Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

một số ý kiến về khai thác và bảo vệ rừng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.58 KB, 28 trang )



Tiểu luận
Một số ý kiến về khai thác và bảo vệ
rừng hiện nay
MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu 1
Phần II: Thân bài 3
1.Hiện trạng 5
2. Nguyên nhân 6
3. Giải pháp 8
3.1. Đề xuất của cá nhân người viết 10
3.2. Những giải pháp của nhà nước (khái quát về dự án trồng mới 5
triệu hecta rừng) 13
3.3. Vài nét phân tích và đánh giá về dự án Trồng mới 5 triệu hecta
rừng của nhóm thực hiện đề tài 17
3.4. Đánh giá chung về dự án Trồng mới 5 triệu hecta rừng 18
Phần III. Kết luận 27
Nhóm sinh viên thực hiện:
1.ĐỖ THỊ THANH LOAN(532248)
2.LÊ THÀNH NAM(532255)
3.NGUYÊN VĂN BÌNH(532204)
4.HOÀNG THỊ NGÂN HÀ (532218)
Phần I : MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong số mười nước trồng rừng nhiều nhất thế giới. Cùng với tài
nguyên đất, nước, thực vật và động vật rừng là loại tài nguyên có khả năng tái sinh và có
vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của con người.
Có thể kể đến ngay nguồn cung cấp oxy cho khí quyển chính là từ rừng, nhân tố
này đặc biệt quan trọng cho sự tồn tại của sinh vật. Kế đến, thực thể sinh học này là màng
lọc không khí trong lành như: cản khói bụi, hạn chế nhiều loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn
gây hại cho người và các động vật. Rừng còn là nhân tố quan trọng trong điều hoà khí


hậu quả đất hay chính là lá phổi xanh của trái đất. Đây còn là nguồn cung cấp nguyên
liệu, hợp chất hoá học, lương thực, thực phẩm cho con người…Ngoài ra rừng có mối
quan hệ mật thiết với đất, tham gia vào các quá trình hình thành phát triển đất, ngược lại
đất là cơ sở duy trì sự tồn tại và phat triển của rừng. Hệ thống đất- rừng đảm nhiệm chức
năng quan trọng là yếu tố tối cần thiết cho sự sống con người và các động vật khác.
Với nhiều vai trò quan trọng như vậy, nhưng hiện nay cùng với quá trình công
nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, một số lượng đất rừng đã bị chuyển đổi mục đích sử
dụng, nghiêm trọng hơn là việc khai thác quá mức dẫn đến những hậu quả khó lường. Từ
đó có thể thấy trồng rừng là một quyết sách cấp thiết của chính phủ, và nhiều dự án,
chương trình hành động đã được đưa ra. Tuy nhiên những biện pháp ấy đã dược cụ thẻ
hoá bằng hành động như thế nào? Đã có ý nghĩa thiết thực gì để làm tăng diện tích rừng
của Việt Nam?
Trong bài tiểu luận nhỏ này, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét dưới góc độ
khách quan về một trong số những dự án trên, cụ thể là:” Dự án trồng mới 5 triệu hecta
rừng” được Quốc Hội thông qua tháng 08/1997 Thêm vào đó là một số ý kiến đóng góp
về việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng :Rừng
Phần II: THÂN BÀI
1. Hiện trạng
Trong thời kỳ đầu của đất nước, rừng đã từng che phủ khắp lãnh thổ. Đến thời kỳ
thuộc Pháp, rừng đã bị chặt để trồng caosu, chè, cà phê,… nhưng độ che phủ vẫn còn
khoảng 14,29 triệu ha, chiếm 43,8% (1943)
1
; năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha
(chiếm 29% diện tích tự nhiên), năm 1985 còn 7,8 triệu ha (23,6%) đến năm 1989 chỉ còn
6, 5 triệu ha (19,7%) (Viện điều tra qui hoạch rừng Việt Nam, 1989).
Hình: Bản đồ mô tả rừng che phủ ở Việt Nam qua các thời kỳ
VN có nhiều loại rừng với nhiều loại thực vật và động vật quý hiếm và độc đáo
mà các nước ôn đới khó có thể tìm thấy được:
- Về thực vật, theo số liệu thống kê gần đây thì có khoảng 12.000 loài thực vật,
nhưng chỉ có khoảng 10.500 loài đã được mô tả (Hộ, 1991- 1993), trong đó có khoảng

10% là loài đặc hữu; 800 loài rêu; 600 loài nấm Khoảng 2.300 loài cây có mạch đã
được dùng làm lương thực, thực phẩm, làm thức ăn cho gia súc.
- Về động vật cũng rất đa dạng, ngoài các loài động vật đặc hữu Việt Nam còn có
những loài mang tính chất tổng hợp của khu hệ động vật miền nam Trung Hoa, Ấn Ðộ,
Mã Lai, Miến Ðiện. Hiện tại đã thống kê được khoảng 774 loài chim, 273 loài thú, 180
1
Theo Maurand (1945) diện tích đất rừng là 14.325.000 ha, chiếm 48,3% tổng diện tích của cả nước
(32.804.000 ha)
loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 475 loài cá nước ngọt và 1.650 loài cá ở rừng ngập mặn và
cá biển.
* Sự tàn phá rừng ở Việt Nam
Năm 1945 diện tích rừng ở Việt Nam là 14 triệu ha đến hiện nay chỉ còn lại
khoảng 6,5 triệu ha, như vậy trung bình mỗi năm rừng Việt Nam bị thu hẹp từ 160 - 200
ngàn ha.
Nguồn tài nguyên động vật đa dạng của rừng Việt Nam cũng bị giảm sút nghiêm
trọng
Trong những năm gần đây, do lợi ích trước mắt của nguồn lợi thủy hải sản, dẫn
đến sự tàn phá các rừng ngập mặn để lấy chất đốt và làm vuông nuôi các loài thủy hải sản
có giá trị kinh tế ; điều này xảy ra nghiêm trọng ở vùng đồng bằng sông Cửu long, sông
Hồng và một số các tỉnh ven biển và hậu quả của nó là phá vở sự cân bằng hệ sinh thái
rừng ngập mặn, làm mất đi nơi sinh sản của một số loài tôm cá nước ngọt và biển, đồng
thời gây nên hiện tượng xói mòn bờ biển do sóng và do gió.
Dựa vào mục đích sử dụng, đất rừng ở Việt Nam được chia thành 3 loại chính:
(1) Rừng sản xuất chiếm 52% tổng diện tích đất lâm nghiệp
(2) Rừng phòng hộ chiếm 38% tổng diện tích đât lâm nghiệp;
(3) Rừng đặc dụng (khu bảo vệ) chiếm 10% tổng diện tích đất lâm
nghiệp
Tính đến năm 2005, cùng với sự ưu tiên của chính phủ và sự giúp đỡ của quốc tế,
tổng số 128 khu bảo vệ với tổng diện tích 2.395.200 ha được thành lập (con số này không
bao gồm khu bảo vệ biển và khu đất ngập nước).

