Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích các nguyên tắc của dẫn độ tội phạm và lấy ví dụ minh hoạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.12 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---o0o--BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN MƠN: LUẬT HÌNH SỰ QUỐC
TẾ

Họ và tên:
Mã sinh viên:
Ngày sinh:
Ngành: Luật Quốc Tế
Đề số 3: Phân tích các nguyên tắc của dẫn độ tội phạm và lấy ví dụ
minh hoạ.

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2022



ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm
quốc tế nói riêng, dẫn độ là hình thức hợp tác quốc tế rất hiệu quả nhằm
giúp các quốc gia tiến hành truy tố, xét xử hoặc buộc người phạm tội thi
hành hình phạt của bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng đang lẩn trốn
trên lãnh thổ quốc gia khác. Bởi lẽ, nếu người phạm tội đã bị xét xử bằng
một bản án có hiệu lực pháp luật hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình
sự ở một nước nhưng đang lẩn trốn trên lãnh thổ một nước khác thì nước
đó khơng thể tiến hành các hoạt động truy bắt kẻ phạm tội trên lãnh thổ
nước sở tại nếu khơng có sự hợp tác, giúp đỡ của nước này. Do đó, để
hiểu sâu hơn về vấn đề này, sau đây em xin chọn đề tài số 03: “Phân tích
các nguyên tắc của dẫn độ tội phạm và lấy ví dụ minh hoạ” làm bài tiểu
luận kết thúc học phần mơn Luật hình sự quốc tế.
A.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


I.
LÝ LUẬN CHUNG VÀ KHÁI NIỆM VỀ DẪN ĐỘ TỘI
PHẠM
1.
Khái niệm
Như chúng ta đã biết, dẫn độ là một vấn đề rất quan trọng và nhạy cảm
trong quan hệ quốc tế. Thế nhưng, trong hệ thống các điều ước quốc tế về
phịng chống tội phạm, khơng một điều ước nào đưa ra khái niệm dẫn độ
mà chỉ đề cập đến các nội dung cơ bản về dẫn độ như nguyên tắc dẫn độ,
các trường hợp bắt buộc phải dẫn độ, lý do dẫn độ, từ chối dẫn độ, bản
chất hình phạt, khung hình phạt, quốc tịch của người bị yêu cầu dẫn độ,
từ chối dẫn độ, hoãn dẫn độ, quá cảnh, chuyển giao người bị dẫn độ, tài
chính, giải quyết các xung đột về yêu cầu dẫn độ giữa các quốc gia thành
viên... Tuy nhiên, trong q trình nghiên cứu về lĩnh vực này lại có nhiều
quan điểm khác nhau. Theo Giáo sư Nguyễn Huy Chiêu, dẫn độ được
hiểu là “Thủ tục quốc tế, do một quốc gia (gọi là quốc gia thỉnh cầu)
thỉnh cầu một quốc gia (gọi là quốc gia bị thỉnh cầu) giao cho mình tội
phạm trốn tránh ở trong lãnh thổ quốc gia ấy để xét xử hoặc bắt chịu
hình phạt đã tuyên xử”. Còn theo Tiến sỹ Dương Tuyết Miên, lại cho
rằng: “Dẫn độ là trường hợp một quốc gia chuyển giao người phạm tội
đến một quốc gia khác để truy cứu trách nhiệm hình phạt trên cơ sở quy
định tại các Công ước, Hiệp định hay pháp luật quốc gia"…


Từ những định nghĩa trên, ta có thể thấy dẫn độ trong luật hình sự quốc tế
được quy định như sau: “Dẫn độ tội phạm là một hình thức hợp tác
tương trợ tư pháp giữa các quốc gia trong lĩnh vực đấu tranh phòng,
chống tội phạm trên cơ sở pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, quốc
gia được yêu cầu sẽ chuyển giao người đã thực hiện hành vi phạm tội
thuộc thẩm quyền xét xử của quốc gia yêu cầu hoặc người đã bị Tòa án

của nước yêu cầu kết án bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật cho quốc
gia yêu cầu, để quốc gia này truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc buộc
người bị yêu cầu dẫn độ phải chấp hành hình phạt.”
2.
-

