Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

PHAN TICH NGANH - DE TAI DTTC - P3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.83 KB, 7 trang )

Phân tích Ngành

Nhóm 11

ĐTTC NHĨM 11:

PHÂN TÍCH NGÀNH
Sự phát triển kinh tế với tốc độ nhanh như hiện nay tạo ra một cơ cấu ngành đa dạng
và phong phú. Việc phân định ranh giới giữa các ngành là rất khó. Tuy nhiên trên cơ sở
các tiêu chí phân loạị đã được các nhà phân tích nghiên cứu từ đó đưa ra các cách phân
loại ngành khác nhau. Khi việc phân loại ngành đã được xác định, thì phân tích ngành
dựa trên các yếu tố sau :
1. Độ nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh
Khi một nhà phân tích dự báo trạng thái của nền kinh tế thì điều cần thiết đưa ra dự
báo của mình đối với một ngành cụ thể chẳng hạn để phân tích nền kinh tế Việt Nam
hiện nay đang phát triển như thế nào ta có thể phân tích ngành tài chính để đưa ra
những dự báo của mình.
Tuy nhiên khơng phải tất cả các ngành đều nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh mà ta
có thể dự báo được.Có 3 yếu tố quy định tính nhạy cảm của một công ty đối với chu kỳ
kinh doanh
1.1 Độ nhạy cảm của doanh số:
Doanh số cao sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế. Các mặt hàng thiết yếu như
thực phẩm, thuốc men, sức khoẻ hầu như không nhạy cảm với điều kiện kinh doanh.
Các ngành cực kỳ nhạy cảm với trạng thái của nền kinh tế là máy công cụ, thép, ô tô
và vận tải….
Ta lấy ví dụ ngành có độ nhạy cảm cao là ngành vật liệu xây dựng. Đặc trưng
của ngành vật liệu xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, các tài sản của nó là
những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành khá cao. Đặc tính nổi bật của
ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng
trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ tăng cao. Sở dĩ như vậy
vì ngành vật liệu xây dựng là đầu vào của các ngành khác. Chẳng hạn, sắt, thép, xi


măng là đầu vào cho các cơng trình như cầu cống, nhà cửa, cao ốc... của ngành xây

Đầu tư tài chính

-1-


Phân tích Ngành

Nhóm 11

dựng. Khi ngành xây dựng làm ăn phát đạt thì ngành vật liệu xây dựng cũng có cơ hội
để tăng trưởng.
Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thối, các cơng trình xây dựng
sẽ bị trì trệ vì người dân khơng cịn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ
khơng mở rộng đầu tư vào các cơng trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến
cảng, trường học, bệnh viện... Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của các công ty
vật liệu xây dựng sụt giảm nhanh chóng.
Một lý do khác để giải thích cho sự nhạy cảm của ngành xây dựng đối với chu
kỳ kinh doanh của nền kinh tế là do cách thức tăng lợi nhuận của các công ty trong
ngành dựa chủ yếu vào tăng trưởng doanh số và các công ty thường sử dụng địn bẩy
hoạt động để tăng lợi nhuận, bởi có rất ít “độc quyền giá” và lợi nhuận biên tế ở mức
thấp. Theo Morningstar thì lợi nhuận biên tế của ngành vật liệu xây dựng chỉ ở mức
5%, do đó để gia tăng lợi nhuận, các công ty thực hiện bằng cách đẩy mạnh doanh số
bán.
Hiện nay nhà nước đang tiến hành mở cửa một phần các ngành kinh doanh nhạy
cảm. Chính phủ sẽ tiếp tục nới lỏng quyền kiểm soát với các doanh nghiệp 100% vốn
nhà nước (DNNN) trong các lĩnh vực được coi là nhạy cảm, nếu một đề án mang tính
đột phá được thơng qua. Đề án này, do Bộ Kế hoạch - Đầu tư soạn thảo và đã trình lên
Chính phủ, đưa ra đề xuất giảm danh mục các lĩnh vực Nhà nước nắm giữ 100% vốn từ

con số 29 hiện nay xuống còn 19 ngành, lĩnh vực.
Như vậy, số lượng doanh nghiệp mà Nhà nước đang giữ 100% vốn trong các lĩnh vực
quan trọng của nền kinh tế chắc chắn sẽ giảm đi nhiều so với hiện tại.
Theo đề án, một số lĩnh vực, ngành như sản xuất phim khoa học, phim thời sự, phim
tài liệu, phim cho thiếu nhi, đo đạc bản đồ, thoát nước, chiếu sáng đơ thị...đang được
Nhà nước kiểm sốt hồn tồn sẽ đa dạng hóa sở hữu.