.
Phân loại đất lâm nghiệp và khu bảo vệ ở Việt Nam
(theo tác giả Phan Thị Thúy- bài giảng sinh thái nhân văn)
2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan.
- áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh do tăng cơ học, di cư tự do từ
nơi khác, đòi hỏi cao về đất ở và đất canh tác
- Do cơ chế thị trường, giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản tăng cao, nhiều
công trình xây dựng, đường xá và cơ sở hạ tầng khác được xây dựng gây áp lực lớn đối
với rừng và đất lâm nghiệp
Tình hình thời tiết diễn biễn ngày càng phức tạp, khô hạn kéo dài, bão lũ xảy ra
thường xuyên gây thiệt hại không nhỏ tới tài nguyên rừng. Diện tích rừng khoanh nuôi
phục hồi và rừng trồng tăng lên, dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng và sinh vật hại rừng
cao hơn.
b) Nguyên nhân chủ quan.
Người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa chưa nhận thức đầy đủ tính cấp thiết của
việc bảo vệ và phát triển rừng các ngành, các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp xã nhận
thức chưa đầy đủ, tổ chức thực hiện thiếu nghiêm túc do lợi ích cục bộ, đã làm ngơ, thậm
chí có biểu hiện tiếp tay cho các hành vi phá rừng, khai thác, tiêu thụ lâm sản, sang
nhượng đất đai trái phép, nhưng không bị xử lý nghiêm túc có biểu hiện thỏa mãn với
thành tích, không duy trì hoạt động thường xuyên, do vậy tình trạng phá rừng và các hành
vi vi phạm pháp luật tiếp tục tái xuất hiện. chủ rừng là các lâm trường quốc doanh, Ban
quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng không đủ năng lực để quản lý, bảo vệ diện tích
Đất lâm nghiệp
Rừng
phòng hộ
Rừng đặc
dụng
Rừng sản
xuất

Vườn quốc gia Khu BTTN KBV cảnh quan
Các loại khác của KBV
R
A
M
S
A
R
P
r
o
p
o
s
e
d

M
a
r
i
n
e

P
A
s
P
r
o

p
o
s
e
d

W
e
t
l
a
n
d


P
A
s
rừng được giao thiếu trách nhiệm, thông đồng, tiếp tay cho hành vi phá rừng cơ chế
chính sách chậm đổi mới chưa tạo động lực thu hút các nguồn lực cho bảo vệ rừng.
Thiếu sự đồng bộ, gắn kết trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án
(chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo; các chương trình 135; 132 và 134; 120;
661
Chưa huy động được các lực lượng của xã hội cho bảo vệ rừng. Phối hợp giữa các
lực lượng Công an, Quân đội, Kiểm lâm ở nhiều địa phương chưa thật sự có hiệu quả,
còn mang tính hình thức, nhiều tụ điểm phá rừng trái phép chưa có phương án giải quyết
của liên ngành. Việc xử lý các vi phạm chưa kịp thời, thiếu kiên quyết lực lượng kiểm
lâm mỏng, địa vị pháp lý chưa rõ ràng, trang thiết bị, phương tiện thiếu thốn, lạc hậu cơ
sở vật chất cho công tác bảo vệ rừng hết sức khó khăn
3.Giải pháp

3.1.Đề xuất của cá nhân
3.1.1.Một số đặc điểm của rừng.
- Rừng cung cấp nguyên liệu cho con người làm nhà, nhiên liệu và rất nhiều sản
phẩm làm từ gỗ, làm sạch không khí nhờ việc hấp thụ khí cacbonic và nhả khí oxi vào
không khí, là nhà của các động vật hoang dã, rừng có vai trò giữ nước, vai trò giải trí.
- Rừng là cây lâu năm, ngoài giá trị thực là gỗ và các nguyên liệu khác rừng còn
có tính giá trị là tính bảo tồn của chúng.
- Không giống như cây hang năm việc quyết định thu hoạch và trồng do những
cây này có tính thời vụ của nó, thì việc quyết định khi nào khai thác rừng lại là vấn đề
phức tạp, việc quản lí rừng bằng cách áp dụng các biện pháp kinh tế và các kiến thức sinh
thái học giúp cho việc đưa ra các quyết định hiệu quả nhất.
- Thời gian là đầu vào quan trọng của rừng.
- Sản phẩm gỗ của rừng cũng là vốn, chúng có thể thu hoạch năm nay hoặc những
năm tương lai.
- Gía trị phúc lợi của rừng còn cao hơn nhiều giá trị gỗ mà rừng mang lại.
3.1.2.Một số vấn đề về quản lí khai thác rừng
Tuổi cây Sản lượng gỗ(m3) Sản lượng gỗ tb năm(m3) Tăng trưởng(m3)
10 694 69.4
20 1912 95.6 1218
30 3558 118.6 1646
40 5536 138.4 1978
50 7750 155.0 2214
60 10104 168.4 2354
70 12502 178.6 2398
80 14848 185.6 2346
90 17046 189.4 2198
100 19000 190.0 1954
110 20614 187.4 1614
120 21792 181.6 1178
130 22438 172.6 646