Đặc điểm
Về chủ thể của quan hệ dẫn độ: Quốc gia
Đối tượng của dẫn độ:

+ Người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị truy cứu trách
nhiệm hình sự đang lẩn trốn tại nước được yêu cầu.
+ Người đã thực hiện hành vi phạm tội và đã bị Tịa án có thẩm quyền
của nước yêu cầu xét xử bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng đang
lẩn trốn tại nước được yêu cầu.
- Mục đích của dẫn độ: nhằm để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi
hành hình phạt đối với người bị yêu cầu dẫn độ đang lẩn trốn trên lãnh
thổ của quốc gia yêu cầu dẫn độ.
- Căn cứ thực hiện: Khi có yêu cầu của quốc gia khác.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC DẪN ĐỘ TỘI PHẠM
Dẫn độ sẽ được các quốc gia hợp tác thực hiện dựa trên các cơ sở pháp lý
sau đây:
Một là, dựa vào các quy định của pháp luật quốc gia.
Tùy vào quan điểm pháp lý khác nhau mà dẫn độ có thể được các quốc
gia quy định trong luật tố tụng hình sự hoặc trong luật Tương trợ tư pháp.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, dẫn độ được quy định trong ba văn
bản luật quan trọng đó là Luật Quốc tịch Việt Nam; Bộ luật Tố tụng hình
sự Việt Nam và Luật Tương trợ tư pháp 2007 (Điều 32 - 48).
Hai là, dựa vào các điều ước quốc tế về dẫn độ.



- Điều ước quốc tế song phương: Trong thực tiễn pháp lý quốc tế, để
hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả, các quốc gia
thường ký kết các hiệp định song phương hoặc đa phương về dẫn độ
(hiệp định chuyên ngành về dẫn độ) như Hiệp định dẫn độ giữa Việt
Nam và Hàn Quốc năm 2004; Hiệp định dẫn độ giữa Pháp và Uruguay
năm 2000; Hiệp định dẫn độ giữa Canada và Italia năm 1981 Hiệp
định dẫn độ giữa Ấn Độ và Pháp năm 2003; Hiệp định dẫn độ giữa
Mỹ và Thái Lan; Hiệp định dẫn độ giữa Thái Lan và Vương quốc Anh,
Trung Quốc và Tây Ban Nha...
Các hiệp định dân độ song phương là sở pháp lý quan trọng ràng buộc
quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong quan hệ hợp tác dẫn độ khi yêu
cầu hoặc khi được yêu cầu.
- Điều ước quốc tế đa phương: Nội dung các điều ước quốc tế quy
định nghĩa vụ hợp tác dẫn độ của các quốc gia thành viên khi được các
quốc gia thành viên khác u cầu, nếu khơng hợp tác dẫn độ thì nước
được yêu cầu bị coi là vi phạm nghĩa vụ pháp lý quốc tế như Công
ước về dẫn độ tội phạm của châu Âu 13/12/1957 (chuyên về dẫn độ);
Hiệp định về dẫn độ giữa các nước Á Rập ngày 22/3/1945 (chuyên về
dẫn độ); Hiệp định về dẫn độ giữa các châu Mỹ ký ngày 26/12/1933
(chuyên về dẫn độ); …
Trên thực tế, mặc dù các quốc gia không ký kết các điều ước quốc tế về
dẫn độ hoặc tương trợ tư pháp và cũng không phải là thành viên của các
điều ước quốc tế đa phương, các quốc gia vẫn có thể dẫn độ cho nhau khi
có yêu cầu. Dẫn độ trong trường hợp này không xuất phát từ nghĩa vụ
điều ước mà dựa trên sự “thiện chí”, đó chính là quan hệ “có đi có lại”
giữa các quốc gia.
III. CÁC NGUYÊN TẮC DẪN ĐỘ TỘI PHẠM
Dẫn độ tội phạm là một chế định quan trọng của luật quốc tế, là quan hệ
pháp lý được thiết lập giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền. Chính vì

vậy, việc dẫn độ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
Đồng thời, dẫn độ cũng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
1.

