Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cung cấp dinh dưỡng cho trẻ bị sốt pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.67 KB, 7 trang )



Cung cấp dinh dưỡng
cho trẻ bị sốt

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ. Trẻ nhỏ bị sốt khi
đường hô hấp bị viêm nhiễm.
Thông thường trẻ bị sốt nước bọt tiết ra ít, miệng khô, các vi
khuẩn gây bệnh dễ phát triển trong khoang miệng; dễ gây ra
các bệnh viêm khoang miệng như viêm lưỡi, viêm răng, có
khi sẽ gây ra hôi miệng, mất vị giác. Ngoài việc điều trị cho
trẻ bằng thuốc thì các bà mẹ nên lưu ý đến việc điều chỉnh
chế độ ăn cho trẻ trong những ngày này.

Sốt có thể khiến trẻ nhỏ xuất hiện hiện tượng tiêu chảy, trẻ
lớn hơn một chút thì hay bị táo bón, trướng bụng đầy hơi, ảnh
hưởng tới hấp thu tiêu hoá của đường ruột. Vì thế, khi bị sốt
trẻ thường không muốn ăn, dễ bị thiếu dinh dưỡng, không có
lợi cho việc bình phục, thậm chí làm cho bệnh càng nặng
thêm.
Do vậy chế độ ăn trong thời gian trẻ sốt vẫn phải đảm bảo
đầy đủ thành phần cung cấp năng lượng (chủ yếu là dầu, mỡ
và đạm). Khi sốt cơ thể cũng mất rất nhiều nước và chất điện
giải qua da, đường thở, mất vitamin qua phân, nước tiểu; vì
vậy nhu cầu về nước, vitamin và chất khoáng tăng lên rất
nhiều. Ngoài ra khi sốt cao, do các men tiêu hóa bị ức chế, trẻ
thường chán ăn, vì vậy phải cho trẻ ăn những loại thức ăn
vừa dễ tiêu hóa, vừa đảm bảo cung cấp đủ những nhu cầu đặc
biệt của giai đoạn này.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.


Với trẻ nhỏ còn bú mẹ: cho trẻ bú nhiều lần hơn và thời
gian mỗi lần bú lâu hơn bình thường. Nếu trẻ không tự bú
được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ
uống.
Với trẻ lớn hơn (đã ăn bổ sung): Tăng thêm số bữa trong
ngày với các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa và chia
thành nhiều bữa nhỏ. Thay đổi thức ăn, cho trẻ ăn những loại
thức ăn hợp khẩu vị để giúp trẻ ăn nhiều, kích thích sự thèm
ăn. Cần cho trẻ ăn tăng đạm và dầu mỡ để đảm bảo đủ nhu
cầu đạm và năng lượng khi bị sốt.
Nếu trẻ tiêu chảy, có thể dùng nước giá đỗ xanh để quấy bột,
nấu cháo loãng, vừa giúp trẻ dễ ăn, vừa đảm bảo cung cấp
đầy đủ các chất đạm, bột. Đặc biệt chú ý đề phòng trẻ bị suy
dinh dưỡng khi nhiễm khuẩn nặng và kéo dài. Cho trẻ uống
nhiều nước, nhất là nước hoa quả tươi hoặc ăn thêm hoa quả
để bù lại lượng nước bị mất do sốt. Cung cấp thêm vitamin
A, vitamin C vì các bệnh nhiễm trùng có thể gây mất vitamin
A qua phân, nước tiểu, dẫn đến nguy cơ thiếu vitamin A, đặc
biệt là đối với trẻ suy dinh dưỡng. Những trẻ bị viêm phổi
nặng cần bổ sung vitamin A liều cao (tùy thuộc vào tuổi theo
hướng dẫn của Chương trình Phòng chống thiếu máu,
vitamin A).
Nên cho trẻ ăn cả mỡ lẫn dầu, đặc biệt là mỡ gà (vì mỡ gà có
tới 18% acid béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ). Các
loại thực phẩm giàu chất đạm là sữa mẹ, sữa bò, sữa đậu
nành, trứng, thịt cá…
Nếu thức ăn bổ sung cho trẻ chủ yếu từ nguồn thực vật, do
giá trị sinh học của chúng tương đối thấp, tỷ lệ hấp thu thấp
hơn thức ăn động vật nên cần chú ý đến số lượng, chất lượng
và hiệu quả sử dụng của protein (đạm). Trong trường hợp

này, khuyến nghị về nhu cầu protein ăn vào cần cao hơn. Ví
dụ chế độ ăn chủ yếu là lúa gạo thì hệ số sử dụng protein
(NPU) chỉ vào khoảng 50 (thấp hơn những chế độ ăn khác),
vì vậy nhu cầu khuyến nghị về protein trong những trường
hợp này phải cao hơn nhiều. Các loại quả chứa nhiều vitamin
C như cam, chanh, quýt, bưởi…; giàu vitamin A như các loại
quả có màu vàng, đỏ (gấc, đu đủ, xoài, cà chua,…) và các
loại rau có màu xanh thẫm (rau ngót, rau muống, rau dền…)
vừa giàu vitamin A vừa giàu vitamin C đều rất cần thiết cho
trẻ, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn ăn bổ sung (ăn dặm).
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Trong giai đoạn ăn bổ sung, cơ thể trẻ cũng bắt đầu thay đổi
cách chống đỡ với những yếu tố gây bệnh. Các yếu tố miễn
dịch được mẹ truyền cho từ thời kỳ mang thai không còn
nữa, trẻ bắt đầu hình thành khả năng miễn dịch riêng khi tiếp
xúc với các yếu tố gây bệnh từ môi trường nên rất dễ mắc các
bệnh nhiễm khuẩn. Do đó, bất kỳ loại thức ăn bổ sung nào
cũng phải được bảo quản và chế biến thật sạch sẽ, nếu không
có thể sẽ gây bệnh cho trẻ; Nhất là vào mùa hè khi nhiệt độ
tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi
khuẩn.
Sau khi cơ thể bình phục hẳn, có thể quay lại chế độ ăn bình
thường.

×