135 22514 166.770 76

a.Quản lý hiệu quả rừng.
- Thuộc tính đặc biệt của tài nguyên rừng(gỗ) là ngoài những đặc
điểm thông thường và hàng hóa thị trường nó còn có thuộc tính đặc biệt là hàng
hóa vốn, nghĩa là khi chúng ta không khai thác thì cây tăng trưởng và làm tăng
vốn. Bởi vậy mỗi năm, nhà quản lý thường phải quyết định khi nào thu hoạch khi
nào trồng rừng trong thời gian trồng rừng có thể mất tới 25 năm hoặc hơn. Để
xem xét sự tăng trưởng sinh học ta có thể xem đồ thị trên.
- Nếu ta dựa vào sản lượng trung bình năm thì sản phẩm cực đại vào
năm 100, còn nếu dựa vào mức tăng trưởng sản phẩm gỗ thì mức tăng cực đại sẽ
sớm hơn là vào năm thứ 70. Vậy nếu chỉ dựa vào 2 con số này để lựa chọn thì rõ
ràng chúng ta sẽ dựa vào giá trị tăng trưởng cực đại là năm 70 để khai thác.
b.Kinh tế khai thác rừng.
- Tuy nhiên nhà kinh tế quyết định khai thác không chỉ dựa vào tăng
trưởng sinh học mà còn phải tính toán chi phí khai thác, chi phí trồng rừng và lợi
ích đem lại từ khai thác gỗ là bao nhiêu ?
Bảng
Suất chiết khấu r=0 Suất chiết khấu r=2%
Năm Sản
lượng
Giá trị
sảnlượng
(tr đ)
Chi phí
(tr đ)
Lợi ích
ròng
(tr đ)
Gía trị

sản
lượng (tr
đ)
Chi phí (tr
đ)
Lợi ích
ròng (tr
đ)
10 694 694 1208.2 -514.2 569 1171 -601
20 1912 1912 1573.6 338.4 1287 1386 -99
30 3558 3558 2067.4 1490.6 1964 1589 375
40 5536 5536 2660.8 2875.2 2507 1752 755
50 7750 7750 3325.0 4425.0 2879 1864 1016
60 10104 10104 4031.2 6078.8 3080 1924 1156
70 12502 12502 4750.6 7751.4 3126 1938 1188
80 14848 14848 5454.4 9393.6 3045 1914 1132
90 17046 17046 6113.8 10932.2 2868 1860 1008
100 1900 1900 6700.0 12300.0 2623 1787 836
110 20614 20614 7184.2 13429.8 2334 1700 634
120 21792 21792 7537.6 14254.4 2024 1607 417
130 22438 22438 7731.4 14706.6 1710 1513 197
135 22514 22514 7754.2 14759.8 1554 1466 88
Nếu ko tính suất chiếu khấu thì càng để tuổi cây dài thì lợi ích ròng càng cao.
Tuy nhiên, trong thực tế tính toán chúng ta phải dựa vào suất chiết khấu để hiện tại
hóa các giá trị. Dựa vào giá trị hiện tại cực đại của gỗ khi tính suất chiết khấu 2% thì
nên khai thác vào năm 70.
Qua đây cho thấy :
Chỉ với suất chiết khấu rất nhỏ 2% cũng rút ngắn thời gian khai thác xuống
một nửa.
Nếu suất chiết khấu càng cao khai thác rừng càng sớm.

Về thời điểm khai thác thì dựa trên tăng trưởng sinh học về mặt lượng cũng
cho kết quả giống như các tính toán kinh tế. điều này liệu có thể cho ta quyết định
thời điểm thu hoạch chỉ cần dựa trên tính toán giá trị cực đại của tăng trưởng sinh học
(lượng) bất kể chi phí thu hoạch và chi phí trồng lại rừng bằng bao nhiêu ?
Chi phí trồng rừng được tính toán trong mô hình này rất quan trọng bởi nếu
chi phí trồng quá lớn, đến mức lớn hơn cả giá trị của gỗ làm cho lợi ích ròng luôn âm,
thì việc trồng loại cây này không thích hợp cho mục đích thương mại
Các biện pháp quản lí hiệu quả tài nguyên rừng.
Vấn đề quyền sở hữu:
Mô hình trên cho thấy nếu nỗ lực khai thác ở tốc độ tăng trưởng cực đại(Emsy)
thì rõ ràng chưa chắc có lợi nhuận tối đa, mà thực tế để có được lợi nhuận tối đa thì khai
thác thường ở bên trái Emsy. Tuy nhiên sự khai thác tài nguyên muốn đạt được lợi nhuận
tối đa thì nhất thiết quyền sở hữu tài nguyên phải được xác định, còn khi quyền sở hữu tài
nguyên không được xác định, con người sẽ khai thác tài nguyên đến khi doanh thu bằng
chi phí(TR=TC) tức là sự nỗ lực khai thác đạt tới Eoa. Nếu cố gắng khai thác hơn nữa thì
người khai thác bị lỗ, π <0. Điểm OA(Opening accessement) gọi là điểm khai thác “tài
nguyên vô chủ”.
Việc sở hữu rừng tư nhân có thể khuyên khích chủ sở hữu quay vòng nhanh và
tăng cường đầu tư để đạt được năng suất gỗ cao và do vậy chu kì khai thác nhanh hơn;
tuy nhiên đôi khi hộ không lựa chọn tối đa hóa lợi nhuận bởi quy mô rừng quá nhỏ.
- Rừng thuộc sở hữa công dường như hướng tới quản lí hiệu quả hơn
với mục tiêu quản lí đa sử dụng thông qua việc sử dụng các phân tích kinh tế rõ
rằng hơn.
- Thuế.
- Quota khai thác.
- Khuyến khích xuất khẩu gỗ chế biến.
- Giao đất rừng cho hộ.
- Trợ giá cho trồng mới
- Năng suất bền vững là năng suất
(theo tác giả Nguyễn Văn Song, giáo trình kinh tế tài nguyên môi trường, năm