Nguyên tắc có đi có lại


Việc dẫn độ sẽ được thực hiện theo yêu cầu của nước yêu cầu dẫn độ nếu
như nước thực hiện dẫn độ sẽ được đáp trả lại bằng một sự chấp thuận và
thực hiện yêu cầu như vậy trong tương lai:
+ Quốc gia nhận được yêu cầu tự nguyện hạn chế chủ quyền của mình và
thực hiện dẫn độ tội phạm cho quốc gia u cầu, nếu như khơng có các
hoàn cảnh đặc biệt loại bỏ việc dẫn độ này.
+ Dựa trên cơ sở chủ quyền quốc gia, quốc gia được yêu cầu từ chối dẫn
độ và đồng thời cho phép cá nhân tội phạm được cư trú trên lãnh thổ
nước mình.
Ví dụ: Năm 1993, Ấn Độ đã gửi một yêu cầu tới UAE để dẫn độ Dawood
Ibrahim, một trùm tội phạm thuộc thế giới ngầm khét tiếng có hành vi
đánh bom liên tiếp ở Mumbai năm 1993. Tuy nhiên, Dubai đã không đáp
ứng yêu cầu của Ấn Độ. UAE khẳng định rằng dẫn độ dựa trên sự có đi
có lại và Ấn Độ đã khơng đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu dẫn độ của
Ấn Độ đối với V. Sitharaman, người đã biển thủ 42 triệu dirham (340
triệu INR) từ một công ty du lịch nhà nước, và Ravji Bhai Pawar, một
người giúp việc gia đình, người được cho là đã tấn cơng một gia đình ở
UAE
2. Ngun tắc định danh tội phạm kép
Chỉ dẫn độ khi hành vi do người bị dẫn độ thực hiện được định danh là
hành vi tội phạm theo quy định hiện hành của pháp luật hai quốc gia có
liên quan, đồng thời hành vi tội phạm phải được định án ở mức trừng phạt
cụ thể được xác định theo tiêu chí của các quốc gia hữu quan và được ghi

nhận trong luật pháp nước mình, hoặc được các nước này thỏa thuận nhất
trí và được quy định trong ĐƯQT hữu quan giữa các quốc gia. Nếu mức
án thấp hơn mức án được quy định trong luật quốc gia hoặc ĐƯQT thì
quốc gia được yêu cầu dẫn độ có quyền từ chối dẫn độ. Chính vì vậy,
ngun tắc này được quy định trong hầu hết các điều ước quốc tế song
phương, đa phương về dẫn độ như Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và
Hàn Quốc ngày 15/9/2003, tại khoản 1 Điều 2 quy định: “người bị dẫn
độ theo quy định của hiệp định này là người có hành vi phạm tội có thể
bị phạt tù... theo quy định của pháp luật của cả hai bên tại thời điểm yêu
cầu dẫn độ”; hoặc tại điểm 2 khoản 2 Điều 33 Hiệp định tương trợ tư
pháp giữa Việt Nam và CHDCND Triều Tiên cũng có quy định tương tự:


“Theo pháp luật của cả bên ký kết yêu cầu và bên ký kết được yêu cầu,
hành vi của người được yêu cầu dẫn độ đều là tội phạm...”.
Ví dụ như: Pháp luật Việt Nam không quy định hành vi quấy dối tình
dục là tội phạm, nếu 1 quốc gia A quy định hành vi quấy dối tình dục là
tội phạm nhưng người phạm tội chối sang Việt Nam thì trong trường hợp
này không bị dẫn độ, Việt Nam sẽ từ chối dẫn độ.
3.

Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình

Ngun tắc “khơng dẫn độ cơng dân nước mình” là một nguyên tắc xuất
phát từ chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế, để bảo vệ công dân
nước mình, luật pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định
không dẫn độ công dân nước mình cho nước ngồi, về phương diện pháp
lý quốc tế, “khơng dẫn độ cơng dân” chính là phương thức bảo vệ công
dân của các quốc gia. Bên cạnh pháp luật quốc gia, nguyên tắc này cũng
được ghi nhận trong các điều ước quốc tế về dẫn độ hoặc tương trợ tư

pháp về hình sự, tố tụng hình sự. Theo nguyên tắc này, nước được yêu
cầu dẫn độ sẽ từ chối dẫn độ nếu người bị yêu cầu dẫn độ là cơng dân của
mình vào thời điểm u cầu dẫn độ đưa ra.
Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có ngoại lệ nếu các quốc gia hữu quan có
thỏa thuận cho phép dẫn độ cơng dân của mình trên cơ sở ngun tắc “có
đi có lại” hoặc được quy định trong các điều ước quốc tế được ký kết
giữa các quốc gia hữu quan, ví dụ: Điều 26 Hiến Pháp Italia quy định,
“dẫn độ cơng dân chỉ có thể được chấp nhận trong những trường hợp mà
nó đã được dự liệu rõ rằng trong các điều ước quốc tế, hoặc khoản 2
Điều 16 Luật Cơ bản của CHLB Đức quy định, “Không một cơng dân
Đức nào có thể bị dẫn độ ra nước ngồi. Một ngun tắc ngoại lệ có thể
được áp dụng bởi luật dẫn độ để dẫn độ người đó cho một nước thành
viên của liên minh châu Âu hoặc một tịa án quốc tế, trong chừng mực
mà ở đó các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền được đảm bảo”.
4.

Ngun tắc khơng dẫn độ tội phạm chính trị

Ngun tắc này được ghi nhận trong một số điều ước quốc tế đa phương,
song phương về tương trợ tư pháp giữa các quốc gia và trong luật quốc
gia của các nước. Tuy nhiên, khái niệm về tội phạm chính trị cũng chưa
được dưa ra rõ ràng. Tính chất chính trị của tội phạm có được đề cập tới


bằng phương thức xác định chế định dẫn độ tội phạm là chế định đối lập
với chế định cư trú chính trị.
Thực tiễn yêu cầu dẫn độ Lý Tống, một người Mỹ gốc Việt, đã có hành vi
cướp một máy bay của Thái Lan để bay sang Việt Nam thả truyền đơn
xuống TP. Hồ Chí Minh vào ngày 17/11/2000. Ngày 25/12/2003, Tòa án
Thái Lan đã tuyên phạt Lý Tống 7 năm và 4 tháng tù giam về tội cướp

máy bay. Tháng 12/2004, Chính phủ Việt Nam đã chính thức đề nghị Thái
Lan dẫn độ Lý Tống về Việt Nam. Ngày 7/9/2006, Tịa hình sự Bangkok
trong phiên điều trần cơng khai đã chấp thuận dẫn độ Lý Tống về Việt
Nam để xét xử. Thế nhưng, ngày 03/4/2008, Tòa Phúc thẩm Tòa hình sự
Bằngkok lại cho rằng hành động của Lý Tống mang tính chất chính trị,
chứ khơng đe dọa an ninh Việt Nam. Căn cứ vào Điều 2472 Luật Dẫn độ
của Thái Lan năm 1929, Thái Lan không dẫn độ 101 phạm chính trị cho
nước ngồi.
Ngun tắc cũng có ngoại lệ là: thủ phạm giết hại nguyên thủ quốc gia,
người đứng đầu chính phủ hoặc các nhà lãnh đạo cao cấp khác của quốc
gia không được hưởng quyền không bị dẫn độ sau khi thực hiện hành vi
phạm tội.
5.

