LỜI MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử vĩ đại, không chỉ là sản phẩm của
dân tộc, của giai cấp cơng nhân Việt Nam, mà cịn là sản phẩm của
thời đại, của nhân loại tiến bộ. Ngay từ thuở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã
lựa chọn một cách rõ ràng và dứt khoát mục tiêu hiến dâng cả cuộc đời
mình cho cách mạng. Người nói: Bài học chính trong đời tơi là tuyệt đối
và hồn tồn cống hiến đời mình cho sự nghiệp giải phóng và thống
nhất Tổ quốc, giải phóng giai cấp cơng nhân và dân tộc bị áp bức, cho
sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội cho sự hợp tác anh em và hịa bình
giữa các dân tộc.
Đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh là từ việc xác định con đường
cứu nước đúng đắn cho dân tộc mình đã chỉ ra con đường cách mạng,
một hướng đi và tiếp theo đó là một phương pháp để thức tỉnh hàng
trăm triệu người bị áp bức trong các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Người xác định chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù lớn nhất của dân tộc bị áp
bức và để chiến thắng chủ nghĩa đế quốc, cần phải thực hiện “đại đồn
kết”, “đại hịa hợp”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “đạo đức là gốc
của người cách mạng, muốn làm cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc”.
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người,
như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông, suối, người cách mạng
phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân.
Người là một mẫu mực của đạo đức cách mạng, luôn thống nhất
giữa lời nói và việc làm, đặc biệt là tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức suốt
đời. Người luôn khẳng định đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách
mạng và rèn luyện đạo đức cách mạng là nhu cầu tự thân; đồng thời là
yêu cầu tất yếu đối với mỗi người. Người không chỉ nêu ra, yêu cầu mỗi
1
người phải rèn luyện đạo đức cách mạng, mà suốt cuộc đời Chủ tịch Hồ
Chí Minh là tấm gương đạo đức mà “giàu sang khơng thể quyến rũ,
nghèo khó khơng thể chuyển lay, uy vũ khơng thể khuất phục”, điều
đó được người chứng minh bằng chính cuộc đời hoạt động cách mạng
của Người. Người không bao giờ nghĩ riêng cho mình một cuộc đời sung
sướng. Người thấu hiểu nỗi nhục mất nước, mất tự do và nghèo khó
của đồng bào, càng nung nấu quyết tâm giải phóng cho đất nước.
Những ngày xa Tổ quốc cũng là những ngày nay đây mai đó, trải qua
nhiều nghề vất vả từ anh phụ bếp, đốt lò đến người thợ rửa ảnh, nhà
báo… Nhưng nghèo khổ khơng chuyển lay được lịng Người. Bị kết án
tử hình và trải qua ba mươi nhà tù nhưng không uy vũ nào khuất phục
được Người; Thân thể ở trong lao, nhưng tinh thần Người vẫn ở ngoài
lao, hướng về Tổ quốc và tinh thần sắt đá vào thắng lợi của cách
mạng. Đói rách, bệnh tật, Người vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã suốt đời khơng ngừng tự tu dưỡng, tự rèn
luyện mình để trở thành“tấm gương sáng ngời về con người mới”,
thành hình ảnh mẫu mực về “người lãnh đạo và người đầy tớ thật
trung thành của nhân dân”.
2
Chương 1: VAI TRỊ, VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ
TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1. Vai trị, vị trí đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1. Vị trí đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng
giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối. Như Người vẫn
thường nói, đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi
được xa; người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hồn thành
được nhiệm vụ cách mạng. Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội là sự nghiệp rất to lớn, khó khăn và nặng nề; con đường đi
đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, không phải
là một đại lộ thẳng tắp. Nó địi hỏi sự phấn đấu khơng ngừng của mỗi
người, mỗi thế hệ, hơn nữa còn của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Chăm
lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là cơng việc thường xun
của tồn Đảng, tồn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội
ta.
