ vì gia đình có cháu đang đi học hay có người đi làm
vắng điều tra viên phải dặn thêm “xin gia đình cho chúng tôi trở lại hỏi thêm một vài thông tin cụ

thể vào thời gian thích hợp”.
3.1. Phỏng vấn các hộ điều tra:
Nhiệm vụ của điều tra viên là phỏng vấn các hộ để thu thập số liệu vào phiếu phỏng vấn hộ
gia đình. Trong thực tế có trường hợp điều tra viên phải đến 1 hộ nhiều lần mới có thể gặp được chủ
hộ hoặc những người trả lời có liên quan để phỏng vấn. Vì vậy, mỗi điều tra viên phải lên kế hoạch,
bố trí lịch cụ thể cho từng hộ gia đình và phải tận dụng mọi thời gian có thể tiếp xúc với hộ để bảo
đảm hoàn thành việc thu thập số liệu của số lượng hộ mình phụ trách.
Trong quá trình phỏng vấn, điều tra viên nhất thiết phải làm theo những chỉ dẫn trong các
mục của phần 2 trong cuốn sổ tay này.
3.2. Kiểm tra phiếu phỏng vấn sau khi hoàn thành việc thu thập số liệu:
Sau khi hoàn thành mỗi phiếu phỏng vấn, điều tra viên phải kiểm tra các mục và những
thông tin cần thu thập trong mỗi mục đối với các thành viên trong từng mục để tránh bỏ sót. Điều
tra viên phải thực hiện công việc này ngay sau khi phỏng vấn hộ và trước khi giao phiếu phỏng vấn
cho đội trưởng. Điều quan trọng nhất là phải hoàn thành việc kiểm tra này trước khi rời khỏi địa bàn
điều tra.
Điều tra viên có thể sửa lại những chỗ viết sai hoặc không rõ ràng khi phỏng vấn hộ. Ngoài
ra, điều tra viên không được tự ý sửa bất kỳ con số nào trong phiếu phỏng vấn đã được hoàn thành
nếu chưa phỏng vấn lại hộ gia đình điều tra. Điều tra viên cũng không được sao chép thông tin từ
phiếu phỏng vấn này sang phiếu phỏng vấn khác.
Lưu ý: Nếu viết sai số liệu thì gạch chéo số đó, viết số đúng vào bên cạnh, không được viết
đè lên số sai hoặc dùng bút xoá. Khi sửa số do viết sai, điều tra viên phải ký tên vào bên cạnh (gần)
với số được sửa đó.
3.3. Quan hệ với đội trưởng:
Điều tra viên phải luôn luôn chấp hành sự phân công của đội trưởng. Đội trưởng là người
thay mặt Tổng cục Thống kê và Uỷ ban dân tộc có trách nhiệm phân công công việc cho mỗi điều
tra viên.
3.4. Cuộc phỏng vấn
Điều tra viên phải làm theo những hướng dẫn trong cuốn sổ tay này một cách cẩn thận. Các
quy định cụ thể như sau:
(i). Hỏi các câu hỏi một cách chính xác như đã được in trong phiếu phỏng vấn.

Các câu hỏi đã được biên soạn một cách cẩn thận để thu được các thông tin chính xác đáp
ứng cho việc phân tích sau này, đồng thời cũng đã được kiểm nghiệm nhiều lần ở địa bàn. Điều tra
viên phải đọc nguyên văn các câu hỏi như đã được in trong phiếu phỏng vấn. Sau khi đọc một lần
thật rõ ràng và dễ hiểu, điều tra viên chờ câu trả lời. Nếu người trả lời không trả lời trong một
khoảng thời gian nhất định thì họ có thể: 1) không nghe được câu hỏi; hoặc 2) chưa hiểu được câu
hỏi; hoặc 3) không biết trả lời. Với mọi trường hợp, điều tra viên cũng phải nhắc lại câu hỏi. Nếu
người trả lời vẫn không trả lời được thì phải hỏi lại xem người trả lời có hiểu câu hỏi không. Nếu
không hiểu thì điều tra viên phải diễn đạt câu hỏi dưới hình thức khác nhưng vẫn phải trung thành
với nội dung câu hỏi.
(ii). Phải làm mọi cách để tránh nhận được câu trả lời “không biết” bằng cách giúp người trả lời
ước lượng, hoặc tìm ra câu trả lời gần đúng của họ. Trong phiếu phỏng vấn có nhiều câu hỏi cần sự


7
bàn bạc, thảo luận của điều tra viên, ví dụ: tuổi, diện tích đất, thu nhập, số lượng sản phẩm đã bán
ra, v.v
(iii). Trong trường hợp đã biết trước thông tin đơn giản, như người này là vợ của người kia, thì không
cần phải hỏi tình trạng hôn nhân của hai người đó, chỉ cần điền thông tin đúng vào ô thông tin. Nhưng
nếu chưa biết rõ, hoặc chỉ là dự đoán thì cần phải hỏi cho rõ.
(iv). Duy trì nhịp độ phỏng vấn
Điều tra viên phải làm chủ cuộc phỏng vấn nhưng phải hết sức lắng nghe người trả lời,
tránh làm phật ý. Để làm được như vậy, hãy hết sức tránh thảo luận dài dòng với người trả lời; nếu
hộ trả lời không phù hợp hoặc phức tạp thì không nên ngắt lời người trả lời một cách quá đột ngột
mà tỏ ra lắng nghe cẩn thận những gì họ nói và khéo léo hướng người đó trở lại câu hỏi ban đầu.
Điều tra viên tránh gán thông tin, gợi ý cách trả lời cho họ.
(v). Phải hỏi từng người những thông tin về bản thân họ, tránh càng nhiều càng tốt việc người khác
trả lời thay cho người cần hỏi trong những mục quy định hỏi từng thành viên.
Nói chung, điều tra viên phải hoàn thành một mục đối với tất cả các thành viên của hộ gia
đình trước khi chuyển sang các mục tiếp theo. Tuy nhiên, trong trường hợp một thành viên của hộ
gia đình bận việc phải đi khỏi nhà thì có thể hỏi người đó tất cả các mục để họ có thể đi và sau đó

quay lại những mục trước để hỏi những người khác trong hộ gia đình. Nếu một người vắng mặt thì
điều tra viên có thể hỏi những người có mặt trước, sau đó quay lại hộ vào lúc phù hợp để hỏi người
vắng mặt này.
(vi). Giữ thái độ hoàn toàn trung lập với chủ đề phỏng vấn
Điều tra viên không được tỏ thái độ ngạc nhiên, tán thành hay bất đồng với câu trả lời. Nếu
người trả lời hỏi ý kiến, điều tra viên không được nói mình nghĩ thế nào về vấn đề đó. Điều tra viên
cần giải thích mục đích của cuộc điều tra này là thu thập những ý kiến của người được hỏi về vấn
đề đó. Điều tra viên không được thảo luận quan điểm của mình với người trả lời đến khi cuộc
phỏng vấn kết thúc. Điều tra viên cũng tránh bất kỳ sự gợi ý nào theo suy nghĩ chủ quan của mình.
(vii). Nếu bạn không hiểu một câu hỏi hay thủ tục nào đó, trước hết đọc cuốn sổ tay này, sau đó có
thể hỏi đội trưởng cho rõ ràng hơn nếu cần.
(viii). Tính chất cá nhân của cuộc phỏng vấn
Tất cả các số liệu thu thập được đều được giữ kín. Bất kỳ một số liệu nào để cho người
không có trách nhiệm biết đều bị coi là vi phạm kỷ luật cuộc điều tra này. Nguyên tắc này rất quan
trọng và là cơ sở của tất cả các công tác thống kê.
Về nguyên tắc, tất cả các câu hỏi phải được hỏi chỉ với sự có mặt của các thành viên trong
hộ. Sự có mặt của người lạ có thể gây sự lúng túng và ảnh hưởng đến câu trả lời, đồng thời thông
tin sẽ không được giữ kín. Tuy vậy, thường khó hạn chế sự có mặt của người lạ trong thời gian
phỏng vấn vì việc điều tra viên đến hộ thường gây sự tò mò cho hàng xóm. Nếu gặp trường hợp như
vậy, điều tra viên đề nghị người trả lời thuyết phục họ đi chỗ khác; hoặc giải thích một cách thật
nhã nhặn để mọi người hiểu là cần phải đảm bảo tính chất giữ kín của cuộc phỏng vấn.
3.5. Cách cư xử của điều tra viên
Điều tra viên phải ghi nhớ những quy định sau:
 Phải nhã nhặn với tất cả mọi người (người trả lời và gia đình, bạn bè họ, đội trưởng, những
thành viên trong đội điều tra và những người khác có liên quan). Cách cư xử của điều tra
viên có thể có ảnh hưởng rất lớn đến dư luận của nhân dân nơi có điều tra cũng như đến kết
quả của tất cả các hoạt động điều tra.
 Trang phục gọn gàng để tạo cho người trả lời sự tin tưởng rằng đó là một người đáng tin cậy
và có trọng trách.
 Phải đến đúng giờ hẹn và đừng bao giờ để người trả lời phải chờ.