2006)
c. Một số đề xuất của cá nhân nhóm thực hiện trong công tác trồng, khai thác và
bảo vệ rừng:
- Với những phân tích như trên, chúng tôi thấy rằng việc khai thác cây rừng khi
chúng già là điều cần thiết nó vừa mang lại hiệu quả kinh tế vùa đảm bảo yếu tố sinh thái,
tạo không gian cho những cây non.
Ngoài ra chúng tôi còn thấy rằng với những dẫn chứng kinh tế như trên thì việc
giao đất giao rừng cho các tổ chức cá nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng là
điều mà chúng ta nên làm sâu rộng.
- Tuy nhiên làm thế nào để vai trò của nhà nước vẫn không bị lu mờ khi thực hiện
chính sách giao đất giao rừng cho người dân?
Vì theo suy nghĩ của chúng tôi, chúng tôi tạm chia rừng mà nhà nước giao cho
người dân thành 2 loại
+ Loại thứ nhất là loại mà trên đất đã sẵn có rừng, nhà nước giao cho người dân
để họ quản lí, bảo vệ và khai thác rừng, như vậy rừng vẫn được khai thác hợp lí kết hợp
với trồng mới,mà nhà nước và người dân đều có lợi,
Người dân có thể sống được từ rừng có thể khai thác gỗ một cách hợp pháp, thay
vì họ trở thành những lâm tặc, họ được hưởng lợi từ chính rừng núi của họ
Nhà nước thì không phải chi trả một lượng tiền lớn cho lực lượng kiểm lâm để
bảo vệ rừng mà còn có thể thu được tiền từ thuế tài nguyên đất và rừng.
Tuy nhiên việc sở hữu tư nhân đối với rừng ở Việt Nam theo chúng tôi sẽ có
những điều đáng lưu ý sau đây:
Người dân vì lòng tham có thể sẽ khai thác hết trước khi trồng rừng, vì vậy nhà
nước nên kí hợp đồng giao đất giao rừng dài hạn cho người dân. Khi lợi ích của họ đã
gắn lâu bền với rừng thì chắc chắn họ sẽ có cách ứng xử với rừng một cách đúng đắn.
Hơn nữa khi người dân đã rằng buộc với nhà nước bằng hợp đồng thì nếu khung hình
phạt pháp lí của chúng ta cao và nghiêm khắc thì có thể phần nào sẽ hạn chế được tình
trạng phá rừng, nhà nước có thể nâng cao quan điểm rừng là tài sản quốc gia và khi nhà
nước đã giao quyền sở hữu đất rừng và rừng cho người dân thì người dân có quyền khai
thác và trồng rừng theo quy định của nhà nước khi vi phạm quy định thì có thể xử phạt

theo pháp luật liên quan đến tài sản quốc gia.
Thứ 2 là có thể người dân sẽ không tuân thủ những quy định về kĩ thuật trồng
rừng cũng như chăm sóc rừng, trồng không đúng loại cây hay khai thác không đúng thời
điểm khi cây rừng còn non, không đảm bảo hiệu quả về mặt sinh học cũng như sinh thái,
điều này nếu nhà nước không thanh tra giám sát chặt chẽ thì cũng khó có thể phát hiện và
xử lí kịp thời và chỉ biết khi sự việc đã rồi, điều này cũng có thể gây hậu quả đáng tiếc, vì
vậy theo quan điểm cá nhân thì nhà nước nên có những đoàn thanh tra thường xuyên liên
ngành ngay tại cơ sở (kết hợp giữa bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn với lực lượng
kiểm lâm và chính quyền địa phương )
Hơn nữa nhà nước cũng cần hỗ trợ người dân về vốn kĩ thuật, ví dụ như là cung
cấp giống và phân bón chất lượng cao,giá ưu đãi
+ Thứ 2 là đối với đất chưa có rừng, thì đây là điểm mà cần nhà nước đầu tư hơn
nhiều so với loại trên.
Vì từ đất trống để có thể tạo thành rừng thì cần có một thời gian tương đối dài, mà
thường là 5 năm đối với rừng sản xuất và khoảng 10 năm đối với rừng đặc dụng và rừng
phòng hộ, thời gian để khai thác được còn có thể lâu hơn, vì vậy nên có thể nói thời gian
là yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong công tác trồng rừng, đây cũng là trở ngại lớn nhất
đối với chúng ta khi giao đất cho người dân cũng như quyết định đầu tư vốn và kĩ thuật
phải dài hạn. Hiện nay, trong khoảng thời gian từ khi trồng rừng đến khi thu hoạch người
dân gần như không thu được gì từ rừng (có thể chỉ thu được rất ít như củi hay một số sản
phẩm khác), ngoài số tiền ít ỏi mà nhà nước hỗ trợ thì cuộc sống của người dân trong thời
gian này là hết sức khó khăn. Làm thế nào để thu hút người dân tham gia vào trồng rừng
thì điều quan trọng là nhà nước phải giải quyết được những khó khăn này, theo quan
điểm cá nhân chúng tôi xin được đề xuất một vài ý kiến như sau:
1.Các cán bộ kĩ thuật của các sở và phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
nên nghiên cứu và khảo sát các cây trồng ngắn hạn để giúp người dân lấy ngắn nuôi dài,
có thể ở các vùng núi thì có thể khảo sát nghiên cứu để đưa các cây trồng có giá trị kinh
tế cao vào trồng xen như cây thuốc ( cây ngải cứu, hương nhu, sả, nghệ…) phục vụ cho
việc chiết suất các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược, cây làm cành (phong lan, cây
sanh……)nếu sinh kế của người dân được đảm bảo thì chắc chắn việc giao đât giao rừng