Có phải như vậy là Hồ Chí Minh theo thuyết chủ nghĩa xã hội đạo
đức? Hồn tồn khơng phải như vậy. Người khơng bao giờ đặt hy vọng
vào "lịng tốt" của bọn thực dân phong kiến cũng như của các giai cấp
bóc lột để kêu gọi lịng thương cảm và sự ban ơn. Người cũng không
bao giờ nghĩ rằng chỉ cần mọi người tu nhân tích đức là đất nước sẽ độc
lập, dân tộc sẽ được tự do hạnh phúc. Phải bằng cuộc đấu tranh kiên
cường bất khuất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả
dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mới đi tới được mục tiêu
đó. Đạo đức là một vũ khí sắc bén phục vụ cho cuộc đấu tranh đó,
đúng như quan điểm của Lênin: "Chúng ta nói rằng: đạo đức đó là
những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần
3
đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản
đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản".
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng phải "là đạo đức là văn
minh", thì mới hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình.
Người cũng thường nhắc lại ý của Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu
cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc mình và của thời đại. Nếu
xét đến cùng thì văn minh tức là trí tuệ, trong đó chủ yếu là sự hiểu
biết đúng đắn về chủ nghĩa Mác - Lênin, những tri thức hiện đại của
nhân loại, thực tiễn Việt Nam và thế giới, những quy luật phát triển của
cách mạng Việt Nam, những hiểu biết để đưa sự nghiệp cách mạng đến
thắng lợi. Còn đạo đức chính là những phẩm chất địi hỏi con người cần
phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, để cống hiến được nhiều nhất cho cuộc đấu tranh đó. Đạo
đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi vì muốn làm cách mạng thì trước
hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với giai
cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình. Cái tâm, cái
đức ấy lại phải thể hiện trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày với
dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp, với mọi người chung quanh
mình. Phải có tâm, có đức mới giữ được chủ nghĩa Mác - Lênin và đưa
được chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc sống. Con đường Hồ Chí Minh đi
đến chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin là một minh chứng rất rõ về điều đó.
Chính vì vậy, cùng với việc giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết
của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, Hồ Chí Minh đã
thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho mọi người. Tùy
theo từng thời kỳ cách mạng, Người đề ra những yêu cầu đạo đức sát
hợp để mọi người phấn đấu rèn luyện nhằm hoàn thành nhiệm vụ ngày
4
càng nặng nề, khó khăn, phức tạp hơn, từ đó mà giành thắng lợi càng
to lớn hơn cho sự nghiệp cách mạng.
Đường Kách Mệnh là cuốn sách bồi dưỡng lớp cán bộ đầu tiên của
cách mạng Việt Nam đi theo học thuyết Mác - Lênin và con đường của
Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, đi theo đường lối cách mạng mới đã
được Nguyễn Ái Quốc xác định. Đó cũng là cuốn sách đầu tiên tuyên
truyền trực tiếp về chủ nghĩa Mác - Lênin cho lớp thanh niên cách
mạng ưu tú nhất thời đó. Nhưng mở đầu cuốn sách lại là bài nói về Tư
cách một người cách mệnh. Chắc chắn chúng ta khơng thể tìm thấy
một trường hợp nào truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin giống như vậy.
Phải chăng Hồ Chí Minh đã nêu lên một quan điểm lớn: Phải có cái đức
để đi đến cái trí. Vì khi đã có cái trí thì cái đức chính là cái đảm bảo cho
người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã
chấp nhận, đã đi theo.
Quan điểm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh khơng có nghĩa là
tuyệt đối hố mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Đức là gốc, nhưng đức và tài,
hồng và chuyên phải kết hợp, phẩm chất và năng lực phải đi đơi,
khơng thể có mặt này, thiếu mặt kia. Như Người đã phân tích, người
nào có đức mà khơng có tài thì cũng chẳng khác gì ơng bụt ngồi trong
chùa, khơng làm hại ai, nhưng cũng chẳng có ích gì. Ngược lại, nếu có
tài mà khơng có đức, thì cũng chẳng khác gì một anh làm kinh doanh
giỏi, đem lại nhiều lãi, nhưng lãng phí, tham ơ, ăn cắp của cơng, thì
như vậy chỉ có hại cho dân cho nước, cịn sự nghiệp của bản thân thì
sớm muộn cũng đổ vỡ. Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng
học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành
mọi nhiệm vụ được giao. Khi đã thấy sức khơng vươn lên được thì đối
với ai có tài hơn mình, mình sẵn sàng học tập, ủng hộ và nhường bước
để họ vượt lên trước. Ý nghĩa "đức là gốc" chính là ở chỗ đó.