8
 Không được phê bình, đánh giá hay bình luận câu trả lời hay hành vi của người được phỏng
để tránh họ trả lời không đúng thực tế, tránh tự ý đưa ra ý kiến chủ quan của mình.
 Không uống rượu/bia khi làm việc

4. NHIỆM VỤ CỦA GIÁM SÁT VIÊN
Giám sát viên cấp tỉnh/TP là những người chịu trách nhiệm về các nội dung sau:
4.1. Chất lượng số liệu cũng như quá trình thực hiện cuộc điều tra của các đội điều tra thuộc phạm
vi được phân công
4.2. Giải quyết các vướng mắc về nghiệp vụ đối với những đội do mình phụ trách. Báo cáo kịp thời
những nội dung nghiệp vụ do mình đã giải quyết và những vướng mắc nghiệp vụ mình không tự
giải quyết được với ban chỉ đạo thực địa.
4.3. Kiểm tra và xác minh lại mẫu hộ gia đình, mỗi hộ đã bị thay thế phải được kiểm tra lại có đảm
bảo đúng quy định không.
4.4. Kiểm tra giám sát quá trình thực hiện của các đội điều tra, tập trung kiểm tra phiếu của điều tra
viên là khâu quan trọng nhất. Trong các lần giám sát tại thực địa Giám sát viên kiểm tra khoảng
30% số phiếu đã hoàn thành của mỗi điều tra viên, tập trung vào điều tra viên phỏng vấn yếu; dự
phỏng vấn xã của đội trưởng, dự phỏng vấn mỗi điều tra viên từ 2 đến 3 hộ và ghi nhận xét vào
mẫu phiếu số 4/KSCL: “Phiếu dự phỏng vấn của hộ điều tra”.
4.5. Tổ chức rút kinh nghiệm với đội điều tra về tổ chức thu thập thông tin ở địa bàn, thông báo ý
kiến nhận xét về kết quả kiểm tra phiếu, kết quả dự phỏng vấn của đội trưởng, điều tra viên, bàn
biện pháp khắc phục khó khăn, tồn tại và tiếp thu các ý kiến đề xuất của đội điều tra.
Sau mỗi lần kết thúc giám sát tại thực địa giám sát viên có: “Báo cáo giám sát tại địa bàn” và kết
quả kiểm tra phiếu, dự phỏng vấn điều tra viên tại địa bàn gửi Ban chỉ đạo cuộc điều tra để phục vụ
công tác chỉ đạo nghiệp vụ.
4.6. Giám sát viên có quan hệ tốt với đội điều tra, phải thu xếp để gặp đội trưởng và các thành viên
của đội điều tra trong thời gian đi thực địa, càng sớm càng tốt. Bố trí gặp từng đội điều tra ít nhất 1
lần trong tuần đầu để giải quyết nhanh chóng các vấn đề và sửa lỗi một cách có hệ thống. Xây dựng

kế hoạch giám sát ở các đội được phân công. Giám sát viên phải gặp mặt các thành viên tại địa bàn
điều tra.



9
PHẦN II: PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH

A. TÓM TẮT CÁC MỤC VÀ XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRẢ LỜI THÔNG TIN.
Phiếu phỏng vấn hộ gia đình có trang bìa và 8 mục, mỗi mục có một số phần. Do đặc trưng
thông tin của mỗi mục nên một số mục phải phỏng vấn từng thành viên và một số mục phải phỏng
vấn người nắm nhiều thông tin nhất.
Trang bìa: Ghi những thông tin quản lý cuộc điều tra. Các thông tin gồm tên tỉnh, mã tỉnh, tên
huyện, mã huyện, tên xã, mã xã, địa chỉ của hộ; họ tên, mã của chủ hộ. Những thông tin này được
cung cấp trong danh sách các hộ điều tra và có thông tin cơ bản; thông tin về ngày/tháng/năm phỏng
vấn, ngày/tháng/năm đội trưởng kiểm tra; có dùng phiên dịch trong cuộc phỏng vấn hay không; họ
tên, mã số, chữ ký của điều tra viên và đội trưởng.
Mục 1. Danh sách thành viên hộ gia đình: Mục này liệt kê những thành viên của hộ gia đình và
những số liệu nhân khẩu học chính của họ, ngôn ngữ sử dụng chính hàng ngày. Các câu hỏi được
hỏi chủ hộ hoặc một số người trong hộ.
Mục 2. Giáo dục - đào tạo và dạy nghề: Mục này thu thập những thông tin về trình độ giáo dục, cấp
học, loại trường của tất cả các thành viên, khoảng cách từ nhà đến trường học, đánh giá của các
thành viên đang đi học đến chất lượng giáo dục của trường, các thông tin về miễn giảm học phí.
Người trả lời gồm các thành viên trong hộ, đặc biệt các câu hỏi liên quan đến đánh giá chất lượng
giáo dục thì phải hỏi thành viên của hộ đang đi học.
Mục 3. Y tế và chăm sóc sức khoẻ: Mục này hỏi về tình hình ốm/bệnh/chấn thương, thẻ bảo hiểm y
tế, tình hình sử dụng các dịch vụ y tế trong 12 tháng qua, đánh giá về chất lượng dịch vụ y tế, mức
độ hài lòng và lý do không hài lòng với chất lượng dịch vụ y tế nhận được của tất cả các thành viên
hộ gia đình. Các thành viên tự trả lời cho bản thân mình còn các cháu nhỏ sẽ do bố mẹ trả lời thay.
Mục 4. Thu nhập: Mục này thu thập thông tin về thu nhập của hộ từ các nguồn:

 Thu thập các thông tin về thời gian lao động của các thành viên từ 6 tuổi trở lên;
 Thu nhập của các thành viên làm công việc nhận tiền lương tiền công từ 6 tuổi trở lên;
 Thu nhập và thời gian tham gia vào các công trình cơ sở hạ tầng của xã, trong đó có Chương
trình 135.
 Thu nhập từ hoạt động tự làm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản;
 Thông tin về tình trạng đất đai;
 Thu nhập từ các ngành nghề sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (kể
cả dịch vụ phi nông lâm nghiệp thủy sản và chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp, thuỷ sản)
của hộ;
 Thu nhập khác.
Người trả lời là người có thu nhập từ các nguồn trên và là người biết nhiều nhất về các hoạt
động kinh tế tự làm.
Mục 5. Tài sản cố định và đồ dùng lâu bền: Mục này liệt kê tài sản cố định dùng cho sản xuất và
các đồ dùng lâu bền dùng cho sinh hoạt của hộ. Người trả lời tốt nhất là chủ hộ và những người biết
nhiều thông tin nhất về các loại tài sản, đồ dùng này.
Mục 6. Nhà ở: Mục này xác định tất cả các chỗ ở của hộ gia đình và tính các chi phí cho nhà ở, điện
nước và phương tiện vệ sinh; đồng thời hỏi cả về thu nhập từ việc cho thuê nhà ở/đất ở. Các câu hỏi
được hỏi chủ hộ hoặc một số người biết nhiều thông tin nhất trong hộ.


10
Mục 7. Tham gia chương trình 135 và Chương trình mục tiêu quốc gia: Mục này thu thập một số
thông tin về tình hình được hưởng lợi của những hộ nghèo thông qua chương trình 135 và Chương
trình mục tiêu quốc gia cũng như các chính sách đối với người nghèo. Người trả lời là chủ hộ hoặc
những thành viên biết nhiều thông tin nhất của hộ.
Mục 8. Sự thiếu hụt và các cú sốc: Một số thông tin chi tiết về tình trạng thiếu hụt và các cú sốc/rủi
ro mà hộ gia đình gặp phải.

B. HƯỚNG DẪN GHI THÔNG TIN VÀO PHIẾU PHỎNG VẤN
Những quy định cho điều tra viên khi phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn:

1. Điều tra viên phải ghi những thông tin hỏi được ngay khi phỏng vấn, không được ghi ra giấy để
sau cuộc phỏng vấn mới ghi vào phiếu phỏng vấn, hoặc cũng không được nhớ câu trả lời và sau
cuộc phỏng vấn mới ghi lại vào phiếu phỏng vấn.
2. Điều tra viên không cho người trả lời nghe hoặc xem những nội dung của câu hỏi. Điều tra viên
phải tìm mã hoặc câu trả lời có nội dung phù hợp nhất với câu trả lời của người trả lời. Nếu không
có mã phù hợp, điều tra viên có thể sử dụng mã “khác” và ghi rõ thêm vào phần để trống cho phù
hợp.
Đối với nội dung của câu hỏi, mã trả lời được viết bằng chữ thường thì điều tra viên phải đọc rõ
ràng cho người trả lời nghe để trả lời.
Do đó điều tra viên cần được tập huấn tốt để trở thành người thu thập thông tin có kỹ năng phỏng
vấn, tuân thủ đúng quy trình và các quy định trong quá trình thu thập thông tin, nắm bắt được đúng
thông tin của đối tượng điều tra.
Ví dụ 1:
Mục 1. Câu 1:
“GHI BẰNG CHỮ IN HOA VÀ THEO THỨ TỰ GIA ĐÌNH HẠT NHÂN"
Đây là câu dùng chữ in hoa để hướng dẫn cho điều tra viên, không phải đọc cho người trả
lời.
Ví dụ 2:
Mục 4A. Câu 2:
“CÓ LÀM VIỆC? (CÓ MÃ 1 Ở CÂU 1?)"
CÓ 1 (>>4)
KHÔNG 2
Câu hỏi này không cần đọc cho người trả lời. Điều tra viên tự căn cứ vào câu 1 của mục này
để xác định câu trả lời là có (mã số 1) hay không (mã số 2).
Ví dụ 3:
Mục 4A, câu 12:
"[TÊN] làm việc cho Nhà nước hay tổ chức, cá nhân nào?"
TỰ LÀM CHO GIA ĐÌNH LÀ DN TƯ NHÂN 1 (>>15)
TỰ LÀM CHO HỘ KHÔNG PHẢI LÀ DN TƯ NHÂN 2 (>>15)
LÀM CHO HỘ KHÁC ……… 3 (>>13)

KINH TẾ NHÀ NƯỚC ……… 4
KINH TẾ TẬP THỂ ……… 5 (>>13)
KINH TẾ TƯ NHÂN ……… 6 (>>13)
KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 7 (>>13)

Điều tra viên đọc câu hỏi cho người trả lời nghe mà không đọc các nội dung trả lời vì chúng
được in bằng chữ in hoa. Sau đó điều tra viên tự ghi mã có nội dung thích hợp nhất với câu
trả lời của người trả lời.