cho người dân sẽ hiệu quả, việc trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc sẽ được thành
công.
2.Hơn nữa, những người dân nhận đất, nhận rừng, hầu hết là ở vùng sâu vùng xa,
trình độ học vấn và các kiến thức khoa học còn rất hạn chế, vì vậy nhà nước cũng như
các cơ quan của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các địa phương cần có sự giúp
đỡ hỗ trợ về kĩ thuật, có thể cung cấp cây giống chất lượng cao miễn phí, có thể hướng
dẫn bà con các tiến bộ khoa học kĩ thuật để giúp tăng nhanh năng suât và rút ngắn thời
gian thu hoạch cũng như ít tốn sức lao động nhất. Đấy là những ý kiến về việc trồng
rừng, còn công tác thu hoạch rừng thì chúng tôi cũng xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến
như sau:
Theo nguyên tắc thì việc khai thác đối với rừng tự nhiên là chặt tỉa những cây đã
đên độ tuổi khai thác, nhưng thực sự những việc này là hết sức khó khăn vì khó có thể
nào mà huy động được các phương tiện kĩ thuật vào trong rừng sâu đi qua các cây khác
để chặt hạ 1 cây. Vì vậy nên hầu như khi nhà nước cho phép các lâm trường hay các tổ
chức cá nhân khai thác rừng thì thường là dao cho 1 khoảnh rừng, và họ cũng sẽ khai thác
hết những gì có thể khai thác được, thậm chí còn khai thác cả những vùng xung quanh.
Có một vần đề đặt ra ở đây là làm thết nào để khai thác được các cây ở trong rừng sâu
đến tuổi không làm ảnh hưởng đến những cây khác, theo tôi thì có thể dung các biện kĩ
thuật như dùng máy bay trong khai thác các cây gỗ quí (pơ mu, sưa, lim, mun), có thể
đưa ra mô hình như sau, có thể không khả thi trong thực tế nhưng chúng tôi vẫn muôn đề
cập đến ở đay, có thể nó sẽ là những gợi ý cho những nhà cơ khí kĩ thuật, để họ sẽ có thể
phát kiến ra những máy móc cho việc khia thác gỗ trong tương lai: đó là có thể sẽ dung
máy cưa cưa dưới gốc, còn trên ngọn cây từ phần thân cây trở lên có thể dung máy bay
đẻ kéo lên, và đưa về nơi sản xuât gỗ, cùng một lúc chúng ta có thể khai thác nhiều cây
( khoảng hơn chục cây) bằng cách như thế này.
3.Hoặc như đối với rừng sản xuất thì chỉ trồng một loại cây nhất định đối với
những địa phương cụ thể và hầu nhua là cùng thời điểm vì vậy khi đến độ tuổi khai thác
thì sẽ khai thác đồng loạt khai thác đến trắng rừng, đây cũng có thể là nguy cơ gây mất
rừng, vì vậy chúng tôi khuyến cáo các cơ quan chức năng là nên có công tác quy hoạch
và quản lí hợp lí giữa các địa phương và trong một địa phương, để có thể hạn chế được

tình trạng này.
4.Tiếp nữa là công tác bảo vệ rừng, theo chúng tôi được biết thì hiện nay công tác
bảo vệ rừng phần lớn là do lực lượng kiểm lâm đảm nhận, mà trên thực tế lực lượng này
còn rất yếu và mỏng, nên không thể kiểm soát và canh giữ tuần tra được đến tất cả các
mảnh rừng, chưa kể đến một phần các cán bộ kiểm lâm tham ô, nhận hối lộ, cho qua
những hành vi phá rừng trái phép. Hơn nữa hoạt động của bọn lâm tặc ngày một liều lĩnh,
tinh vi, chúng sẵn sang qua mặt thậm chí đối đầu với lực lượng kiểm lâm. Vì vậy theo
chúng tôi để răn đe bọn phá rừng cần có khung hình phạt cao hơn, có thể xử tù những
hành vi phá rừng , mở rộng lực lượng kiểm lâm, xây dựng một lực lượng kiểm lâm nhiều
về chất , mạnh về lượng
Kế đến là cần để mọi tổ chức cá nhân tham gia, toàn xã hội tham gia vào công tác
bỏ vệ rừng, như là lập các tổ dân quân bảo vệ rừng…., bảo vệ rừng ngay tại cơ sở, ngay
trong mỗi thôn xóm, và sâu rộng với mọi lực lượng tầng lớp xã hội.
5.Tiếp đến là công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân trong xã hội, để
ai cũng có những nhận thức đúng đắn về rừng, đặc biệt là những người dân sống ở trong
khu vực có rừng. Khi họ có những hiểu biết về rừng và có thể sống hợp pháp từ rừng thí
có thể tình trạng chặt phá rừng có thể được cải thiện. Công tác tuyên truyền giáo dục cần
phải được đổi mới về phương pháp và cách thức để có thể được người dân tiếp thu. Đặc
biệt là thành lập các câu lạc bộ ở nhưng đơn vị hành chính sự nghiệp tìm hiểu về rừng,
lấy ví dự như ở trường đại học Nông nghiệp Hà nội hiện nay vẫn chưa có một câu lạc bộ
nào hoạt động về tìm hiểu rừng, mặc dù không có chuyên ngành nào về lâm học hay lâm
nghiệp nhưng các ngành học của sinh viên trường ta rất gần gũi với rừng, như cây trồng,
giống, sinh thái môi trường hay quản lí môi trường… thiết nghĩ đây là việc làm cần thiết
và chúng tôi nhóm sinh viên thực hiện đè tài này cũng đang ấp ủ thành lập một câu lạc bộ
như thế để có thể có những hiểu biết cụ thể và thực tế hơn về rừng, và chúng tôi qua bài
viết này cũng mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các bạn sinh viên, sự giúp đỡ
chuyên môn và kiến thức từ các thầy cô giáo đặc biệt là những thầy cô trong bộ môn sinh
thái môi trường ( khoa tài nguyên và môi trường)
6.Bên cạnh đó là những chính sách những chương trình mang tính vĩ mô của nhà
nước, để hệ thống rừng của Việt Nam mang tính toàn vẹn có hệ thống. về mục tiêu và