5
1.2. Vai trị đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh
Về vai trị của đạo đức, Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách
mạng giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách. Người viết:
“Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng
khơng sợ sệt, rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi và thành công cũng
giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ,
vui sau thiên hạ”; lo hồn thành nhiệm vụ cho tốt chứ khơng kèn cựa
về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu
ngạo, khơng hủ hóa.
Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu
cầu phải xây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là
văn minh”. Người thường nhắc lại ý của V.I.Lênin: Đảng Cộng sản phải
tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại. Vấn
đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập đến một cách toàn diện. Người
nêu yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội,
trên mọi lĩnh vực hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội,
trong cả ba mối quan hệ của con người: đối với mình, đối với người, đối
với việc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực
đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng ta trở thành Đảng cầm
quyền. Trong bản Di chúc bất hủ, Người viết: “Đảng ta là một Đảng
cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức
cách mạng, thực sự cần kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư”.
2. Tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp đạo đức truyền thống
của dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại, giữa phương Đông với
phương Tây, được hình thành và phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp
6
giải phóng dân tộc Việt Nam, là những chỉ dẫn hết sức quý báu cho
việc xây dựng nền tảng tinh thần của dân tộc. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh ngày càng giữ vị trí nổi bật trong cơng cuộc xây dựng đời sống
tinh thần của xã hội, góp phần quan trọng để điều chỉnh hành vi con
người, xây dựng đạo đức mới, con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
Vai trò của đạo đức trong sự tồn tại và phát triển của xa
hợi
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, được hình thành thơng
qua vai trị chủ động, tự giác của con người. Do đó, việc hình thành
một nền đạo đức – nền tảng tinh thần cho sự phát triển bền vững của
xã hội Việt Nam trong hiện tại và tương lai, phải có định hướng, phù
hợp với thực tiễn phát triển của dân tộc.
Sự phát triển của đất nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra hàng
loạt vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, con người. Khi chúng
ta khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với chủ nghĩa Mác – Lê-nin,
là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách
mạng Việt Nam, thì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chính là nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho việc xây dựng nền đạo đức Việt Nam hiện nay
và mai sau.
Tinh thần quốc tế trong sáng: tinh thần quốc tế trong sáng trong
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ bản chất quốc tế của
giai cấp công nhân và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, là một
phẩm chất quan trọng trong tư tưởng đạo đức của Người. Hồ Chí Minh
coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận khắng khít của cách mạng thế
giới, cho nên theo Người: “Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng
7
chí của dân An Nam cả. Đã là đồng chí, thì sung sướng cực khổ phải có
nhau”.
Nhận thức rõ điều đó nên trong q trình tìm đường cứu nước
cũng như sau này trở thành lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh
ln coi trọng việc giáo dục chủ nghĩa quốc tế vô sản cho Nhân dân ta.
Người nhắc nhở: “Tinh thần yêu nước chân chính khác với tinh thần “vị
quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần
quốc tế”. Có thể nói, từ rất sớm, Người đã chủ trương quan hệ với các
quốc gia dân tộc và các tổ chức trên thế giới để thêm bạn, bớt thù.
Quan điểm dân tộc đã được thổi vào thời đại, đã vượt qua biên giới
quốc gia, hướng tới mục tiêu độc lập, dân chủ, hòa bình, hữu nghị và
hợp tác.
Tư tưởng đạo đức Hờ Chí Minh là cơ sở để đội ngũ cán bộ,
đảng viên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn ni dưỡng và
phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sơng suối.
Người viết: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn
thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng
không lãnh đạo được nhân dân”.
Hiện nay, trong xã hội đang tồn tại tình trạng một bộ phận dân cư
xem nhẹ các giá trị đạo đức, chạy theo tiền tài, địa vị, bất chấp đạo lý,
coi thường pháp luật và tình nghĩa con người. Một nguyên nhân quan
trọng của tình trạng này là trong một thời gian dài, đứng trước những
khó khăn về kinh tế – xã hội, chúng ta đã tập trung nhiều cho phát
triển kinh tế, trong khi đó nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trị của
đạo đức trong đời sống xã hội. Một xã hội Việt Nam phát triển trong
8
tương lai chắc chắn khơng thể để tình trạng đó tiếp tục diễn ra. Với ý
nghĩa là nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng nền đạo đức mới, thực
hành theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thực sự là giải pháp quan
trọng nhất, giúp xác lập lại vị trí, vai trị của đạo đức – yếu tố gốc rễ,
nền tảng tinh thần của mỗi con người.