11
3. Các câu hỏi hầu hết được đánh mã số sẵn, trừ một số câu do đội trưởng đánh mã sau. Điều tra
viên phải điền mã số tương ứng với câu trả lời vào câu thích hợp. Nếu câu trả lời là số lượng thì ghi
số lượng đó vào ô thích hợp.
Ví dụ 4: Mục “Nhà ở”:
Câu hỏi: "Hộ ông/bà có sở hữu chỗ ở này không?"
CÓ, SỞ HỮU TOÀN BỘ 1
CÓ, SỞ HỮU MỘT PHẦN 2
KHÔNG 3
Người trả lời: "Có".
Điều tra viên cần hỏi thêm: “Hộ ông bà có sở hữu toàn bộ không?”
Người trả lời: “Có, toàn bộ”
Điều tra viên phải ghi mã số 1 vào ô bên phải tương ứng.
Ví dụ 5:
Câu hỏi: "Theo thời giá hiện nay, toàn bộ chỗ đang ở của hộ ông bà trị giá bao nhiêu?"
NGHÌN ĐỒNG
Người trả lời : "500 triệu đồng"
Điều tra viên viết số “500 000” vào ô bên phải
4. Các ký hiệu bước nhảy từ 1 câu hỏi chuyển đến các câu hỏi khác như sau:
a) Nếu không có bước nhảy thì hỏi câu tiếp theo

Ví dụ 6: Mục 1, phần A câu 2:
“Giới tính của …[TÊN]…”
NAM 1
NỮ 2
Sau khi trả lời, điều tra viên hỏi tiếp câu 3 là câu tiếp theo câu 2 vì không có ký hiệu bước
nhảy nào.
b) Ký hiệu (>>) luôn đứng sau một mã hoặc giá trị trả lời nhất định và chỉ ra câu hỏi, phần, mục
hoặc người tiếp theo cần chuyển đến để tiếp tục phỏng vấn.
Ví dụ 7: Mục 2 câu 5:
Câu hỏi: "Hiện nay [TÊN] có đi học không?"
CÓ 1 (>>8)
NGHỈ HÈ 2 (>>8)
KHÔNG 3
Nếu trả lời là "có" hoặc “nghỉ hè”, điều tra viên ghi mã số tương ứng và chuyển đến câu 8 để
hỏi tiếp. Nếu trả lời là "không", điều tra viên ghi mã 3 và hỏi câu tiếp theo.

c) Ký hiệu
Cho phép điều tra viên chuyển đến câu hỏi, phần, mục hoặc người tiếp theo để tiếp tục
phỏng vấn mà không cần căn cứ vào mã/giá trị được trả lời của câu hỏi đó là mã/giá trị nào.
Ví dụ 8: Mục 2 câu 2:
Câu hỏi: "…[TÊN]… có biết đọc, biết viết không?"
CÓ … 1
KHÔNG… 2



>>
500 000
>> 5
1



12
Trong ví dụ này, bất kỳ câu trả lời được ghi mã 1 hoặc mã 2, điều tra viên đều chuyển đến
câu 5.
5. Những câu hỏi trong phiếu phỏng vấn này thường sử dụng cụm từ ông/bà hoặc [TÊN] để đề cập
đến đối tượng điều tra (trực tiếp hoặc gián tiếp qua người trả lời thay). Trong tình huống cụ thể thì
điều tra viên cần phải chọn cách xưng hô hoặc ghép tên của đối tượng điều tra phù hợp với tên, tuổi
và giới tính của người đó.
6. Nếu nội dung trả lời không có trong danh sách các mã trả lời đã liệt kê thì điều tra viên phải đưa
vào mã “KHÁC”. Trong trường hợp như vậy, điều tra viên nên hỏi cụ thể hơn và ghi vào phần để
trống để đội trưởng hoặc giám sát viên khi kiểm tra có thể theo dõi được.
Ví dụ 9: Mục 4D1 câu 1 mã 109 “Khác (ghi rõ______________)”.
Người trả lời: "Thu từ trúng số đề 12 triệu đồng".
Điều tra viên ghi như sau: “Khác (ghi rõ trúng số đề )”
7. Các số liệu ghi trong phiếu phỏng vấn đều là số nguyên.
8. Các chỉ tiêu giá trị đơn vị tính thường là NGHÌN ĐỒNG.

C. CÁCH GHI THÔNG TIN DẠNG SỐ VÀ DẠNG CHỮ VÀO PHIẾU HỎI
1. Viết rõ ràng bằng bút bi. Nếu có thông tin bị sai, điều tra viên gạch chéo thông tin sai đó và viết
thông tin đúng vào bên cạnh nhưng phải đúng vị trí của câu, dòng đó để tránh nhầm lẫn. Không
được tẩy hoặc dùng bút xoá rồi viết đè lên thông tin sai.
2. Viết bằng chữ in hoa những chỗ có yêu cầu và không viết bằng số La Mã. Thí dụ điều tra viên
phải viết số 1 mà không viết số I, viết số 4 mà không viết IV. Tên người viết chữ in hoa, ví dụ
NGUYỄN THỊ DUNG.
3. Không bao giờ vượt khỏi phạm vi được ghi chép, mặc dù ngay sau đó có rất nhiều chỗ trống.
4. Trong khi viết những con số, cần có 1 ký tự trống để phân cách hàng nghìn. Ví dụ: số một trăm
nghìn phải viết 100 000 mà không viết 100000 hoặc 100.000.
5. Những câu hỏi về số lượng và giá trị thì chỉ ghi số lượng trả lời đúng theo qui định, không cần
có đơn vị tính (vì đã qui định đơn vị tính in sẵn ở trên/cạnh ô ghi thông tin). Ví dụ:

Trả lời: "Hai mươi ngàn đồng"
Viết : 20 mà không viết 20 000 đồng hoặc 20 nghìn đồng.
Trả lời: "3 kg"
Viết : 3 mà không viết 3 kg
6. Những câu hỏi về số lượng và giá trị yêu cầu điều tra viên ghi đúng theo qui định trong phiếu
hỏi:
- Nếu đối tượng trả lời “không biết” hoặc “không nhớ rõ” thì ghi “KB”. Nếu chỉ nhớ tổng và
một số chi tiết thì ghi tổng số và những cột chi tiết tương ứng. Cột nào không nhớ ghi “KB”.
- Nếu đối tượng trả lời “không phát sinh số liệu” thì điều tra viên ghi số 0 mà không dùng
“KC” .
12 000


13
MỤC 0: THÔNG TIN TRANG BÌA CỦA PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ

Phần ghi các thông tin của điều tra cơ bản Chương trình 135:
Điều tra viên ghi mã số của tỉnh/TP, huyện, xã Danh sách địa bàn điều tra. Cụ thể như sau:

1. Tỉnh/ thành phố: Ghi tên tỉnh/TP trực thuộc Trung ương được chọn điều tra và đánh mã số
tương ứng được cung cấp. Ví dụ: Tỉnh Lào Cai có mã số là 10 thì được ghi là:

1

0


2. Huyện: Ghi tên huyện trực thuộc tỉnh được chọn diều tra và ghi mã số tương ứng vào 3 ô.
Ví dụ: Huyện Đồng Văn mã 026 ghi là:


0 2 6

3. Xã: Ghi tên xã được chọn điều tra và ghi mã số tương ứng vào 5 ô. Ví dụ: Xã Cát Cát được
chọn điều tra có mã số 00718 thì ghi là:

