Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Stress có thể khiến não trẻ chậm phát triển doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.56 KB, 4 trang )



Stress có thể khiến não
trẻ chậm phát triển

Theo các nhà khoa học của Đại học Wisconsin, Madison
thì stress có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não của trẻ
em do thay đổi phát triển thành phần đặc biệt của não.

Ảnh minh họa
Những khảo sát trên động vật đã cho thấy có nhiều bằng
chứng về mối liên quan của stress cấp tính và mãn tính làm
thay đổi một phần của não được gọi là thùy trước trán, vùng
này có liên quan đến khả năng nhận thức cũng như lưu trữ
những thông tin sử dụng lại. Những trẻ em đã từng trải qua
nhiều sự kiện stress nặng nề và kéo dài trong cuộc sống sẽ có
điểm đánh giá thấp về hoạt động trí nhớ. Những trẻ này sẽ
gặp khó khăn trong việc thực hiện các thử nghiệm đánh giá
trí nhớ ngắn hạn.
Chụp cắt lớp vùng não nhỏ ở thùy trước trán cho thấy có sự
thay đổi nên đã dẫn đến ảnh hưởng xấu đến trí nhớ. Có
những sự thay đổi hết sức tinh tế nhưng sự thay đổi này có
liên quan đến khả năng nhận thức quan trọng. Các nhà
nghiên cứu đã đánh giá mức độ stress ở trẻ em tuổi 9 – 14 và
cha mẹ của chúng bằng bảng phỏng vấn. Thay vì tập trung
vào một nhóm stress đặc biệt thì người ta tìm kiếm độ nặng
của các yếu tố ảnh hưởng, khảo sát những yếu tố stress tích
tụ theo tuổi.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Qua chụp cộng hưởng từ khảo sát não cả vùng chất trắng lẫn


chất xám để đánh giá sự thay đổi của mô não. Ở những vùng
não quan trọng, thể tích não thay đổi theo mức độ stress.
Chất trắng là những sợi dây dài trong não có nhiệm vụ kết
nối các phần não và chia sẻ thông tin, chất xám dùng “làm
toán”, nó chịu trách nhiệm về xử lý thông tin. Chất xám xuất
hiện sớm ở trẻ chúng giúp tạo ra nhiều hoạt động khác nhau.
Chính vì thông tin này, các chuyên gia khuyến cáo phải giữ
gìn não trẻ thật cẩn thận, tránh tối đa tình trạng gây stress cho
trẻ.

×