Ngừa thừa cân, béo phì ở
trẻ
Thừa cân – béo phì (TC-BP) là tình trạng tích lũy mỡ
trong cơ thể do hậu quả của sự mất cân bằng năng lượng,
trong đó năng lượng đưa vào vượt quá năng lượng tiêu
hao.
TC-BP gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người lớn.
Vì sao trẻ lại bị TC-BP?
Trẻ bị TC-BP là do nhiều nguyên nhân phối hợp, tương tác
giữa yếu tố môi trường và yếu tố di truyền. Nguyên nhân chủ
yếu là do dinh dưỡng bất hợp lý và ít hoạt động thể lực. Khẩu
phần năng lượng vượt quá năng lượng tiêu hao, do đó phần
dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong các tổ chức.
Chế độ ăn giàu chất béo, đậm độ năng lượng cao có liên quan
chặt chẽ với gia tăng tỷ lệ TC-BP. Ít hoạt động thể lực, giảm
hoạt động (thể dục thể thao, đi bộ, bơi lội, đi xe đạp…); tăng
hoạt động tĩnh (xem vô tuyến, chơi điện tử…) làm giảm tiêu
hao năng lượng, tăng tích lũy mỡ; Rối loạn hoạt động của các
hormon.
Hormon tăng trưởng (GH) có liên quan đến hoạt động tiêu
mỡ, quá trình này diễn ra mạnh nhất vào ban đêm khi ngủ, do
vậy nếu mất ngủ sẽ làm giảm tiêu mỡ đồng thời rối loạn quá
trình sản xuất các hormon điều hòa ăn uống, giảm sản xuất
leptin giúp não có cảm giác no nhưng tăng sản xuất ghrelin
kích thích thèm ăn nên trẻ ăn nhiều; Ngoài ra, những trẻ có
bố mẹ bị TC-BP, cân nặng sơ sinh quá cao, suy dinh dưỡng
thấp còi đều có nguy cơ TC-BP; Trẻ TC-BP thường háu ăn,
ăn nhanh, hay ăn vặt, thích ăn ngọt, thức ăn nhanh (fast food)
làm tăng đường huyết và insulin máu tạo nên hạ đường máu
phản ứng tăng mức độ thèm ăn. Thói quen ăn nhiều vào buổi
tối, ăn khi xem tivi là đặc trưng của trẻ TC-BP.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Kiểm soát chế độ ăn và sinh hoạt của trẻ để phòng tránh
bệnh béo phì.
Ảnh hưởng của TC-BP đến sức khỏe trẻ em
- TC-BP ở trẻ em có ảnh hưởng nhiều đến tình trạng dinh
dưỡng, sức khỏe lâu dài và tuổi thọ.
- Trẻ TC-BP dễ sớm mắc các bệnh mạn tính không lây và
kéo dài sau này như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường,
rối loạn lipid máu. Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng ở học
sinh tiểu học Hà Nội (2002) cho thấy trẻ TC-BP có rối loạn
lipid máu, 66,7% tăng triglycerid; 10,5% tăng cholesterol
toàn phần; 5,7% tăng LDL-C và 5,7% giảm HDL-C. Tỷ lệ
tăng huyết áp ở trẻ TC-BP là 16,6%, cao hơn có ý nghĩa so
với trẻ bình thường.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
- Tuổi dậy thì: sớm hơn nhưng cũng ngừng tăng trưởng sớm.
Chiều cao của trẻ TC-BP trước dậy thì thường cao hơn so với
tuổi nhưng khi trưởng thành lại có xu hướng thấp hơn so với
tuổi.
- Béo phì ở trẻ em là béo toàn thân, mỡ tích tụ nhiều ở vùng
ngực, bụng, mông làm cho trẻ hay mệt mỏi, khó thở khi gắng
sức, đau âm ỉ ở các chi.
- Về tâm lý trẻ dễ mặc cảm tự ti, xấu hổ, hay bị bạn bè trêu
chọc, cuộc sống khó hòa nhập với cộng đồng, giảm kết quả
học tập.
- Chi phí dịch vụ y tế tốn kém ảnh hưởng đến kinh tế gia
đình và xã hội.
Làm gì khi trẻ bị TC-BP?
Nguyên tắc chung là điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường hoạt
động thể lực để hạn chế tăng cân.
Điều chỉnh chế độ ăn: Giảm bớt chất béo, chất bột đường,
bớt gạo thay bằng ngô khoai; Tăng cường rau quả để cung
cấp chất xơ; Giảm đồ ngọt, nước ngọt, bánh kẹo, chocolat;
Chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc, giảm rán xào; Điều
chỉnh hợp lý khoảng cách giữa các bữa ăn, không để trẻ quá
đói; Tuy nhiên chế độ ăn cần có đủ các chất dinh dưỡng,
khẩu phần cân đối để trẻ tiếp tục tăng trưởng và phát triển,
tránh hạn chế ăn uống quá mức, gây thiếu hụt dinh dưỡng.
Tăng cường hoạt động thể lực: Tăng các loại hình hoạt động
thể lực phù hợp theo từng lứa tuổi để tiêu hao năng lượng;
Giảm bớt thời gian xem ti vi, chơi điện tử. Viện hàn lâm Nhi
khoa Hoa Kỳ khuyến cáo không cho trẻ em dưới 2 tuổi xem
ti vi và chỉ cho trẻ lớn hơn xem ti vi và trò chơi điện tử tối đa
2 giờ/ngày; Việc điều trị bằng thuốc và phẫu thuật hiện chỉ áp
dụng cho người lớn.
Dự phòng TC-BP ở trẻ em
TC-BP liên quan đến dinh dưỡng là một bệnh có thể phòng
tránh được bằng dinh dưỡng hợp lý song song với hoạt động
thể lực phù hợp. Đối với trẻ nhỏ, cần chăm sóc tốt cho trẻ
ngay từ trong bào thai để tránh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ở
trẻ sơ sinh. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú
kéo dài đến 2 năm và ăn bổ sung hợp lý giúp trẻ tăng trưởng
và phát triển tối đa; Đối với trẻ lớn hơn và vị thành niên thì
ăn uống cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, khẩu phần năng
lượng không nên vượt quá cao.
Khuyến khích trẻ ăn rau và hoa quả, hạn chế sử dụng thức ăn
giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng, đồ uống có
đường, nước ngọt có ga đồng thời động viên trẻ tham gia các
hoạt động thể dục thể thao, sinh hoạt điều độ, hạn chế xem ti
vi, chơi điện tử, thức quá khuya; Điều quan trọng là nâng cao
kiến thức thực hành dinh dưỡng hợp lý trong cộng đồng và
cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa y tế và giáo dục, giữa gia
đình và nhà trường trong việc kiểm soát chế độ ăn và sinh
hoạt của trẻ.