0 0 7 1 8
4. Thôn điều tra: Đây là thôn/bản được chọn, mỗi thôn đều có số thứ tự theo xã, điều tra viên
ghi tên thôn/bản điều tra và mã số tương ứng của mỗi thôn “Tên thôn/bản” và “Mã
thôn/bản” trong Danh sách thôn điều tra vào đủ 2 ô tương ứng.
5. Họ tên chủ hộ: Chủ hộ là người có vai trò điều hành, quản lý gia đình, người hiện giữ vị trí
chủ yếu, quyết định những công việc chính của hộ. Ghi đầy đủ họ và tên theo chữ in hoa có
dấu để dễ đọc và dễ kiểm tra.
6. Hộ số: Ghi mã hộ vào ô tương ứng theo mã được cung cấp.
7. Địa chỉ: Ghi rõ thôn/ ấp/ bản.
8. Phiếu số: Ghi số thứ tự của phiếu trên tổng số phiếu của chính hộ đó. Trong Phiếu
phỏng vấn hộ gia đình, ở Mục 1 có thể ghi tối đa được 15 thành viên. Nếu hộ có 15 thành
viên trở xuống thì chỉ sử dụng 1 phiếu phỏng vấn và ở ô “Phiếu số” ghi 1/1. Nếu hộ gia đình
có trên 15 thành viên thì điều tra viên sẽ dùng thêm 1 phiếu phỏng vấn bổ sung. Mỗi phiếu
phỏng vấn bổ sung ghi được 15 người nữa. Phải ghi thông tin cho tất cả các câu hỏi cho tất
cả mọi người được ghi trong cả hai phiếu phỏng vấn.
Nếu có dùng phiếu phỏng vấn bổ sung thì ở ô "Phiếu số" của phiếu phỏng vấn chính điều
tra viên phải ghi "1/2" (có nghĩa "phiếu phỏng vấn thứ nhất trong số 2 phiếu phỏng vấn của
1 hộ gia đình"), và "2/2" vào ô tương ứng của phiếu phỏng vấn bổ sung (có nghĩa "phiếu
phỏng vấn thứ 2 trong số 2 phiếu phỏng vấn của 1 hộ gia đình"). Mã hiệu thành viên của
phiếu phỏng vấn bổ sung phải ghi mã số tiếp theo, bắt đầu từ 16 đến 30.
9. CÓ DÙNG PHIÊN DỊCH: Đối với những hộ là người dân tộc, không thạo tiếng Kinh, khi
phỏng vấn phải có người phiên dịch thì ghi mã 1 cho các lần đến hộ, ngược lại thì ghi mã 2.

Phần đội trưởng và điều tra viên xác nhận:
Đội trưởng và điều tra viên phải ghi đầy đủ họ tên, mã số, ngày/tháng/năm phỏng vấn và

ngày/tháng/năm kiểm tra tài liệu của hộ, đồng thời ký tên.


14
MỤC 1A. DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘ GIA ĐÌNH

Mục đích
Xác định các thành viên của hộ gia đình và thu thập những thông tin cơ bản về nhân khẩu
học của các thành viên trong hộ gồm: Giới tính, quan hệ với chủ hộ, tuổi, tình trạng hôn nhân. Danh
sách thành viên hộ gia đình là căn cứ quan trọng để tính toán những chỉ tiêu bình quân đầu người
như thu nhập, trình độ giáo dục, v.v làm căn cứ đánh giá mức sống giữa các vùng, từ đó có thể
đánh giá được tác động của Chương trình 135 giai đoạn II đến các mục tiêu như nâng cao mức sống
của nhân dân.

Người trả lời
Tốt nhất là chủ hộ sẽ trả lời cho mục này. Nếu chủ hộ đi vắng thì một thành viên đại diện
cho hộ được các thành viên khác suy tôn sẽ trả lời thay. Người trả lời phải biết các thông tin của các
thành viên của hộ gia đình. Điều tra viên phải hỏi và xác định đúng người trả lời. Các thành viên
khác sẽ bổ sung thêm những thông tin cho đầy đủ, đặc biệt là về bản thân họ.

Khái niệm/Định nghĩa/Phạm vi
Hộ gia đình:
Là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung trong một chỗ ở từ 6 tháng trở lên trong
12 tháng qua và có chung quỹ thu chi. Thời gian 12 tháng qua tính từ thời điểm tiến hành cuộc
phỏng vấn trở về trước.
Thành viên hộ gia đình:
Những người được coi là thành viên của hộ phải có hai điều kiện sau:
1- Cùng ăn, ở chung trong hộ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua.
2- Có chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi khoản thu nhập của thành viên đều được đóng góp
vào ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ đều lấy từ ngân sách đó.


Tuy nhiên, có các trường hợp ngoại lệ dưới đây khi xác định một người nào đó có phải là
thành viên của hộ hay không, cụ thể:
1- Người được xác định là chủ hộ luôn được coi là thành viên của hộ gia đình, ngay cả khi
người đó không ăn, ở trong hộ gia đình với thời gian hơn 6 tháng.
Chủ hộ là người có vai trò điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu, quyết định
những công việc của hộ. Thông thường (nhưng không nhất thiết) chủ hộ là người
thường có thu nhập cao nhất trong hộ, nắm được tất cả các hoạt động kinh tế và nghề
nghiệp của các thành viên khác của hộ. Đa số chủ hộ theo khái niệm trên trùng với chủ
hộ theo đăng ký hộ khẩu, nhưng có trường hợp chủ hộ trong cuộc điều tra này khác với
chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu.
2- Trẻ em sinh ra chưa đầy 6 tháng vẫn được coi là thành viên của hộ.

3- Những người tương lai sẽ ở lâu dài trong hộ, kể cả có/chưa có giấy chứng nhận (giấy
đăng ký kết hôn, giấy chuyển đến, giấy xuất ngũ về với gia đình ). Những người này
bao gồm: Con dâu về nhà chồng, con rể về nhà vợ, người đi làm việc, học tập, lao động
ở nước ngoài, hoặc các cơ quan xí nghiệp trong nước trở về hộ, người từ lực lượng vũ
trang trở về, về nghỉ hưu, nghỉ mất sức v.v chưa đủ 6 tháng sống tại hộ, vẫn được coi
là thành viên của hộ.
4- Học sinh, sinh viên đi học ở nơi khác trong nước, nhưng hộ gia đình vẫn phải nuôi được
coi là thành viên của hộ.


15
5- Khách đến chơi, họ hàng đã ở trong hộ gia đình 6 tháng trở lên và cùng chung qũy thu
chi thì được coi là thành viên của hộ.
6- Những người ở trọ, người làm thuê, người giúp việc, họ hàng đến ở nhờ có gia đình
riêng sống ở nơi khác thì mặc dầu ở chung trong một mái nhà và góp tiền ăn chung với
hộ nhưng không được tính là thành viên của hộ (vì họ có quĩ thu chi riêng).
7- Những người chuyển khỏi hộ có tính chất lâu dài và người chết trong 12 tháng qua

không tính là thành viên của hộ, mặc dầu họ đã sống trong hộ hơn 6 tháng.
8- Thành viên đi khỏi ra đình để làm việc và gửi tiền về cho gia đình như đi xuất lao động
nước ngoài hoặc đi ra thành phố làm việc mặc dù trên 6 tháng vẫn được coi là thành viên
hộ gia đình
Có nhiều kiểu hộ gia đình:
- Hộ gia đình 2 thế hệ, gồm bố mẹ và các con của họ.
- Hộ gia đình nhiều thế hệ, cấu thành từ chủ hộ, vợ và các con của chủ hộ; bố/mẹ chủ hộ,
cháu và những người khác, mà họ có thể có quan hệ huyết thống hoặc không, cùng ăn ở
chung trong một chỗ ở với thời gian 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua kể từ ngày phỏng
vấn trở về trước.
- Hộ gia đình gồm hai ba cặp vợ chồng và không có con cái.
- Hộ độc thân.
Chỗ ở:
Là một nhóm các cấu trúc (phòng, căn hộ, ngôi nhà) riêng rẽ hay kề nhau được các thành
viên hộ gia đình dùng để ở. Có những dạng chỗ ở như sau:
- Có thể là túp lều, nhà tạm, hay một căn nhà kiên cố riêng rẽ.
- Một phần của túp lều, nhà tạm hay một căn nhà kiên cố.
- Một nhóm các túp lều, nhà tạm hay căn nhà kiên cố, có hoặc không có hàng rào hay
tường bao quanh.
- Căn hộ khép kín hoặc không khép kín.
- Một phần của căn hộ khép kín hoặc không khép kín.
Người ở trọ:
Là những người trả tiền thuê chỗ ở và ăn/không ăn cơm trọ tại hộ gia đình điều tra. Họ
không được tính là thành viên hộ gia đình đang phỏng vấn mà được tính là thành viên của hộ gia
đình khác.

Nội dung và phương pháp ghi
Mục này gồm 10 câu hỏi từ câu 1 đến câu 8, điều tra viên nên hoàn thành các câu từ 1 đến 8
cho tất cả các thành viên hộ đã được điều tra năm 2007 trong danh sách được cung cấp trước khi
hỏi thêm cho các thành viên khác.