Nguyên tắc nhân đạo

Nội dung của nguyên tắc này được ghi nhận trong pháp luật của các quốc
gia cũng như các điều ước quốc tế, đặc biệt là các điều ước về tương trợ
tư pháp và dẫn độ. Theo pháp luật Việt Nam, Việt Nam sẽ từ chối dẫn độ
nếu người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lí do có
khả năng bị truy bức ở quốc gia yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về
chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội... Pháp luật của
nhiều nước trên thế giới như Mêhicô, Canada và hầu hết các nước châu
Âu không cho phép dẫn độ nếu người bị dẫn độ bị kết án tử hình ở quốc
gia yêu cầu dẫn độ.
Từ chối dẫn độ liên quan đến án tử hình được ghi nhận trong rất nhiều
điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương liên quan đến dẫn độ như
Hiệp định dẫn độ giữa Pháp và Uruguay năm 2000, tại khoản 1 Điều 11
quy định: “Nếu tội phạm bị yêu cầu dẫn độ sẽ bị áp dụng hình phạt tử
hình bởi luật của nước yêu cầu và hình phạt tử hình không được quy định

trong luật của nước được yêu cầu hoặc không được thi hành ở nước này,


dẫn độ chỉ có thể được thực hiện khi quốc gia yêu cầu đưa ra bảo đảm
với nước được yêu cầu rằng sẽ khơng áp dụng hình phạt tử hình”. Dẫn độ
chỉ có thể được thực hiện khi quốc gia yêu cầu đưa ra bảo đảm với nước
được yêu cầu rằng hình phạt tử hình sẽ khơng bị tun hoặc nếu đã bị
tun thì sẽ khơng thi hành. Nội dung của nguyên tắc này cũng được ghi
nhận tại Điều 4 Hiệp định dẫn độ giữa Pháp và Hàn Quốc năm 2006,
Điều 11 Công ước về dẫn độ của châu Âu ngày 13/12/1957...
Tóm lại, theo nguyên tắc này, khi nhận được yêu cầu dẫn độ, ngoài việc
xem xét đến các điều kiện như cơ sở pháp lý để dẫn độ, tội phạm được
yêu cầu dẫn độ, khung hình phạt, thời gian phải chấp hành hình phạt...,
quốc gia được yêu cầu sẽ xem xét đến tuổi, sức khỏe, của người bị yêu
cầu dẫn độ cũng như hình phạt mà người đó có thể bị gánh chịu hoặc phải
thi hành để có thể từ chối dân độ vì lý do nhân đạo
IV. CÁC TRƯỜNG HỢP KHƠNG DẪN ĐỘ KHÁC
Khơng dẫn độ nếu cá nhân bị dẫn độ sẽ bị kết án đối với tội phạm
khác.
Không dẫn độ trong trường hợp cá nhân sẽ bị kết án tử hình.
Hành vi vi phạm của cá nhân có liên quan đến trách nhiệm dân sự
hoặc trách nhiệm hành chính.
Thời hiệu tố tụng hình sự đã chấp dứt hoặc đã ban hành đạo luật ân
xá.
Việc dẫn độ không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện
hành của quốc gia được yêu cầu, xâm phạm chủ quyền quốc gia hoặc trật
tự an ninh xã hội.
Người được yêu cầu dẫn độ đã gánh chịu một bản án về hành vi
phạm tội là cơ sở của yêu cầu dẫn độ hoặc đã được tòa tuyên trắng án.
Hành vi phạm tội được thực hiện ở quốc gia này nhưng quốc gia

khác lại yêu cầu dẫn độ.
Các căn cứ khác, ví dụ liên quan đến bảo vệ quyền khơng bị tra tấn
đối xử, tàn bạo, vơ nhân đạo.
B.
VÍ DỤ MINH HỌA VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
I. Ví dụ
- Đầu năm 2013, sau khi có đầy đủ chứng cứ pháp lý, Cơ quan CSĐT Bộ
Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với vợ chồng
Vinh - Hà Lan về tội cưỡng đoạt tài sản tại Liên bang Nga. Đồng thời,


