Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Sự hình thành,phát triển và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.96 KB, 37 trang )

Báo cáo tổng hợp SVTH: Bùi Đình Lãnh
NỘI DUNG KHẢO SÁT TỔNG HỢP
Chương I. Sự hình thành,phát triển và đặc điểm kinh tế - kỹ
thuật chủ yếu của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
I. Giới thiệu chung về ngân hàng ngân hàng đầu tư và phát triển.

Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of
Vietnam.
Tên gọi tắt: BIDV.
Địa chỉ: Tháp A, toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu,
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 042200422
Fax: 04 2200399
Website: www.bidv.com.vn.
Email:

1. Ngày thành lập.
- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
- Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
- Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2. Nhiệm vụ.
Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ
ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không
ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền
tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước.
Lớp QTCL K46 Khoa QTKD
1
Báo cáo tổng hợp SVTH: Bùi Đình Lãnh
3. Phương châm hoạt động.
- Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV.


- Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công.
4. Mục tiêu hoạt động.
- Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
5. Chính sách kinh doanh.
- Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn.
6. Cam kết với khách hàng.
- Với khách hàng:
+ Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện
ích nhất .
+ Chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp
- Với các đối tác chiến lược: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.
- Với Cán bộ Công nhân viên:
+ Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vật
chất,tinh thần.
+ Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo
phương châm “mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thế trong cạnh tranh”
về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
7. Thương hiệu BIDV.
- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp
hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân
hàng.
- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một
trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo
Lớp QTCL K46 Khoa QTKD
2
Báo cáo tổng hợp SVTH: Bùi Đình Lãnh
hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu
mạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính
trong và ngoài nước.
- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng

trong 50 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển Đất
nước.
II. Quá trình ra đời và phát triển của BIDV.
Lịch sử 50 năm xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất
đỗi hào hùng và gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược
và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam...
Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh,
thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm
vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở
miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965-
1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiện
công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các
thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là
người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư
phát triển của đất nước...
1. Lịch sử hình thành và sự thay đổi hình thức pháp lý của BIDV.
1.1. Thời kì từ 1957 – 1980.
Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài
chính) - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định
Lớp QTCL K46 Khoa QTKD
3
Báo cáo tổng hợp SVTH: Bùi Đình Lãnh
177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Quy mô ban đầu gồm 8
chi nhánh, 200 cán bộ.
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam có những chức năng, nhiệm vụ như
sau:
- Căn cứ vào kế hoạch và dự toán kiến thiết cơ bản đã được Nhà nước

phê duyệt để cung cấp kịp thời vốn kiến thiết cơ bản.
- Quản lý toàn bộ số vốn do Ngân sách Nhà nước cấp vào công tác kiến
thiết có bản và số vốn tự có dùng vào kiến thiết cơ bản.
- Cho các xí nghiệp nhận thầu quốc doanh ( kể cả địa phương ) vay ngắn
hạn theo kế hoạch cho vay đã được Chính phủ duyệt.
-Tổ chức làm công tác nghiệp vụ kế toán kiến thiết cơ bản, kiểm tra theo
dõi tình hình sử dụng vốn và hoạt động tài vụ, của các xí nghiệp nhận thầu và
đơn vị kiến thiết.
1.2. Thời kì 1981 – 1989.
Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ.
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng với những chức năng, nhiệm vụ chủ
yếu : Thu hút, quản lý tất cả các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản
của các cơ quan, các tổ chức sản xuất kinh doanh, các tổ chức xã hội .Cụ thể
như sau :
- Cho vay và cấp vồn Đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lưu động về kinh
doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
- Quản lý nguồn vốn tự có của các tổ chức kinh doanh, các tổ chức xã
hội… danh cho xây dựng cơ bản.
Lớp QTCL K46 Khoa QTKD
4
Báo cáo tổng hợp SVTH: Bùi Đình Lãnh
- Thực hiện chức năng Trung tâm Thanh toán và quản lí tiền mặt, kiểm
soát chi tiêu quỹ tiền lương trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
- Kiểm tra các cơ quan, tổ chức về hoạt động kinh tế và sử dụng vốn đầu
tư xây dựng cơ bản.
1.3. Thời kì 1990 – nay.
1.3.1. Thời kỳ 1990- 1994:
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi

tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-
CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi
mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Trong giai đoạn này, chức năng, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ
bản ,cụ thể như sau:
-Huy động vốn trung hạn, dài hạn trong và ngoài nước; nhận vốn từ ngân
sách nhà nước.
- Cho vay các dự án phát triển kinh tế - kĩ thuật; kinh doanh tiền tệ - tín
dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực Đầu tư phát triển.
-Hoạt động theo Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài
chính ngày 23/5/1990 và theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng
Đầu tư và phát triển Việt Nam.
-Ngân hàng Đầu tư và phát triển là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc
lập; được nhà nước cấp vốn điều lệ, được tự chủ về tài chính và có con dấu
riêng. Vốn điều lệ được cấp là 200 tỷ đồng, tương đương 30 triệu USD tính
theo tỉ giá hiện hành.
-Ngày 26/11/1990 Thống đốc ngân hàng nhà nước đã kí Quyết định số
104 NH/QD ban hành điều lệ đầu tiên của Ngân hàng Đầu tư và phát triển
Lớp QTCL K46 Khoa QTKD
5
Báo cáo tổng hợp SVTH: Bùi Đình Lãnh
Việt Nam. Theo Điều lệ này, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của mình,
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được :
+ Xác định chính thức là một Ngân hàng Quốc doanh.
+ Được phép huy động vốn trung hạn và dài hạn trong nước , nước
ngoài, nhận vốn từ ngân sách nhà nước để cấp phát hoặc cho vay dài hạn và
cho vay bổ sung vốn lưu động đối với các dự án phát triển kinh tế kĩ thuật của
tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh.
+ Được cấp vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, được hạch toán kinh tế độc lập.

+ Được kinh doanh tiền tệ,tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với
khách hàng trong và ngoài nước.
+ Được tổ chức kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế.
+ Được vay vốn Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại
quốc doanh trong nước.
+ Được thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
+ Được nhận làm đại lí hoặc liên doanh với các khách hàng, tổ chức
phi tài chính.
+ Được quyết định các vấn đề về tổ chức, cán bộ, tiền lương, phân
phối và sử dụng các quỹ thuộc thẩm quyền BIDV.
Đây là bước phát triển về chất trong hoạt động của BIDV. Nguồn
vốn của Ngân hàng không chỉ còn là vốn Ngân sách nhà nước giao để cấp
phát và cho vay, mà chủ yếu là Ngân hàng đi vay để cho vay, đồng thời thực
hiện có vay có trả. Ngân hàng được quyết định cho vay đối với các công trình
đầu tư trên cơ sở các quy định của nhà nước và thể lệ tín dụng đầu tư; được
quyền quyết định không cấp phát, không cho vay hoặc thu hồi vốn trước hạn
đối với các công trình không đủ căn cứ và điều kiện theo quy định.
Lớp QTCL K46 Khoa QTKD
6
Báo cáo tổng hợp SVTH: Bùi Đình Lãnh
1.3.2. Từ 1/1/1995.
Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh
doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho
đầu tư phát triển của đất nước.
Trong giai đoạn này, BIDV tiếp tục bổ sung thêm những chức năng,
nhiệm vụ của mình như sau:
- Quyết định 249 QD/NH5 ngày 18/11/1994 của Thống đốc ngân hàng
nhà nước về việc điều chỉnh chức năng ,nhiệm vụ của BIDV; theo Quyết định
này BIDV thực sự chuyển sang hoạt động kinh doanh như một Ngân hàng
Thương mại bắt đầu từ 01/01/1995.

- Thực hiện các hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác
có liên quan theo quy định của pháp luật:
+ Huy động vốn dài hạn,trung hạn và ngắn hạn trong và ngoài nước,
kinh doanh đa năng tổng hợp về tài chính, tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân
hàng.
+ Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển từ
các nguồn vốn của chính phủ, cá tổ chức tài chính, tiền tệ, các tổ chức, đoàn
thể, cá nhân trong và ngoài nước theo pháp luật.
1.3.3. Thời kỳ 1996 - nay:
Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất
nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV.
Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều
danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng
Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng
lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…
Lớp QTCL K46 Khoa QTKD
7
Báo cáo tổng hợp SVTH: Bùi Đình Lãnh
2. Những thành tựu qua các giai đoạn phát triển tiêu biểu.
2.1. Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981).
2.1.1. Giai đoạn 1957-1960.
Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi
phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế
hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến
thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp
phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích
luỹ vốn cho nhà nước… Ngay trong năm đầu tiên, Ngân hàng đã thực hiện
cung ứng vốn cho hàng trăm công trình, đồng thời tránh cho tài chính khỏi ứ
đọng và lãng phí vốn,.. có tác dụng góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo

thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả...
Nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất của
nhân dân miền Bắc khi đó đã được xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phát
của Ngân hàng Kiến Thiết như: Hệ thống đại Thuỷ Nông Bắc Hưng Hải; Góp
phần phục hồi và xây dựng các hầm lò mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; Nhà
máy Xi măng Hải phòng, những tuyến đường sắt huyết mạch... ; Góp phần
dựng xây lại Nhà máy nhiệt điện Yên Phụ, Uông Bí, Vinh; Xây dựng Đài
phát thanh Mễ Trì rồi các trường Đại học Bách khoa, Kinh tế - Kế hoạch, Đại
học Thuỷ Lợi...
2.1.2. Giai đoạn 1960-1965.
Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cung ứng vốn
cấp phát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng
cơ bản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi hẳn diện mạo nền
kinh tế miền Bắc. Hàng trăm công trình đã được xây dựng và sử dụng như
khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (Thượng Đình - Hà Nội), Khu công nghiệp
Việt Trì, Khu gang thép Thái Nguyên; Các nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, Bản
Lớp QTCL K46 Khoa QTKD
8
Báo cáo tổng hợp SVTH: Bùi Đình Lãnh
Thạch (Thanh Hoá), Khuổi Sao (Lạng Sơn), Nà Sa (Cao Bằng), nhiệt điện
Phả Lại, Ninh Bình, đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì - Đông Anh,
Đông Anh – Thái Nguyên,…
Qua đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến thiết, các nhà máy phục vụ
phát triển kinh tế nông nghiệp như Phân Lân Văn Điển, Phân đạm Hà Bắc,
Supe phốt phát Lâm Thao, Hệ thống Thuỷ Nông Nam Hà gồm 6 trạm bơm
lớn Cổ Đam, Cốc Thành, Hữu Bị, Vĩnh Trị, Như Trái, Nham Tràng... đã ra
đời cùng với các nhà máy mới như đường Vạn Điểm, Nhà máy bóng đèn
Phích nước Rạng Đông, Nhà máy Trung quy mô (Công cụ số I), Nhà máy cơ
khí Trần Hng Đạo, Các nhà máy dệt 8/3, 10/10... Cầu Hàm Rồng, đoạn đường
sắt Vinh – Hàm rồng, Các trường đại học Giao thông Vận Tải, Bách Khoa,

Đài tiếng nói dân tộc khu Tây Bắc...
2.1.3. Giai đoạn 1965-1975.
Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả nước thực
hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các
công trình phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan
trọng, cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao
thông thời chiến, xây dựng công nghiệp địa phương.
2.1.4. Giai đoạn 1975- 1981.
Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn
vết thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở
miền Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của
chiến tranh. Hàng loạt công trình mới được mọc lên trên một nửa đất nước
vừa được giải phóng: các rừng cây cao su, cà phê mới ở Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ và Quảng Trị; Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (Quảng
Nam),… Khu công nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, các công ty chè, cà phê, cao su
ở Tây Nguyên,... các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên,...
Lớp QTCL K46 Khoa QTKD
9
Báo cáo tổng hợp SVTH: Bùi Đình Lãnh
Ngân hàng Kiến thiết đã cung ứng vốn cho các công trình công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu tiên vốn
cho những công trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân, góp
phần đưa vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch. Trong đó có những
công trình quan trọng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt
Nam, 3 tổ máy của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, 2 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn
và Hoàng Thạch, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy cơ khí đóng
tàu Hạ Long, Hồ Thuỷ lợi Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), các nhà máy sợi Nha Trang, Hà
Nội, Nhà máy giấy Vĩnh Phú, Nhà máy đường La Ngà, Cầu Chương Dư-
ơng,...
2.2. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990).

Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan
trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ
bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng
lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung
ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản
không bị ách tắc. Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được
mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đảm
bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị
xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản
xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.
Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục
khẳng định để đứng vững và phát triển. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có
bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói
chung và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành một trong các ngân
hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế. Những đóng góp của Ngân
Lớp QTCL K46 Khoa QTKD
10
Báo cáo tổng hợp SVTH: Bùi Đình Lãnh
hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này này lớn hơn trước gấp bội cả
về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố
định đã hình thành trong nền kinh tế .
Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những công
trình to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn
trong lĩnh vực sự nghiệp và phúc lợi như: công trình thủy điện Sông Đà, cầu
Thăng Long, cầu Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng Hoàng
Thạch, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ Long,...
2.3. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – 9/2007)
2.3.1. Mười năm thực hiện đường lối đổi mới (1990 - 2000):

Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động giai
đoạn 10 năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam rất khả
quan, được thể hiện trên các mặt sau:
* Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển
BIDV đã chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức
huy động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Ngoài các hình thức huy động
vốn trong nước, BIDV còn huy động vốn ngoài nước, tranh thủ tối đa nguồn
vốn nước ngoài thông qua nhiều hình thức vay vốn khác nhau như vay thương
mại, vay hợp vốn, vay qua các hạn mức thanh toán, vay theo các hiệp định
thương mại, vay hợp vốn dài hạn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và
bảo lãnh... Nhờ việc đa phương hoá, đa dạng hoá các hình thức, biện pháp
huy động vốn trong nước và ngoài nước nên nguồn vốn của BIDV huy động
được dành cho đầu tư phát triển ngày càng lớn.
* Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Mười năm đổi mới cũng là 10 năm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam nỗ lực cao nhất phục vụ cho đầu tư phát triển. Với nguồn vốn huy động
được thông qua nhiều hình thức, BIDV đã tập trung đầu tư cho những chương
trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như:
Lớp QTCL K46 Khoa QTKD
11
Báo cáo tổng hợp SVTH: Bùi Đình Lãnh
Ngành điện lực, Bưu chính viễn thông, Các khu công nghiệp... với doanh số
cho vay đạt 35.000 tỷ. Nguồn vốn tín dụng của NHĐT&PT đã góp phần tăng
năng lực sản xuất của nền kinh tế, năng lực sản xuất của các ngành.
* Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ
hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt
Nam và Lào, BIDV đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương Lào
nhanh chóng thành lập Ngân hàng liên doanh Lào - Việt với mục tiêu "góp
phần phát triển nền kinh tế của Lào, góp phần phát triển hệ thống tài chính và

ngân hàng của Lào; hỗ trợ quan hệ thương mại cho doanh nghiệp hai nước và
qua đó để góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữ hai nước.
Năm 1998, thực hiện chỉ thị của Chính phủ và của Thống đốc NHNN về
việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và thu hồi nợ vay của Ngân hàng TMCP
Nam Đô, Ban xử lý nợ Nam Đô của BIDV đã được thành lập và tích cực thu
hồi nợ, xử lý tài sản của Ngân hàng TMCP Nam Đô.
BIDV cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao về khắc
phục lũ lụt, cho vay thu mua tạm trữ lương thực, hỗ trợ cà phê...
* Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương
mại
Trong giai đoạn này, nhất là từ năm 1996, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam đã hoạch định chiến lược phát triển vừa nỗ lực cao nhất phục
vụ đầu tư phát triển, vừa tập trung nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng và hình
thành các sản phẩm, dịch vụ mới, từng bước xoá thế “độc canh tín dụng”
trong hoạt động ngân hàng. Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như thanh toán
quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối… từng bước
điều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và
kinh doanh tiền tệ liên ngân hàng.
Lớp QTCL K46 Khoa QTKD
12
Báo cáo tổng hợp SVTH: Bùi Đình Lãnh
Là ngân hàng đi đầu trong việc thành lập ngân hàng liên doanh với nước
ngoài để phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Tháng 5/1992 ngân hàng liên
doanh VID PUBLIC được thành lập, có Hội sở chính tại Hà nội và các chi
nhánh ở TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, đây là ngân hàng liên doanh
sớm nhất ở Việt Nam, hoạt động liên tục có hiệu quả, được Thống đốc NHNN
tặng Bằng khen.
* Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống
Vai trò lãnh đạo của Đảng được phát huy mạnh mẽ tại Hội sở chính và
các đơn vị thành viên trong việc định hướng mục tiêu hoạt động, đề ra giải