Câu 1: Điều tra viên ghi lại họ tên của tất cả các thành viên trong danh điều tra năm 2007 đã được
cung cấp trước khi hỏi thêm xem ngoài các thành viên đó thì còn có ai khác (thành viên nào khác)
hiện tại sống trong hộ bao gồm các thành viên mới sinh ra trong hộ hoặc mới chuyển đến sống
trong hộ trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến thời điểm điều tra. Thông tin để xác định những
thành viên mới bao gồm những ai thường ăn chung, ở chung trong hộ; có ai tạm vắng, trong đó ai là
những người đã vắng nhà trên 6 tháng trong 12 tháng qua; có ai là người giúp việc ăn chung với hộ;
có ai là khách/họ hàng đến ở chơi tại hộ từ 6 tháng trở lên, v.v


16
Trong thực tế điều tra có những trường hợp bố mẹ cùng ăn chung, ở chung một nhà với gia
đình con, chi phí ăn uống do hai bên đóng góp, còn các chi phí khác do bố mẹ và gia đình con chi
riêng từ quỹ thu chi riêng của hai bên. Cách khả thi nhất để ghi được trường hợp này là vẫn coi đây
là một hộ, tuy không thoả mãn điều kiện chung quỹ thu chi. Điều tra viên phải hỏi bố mẹ và gia
đình con về tất cả các khoản họ chi riêng ngoài ăn uống để có đủ thông tin ghi vào phiếu.
Trong thực tế cũng có trường hợp hộ không muốn kê khai một thành viên nào đó trong hộ,
ví dụ đứa con thứ 3, hoặc không có hộ khẩu. Khi đó điều tra viên nên giải thích rõ với hộ rằng gia
đình sẽ không bị phạt và điều tra viên sẽ không cung cấp thông tin đó với chính quyền địa phương
vì tất cả thông tin này sẽ được giữ kín, chỉ được sử dụng để phân tích, và các nhà phân tích sẽ
không biết tên của từng thành viên và địa chỉ của hộ.
Nếu hộ có trên 15 thành viên thì điều tra viên phải ghi từ thành viên thứ 16 vào phiếu phỏng
vấn thứ 2.
Câu 1a, 1b: Đây là 2 câu hỏi chỉ dành cho những thành viên hộ gia đình đã được điều tra
trong năm 2007 và có tên trong danh sách được cung cấp. Điều tra viên căn cứ vào danh sách các
thành viên và mã số tương ứng được cung cấp ghi lại mã số của vào câu 1a trước khi hỏi câu 1b

Câu 2 đến câu 5: Điều tra viên lưu ý, những câu hỏi này chỉ hỏi cho các thành viên hộ gia
đình là những thành viên hộ mới gia nhập gia đình (do mới sinh ra, chuyển đến sống trong hộ từ
năm 2007 đến thời điểm phỏng vấn) và không có trong danh sách các thành viên hộ được cung cấp.

Câu 2: Đối với những người trả lời trực tiếp, điều tra viên có thể dễ dàng xác định người đó là nam
hay nữ. Tuy nhiên, đối với các cháu nhỏ và những người đi vắng, điều tra viên không được dựa vào
tên đệm để suy đoán người đó là nam hay nữ mà phải hỏi người trả lời chính để ghi mã 1, hay mã 2.
Câu 3: Ghi tên dân tộc và đủ 2 chữ số về mã số dân tộc của các thành viên trong hộ theo bảng mã
dân tộc vào vị trí tương ứng.
Câu 5: Ghi tháng, năm sinh của mỗi thành viên theo dương lịch. Điều tra viên phải xác định tháng,
năm sinh thực tế của từng thành viên trong hộ. Nếu có giấy tờ, ví dụ: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, hộ
chiếu thì lấy tháng, năm sinh theo giấy tờ đó. Nếu không có giấy tờ hoặc giấy tờ khai không đủ,
không đúng thì dựa vào lời khai của đối tượng điều tra để ghi tháng, năm sinh. Trên thực tế, việc
thu thập chính xác thông tin về tháng, năm sinh theo dương lịch của nhiều người không dễ dàng.
Một số người không nhớ, hoặc chỉ nhớ theo âm lịch (tuổi mụ). Có thể giải quyết khó khăn này theo
hướng sau đây:
 Trường hợp chỉ nhớ năm sinh âm lịch như: Nhâm Thìn, Quý Sửu thì điều tra viên phải sử
dụng bảng chuyển đổi năm âm lịch và năm dương lịch in trong phiếu phỏng vấn hộ để
chuyển từ năm âm lịch sang năm dương lịch rồi mới ghi vào phiếu phỏng vấn.
 Trường hợp ĐTĐT chỉ nhớ được “Chi” như: Tý, Sửu, Dần của năm sinh theo âm lịch,
không nhớ được “Can” như: Giáp, Ất, Bính của năm âm lịch đó thì điều tra viên cần hỏi
thêm tuổi theo âm lịch của người đó và dùng bảng chuyển đổi năm âm lịch và dương lịch để
xác định năm sinh theo dương lịch cho người đó.
 Trường hợp chỉ nhớ tuổi theo âm lịch thì ước tính năm sinh theo dương lịch theo công thức
sau:
Năm điều tra - Số tuổi theo âm lịch +1 = Năm sinh theo dương lịch
Ví dụ: Điều tra vào năm 2007, một người khai là 57 tuổi âm lịch thì năm sinh là 2007 - 57 +
1 = 1941.
 Trường hợp không nhớ năm sinh thì điều tra viên có thể đặt thêm các câu hỏi gợi ý như
[TÊN] bao nhiêu tuổi khi sinh con đầu/út? Hoặc [TÊN] kết hôn khi bao nhiêu tuổi. Điều tra
viên có thể liên hệ năm sinh với các sự kiện lịch sử hoặc những sự kiện nào đó của địa
phương để xác định năm sinh theo dương lịch. Sau khi đã đặt các câu hỏi gợi ý mà vẫn chưa



17
xác định được năm sinh thì điều tra viên phải ước tính tuổi dựa trên diện mạo của thành viên
hộ, tuổi của người con đầu, tuổi của anh, chị, em Nhất thiết không được để trống năm
sinh.
 Trường hợp không nhớ được tháng sinh dương lịch thì điều tra viên cần đặt câu hỏi gợi ý để
có thể xác định được tháng sinh theo dương lịch cho người đó như: [TÊN] sinh trước hay
sau tết Nguyên Đán mấy tháng; sinh vào mùa Xuân, Hạ, Thu hay Đông; mùa khô hay mùa
mưa. Điều tra viên cũng có thể đặt những câu hỏi có liên quan đến những ngày dễ nhớ trong
năm của cả nước cũng như của địa phương như: ngày Quốc khánh (2/9), ngày Quốc tế lao
động 1/5, ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), ngày giải phóng miền Nam
(30/4/1975), các ngày lễ hội của địa phương .v.v Sau khi đã đặt thêm các câu hỏi thăm dò
mà vẫn không xác định được ngày, tháng sinh thì ghi KB vào dòng tương ứng của thành
viên đó.
Câu 4: Ghi mã quan hệ với chủ hộ cho mỗi thành viên. Điều tra viên cần ghi đúng mã số
quan hệ của từng thành viên đối với chủ hộ theo các mã đã hướng dẫn trong phiếu.

Câu 7: Chỉ hỏi cho những người từ 6 tuổi trở lên thuộc danh sách thành viên của hộ ở câu hỏi 1.
Câu này nhằm xác định ngôn ngữ mà từng thành viên hộ sử dụng trong giao tiếp hàng ngày với
những người bên ngoài hộ gia đình, ngôn ngữ thường được sử dụng là ngôn ngữ mà thành viên đó
sử dụng nhiều nhất trong các giao tiếp với những người bên ngoài hộ gia đình.
Nếu câu 3 trả lời mã 1 hoặc để trống >> câu 8
Câu 8: Chỉ hỏi tôn giáo của chủ hộ và điền mã tương ứng. Không hỏi câu này đối với các thành
viên khác của hộ


18
MỤC 2. GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ

Mục đích
Mục này đánh giá trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của các thành viên hộ gia

đình và những chi phí giáo dục trong 12 tháng. Những thông tin này sẽ giúp phân tích mối quan hệ
giữa mức sống với giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm đề ra những chính sách, kế hoạch phát triển
giáo dục, đào tạo và dạy nghề phù hợp.
Người trả lời
Phải hỏi từng thành viên của hộ gia đình từ độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo trở lên. Trẻ em nhỏ hơn
10 tuổi thì bố mẹ sẽ trả lời thay. Đối với các thành viên từ 10 tuổi trở lên thì phải trực tiếp trả lời
các câu hỏi mục này, đặc biệt đối với các câu hỏi liên quan đến chất lượng giáo dục. Điều tra viên
ghi mã tương ứng cho từng người trả lời thông tin của từng thành viên.
Khái niệm/Định nghĩa/Phạm vi
 Hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
1

- Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo.
- Giáo dục phổ thông có hai bậc học là bậc tiểu học và bậc trung học; bậc trung học có hai
cấp học là cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
- Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ là trình độ cao đẳng và trình độ đại học; giáo dục sau
đại học đào tạo hai trình độ là trình độ thạc sỹ và trình độ tiến sỹ.
Phương thức giáo dục gồm giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy
 Những người được tính là đi học phải đảm bảo một trong các yêu cầu sau:
- Tất cả những người tham gia các hệ/cấp/bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân tại các
trường/ cơ sở/ trung tâm bao gồm của nhà nước, tập thể, tư nhân trong nước hoặc của các tổ chức
quốc tế theo phương thức giáo dục chính qui của nhà nước được tính là đi học.
- Tất cả những người tham gia chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục
quốc dân như học bổ túc văn hoá, tại chức, chuyên tu, cử tuyển, văn bằng hai cũng được tính là đi
học
- Trường hợp ngoại lệ được tính vào đi học là: học chuyên khoa, bác sỹ nội trú, dự bị đại
học, học chính trị, học ở trường tôn giáo vẫn được tính là đi học.
Như vậy, những người tham gia các khoá học không theo chương trình giáo dục, đào tạo và
dạy nghề của Nhà nước và không được cấp bằng, chứng chỉ như học ôn thi đại học, học cắt may,

sửa chữa xe máy, cắm hoa, nữ công gia chánh, đánh máy chữ, tốc ký, học các nghề truyền thống
theo dạng thầy truyền nghề, trò học và làm công cho thầy, các lớp do các doanh nghiệp tự mở theo
dạng kèm cặp thì không coi là đi học.
Biết đọc, biết viết:
Một người được coi là biết đọc, biết viết nếu có thể đọc, viết và hiểu đầy đủ những câu đơn
giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài.