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên là những
người đi tiên phong trong các phong trào, các hoạt động của đời sống
xã hội, có vai trị và ảnh hưởng đến việc định hướng dư luận xã hội. Do
đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh trăn trở với nguy cơ cán bộ, đảng viên, nhất là
những người nắm giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý trong hệ thống
chính trị xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng, rơi vào căn bệnh chủ
nghĩa cá nhân – kẻ địch nguy hiểm của đạo đức, “căn bệnh gốc” gây
nên tình trạng thối hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn
minh”, phải tiêu biểu cho lương tâm, phẩm giá và trí tuệ của dân tộc.
Tư tưởng đạo đức Hờ Chí Minh là cơ sở những chuẩn mực
đạo đức cơ bản của con người Việt Nam hiện tại và tương lai
Sự phát triển đất nước hiện nay đòi hỏi những con người trong xã
hội, trước hết là cán bộ nắm giữ các cương vị trong hệ thống chính trị,
phải là những người không để các căn bệnh tiêu cực, như quan liêu,
tham nhũng... xâm nhập, khống chế, đồng thời dám đấu tranh chống
các căn bệnh, tiêu cực đó. Đó là những chuẩn mực đạo đức được Chủ
tịch Hồ Chí Minh chú trọng chỉ ra và quan trọng hơn là nêu gương thực
hành trong thực tiễn đời sống. Sinh thời, Người đã làm cuộc cách mạng
về đạo đức khi sử dụng những khái niệm trong Nho giáo truyền thống
nhưng với những nội hàm mới.
9
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng những
nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người Việt Nam hiện
đại.
Trên thực tế, trong xã hội Việt Nam hiện nay, tình trạng suy thối,
xuống cấp về đạo đức xã hội trong một bộ phận dân cư không chỉ do
thiếu sự nhận thức đúng đắn và thống nhất về vị trí, vai trị của đạo
đức trong đời sống xã hội, về các chuẩn mực đạo đức xã hội, mà cịn có
một phần ngun nhân do chưa có sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
đúng đắn và thống nhất trên cả phương diện lý thuyết và thực hành.
Nhiều lý thuyết đạo đức, bài học đạo đức đã được tuyên truyền, nhưng
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
trong những năm trước đây mới chỉ đạt được phần nào kết quả, chưa
đáp ứng đòi hỏi thực tiễn và yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân.
Để hình thành được các chuẩn mực đạo đức, khơng phải là điều
một sớm, một chiều, dễ dàng có được, mà phải trải qua một quá trình
tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Đó chính là q trình trên cơ sở đã nhận
thức thấu đáo vị trí, vai trị của đạo đức, sự cần thiết phải tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức, mỗi người trở thành chủ thể của quá trình tự giáo dục
đạo đức, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo những chuẩn mực chung
của xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở
trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở
như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người
cách mạng”. Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt
chẽ giữa xây và chống. Xây phải đi đôi với chống, chống nhằm mục
đích xây; phải bằng nhiều biện pháp kết hợp cả giáo dục, phê phán và
10
trừng trị bằng pháp luật; phải kết hợp giữa quét sạch chủ nghĩa cá
nhân và nâng cao đạo đức cách mạng...
Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời đã gần nửa thế kỷ, nhưng tư tưởng
và tấm gương đạo đức của Người vẫn có giá trị thời sự đối với sự
nghiệp đổi mới đất nước hơm nay và mai sau, vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, là nền tảng tinh thần cho
xây dựng nền đạo đức mới ở trong hiện tại và tương lai ở Việt Nam.
Chương 2: SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO
ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1. Thực trạng đạo đức của thanh niên sinh viên hiện nay
Đạo đức Hồ Chi Minh là đạo đức cách mạng nêu cao chủ nghĩa
tập thể, tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ,
vơ ngã vị tha, chí cơng vơ tư. Dưới ngọn cờ của tư tưởng đó trong từng
giai đoạn cách mạng, thế hệ trẻ Việt Nam đã lập được nhiều kỳ tích to
lớn, đóng góp vào tiến trình chung của lịch sử dân tộc.
Đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế một nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với
cơng cuộc đổi mới của Đảng, là nguồn động lực quan trọng của công
cuộc phát triển đất nước. Đó là nền đạo đức vừa phát huy những giá trị
truyền thống của dân tộc như: yêu nước, thương người, sống nghĩa tình
trọn vẹn, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư với những u cầu mới,
những nội dung mới do đòi hỏi của dân tộc và thời đại. Trong thời gian
qua, với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, gia đình, nhà trường, tồn
xã hội, sự nỗ lực của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên
hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam, công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh, sinh viên. Nhờ đó phần lớn sinh viên, thanh niên
trí thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh: khiêm
11
tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập: sống có bản lĩnh, có chí lập
thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối mặt với những khó
khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chây lười; ln
gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Thế hệ trẻ ngày
nay ngày càng năng động, hội nhập quốc tế, thông minh, tự tin, tự chủ,
nhiều bạn đã đem hết tài năng và trí tuệ của mình để mang vinh quang
về cho Tổ Quốc trong các cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế như: Robocon
châu Á Thái Bình Dương, cuộc thi Olympic tốn và vật lí quốc tế. Đáng
xúc động hơn có những bạn sinh viên xuất thân trong những gia đình
nghèo khó nhưng biết vượt lên hoàn cảnh để vươn tới tầm cao của tri
thức.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hội nhập
quốc tế do sự bùng phát của lối sống thực dụng chạy theo danh lợi bất
chấp đạo lý đã dẫn đến những tiêu cực trong xã hội ngày càng phổ
biến. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được
khắc phục, sự chống phá của các thế lực phản động quốc tế nhằm thực
hiện âm mưu "diễn biến hịa bình" đã tác động không nhỏ đến đời sống
đạo đức công dân ảnh hưởng lớn đến tâm tư, tình cảm, ý chí phấn đấu
của sinh viên, thanh niên tri thức. Hậu quả là đã có một bộ phận sinh
viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, khơng
có trí lập thân, lập nghiệp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “có tài mà khơng có
đức thì là người vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì làm gì cũng khó”.
Qua đó cũng đủ hiểu người coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống
của mỗi người. Yếu tố đó khơng những quyết định kết quả học tập mà
quyết định cả tương lai và cuộc đời mỗi bạn. “Giới trẻ là tương lai của
Giáo hội và nhân loại”. Đó là câu khẳng định nhiều người đã biết.
12
Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy.
Liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không? Cứ như thực tế hiện nay
thì nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo
những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. Tình trạng
giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã và
đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông
đã liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi
kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm trí hành hung cả thầy
cơ giáo; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành
vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi, thực tế
còn nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình
dục trước hơn nhân ngày càng tăng cao. Đồng thời, tình trạng nạo phá
thai cũng đang ở mức báo động. Mặt khác, tình trạng đua xe diễn ra ở
nhiều nơi. Chính những tình trạng trên là con đường dễ dàng đưa giới
trẻ vào những sai phạm, nhúng sâu vào vũng lầy tội lỗi. Đây là một hồi
chuông báo động cho chúng ta. Một thực tế đáng phải báo động: hiện
nay ngày càng đơng sinh viên Việt Nam chưa có thái độ nhận thức
đúng đắn đối với việc học tập. Đáng buồn thay cho một thế hệ tương
lai đang ngày càng xuống dốc… Sinh viên ngày nay tiếp cận quá nhiều
với các phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại di động,
truyền hình cáp, internet… nên dễ bị tiêm nhiễm những tư tưởng xấu.
Các bạn nam thì vùi mình trong nhậu nhẹt, cờ bạc. Số khác lại lao vào
các trị vơ bổ trong thế giới ảo như võ lâm truyền kì, đột kích,… nguy
hiểm hơn là các loại phim ảnh đồi truỵ có tác động rất tiêu cực đến
nhân cách các bạn.
Một tương lai tươi sáng đang chờ các bạn ở phía trước. Các bạn
cũng chính là những người tiếp thu và thực hành tốt tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh vì trong trái tim các bạn ln tâm niệm rằng “đừng hỏi
13
tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hơm
nay”. Một nhà văn lớn đã từng nói “Sống hay khơng sống - đó là vấn
đề”. Là một người sinh viên đồng thời cũng là một người thanh niên
thuộc thế hệ trẻ, chúng ta hãy sống sao cho có mục đích, có lí tưởng,
hãy sống sao để khi nhìn lại những gì đã qua ta khơng phải xót xa ân
hận những tháng năm đã sống hồi sống phí.