pháp thực hiện. Chỉ đạo điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân
công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng ở mỗi cấp điều hành, vì vậy đã phát
huy được vai trò chủ động, sáng tạo cũng như tinh thần trách nhiệm cao của
từng tập thể và cá nhân trong quản trị điều hành toàn hệ thống.
Công tác quản trị điều hành, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, phát triển
công nghệ bao gồm nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm đã có, tiếp nhận
chuyển giao công nghệ để dựa vào sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mới và
triển khai có kết quả theo tiến độ dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng tiếp
tục được thực hiện có kết quả.
* Xây dựng ngành vững mạnh
Từ chỗ chỉ có 8 chi nhánh và 200 cán bộ khi mới thành lập, trải qua
nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, sát nhập, chia tách, BIDV đã tiến một
bước dài trong quá trình phát triển, tự hoàn thiện mình. Đặc biệt trong 10 năm
đổi mới và nhất là từ 1996 đến nay cơ cấu tổ chức và quản lý, mạng lưới hoạt
động đã phát triển mạnh mẽ phù hợp với mô hình Tổng công ty nhà nước.
* Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh:
Trong 10 năm đổi mới Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có
bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ từ không đến có, từ thủ công đến hiện
đại. Công nghệ tin học được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp
Lớp QTCL K46 Khoa QTKD
13
Báo cáo tổng hợp SVTH: Bùi Đình Lãnh
vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng,
kinh doanh tiền tệ và quản trị điều hành. Các sản phẩm mới như Home
Banking, ATM… được thử nghiệm và thu được kết quả khả quan. Những tiến
bộ về công nghệ ngân hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả và sự phát
triển của BIDV trong 10 năm đổi mới.
2.3.2. Giai đoạn đổi mới và hội nhập (2000 – 2007)
Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Để tạo được

những bước bứt phá trong xu thế mới, BIDV đã chủ động thực hiện nhiều
biện pháp cải cách, trong đó có việc triển khai Đề án Cơ cấu lại. Sau 5 năm
thực hiện Đề án cơ cấu lại (2001 – 2005) và thực hiện các cải cách khác trong
năm 2006, 2007 đã tạo ra bước chuyển biến căn bản về chất trong hoạt động
của BIDV, làm tiền đề cho giai đoạn phát triển mới. Những thành quả đó
được thể hiện trên một số bình diện sau đây:
* Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao:
Đến 30/6/2007, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt một
quy mô hoạt động vào loại khá, với tổng tài sản đạt hơn 202.000 tỷ đồng, quy
mô hoạt động của NHĐT&PTVN tăng gấp 10 lần so với năm 1995.
BIDV vẫn tiếp tục phát huy vai trò phục vụ đầu tư phát triển bằng việc
ký kết các thoả thuận hợp tác toàn diện cùng phát triển bền vững với hơn 20
Tổng Công ty lớn. BIDV đã và đang ngày càng nâng cao được uy tín về cung
ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ cho lực lượng “chủ công” này
của nền kinh tế đồng thời khẳng định giá trị của thương hiệu BIDV trong lĩnh
vực phục vụ các dự án, chương trình lớn của đất nước. Bên cạnh tăng cường
các quan hệ hợp tác với các “quả đấm thép” của nền kinh tế, BIDV cũng đã
chú trọng đến việc mở rộng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nền
khách hàng đã đa dạng hơn cả về loại hình sở hữu và ngành nghề.
Lớp QTCL K46 Khoa QTKD
14
Báo cáo tổng hợp SVTH: Bùi Đình Lãnh
* Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn:
BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trong dư nợ
tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng
khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV
cũng tích chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài
hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV
cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch

vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng.
* Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt:
BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh
doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế.
Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết
quả báo cáo. Năm 2006, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định
hạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và
đạt mức trần quốc gia. Với sự tư vấn của Earns & Young, BIDV đã triển khai
thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp với
chuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận.
* Đầu tư phát triển công nghệ thông tin:
Nhận thức công nghệ Thông tin hiện đại là nền tảng cho hoạt động của
một ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh
cạnh tranh của BIDV trên thị trường, BIDV đã hiện đại hóa công nghệ bằng
việc hoàn thành triển khai dự án hiện đại hoá giai đoạn I, Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển đã xây dựng được nền móng công nghệ cơ bản cho một ngân
hàng hiện đại đa năng, tạo ra bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ, tiến
tới trình độ của các ngân hàng trong khu vực. BIDV đã gia tăng hơn 40 sản
phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, thoả mãn được các nhu cầu của
khách hàng. Bên cạnh đó, hiện đại hoá cũng mở ra những cơ hội mới cho
công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo hướng
tập trung, minh bạch, hiệu quả và kịp thời.
Lớp QTCL K46 Khoa QTKD
15

×