phương hướng của dự án 661, có thể đánh giá là hết sức tốt đẹp và đúng đắn, nhưng đáng
tiếc là khâu thực hiện còn mắc nhiều sai phạm, nên không đạt được những kết quả như
mong đợi. nhưng theo cá nhân tôi thì việc xây dựng những chương trình mang tính vĩ mô
và dài hơi như thế là cần thiết, và cần tiếp tục xây dựng nhưng chương trình như thế. Và
quan trọng là khâu thực hiện cần sát sao, đi đúng với nghị quyết.
3.2.Một số giải pháp của nhà nước
Thấy rõ được vai trò của rừng, đặc biệt là trong những năm gần đây nước ta liên
tục chịu những hậu quả do biến đổi khi hậu như thiên tai, hạn hán, sạt lở, xsói mòn…
những hiện tượng này có nguyên nhân một phần là do diện tích rừng bị giảm mạnh trong
những năm đầu đất nước đổi mới, Đảng và nhà nước đã có những chính sách thiết thực
trong công tác bảo vệ và trồng rừng, có thế kể đến như dự án 327, luật đóng cửa rừng….
Nhưng có lẽ dự án dài hơn, sâu rộng và mang tính toàn quốc nhất là dự án trồng
mới 5 triệu hecta rừng. Trong bài tiểu luận nhỏ này chúng tôi chỉ xin được đề cập đến dự
án này:
Chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X, kì họp lần 2 đã có nghị quyết
08/1997/QH10 về dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng, trong đó chỉ rõ:” Thông qua chủ
trương đầu tư trồng mới 5 triệu hecta rừng trong thời gian tư1998 đến 2010”.
1, Lí do thành lập dự án:
Bảng 1: Các chức năng thiết yếu của rừng phục vụ con người
TT Chức năng của rừng Hiệu quả mong đợi
1 Kinh tế - Cung cấp gỗ , củi, thức ăn, thuốc , nguyên liệu song mây tre
nứa, làm giấy, dầu nhựa
2 Xã hội - Công việc làm xoá đói giảm nghèo
- Phúc lợi nghỉ dưỡng, giáo dục môi trường, du lịch, nghiên cứu


Môi trường - Bảo tồn đa dạng sinh học
- Điều chỉnh nguồn nước, cải tạo đất, chống xói mòn thanh lọc
không khí,tiếng ồn, cải thiện môi trường sống

Phòng chống thiên tai - Chống sóng biển, bão biển , cát bay
- Giảm thiều tác hại của hạn hán, bão lụt thiên tai
4 Hạn chế thay đổi khí hậu - Hấp thụ CO
2
không khí, lưu trữ
- Ngăn cản trái đất nóng lên, nước biển dâng cao.
a) Lí do sinh thái:
_ Việc mất rừng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tự nhiên và xã hội. Xây dựng rừng
đặc dụng phòng hộ chủ yếu nhằm cải thiện môi trường sinh thái, bảo vệ phát triển đa
dạng sinh học trong điều kiện hiện nay đòi hỏi nỗ lực lớn về tổ chức, nhân lực, quản lý,
khoa học công nghệ. Do đó nó phải được xây dựng và tực thi trong khuôn khổ một dự án
quốc gia có mục tiêu nội dung rõ ràng với chính sách biện pháp phù hợp và tiến độ thực
hiện cụ thể.
b) Lí do kinh tế: nhu cầu về lâm sản tăng cao cụ thể là
-Nhu cầu về lâm sản làm nguyên liệu giấy
-Nhu cầu lâm sản làm nguyên liệu ván nhân tạo
-Nhu cầu gỗ trụ mỏ
-Nhu cầu gỗ nguyên liệu để chế biến đồ mộc gia dụng và trang trí nội thất
-Nhu cầu gỗ xây dựng cơ bản
-Nhu cầu đặc sản rừng
-Cây công nghiệp
-Cây lấy quả
c) Lí do xã hội:
-Tạo công ăn việc làm cho người dân, gắn quyền lợi và trách nhiệm thiết thực của
họ với rừng thì rừng sẽ được bảo vệ và phát triển đúng các quy luật của nền kinh tế thị
trường.
( />2, Mục tiêu dự án:
-Trồng mới 5 triệu hecta rừng cùng với bảo vệ diện tích rừng hiện có để tăng độ
che phủ lên 43%. Đảm bảo an ninh môi trường, giảm thiên tai, tăng khả năng sinh thủy,
bảo tồn nguồn gen, tính đa dạng sinh học.

-Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiêu việc làm
cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, định canh định cư…nhất là ở vùng
biên giới.
-Cung cấp gỗ làm nguyên liệu sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu lâm
sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, cùng với phát triển công nghiệp chế biến lâm
sản, đưa lâm nghiệp trở thành một nền kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế- xã
hội miền núi.
( Nguồn: />3)Nhiệm vụ:
-Bảo vệ hiệu quả rừng vốn có. Giao đất giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân gắn với định canh định cư, xóa đói giảm nghèo để bảo vệ, khoanh nuôi rừng kết hợp
trồng rừng bổ sung và trồng mới.
-Trồng rừng:
-Trồng 2 triệu ha rừng phòng hộ đặc dụng: Khoanh nuôi tái sinh kết hợp
trồng bổ sung 1 triệu ha, trồng mới 1 triệu ha gắn liền với định canh định cư.
-Trồng 3 triệu ha rưng sản xuất:rừng nguyên liệu công nghiệp giấy, ván
nhân tạo, gỗ trụ mỏ…Khoảng 3 triệu ha cây công nghiệp lâu năm và cây lấy quả khoảng
1 triệu ha,đồng thời huy độngcác tổ chức và cá nhân triệt để tận dụng diên tích đất trống
để trông cây phân tán.
Các giai đoạn:
-Giai đoạn 1998 đến 2000: trồng mới 700.000 ha( trong đó 260.000 ha rừng
phòng hộ,đặc dụng),khoanh nuôi tái sinh kêt hợp trông bổ sung 350.000 ha
-Giai đoạn 2001 đến 2005: trồng mới 1,3 triệu ha( trong đó 350.000 ha rừng
phòng hộ,đặc dụng), khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 650.000 ha.
-Giai đoạn 2006 đến 2010: trồng mới 2 triệu ha( trong đó 390.000 hảừng phòng
hộ đặc dụng).
(Nguồn: />4) Kết quả thực hiện:
-Dự án trồng 5 triệu hecta rừng có ý nghĩa lớn về môi trường cũng như tham gia
giải quyết việc làm cho lao động, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Hiện đã có 470.874
hộ gia đình tham gia thực hiện dự án, nhận khoán 2,268 triệu hecta, tham gia trồng 1,31
triệu hecta rừng.

Cụ thể là sau 8 năm thực hiện, dự ấn mới chỉ trồng được 1,424 triệu hecta, đạt
28,5% tiến độ trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chỉ đạt 32,2%, tiến độ trồng rừng
nguyên liệu công nghiệp và cây công nghiệp lâu năm, cây lấy quả chỉ đạt 26%.
Kết quả đã thực hiện từ 2006- 2008: cả nước đã trồng mới 614.113 ha rừng đạt
61,4% kế hoạch( trong đó rừng phòng hộ đặc dụng là139.171 ha, rừng sản xuất đạt
474.942 ha); khoanh nuôi tái sinh 1.030.000 ha.( Đạt trên 90% kế hoạch khoán bảo vệ
rừng 2.300.000 ha)
Tính đến 31/12/2008 tổng diện tích rừng của toàn quốc là 13.118.773 ha, trong
đó có 10.118.591ha rừng tự nhiên và 2.770.182 ha rừng trồng. Trong 5 năm qua diện tích
rừng tăng 1.024.255 ha, bình quân tăng 204.85551 ha/ năm, qua đó độ che phủ rừng tăng
từ 36,7%( năm 2004) lên 38,7% ( năm 2008).
(Nguồn: Báo Lao Động số 265 ngày 26/9/2009)
5) Hạn chế:
_Không bố trí hợp lí, kết hợp với các biện pháp lâm sinh phù hợp từng loại rừng
trồng. Dự ấn được tiến hành ở trung du là chính trong khi ở miền núi nơi dân cư khó khăn
thì ít được tiến hành hơn.
-Diện tích rừng trồng mới tăng nhưng không bằng kế hoạch, chất lượng thấp.
-Phân bổ kinh phí chưa phù hợp, còn nhiều sai phạm.Theo quyết định của Thủ
Tướng Chính Phủ là hơn 1500 tỷ nhưng hiện tại dự án mới bố trí 820 tỷ va kế hoạch năm
2009 mới dự kiến bố trí dượcc1000 tỷ đồng.
-Thủ tục hành chính còn chậm.Ban chỉ đạo dự án không sát sao đôn đốc nên một
số tỉnh không đat chỉ tiêu.
- Quản lí nhà nước còn yếu kém
6)Khắc phục:
- Ưu tiên chỉ đạo kế hoạch trồng rừng phòng hộ đặc dụng, tập trung đầu tư cho
các vùng trọng điểm phòng hộ ven biển, phòng hộ cho các hồ đập.
- Đẩy mạnh giao đất giao rừng cho người dân, các thành phần kinh tế trong nước
và ngoài nước đẻ phục vụ mục đích kinh tế.
- Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cần tiếp tục hướng dẫn về kĩ thuật
cho người dân các địa phương

3.3.Phân tích đánh giá dự án Trồng mới 5 triệu hecta rừng
Sau khi tìm hiểu về dự án trồng 5 triệu ha rừng chúng tôi có một số đánh giá như
sau : Trước hết đây là một dự án quan trọng nhằm ra tăng diện tích rừng và bảo vệ diện
tích rừng hiện có, góp phần bảo đảm an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, xóa đói
giảm nghèo và đồng thời cung cấp nguyên liệu để sản xuất góp phần phát triển kinh tế xã
hội miền núi một số vấn đề chưa khắc phục được trữ lượng và khả năng cung cấp gỗ của
rừng còn thấp; tình trạng chặt phá rừng trái phép và nguy cơ cháy rừng ngày càng cao.
Thứ hai là trong dự án này đã thực hiện việc giao đất, giao rừng cho người dân,
đây là chiến lược hiệu quả và bền vững, vì nó tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và xóa
đói giảm nghèo cho người dân ,cụ thể hiên nay đã có 470.874 họ gia đình tham gia thực
hiện dự án , nhận khoán 2.268 triệu ha rừng tham gia trồng 1.31 triệu héc ta rừng .
Thứ ba là bước lên kế hoạch: đã có chính sách xây dựng dự án cho từng địa
phương, đây là việc làm hết sức hợp lí, nó giúp phát huy tối đa lợi thế cử từng địa
phuuwong cũng như hạn chế những khó khăn, vì mỗi địa phương thì lại có những điều
kiện;năng lực và khó khăn khác nhau, với thực tế cụ thể đã có những minh chứng cho
những tỉnh không đi sâu vào thực tế khi lập kế hoạch như những tỉnh :
Lai Châu đạt 474/850 ha,
Kon Tum 100/250 ha,
Dak Nong 177/400 ha,
Điện Biên 427/900 ha.
(Trích báo kinh tế nông thôn )