2. Phương pháp, định hướng của sinh viên trong việc học tập
tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1. Phương pháp của sinh viên trong việc học tập tư tưởng
Hồ Chí Minh
Mợt là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu
tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tợc, giải phóng giai cấp
giải phóng con người.
Ngay từ thuở niên thiếu, Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách rõ
ràng và dứt khoát mục tiêu hiến dâng cả cuộc đời mình cho cách
mạng. Người đã chấp nhận mọi sự hy sinh, luôn kiên định, dũng cảm và
sáng suốt để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, "thắng khơng kiêu, bại
không nản", "giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó khơng thể
chuyển lay, uy vũ khơng thể khuất phục" nhằm thực hiện bằng được
mục tiêu đó. Người nói: “Bài học chính trong đời tơi là tuyệt đối và hồn
tồn cống hiến đời mình cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất Tổ
quốc, giải phóng giai cấp cơng nhân và dân tộc bị áp bức, cho sự thắng
lợi của chủ nghĩa xã hội cho sự hợp tác anh em và hịa bình giữa các
dân tộc. Một ngày đồng bào cịn chịu khổ là một ngày tôi ăn không
ngon, ngủ không yên. Đến lúc phải rời thế giới này điều luyến tiếc duy
nhất của người là không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.”
14
Hai là học cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, đời riêng
trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường
Là lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi khinh mọi sự xa hoa,
không ưa chuộng những nghi thức trang trọng cầu kỳ, suốt đời giữ một
nếp sống thanh bạch, tao nhã, giản dị, khiêm tốn, khắc khổ, cần lao và
tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc cho dân. Suốt đời Người sống trong
sạch, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, ln vì nước, vì
dân, vì con người, khơng gợn chút riêng tư. Cố thủ tướng Phạm Văn
Đồng viết: "Hồ Chủ tịch không có cái gì riêng. Cái gì của nước, của dân
là của Người. Quyền lợi tối cao của nước, lợi ích hàng ngày của dân là
sự lo lắng đêm ngày của Người. Gia đình của Người là đại gia đình Việt
Nam". Toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới đều biết bộ ka ki bạc
màu, đơi dép lốp mịn, cái nhà sàn gỗ đơn sơ của Chủ tịch Hồ Chí
Minh... Nói về những đức tính vĩ đại của Hồ Chí Minh, X.Asienđê – vị
Tổng thống anh hùng của nước Cộng hịa Chile đã khái qt: "Nếu như
muốn tìm một sự tiêu biểu cho tất cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí
Minh thì đó là đức tính vơ cùng giản dị và sự khiêm tốn phi thường".
Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân,
kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân;
luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người
Hồ Chí Minh có tình thương u bao la đối với con người. Tình
thương đó gắn liền với niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh và trí tuệ của
nhân dân. Người luôn dạy cán bộ đảng viên, việc gì có lợi cho dân phải
hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh: phải gần dân,
hiểu dân, học dân, kính trọng nhân dân: hết lịng, hết sức phục vụ
nhân dân. Người nói trong "mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau
khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia
đình lại thì thành nỗi đau khổ của tơi". Lòng nhân ái, khoan dung, nhân
15
hậu của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ đại nghĩa của dân tộc, nên có sức
mạnh và sự cảm hóa to lớn trong việc xây dựng và tái tạo lương tri. Ở
Hồ Chí Minh, thương người là một tình cảm lớn cho nên khi làm cách
mạng Hồ Chí Minh đặt vấn đề tự do và hạnh phúc đi đơi. Đó chính là
biểu hiện chủ nghĩa nhân văn cộng sản, vừa thánh thiện, vừa gần gũi,
đã làm xúc động trái tim nhân loại và Người được suy tôn như "một ông
thánh cộng sản"; "một con người của huyền thoại", cố Thủ tướng Phạm
Văn Đồng cũng có lẫn bình luận: Lịng nhân đạo, tình thương đồng bào,
đó là điều sâu sắc nhất tốt đẹp nhất trong con người Hồ Chủ tịch.
Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to
lớn, quyết tâm vượt qua mọi thứ thách, gian nguy để đạt được
mục đích c̣c sống
Cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm
tháng vơ cùng gian khổ. Hai lần ngồi tù, một lần đã nhận án tử hình, có
giai đoạn hoạt động sơi nổi được đánh giá rất cao, có giai đoạn bị hiểu
nhầm, nghi kỵ, không được giao nhiệm vụ. Song, nhờ ý chí và nghị lực
tinh thần to lớn, Hồ Chí Minh đã bình tĩnh, kiên cường, chủ động vượt
qua mọi thử thách, gian nguy, kiên trì mục đích cuộc sống, bảo vệ chân
lý, giữ vững quan điểm cách mạng của mình.
Trong tình hình hiện nay để phong trào "Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh" của sinh viên có hiệu quả địi hỏi phải có
sự phối kết hợp của nhiều nhân tố: sự giáo dục và việc tự tu dưỡng, rèn
luyện của sinh viên; sự nêu gương của mọi người trong xã hội, của bố
mẹ trong gia đình, của cán bộ, đảng viên, của các thầy, cơ giáo, các
cán bộ quản lý giáo dục và sự hướng dẫn của dư luận xã hội và pháp
luật. Nếu coi thường một trong những nhân tố trên, việc học tập và rèn
luyện sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn.
16
2.2. Định hướng của sinh viên trong việc học tập tư tưởng
Hồ Chí Minh
Hội viên, sinh viên cần chủ động, tích cực, thường xun tìm hiểu,
tun truyền tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách
nhiệm, trung thực, nói đi đơi với làm, góp phần nâng cao nhận thức và
ý chí quyết tâm thực hành trong sinh viên. Kết quả học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phụ thuộc nhiều vào sự nỗ
lực của thanh niên, sinh viên, có tác động to lớn đến tương lai của cá
nhân và đất nước.
Trong công tác, sinh hoạt, cuộc sống đời thường, hội viên,
sinh viên cần:
Dành thời gian thỏa đáng tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách
và tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi
đơi với làm. Tự soi mình, sửa mình và rèn luyện, tạo được thói quen cho
bản thân làm theo lời Bác dạy. Phấn đấu trở thành tấm gương sáng về
nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, ln nói đi đơi với làm
để cho người khác noi theo. Tham gia tích cực, hiệu quả các phong trào
của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các cấp. Phấn đấu tu dưỡng, rèn
luyện đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" với các tiêu chí: Đạo đức tốt, Học
tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt, Hội nhập tốt.
Hợi viên, sinh viên khơng chỉ có nhiệm vụ tích cực học tập
và làm theo Bác về trách nhiệm, trung thực, nói đi đơi với làm
mà còn phải:
Tích cực tun truyền, làm cho nhiều xung quanh mình có nhận
thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích to lớn
của tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đơi với làm; chỉ rõ tác hại
của những hành vi vô trách nhiệm, sự giả dối, nói một đàng làm một
17
nẻo, hoặc "nói thì hay mà làm thì dở" đối với bản thân, gia đình và xã
hội. Chú ý phát hiện, tuyên dương, nhân rộng các gương điển hình
thanh niên, sinh viên hoặc các cơ sở Đồn, Hội có những ý tưởng, sáng
kiến, cách làm hiệu quả trong thực hành theo tư tưởng, tấm gương của
Bác về tinh thần trách nhiệm, trung thực nói đi đơi với làm.
Mỗi đoàn viên, hội viên, thanh niên, sinh viên cần xác định
rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với Đảng, với nhân
dân; sẵn sàng xung phong cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp
chung của đất nước:
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta khơng một
phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc
hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất
nước ta và trên tồn thế giới". "Nhiệm vụ của thanh niên khơng phải là
hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho
nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình
đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?". Phải dám
nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ và
có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, nỗ lực hết sức mình để hồn
thành nhiệm vụ, khơng tránh né, đùn đẩy nhiệm vụ qua cho hoàn cảnh
hay người khác. Sẵn sàng nhận lỗi và gánh chịu hậu quả xấu đến với
mình khi mình khơng hồn thành nhiệm vụ, khơng đổ thừa cho hồn
cảnh hay người khác.
Khơng ngừng học tập, rèn lụn, thực hành đạo đức cách
mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đơi với
làm:
Trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước. Khơng sợ khổ, khơng sợ khó, thực hiện
18
lời dạy của Bác: "Ở đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên".