Nội dung và phương pháp ghi
Câu 1: Ghi lớp phổ thông cao nhất đã học xong, lớp mà người đó đã hoàn thành chương trình (kể
cả giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, tức là các lớp bổ túc văn hoá). Trường hợp đang
đi học thì lớp cao nhất đã học xong được tính bằng lớp đang học trừ đi 1. Ví dụ, một người đang
học lớp 10 thì chỉ ghi trình độ lớp 9 là lớp cao nhất đã học xong. Một người khác đang học lớp 9 và
bỏ học thì ghi lớp 8 là lớp cao nhất đã học xong.

1
Theo Điều 6 của Luật Giáo dục


19
Điều tra viên phải qui đổi các lớp thuộc các hệ giáo dục khác nhau về hệ giáo dục chuẩn để
tổng hợp.
Nếu từ 6 tuổi trở xuống >> Câu 5
Nếu chưa hết lớp 1 hoặc chưa bao giờ đi học ghi “00”
Từ lớp 5 trở lên >> Câu 3
Câu 2: Chỉ hỏi cho những người học từ lớp 4 trở xuống. Ghi mã 1 nếu biết cả đọc và viết. Nếu chỉ
biết đọc mà không viết được thì vẫn ghi mã 2. (không tính những trường hợp không đọc viết được
trong điều kiện bất thường hoặc do bị tật/bệnh mà thiếu các phương tiện hỗ trợ: chẳng hạn trời tối;
mắt cận thiếu kính;…)
Nếu trả lời mã 2 >> câu 5
Câu 3: Ghi mã bằng cấp cao nhất trong số những bằng cấp đã liệt kê mà thành viên của hộ đạt được

theo hai loại giáo dục-đào tạo và dạy nghề. Nếu người này đạt được nhiều bằng cấp thì ghi loại
bằng cấp cao nhất về giáo dục vào cột “GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ ĐẠI HỌC TRỞ LÊN” và
bằng cấp cao nhất về dạy nghề vào cột “GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP”. Chẳng hạn người trả lời có
bằng tốt nghiệp THPT và bằng công nhân kỹ thuật, thì cột ghi mã 3 vào cột “GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG VÀ ĐẠI HỌC TRỞ LÊN” và mã 4 vào cột “GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP”.
Điều tra viên cần chú ý chỉ ghi các loại bằng cấp theo các mã từ 0 đến 11 đã quy định trong
phiếu hỏi. Với các loại bằng cấp về tôn giáo và chính trị thì ghi mã 11.
Cột “GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP” chỉ bao gồm các mã từ 4 đến 6 và như vậy thì cột
“GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ ĐẠI HỌC TRỞ LÊN” sẽ là các mã còn lại. Những người học nghề
dưới 1 năm tại các trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề độc lập hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh và
được cấp chứng chỉ thì ghi mã 4 “dạy nghề ngắn hạn”. Những người học nghề từ 1 đến 3 năm trong
các trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học và được cấp bằng thì ghi
mã 5 “dạy nghề dài hạn”.
Câu 4: ĐTV xác định tổng số năm đi học của từng thành viên (không kể số năm đi nhà trẻ hoặc
mẫu giáo)
Câu 5: Ghi mã 1 nếu hiện nay người này đang đi học, ghi mã 2 nếu nghỉ hè (đi học theo khái niệm
trên) và chuyển sang hỏi câu 8. Nếu hiện nay không đi học ghi mã 3.
Câu 6: Ghi mã 1 nếu trong 12 tháng qua người này có đi học (đi học theo khái niệm trên) và
chuyển sang câu 8, ghi mã 2 nếu không đi học.
Câu 7: Hỏi các thành viên trong hộ lý do không đi học trong 12 tháng qua và điền mã tương ứng và
chuyển sang hỏi thành viên tiếp theo.
Câu 8: Điều tra viên chỉ ghi các hệ/cấp/bậc học của người này theo đúng nội dung phù hợp nhất
trong các mã từ 0 đến 10 như trong phiếu hỏi. Riêng mã 11 để ghi các khoá học khác (vẫn thuộc
khái niệm đi học ở trên) như học sơ cấp/trung cấp/ cao cấp chính trị, các trường tôn giáo, các trường
Dự bị đại học Dân tộc, chuyên khoa cấp I/cấp 2, bác sỹ nội trú Nếu một người tham gia nhiều hơn
1 khoá học thì hỏi và ghi khoá học người đó cho là khoá học chính.
Câu 9: Điều tra viên hỏi hộ về khoảng cách từ nhà đến trường mà tên đang học hiện tại. Khoảng
cách ở đây được tính bằng km.
Câu 10: ĐTV hỏi xem các thành viên đang đi học của hộ theo hình thức nội trú, bán trú hay đi về
hàng ngày và ghi mã tương ứng. Đối với học sinh cấp 3 vùng dân tộc thiểu số thường học ở Trường

dân tộc nội trú là phổ biến.
Nếu trả lời mã 1 hoặc mã 2 >> câu 13
Câu 11: Câu này hỏi về thời gian mà thành viên của hộ đang đi học về thời gian trung bình từ nhà
đến trường nhằm so sánh sự khác biệt về thời gian giữa các hộ tiếp cận được với đường giao thông
so với các hộ không tiếp cận được với đường giao thông.


20
Câu 12: Câu này hỏi về phương tiện giao thông mà thành viên của hộ thường sử dụng để đến
trường học.
Câu 13: Câu này hỏi về miễn hoặc giảm, không chỉ đối với học phí mà cả các khoản phải đóng góp
khác khi đi học. Các khoản đóng góp khác là các khoản đóng góp có tính chất bắt buộc chung do
nhà truờng hoặc ngành giáo dục quy định như: Đóng góp xây dựng trường, quỹ phụ huynh, trái
tuyến.
Câu 17: Mục đích của câu này là đánh giá mức độ hài lòng về mức đóng góp hiện tại của trường
mà thành viên của hộ đang theo học. Nếu câu trả lời là từ mã 3 đến mã 5 thì sẽ chuyển sang câu 19.
Câu 18: Câu này hỏi nhằm xác định nguyên nhân tại sao thành viên đang đi học của hộ không
hài lòng với các khoản đóng góp hiện tại của trường.
Câu 19: Câu này hỏi nhằm tìm hiểu thành viên đang đi học của hộ nhận được từ các tổ chức trợ
giúp cho giáo dục là bao nhiêu tiền (bao gồm tiền ăn ở, đi lại, sách giáo khoa, đồng phục, học bổng)
Câu 20: Mục đích của câu này là đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng giảng dạy của trường mà
thành viên của hộ đang theo học. Nếu câu trả lời là từ mã 3 đến mã 5 thì sẽ chuyển sang câu 22.
Câu 21: Câu này hỏi về lý do tại sao thành viên đang đi học của hộ không hài lòng với chất lượng
giảng dạy của trường nhằm xem xét nguyên nhân của chất lượng giáo dục thấp là do chất lượng
giáo viên, cơ sở vật chất của trường hay do số học sinh trên giáo viên quá đông.
Câu 22: Câu này nhằm xác định các khó khăn mà thành viên đang đi học của hộ gặp phải như thiếu
dụng cụ học tập, không thông thạo tiếng kinh.
Câu 23: Mục đích của câu này là nhằm xác định trường mà thành viên của hộ đang học thuộc
trường nào, công lập, bán công hay trường tư để có thể so sánh chất lượng giáo dục và chi phí giữa
các loại trường này.





21
MỤC 3. Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ
Mục đích
Thu thập thông tin về tình hình ốm/bệnh/chấn thương, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, sử dụng
các loại cơ sở dịch vụ y tế, các khoản chi phí liên quan đến những lần khám bệnh, chữa bệnh và chi
phí cho việc chăm sóc sức khoẻ, mức độ hài lòng của hộ gia đình với các dịch vụ khám chữa bệnh
mà thành viên của hộ nhận được.