Bên cạnh những mặt tốt thì vẫn còn tồn tại rất nhiều mặt tồn tại chưa giải quyết
được :
Thứ nhất vẫn chưa gắn được lợi ích của người dân với việc trồng rừng.Theo báo
tiền phong viết : “một gia đình có 2 lao động chính được phân cho 3 ha rừng với thu nhập
hiện nay là 4 triệu đồng/ha thì tổng cộng họ thu được 12 triệu đồng /năm, Số tiền này
đem chia ra thì mỗi lao động được 500 ngàn đồng /tháng”.Như vậy thì không cải thiện
được cuộc sống cho người trồng rừng.Qua phân tích như trên chúng ta minh chứng cho

lập luận : chính sách hiện nay chưa thu hút được người dân tham gia trồng rừng.Chính vì
thế, ý kiến của chúng tôi cho rằng cần có những chính sách hỗ trợ đối với người dân nhận
đất, nhận rừng để thu hút hơn nữa các tầng lớp xã hội tham gia vào trồng rừng, như
những phân tích ở phần 3.1
Thứ hai là đầu tư còn dàn trải, có tư tưởng cào bằng các địa phương khác nhau
thì điều kiện khác nhau nên nhu cầu về vốn khác nhau nhưng khi giải ngân thì lại thực
hiện theo cơ chế bình quân, địa phương nào cũng như nhau. Điều này gây bất hợp lí và
mất công bằng sẽ khiến cho các hộ gia đình tham ra thực hiện dự án này có tâm lí “ dễ thì
làm, khó thì bỏ”.
Thứ ba khâu quản lí ngân sách còn yếu kém, chưa đồng bộ,chưa mang tính khoa
học và quyết liệt gây thiệt hại lên đến 182 tỉ đồng chiếm 6,6% kinh phí đã sử dụng cho dự
án.
Cụ thể, chỉ tính riêng 16 tỉnh, TP được kiểm toán, số kinh phí tồn dư lên tới 45 tỉ
đồng, chiếm 4,9% tổng số vốn đã sử dụng, cá biệt tại một số địa phương, con số này lên
tới 10%-17%.
Việc phân bổ kinh phí còn nhiều sai phạm, chỉ tính riêng 32 đơn vị ngoài Bộ
NN&PTNT đã chiếm 32 tỷ đồng; sử dụng vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ sai nội dung
đầu tư như: chi cho công tác lâm sinh không thuộc quy hoạch rừng phòng hộ, chi xây
dựng trụ sở làm việc, mua xe ôtô… và chi vượt mức đầu tư hỗ trợ trên 35 tỷ đồng; chi
vượt tỷ lệ kinh phí quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chi sai, chi khống, chi trùng
lắp khối lượng lên tới gần 3,5 tỷ đồng…
“Điển hình như tại Lâm trường Bình Lưu (Quảng Ninh) tỷ lệ rừng bị cháy, bị phá
lên đến trên 20% diện tích rừng trồng; tại Bình Thuận, tỷ lệ thành rừng chỉ đạt 69,8% và
Ninh Thuận chỉ đạt 67,78% diện tích rừng trồng” (Theo dân trí)
Thứ tư khi ban đầu thực hiện dự án thì ban chỉ đạo dự án đã không tính được hêt
những khâu phát sinh và chưa có sự chỉ đạo đồng bộ của các ngành, các địa phương và
chính quyền sở tại. Đó là sự thiếu gắn kết giữa chính sách giao đất, giao rừng cho người
dân với các chính sách về giáo dục, chính sách dân số và phat triển các ngành công
nghiệp, dịch vụ chế biến đi kèm.
Thứ năm tiến độ trồng rừng còn đang chậm, chỉ còn hơn một năm nữa là kết thúc

dự án nhưng đến bây giờ thì việc trồng mới rừng vẫn chưa đạt được 50% kế hoạch trong
dự án.
“Cụ thể là sau 8 năm thực hiện, dự án mới chỉ trồng được 1,424 triệu hécta, đạt
28,5%; tiến độ trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chỉ đạt 32,2%; tiến độ trồng rừng
nguyên liệu công nghiệp và cây công nghiệp lâu năm, cây lấy quả chỉ đạt 26%. Trước đó,
trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết theo đề xuất của Chính phủ, chỉ
tiêu trồng rừng từ nay đến năm 2010 sẽ chỉ trồng mới 1 triệu ha, cộng với 1,4 triệu ha
rừng đã trồng mới năm năm trước và 1 triệu ha rừng khoanh nuôi, nên đến năm 2010
chương trình này sẽ chỉ đạt 3,4 triệu ha, không tương ứng với chỉ tiêu 5 triệu ha như dự
án đặt ra”. (Theo TTQ)
3.4. Đánh giá chung
Dự án trồng 5 triệu ha rừng là dự án mang tính chiến lược của một quốc gia do
vậy mới thấy được tầm quan trọng của dự án này, đươc mọi người dân,mọi tầng lớp trong
xã hội quan tâm riêng cá nhân chúng tôi thấy dự án này là tốt. nhưng do việc quản lí, điều
hành và tổ chức thì còn chưa quyết liệt dẫn đến hiệu quả của dự án chưa cao.
Do vậy mà dự án khi gần kết thúc dự án mà vẫn chưa thực hiện được một nửa
của dự án, không hoàn thành chỉ tiêu mà quốc hội đã giao.

×