Khiêm tốn, khơng nên tự cho mình là tài giỏi, khơng khoe khoang,
khơng tự phụ. Cần nâng cao nhận thức về phẩm chất trung thực, trách
nhiệm trong cơng việc và trong cuộc sống, coi đó là đức tính cần thiết
và quý báu, là phẩm giá của mỗi người.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hờ Chí Minh về
trung thực, trách nhiệm, trước hết phải nói đi đơi với làm, phải
tạo ra sự chủn biến về tình cảm và nhân cách.
Tơn trọng chân lý, yêu cái đúng, ghét cái sai, tôn trọng sự thật, lẽ
phải. Sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc
khuyết điểm. Phải tự giác phấn đấu, rèn luyện đạo đức, tự phê bình,
phê bình, cầu thị, sửa chữa khuyết điểm, khắc phục những mặt hạn
chế, tiêu cực, phát huy ưu điểm và mặt tích cực.
Khơng ngừng học tập, rèn luyện, thực hành đạo đức cách
mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đơi với
làm:
Mỗi hội viên, sinh viên cần xây dựng lối sống trong sáng, giản dị,
chân tình. Phải thật sự trung thực, trách nhiệm với chính mình, với gia
đình, người thân, bạn bè, đồng chí, với Tổ quốc và nhân dân. Phải khắc
phục cho được tình trạng thiếu trung thực, dối mình, dối người, dối
Đảng, dối dân. Phải chống lại thói ích kỷ, tính tham lam; kiên quyết đấu
tranh với thói vơ cảm, "đục nước béo cò" khi người khác gặp hoạn nạn.
Phải đấu tranh với tệ làm ăn chụp giật, quay cóp, học hộ, thi hộ, bằng
giả, mua bán tri thức... Trung thực và trách nhiệm góp phần để khắc
phục suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng,
trong xã hội. Để làm được như vậy, trước hết phải nâng cao nhận thức
về phẩm chất trung thực, trách nhiệm trong công việc và trong cuộc
19
sống, coi đó là đức tính cân thiết và q báu, là phẩm giá của mỗi
người.
20
KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học mẫu mực, sáng ngời trong việc nâng cao
đạo đức cách mạng “Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Chí cơng vô tư”, ý thức tổ
chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, phục vụ nhân dân, đấu tranh, đẩy lùi sự suy thối
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, lãng phí.
Để xây dựng một nền đạo đức mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra các
nguyên tắc cơ bản, nhằm định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng và cho việc rèn
luyện mỗi người, trong đó có nguyên tắc: “Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời”, đạo
đức cách mạng đòi hỏi mỗi người phải tự giác rèn luyện thông qua hoạt động thực
tiễn, cơng việc, trong các mối quan hệ của mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc;
phải thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện của mình để phát huy, và nhận rõ cái dở, cái
xấu, cái ác của mình để khắc phục.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh khơng chỉ ở chỗ thừa nhận và khẳng định
những giá trị thực tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, mà một điều rất quan
trọng là vận dụng và phát triển những giá trị tư tưởng đó vào sự nghiệp xây dựng
đất nước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh có sức vẫy gọi mọi tấm lịng người Việt Nam bởi lẽ
nó gần gũi với mỗi người, ai cũng có thể tìm thấy phần mình trong những lời dạy
của Bác. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức
cần thiết và có ý nghĩa, góp phần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu
dưỡng, rèn luyện đối với mỗi người, nhất là với “lớp người thừa kế xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Ngày nay, thế hệ trẻ ln được khuyến khích làm việc và học tập theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó là kim chỉ nam vô cùng cần thiết trong cuộc
sống của học sinh, sinh viên. Bởi lẽ họ là "người chủ tương lai của nước nhà"; là
cái cầu nối giữa các thế hệ – "người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già,
đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai". Chính vì vậy,
21
việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức cần được định hướng
và rèn luyện từ rất sớm để luôn trong tâm thế sẵn sàng cống hiến sức lực cho đất
nước trên con đường xây dựng chủ nghĩa dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh
tiến bộ.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản di chúc viết năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh, 1958.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp
hành Trung ương khoá XI, NXBCTQG, H. 2012, tr.21,22.
4. Đường Kách Mệnh, Hồ Chí Minh, 1925 – 1927.
5. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
6. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Văn phịng Trung
ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 47
7. V.I Lênin, Sđd, tr. 371
23
24