Người trả lời
Điều tra viên phải hỏi từng người có sử dụng dịch vụ y tế trong 12 tháng qua. Đối với trẻ em
dưới 10 tuổi thì chủ hộ hoặc người khác trong hộ biết thông tin có thể trả lời thay. Nếu có thành
viên từ 10 tuổi trở lên vắng mặt thì hỏi tất cả những người có mặt, sau đó hẹn và quay lại hộ để hỏi
những người vắng mặt đó. Lưu ý, ĐTV ghi mã người trả lời thông tin mục này cho từng thành viên
của hộ nhằm xác định được những thành viên nào có mặt ở nhà và những thành viên nào được
người khác trả lời thay

Khái niệm/ Định nghĩa/ Phạm vi
- Ốm/bệnh/chấn thương bao gồm các loại bệnh đã được cơ sở y tế chẩn đoán và kể cả chưa
được chẩn đoán nhưng có các biểu hiện ho, sốt, tiêu chảy, đau nhức, viêm, nôn mửa, cảm
lạnh hoặc tai biến chửa đẻ, ngộ độc, bỏng gây tổn thương rộng; tai nạn trong giao thông, tai
nạn lao động, đánh nhau, ngã, động vật cắn/húc/đá.
Lưu ý một số trường hợp như đau/mọc răng nhẹ, đứt tay/chân, trứng cá, mụn nhỏ,
nhưng không ảnh hưởng đến sức khoẻ thì không tính là ốm trong phiếu phỏng vấn
này.
- Khoảng thời gian 4 tuần qua là 4 tuần ngay trước ngày phỏng vấn, không phải 4 tuần trước
tuần có ngày phỏng vấn. Ví dụ: ngày phỏng vấn là Thứ hai, 10/4/2012 thì điều tra viên phải

nói cho người trả lời là 4 tuần qua bắt đầu tính từ Thứ hai, ngày 12/3/2012.
- Khám chữa bệnh nội trú là những trường hợp có tiếp xúc với các dịch vụ y tế và được nhập
viện tại cơ sở y tế cung cấp dịch vụ đó.
- Khám chữa bệnh ngoại trú là những trường hợp có tiếp xúc với các dịch vụ y tế nhưng
không phải nhập viện tại các cơ sở cung cấp dịch vụ đó.
- Y tế thôn bản: Là những cán bộ y tế lưu động, chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong phạm vi
thôn bản và được hưởng phụ cấp hàng tháng của Nhà nước.
- Trạm y tế xã: Là cơ sở y tế Nhà nước đóng tại xã. Kể cả trạm y tế thị trấn.
- Phòng khám đa khoa khu vực: Là cơ sở y tế của Nhà nước phục vụ dân trong một số xã, có
chức năng như bệnh viện huyện nhưng có qui mô nhỏ.
- Bệnh viện Nhà nước: Gồm các bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý, gồm bệnh viện huyện/quận,
tỉnh/thành phố, bệnh viện Trung ương kể cả đa khoa và chuyên khoa; bệnh viện của các bộ,
ngành quản lý.
- Y tế tư nhân: Gồm bệnh viện tư nhân (của người Việt Nam hoặc của người nước ngoài quản
lý), phòng khám đa khoa hoặc chuyên khoa do một hay một nhóm các thầy thuốc tư nhân
quản lý và điều hành. Thầy thuốc tư nhân gồm những thầy thuốc có bằng cấp ngành y, khám
chữa bệnh bằng phương pháp đông, tây y, hoạt động độc lập hoặc trong các phòng khám tư
nhân, kể cả những cán bộ y tế vừa làm việc cho Nhà nước vừa khám chữa bệnh ngoài giờ
hành chính, những cán bộ y tế về hưu.


22
- Lang y (thầy lang, ông lang): Là những thầy thuốc hiện có khám chữa bệnh mà chưa có
bằng cấp chính thức của ngành y tế, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền dân gian
đông y hay thuốc nam theo kinh nghiệm (một số nơi còn gọi là ông/ bà lang vườn).
- Cơ sở y tế khác: Gồm các cơ sở y tế ngành, y tế cơ quan xí nghiệp, nhà hộ sinh; các cơ sở y
tế khác chưa kể trên như cơ sở y tế của hội từ thiện, hội chữ thập đỏ, tổ chức phi chính phủ,
v.v. và kể cả bệnh viện quốc tế hoặc tương đương.

Nội dung và phương pháp ghi

Điều tra viên phải hỏi tất cả các thành viên của hộ từ câu 1 đến câu 2 trước khi chuyển đến
các câu tiếp theo. Hỏi tất cả các thành viên có sử dụng dịch vụ y tế trong 12 tháng qua. Đối với trẻ
em dưới 10 tuổi thì người lớn có thể trả lời thay.

Câu 1: Nếu người này có ốm/bệnh/chấn thương trong 4 tuần qua (theo khái niệm ốm/bệnh/chấn
thương ở trên) thì ghi mã 1 và chuyển sang hỏi câu 3. Nếu người này không ốm/bệnh/chấn thương
trong 4 tuần qua thì ghi mã 2 và hỏi câu tiếp theo.
Câu 2: Nếu người này có ốm/bệnh/chấn thương trong 12 tháng qua (theo khái niệm ốm/bệnh/chấn
thương ở trên) thì ghi mã 1 và hỏi câu tiếp theo. Nếu người này không ốm/bệnh/chấn thương trong
12 tháng qua thì ghi mã 2 và chuyển sang hỏi câu 4.
Câu 3: Điều tra viên ghi tổng số ngày ốm/bệnh/chấn thương cộng dồn trong 12 tháng qua như sau:
- Tổng số ngày ốm nặng vào cột a: Đó là tổng số ngày mà người này phải nằm một chỗ và
phải có người chăm sóc tại giường.
- Tổng số ngày ốm vừa vào cột b: Đó là tổng số ngày người đó phải nghỉ việc/học/hoặc
không tham gia được các hoạt động bình thường nhưng không phải nằm 1 chỗ và không
cần người chăm sóc tại giường.
Câu 4: Điều tra viên hỏi và ghi mã tương ứng với câu trả lời của người được hỏi. Nếu người đó trả
lời là có thì tốt nhất điều tra viên yêu cầu được xem thẻ bảo hiểm y tế/giấy khám chữa bệnh miễn
phí đó. Điều tra viên chú ý nếu ghi mã 2 hoặc 3 thì chuyển sang hỏi thành viên tiếp theo.
Câu 5: Điều tra viên hỏi và ghi mã tương ứng với câu trả lời của người được hỏi. Riêng mã 7 là để
ghi cho các trường hợp các tổ chức/người khác cho một phần và một phần do người được hưởng
bảo hiểm y tế đóng góp.
Câu 6: Đây là câu hỏi nhằm thu thập các thông tin về các vấn đề liên quan đến thẻ báo hiểm y tế,
đặc biệt là đối với thẻ bảo hiểm y tế của người nghèo.
Câu 7: Đây là câu hỏi tổng quát để xác định trong hộ có thành viên nào sử dụng dịch vụ y tế trong
12 tháng qua. Lý do sử dụng dịch vụ y tế có thể là vì ốm đau, bệnh tật, chấn thương, hoặc không bị
ốm đau bệnh tật gì nhưng vẫn sử dụng dịch vụ y tế như khám thai, đẻ, kiểm tra sức khoẻ, v.v
Nếu trả lời có ghi mã 1 và tiếp tục phỏng vấn các câu tiếp theo, ưu tiên phỏng vấn trước
những trường hợp ốm/bệnh/chấn thương ở câu 3 sau đó phỏng vấn tiếp các trường hợp sử dụng dịch
vụ y tế khác; nếu trả lời không ghi mã 2 thì chuyển sang cau 20.

Câu 8: Ghi mã và tên thành viên hộ có sử dụng dịch vụ y tế và loại cơ sở y tế đã sử dụng trong 12
tháng qua.
 Lưu ý mỗi dòng ghi cho 1 người đến cùng 1 loại sở y tế với cùng một 1 nhóm lý do (có thể
1 lần hoặc nhiều lần).
Ví dụ : + Trường hợp thành viên 01 đến Bệnh viện tỉnh 6 lần (2 lần phải nhập viện) trong 12
tháng qua với cùng 1 nhóm lý do là chữa bệnh thì ghi 1 dòng.


23
+ Thành viên 03 trong 12 tháng qua cũng đến Bệnh viện tỉnh 6 lần nhưng với 3
nhóm lý do là 2 lần tiêm chủng, 1 lần sinh đẻ và 3 lần chữa bệnh thì phải ghi làm 3 dòng.

+ Thành viên 04 trong 12 tháng qua đến Bệnh viện huyện 1 lần, Bệnh viện tỉnh 1 lần
và 3 lần đến cơ sở y tế tư nhân cùng 1 nhóm lý do là chữa bệnh vẫn được ghi làm 3 dòng.
Câu 9: Ghi số thứ tự những lần đến các cơ sở y tế của từng nhóm lý do theo từng thành viên, nghĩa
là mỗi thành viên đều có số thứ tự đầu tiên là số 1.
Như vậy, theo ví dụ ở câu 8 thì thành viên số 01 được ghi 1 dòng với số thứ tự ở câu 9 là 01
và mã cơ sở y tế là 2; thành viên số 03 được ghi 3 dòng với số thứ tự lần lượt của từng dòng là 1, 2,
3 với mã cơ sở là 1; thành viên số 04 cũng được ghi 3 dòng với số thứ tự lần lượt là 1, 2, 3 tương
ứng với mã cơ sở y tế lần lượt là 1, 2, 3.
Chú ý mỗi dòng đều phải ghi đầy đủ các thông tin từ cột mã thành viên, tên thành viên, số
thứ tự, mã số cơ sở, lý do,
Câu 10: Ghi mã nhóm lý do đến cơ sở y tế phù hợp với người trả lời và phương pháp ghi như đã
hướng dẫn ở câu 7 và câu 8.
Câu 11: Ghi số lần đến cơ sở y tế để sử dụng dịch vụ y tế nội và ngoại trú.
Câu 12: Hỏi xem thành viên của hộ gia đình có được miễn giảm viện phí cho lần đi khám chữa
bệnh không. Nếu không thì chuyển sang câu 14.
Câu 13: Nhằm xác định nguyên nhân mà thành viên hộ gia đình được miễn giảm học phí trong lần
khám chữa bệnh này.
Câu 14: Điều tra viên hỏi cố gắng hỏi thành viên hộ trực tiếp khám, chữa bệnh nếu thành viên đó