Cục Cảnh sát truy nã tội phạm phối hợp với Văn phòng Interpol Việt
Nam đề nghị Ban Tổng thư ký Tổ chức Interpol ban hành Lệnh truy nã
quốc tế đối với vợ chồng Vinh - Hà Lan. Đến tháng 4-2013, hai đối tượng
trên đã được dẫn giải về Việt Nam để phục vụ công tác điều tra và đưa ra
xét xử.
- Ngày 01/9/2006, Bungary đã thực hiện yêu cầu truy nã và đề nghị dẫn
độ của phía Việt Nam đối với đối tượng Lê Quốc Thụy, nguyên Đại tá
quân đội, Phó chủ nhiệm kỹ thuật Qn chủng phịng khơng phạm các tội
lạm dụng chức vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản sau đó trốn sang Bungary
nhằm trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật Việt Nam. Trước những
chứng cứ phạm tối do phía Việt Nam cung cấp, tại phiên tịa ngày
03/7/2006, Tòa án tối cao Bungary đã quyết định cho phép cơ quan chức
năng của Việt Nam dẫn độ đối tượng này về nước.
II. Thực tiễn thi hành
Theo thống kê của Bộ Cơng an, tính đến tháng 7-2019, Việt Nam đã ký
kết 12 hiệp định song phương chuyên biệt về dẫn độ và là thành viên của
22 điều ước quốc tế đa phương cũng như 11 hiệp định tương trợ tư pháp
song phương có quy định về dẫn độ. Dẫn độ tội phạm ở Việt Nam được
quy định trong Luật Quốc tịch năm, Bộ luật Tố tụng hình sự năm, đặc

biệt vấn đề dẫn độ tội phạm đã được quy định trong một văn bản quy
phạm pháp luật chuyên ngành đó là Luật Tương trợ tư pháp năm 2007.
Điển hình gần đây, ngày 11/10/2013, TAND Hà Nội mở phiên họp xem
xét yêu cầu dẫn độ hai người đàn ông Quốc tịch Nga, theo đề nghị của
Viện trưởng Viện Kiểm sát trung ương Liên Bang Nga. Cả hai đều phạm
vào các tội thơng thường, khơng liên quan đến chính trị, tơn giáo và các
hành vi phạm tội không phải nhận án tử hình. Sau khi tiếp nhận yêu cầu
dẫn độ của Viện kiểm sát trung ương Liên bang Nga, Bộ Công an đã đề
nghị TAND Hà Nội xem xét. Chiếu theo Luật pháp Việt Nam, TAND Hà
Nội đã đồng tình với quan điểm của VKSND Hà Nội, đồng ý với yêu cầu
dẫn độ của Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga, căn cứ theo Luật
tương trợ tư pháp và điều ước giữa hai nước đã kí kết.
1. Khó khăn trong việc thi hành
Thứ nhất, Việt Nam chưa có một văn bản riêng quy định về dẫn độ mà
các quy đinh dẫn độ chỉ nằm trong các văn bản pháp luật khác (Luật
Tương trợ tư pháp 2007, BLTTHS 2015) việc ban hành các văn bản
hướng dẫn thi hành còn chậm; chế độ chính sách kinh phí, trang thiết bị


cho các hoạt động về dẫn độ tội phạm còn rất hạn hẹp; đội ngũ cán bộ
thực hiện hoạt động dẫn độ còn hạn chế về số lượng và chất lượng làm
việc.
Thứ hai, một số quốc gia mà có người dân Việt Nam sinh sống và làm
việc cũng chưa kí kết điều ước quốc tế song phương nào với Việt Nam
nên yêu cầu dẫn độ tội phạm sẽ khó thực hiện.
Thứ ba, đội ngũ thực hiện hoạt động dẫn độ tội phạm còn hạn chế về số
lượng và khả năng làm việc và vấn đề về kỹ năng khác còn thiếu: tin học,
ngoại ngữ, phiên dịch, biên dịch, … trong khi đó nhu cầu địi hỏi ngày
càng nhiều, đặc biệt là ở các địa phương như khu vực biên giới, khi người
phạm tội thường có hành vi trốn sang khu vực của nước láng giềng.

Thứ tư, chế độ, chính sách, kinh phí, các trang thiết bị cho hoạt động dẫn
độ tội phạm còn hạn chế, …
2. Một số giải pháp
Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét, lấy ý kiến và đưa ra
các văn bản hướng dẫn cụ thể để bổ sung một số vấn đề còn thiếu trong
Luật Tương trợ tư pháp; tiếp tục đẩy mạnh việc đàm phán, kí kết các điều
ước quốc tế trong dẫn độ tội phạm; về nhân lực, trang thiết bị cần được
quan tâm phát triển cải thiện cũng cần tăng cường vấn đề tài chính phục
vụ hoạt động dẫn độ thêm hiệu quả.
Thứ hai, cần đẩy mạnh đàm phán kí kết các điều ước quốc tế trong lĩnh
vực đấu tranh phòng chống tội phạm, cụ thể là dẫn độ tội phạm.
Thứ ba, bên cạnh các giải pháp liên quan đến việc xây dựng cơ sở pháp lý
vững chắc, chúng ta cũng cần chú ý tới các giải pháp khác như: nhân lực,
trang thiết bị kỹ thuật, tài chính, hợp tác đào tạo, huấn luyện các lực
lượng tham gia vào hoạt động dẫn độ... để hỗ trợ, nâng cao hiệu quả cho
hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm trong nước và giữa Việt Nam
với các quốc gia khác.
Thứ tư, Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 đang bộc lộ nhiều điểm bất
cập; khơng khả thi và có xung đột với quy định của Điều ước quốc tế;
chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế, ... do đó để ngăn chặn tình trạng tội
phạm bỏ trốn ra nước ngồi và tạo thuận lợi trong việc dẫn độ, cần nghiên


cứu ban hành đạo luật chuyên biệt về dẫn độ với điều kiện phải bảo đảm các
yêu cầu về chính trị, ngoại giao, pháp luật.
C. KẾT LUẬN
Sự phát triển và biến đổi khơng ngừng của tình hình chính trị, kinh tế, xã
hội đã dẫn đến sự gia tăng của các loại tội phạm, nó khơng chỉ diễn ra
trong phạm vi của một quốc gia, mà còn lan rộng ra khắp tồn cầu. Trách
nhiệm đấu tranh phịng chống các loại tội phạm này không phải chỉ thuộc

về riêng mỗi quốc gia mà còn phải được tiến hành trên cơ sở sự hợp tác
của các quốc gia khác. Hoạt động hợp tác dẫn độ tối phạm đang được các
quốc gia coi là hoạt động hợp tác hiệu quả nhằm trấn áp các loại tội
phạm. Bên cạnh những nỗ lực trong việc xây dựng và hồn thiện khn
khổ pháp lý cùng với các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong phạm vi mỗi quốc
gia, các quốc gia còn chú trọng đến các hoạt động hợp tác song phương
và đa phương về dẫn độ tội phạm. Việt Nam với vai trị tích cực và chủ
động trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong khu vực và cả
toàn cầu cũng đang nỗ lực để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
của mình, kết hợp với các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dẫn độ
tội phạm khác như: nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật, tài chính... Và quan
trọng là việc cùng với các quốc gia khác đàm phán, ký kết các điều ước
quốc tế là cơ sở pháp lý cho hoạt động dẫn độ tội phạm. Những hoạt động
đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc đấu tranh phòng chống tội
phạm trong phạm vi quốc gia và đóng góp vào sự đấu tranh chung của
cộng đồng quốc nhằm đảm bảo an ninh chung của nhân loại. Trong tương
lai, bên cạnh việc thực hiện tận tâm, thiện chí những cam kết quốc tế
trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, chúng ta cần phải
quan tâm hơn nữa các vấn đề về nhân lực, trang thiết bị, tài chính... để
củng cố hơn nữa các cơng cụ để đấu tranh phòng chống tội phạm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật hình sự quốc tế - Đại học Mở Hà Nội
2. Luật tương trợ tư pháp năm 2007
3. Luận văn thạc sỹ Luật học “Dẫn độ tội phạm trong pháp luật quốc
4.

tế và liên hệ thực tiễn tại Việt Nam” – Hà Thanh Hòa
/>oid=90274912-cad0-4acd-a2a5-d1c1e6f25986



6.

/> />
7.

dan-do-toi-pham-tai-viet-nam/n20161028120823199.html
/>
5.

%C4%91%E1%BB%99



×