vắng nhà thì cố gắng hỏi câu hỏi này đối với người mà đi chăm sóc thành viên đó về mức độ hài
lòng của họ đối với chất lượng và dịch vụ y tế mà họ nhận được trong lần khám chữa bệnh. Nếu câu
trả lời có mã từ 3 đến 5 thì chuyển sang hỏi câu 16.
Câu 15: Mục đích nhằm tìm hiểu nguyên nhân tại sao thành viên của hộ không hài lòng với chất
lượng và dịch vụ mà họ nhận được cho từng lần khám, chữa bệnh. Giốngnhư câu hỏi 14, ĐTV cố
gắng hỏi người trực tiếp khám, chữa bệnh.
Câu 16: ĐTV hỏi tổng số tiền mà thành viên của hộ chi cho từng lần khám,chữa bệnh. ĐTV cố
gắng khai thác từng chi tiết như chi phí khám, chi mua thuốc, chi bồi dưỡng bác sĩ, chi cho ăn ở nội
trú, chi phí cho đi lại v.v
Câu 17: Nhằm xác định khoảng cách từ nơi ở của hộ đến cơ sở khám chữa bệnh của từng lần khám
chữa bệnh của các thành viên hộ gia đình. Nếu khoảng cách là số lẻ thì Điều tra viên ghi 1 con số
sau dấu phẩy ví dụ: 1,7 km hoặc 0,3 km.
Câu 18: Hỏi về phương tiện giao thông mà thành viên hộ gia đình sử dụng để đi đến cơ sở khám
chữa bệnh cho lần khám chữa bệnh đó.
Câu 19: Hỏi về thời gian trung bình để đi từ hộ gia đình đến cơ sở khám, chữa bệnh đó nếu sử dụng
phương tiện giao thông mà thành viên hộ gia đình sử dụng để đi đến cơ sở khám chữa bệnh đó.



24
MỤC 4. THU NHẬP

Mục đích
Thu thập tất cả các thông tin có liên quan đến việc tính thu nhập của tất cả các thành viên từ
6 tuổi trở lên từ việc làm công làm thuê, từ hoạt động sản xuất nông lâm thuỷ sản và sản xuất kinh
doanh ngành nghề và dịch vụ, chế biến của hộ.

Người trả lời
Điều tra viên phải hỏi từng thành viên từ 6 tuổi trở lên là thành viên trong hộ. Nếu trẻ em đi
vắng hoặc không tự trả lời được thì người khác trong hộ biết thông tin có thể trả lời thay. Nếu có

người lớn trên 15 tuổi nào đó vắng mặt thì hoàn thành phỏng vấn đối với tất cả những người có mặt,
sau đó hẹn và quay lại hộ để hỏi những người vắng mặt đó. Đối với tất cả các trường hợp, ĐTV
phải ghi mã người trả lời cho từng thành viên tương ứng từ 6 tuổi trở lên
Một số phần trong mục này chỉ cần hỏi những thành viên biết nhiều thông tin nhất như phần
hoạt động sản xuất nông lâm thuỷ sản và SXKD ngành nghề dịch vụ của hộ.

Khái niệm/Định nghĩa/Phạm vi
Việc làm của thành viên HGĐ được định nghĩa là 1 trong 3 loại được pháp luật của nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam công nhận, gồm:
Loại 1: Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật cho công
việc đó. Người làm loại công việc này mang sức lao động (chân tay hoặc trí óc) của mình để đổi lấy
tiền công, tiền lương; không tự quyết định được những vấn đề liên quan đến công việc mình làm,
như mức lương, số giờ làm việc, thời gian nghỉ phép, v.v
Loại 2: Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân, bao gồm sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản trên đất do chính thành viên đó sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng, hoặc hoạt
động kinh tế ngoài nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản do chính thành viên đó làm chủ hay quản lý
toàn bộ hoặc một phần; thành viên đó chi toàn bộ chi phí và thu toàn bộ lợi nhuận trong loại công
việc này.
Loại 3: Làm các công việc cho HGĐ mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền công,
tiền lương cho công việc đó. Các công việc gồm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên
đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng; hoặc hoạt động
kinh tế ngoài nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ làm chủ
hoặc quản lý.
Hoạt động nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Vì vậy, nếu
một người vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi vừa làm dịch vụ nông nghiệp thì hỏi việc làm nào chiếm
nhiều thời gian nhất, việc nào chiếm nhiều thời gian thứ hai mà không gộp thành một việc.
Trong thực tế điều tra viên có thể bỏ sót những người tham gia thêm vào việc buôn bán hay
sản xuất của hộ và không tính việc tham gia đó là một việc của họ. Nếu họ có tham gia thì vẫn phải
coi đó là một việc và tuỳ tình hình cụ thể của họ mà xếp vào các phần tương ứng.
Công việc tự làm được định nghĩa cho thành viên và cho HGĐ:

Công việc tự làm của thành viên hộ gia đình được định nghĩa là một trong 2 dạng sau:
a) Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân, bao gồm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản trên đất do chính thành viên đó sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng; hoặc hoạt động
kinh tế ngoài nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản do chính thành viên đó làm chủ hay quản lý
toàn bộ một phần; thành viên đó chi toàn bộ chi phí và thu toàn bộ lợi nhuận trong loại công
việc này.


25
b) Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền
công, tiền lương hay lợi nhuận cho công việc đó, gồm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản trên đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hay có quyền sử dụng;
hoặc hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản do chủ hộ hoặc một thành viên
trong hộ làm chủ hoặc quản lý.
Công việc tự làm của hộ gia đình được định nghĩa là các hoạt động kinh tế nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản và ngoài nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản do chủ hộ hay một thành viên trong hộ
làm chủ và quản lý toàn bộ hay một phần. Các hoạt động (nghề) này có thể do các thành viên trong
hộ tiến hành hoặc có kết hợp thuê nhân công, hoặc chủ hộ chỉ quản lý và thuê toàn bộ nhân công.
Việc tự làm rất đa dạng và có thể dễ lẫn với việc đi làm nhận tiền lương, tiền công. Một bác
sỹ ban ngày làm cho bệnh viện và nhận lương thì đó là việc làm nhận tiền lương, tiền công. Cũng
người này buổi tối có phòng khám tư và tự hành nghề y thì việc này là việc tự làm. Một thợ nề
trong 12 tháng qua có 4 tháng đi làm cho một chủ thầu xây dựng và nhận lương tháng thì việc này
là việc làm nhận tiền lương, tiền công. Cũng người này trong 8 tháng còn lại trong 12 tháng qua
nhận xây một nhà ở, tuyển thêm thợ và tổ chức, điều hành việc xây dựng ngôi nhà đó và nhận tiền
của chủ nhà cho việc xây ngôi nhà đó. Trường hợp này việc xây ngôi nhà là việc tự làm và là việc
chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua, Việc đi làm cho chủ thầu trong 4 tháng nêu trên là
việc thứ hai trong 12 tháng qua và là việc làm nhận tiền lương, tiền công. Một thợ nề khác chỉ có
cái bay, thước, bàn xoa và đi xây hoặc sửa nhà cho bất kỳ ai cần và nhận tiền công từ chủ nhà thì đó
là vẫn là làm công, làm thuê.
Khi xác định là việc làm nhận tiền lương, tiền công thì ghi mã 1 vào Mục 4A câu 1a; nếu là

việc tự làm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và dịch vụ liên quan thì ghi mã 1 vào Mục 4A câu 1b; nếu là
việc tự làm phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và các dịch dụ phi nông lâm thuỷ sản thì ghi mã 1 vào
Mục 4A câu 1c.
Hướng dẫn phân loại nghề:
Nghề là loại công việc mà một cá nhân thể hiện trong việc làm của họ.
Sau đây là giải thích một số điểm cơ bản khi sử dụng Danh mục nghề nghiệp để đánh mã
nghề.
Cơ sở phân loại:
Hệ thống nghề nghiệp được phân loại dựa trên hai khái niệm chính: khái niệm về loại công
việc đã làm và khái niệm về tay nghề.
Loại công việc là tập hợp các nhiệm vụ và trách nhiệm đã thực hiện, hoặc phương tiện để
thực hiện nó, của một người mà đơn vị thống kê sử dụng cho việc phân loại nghề.
Tay nghề là khả năng thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm mà một nghề đòi hỏi. Tay nghề
được thể hiện trên 2 mặt:
a. Trình độ tay nghề: Là sự kết hợp của mức độ phức tạp và phạm vi mà các nhiệm vụ và
trách nhiệm phải giải quyết;
b. Đặc tính chuyên môn hoá: bao gồm lĩnh vực chuyên môn mà công việc đòi hỏi, các công
cụ máy móc đã sử dụng, các nguyên liệu vật liệu dùng trong sản xuất, loại sản phẩm và dịch vụ đã
làm ra.
Để đảm bảo yêu cầu so sánh quốc tế, hệ thống phân loại nghề được chia thành 4 mức tay
nghề khái quát:
a. Mức tay nghề thứ nhất: không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật.
b. Mức tay nghề thứ hai: tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật sơ cấp hoặc công
nhân kỹ thuật
c. Mức tay nghề thứ ba: tương ứng với trình độ trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng.

×