Đầu tư tài chính

-2-


Phân tích Ngành

Nhóm 11

Tương tự, nhiều lĩnh vực mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối trong quá trình
cổ phần hóa như sản xuất các sản phẩm cơ khí, thiết bị kỹ thuật điện và vật liệu điện;
máy công nghiệp chuyên dùng; dịch vụ hợp tác lao động; kinh doanh mặt bằng hội
chợ, triển lãm…cũng sẽ được nới lỏng rất nhiều với tư nhân.
1.2 Địn bẫy tài chính quy định độ nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh : tức là tỷ
lệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi.
-

Những cơng ty có chi phí biến đổi cao hơn chi phí cố định sẽ ít nhạy cảm với

những điều kiện kinh doanh hơn. Do trong điều kiện giảm sút của nền kinh tế thì chi
phí của cơng ty này giảm do doanh số giảm làm giảm chi phí cố định.Do đó, lợi nhuận
của những cơng ty này sẽ ít biến động hơn. Cịn những cơng ty có chi phí cố định cao
thì lợi nhuận sẽ biến động nhiều hơn do khó giảm chi phí hoạt động. Những cơng ty có

chi phí cố định cao là những cơng ty có địn bẫy hoạt động cao do lợi nhuận của nó có
thể tăng cao trong giai đoạn kinh tế mở rộng.
-

Ví dụ: Xét hai cơng ty trong cùng một ngành với mức thu nhập như nhau trong

tất cả các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: suy thối, bình thường, mở rộng.
o

Cơng ty A có chi phí cố định là 5 triệu $ và chi phí biến đổi là 1$/sản phẩm.

o

Cơng ty B có chi phí cố định là 8 triệu $ và chi phí biến đổi là 0.5$/sản phẩm

Ta có bảng chi tiết tình hình thu nhập của 2 công ty trong các giai đoạn của chu kỳ
kinh tế.
Kịch bản

Suy thối

Cơng ty

A

B

A

B


A

B

Doanh số (triệu)

5

5

6

6

7

7

Giá sản phẩm

2$

2$

2$

2$

2$


2$

Thu nhập

10

10

12

12

14

14

Chi phí cố định

5

8

5

8

5

8


Chi phí biến đổi

5

2.5

6

3

7

3.5

Tổng chi phí

10

10.5

11

11

12

11.5

Lợi nhuận


0

-0.5

1

1

2

2.5

Đầu tư tài chính

Bình thường

Mở rộng

-3-


Phân tích Ngành

o

Nhóm 11

Qua bảng trên cho ta thấy cơng ty A có chi phí biến đổi lớn hơn chi phí biến


đổi của cơng ty B nên lợi nhuận của cơng ty A ít biến động hơn cơng ty B.
-

Mức độ đòn bẫy hoạt động DOL (degree of operation): đo mức độ nhạy cảm của

lợi nhuận đối với những thay đổi của doanh số:
DOL = %thay đổi lợi nhuận / % thay đổi doanh số.
-

Ta thấy rằng mức độ đòn bẫy hoạt động của cơng sẽ tăng theo chi phí cố định

của cơng ty. Trên thực tế, người ta có thể chỉ ra rằng DOL phụ thuộc vào chi phí cố
định.
DOL = 1+ (chi phí cố định/Lợi nhuận)
1.3 Yếu tố thứ ba ảnh hưởng tới độ nhạy cảm với chu kì kinh doanh là địn bẩy tài
chính, tức là việc sử dụng vốn.
_ Doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ tạo chi phí tài chính cố định ( nợ vay và cổ phần
ưu đãi ) càng nhiều thì địn bẩy tài chính càng lớn, nó cũng làm tăng tính nhạy cảm của
lợi nhuận đối với những điều kiện kinh doanh.
_ Khi tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn, EBIT/Tổng tài
sản nhỏ hơn lãi xuất cho vay thì việc sử dụng nợ gây bất lợi cho doanh nghiệp.
_ Khi tình hình kinh doanh tốt EBIT/ Tổng tài sản lớn hơn lãi vay, sử dụng nợ có tác
dụng khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu.
_ Khi cơng ty gia tăng tỉ trọng nguồn tài trợ có chi phí cố định trong cơ cấu nguồn vốn
thì dịng tiền chi ra cố định để chi trả lãi và cổ tức ưu đãi cũng gia tăng. Kết quả là xác
xuất mất khả năng chi trả tăng theo.
VD : Công ty M và N có EBIT 80.000$, cơng ty M không sử dụng nợ, công ty N phát
hành 200.000$ trái phiếu vĩnh viễn với lãi xuất 15%. Như vậy, hàng năm công ty N
phải trả 30.000$ tiền lãi. Nếu EBIT của hai cơng ty giảm xuống 20.000$ thì cơng ty N
lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả cịn cơng ty M thì khơng.

Đầu tư tài chính

-4-


Phân tích Ngành

Nhóm 11

2. Chu kỳ sống của ngành
Chu kỳ sống của ngành trải qua các giai đoạn sau:
- Giai đọan khởi động
- Giai đoạn củng cố
- Giai đoạn trưởng thành
- Giai đọan suy giảm tương đối
a) Giai đoạn khởi động
- Đặc trưng bởi tăng trưởng cực kỳ nhanh
- Là giai đọan bắt đầu của một ngành mới nên đã tạo ra cơ hội cho việc đầu tư các
nguồn lực có khả năng thu lợi nhuận rất cao. Với những cơ hội đầu tư sinh lãi cao như
thế, các hãng sẽ có lợi thế khi bỏ tồn bộ lợi nhuận đầu tư trở lại vào hãng nên những
công ty này tăng trưởng nhanh.
b) Giai đọan củng cố
- Khi tỷ lệ lợi nhuận cao sẽ thúc đẩy các hãng mới gia nhập ngành. Cạnh tranh tăng sẽ
kéo theo giá và biên độ lợi nhuận xuống nên giai đoạn củng cố có tốc độ tăng không
bằng giai đoạn trước nhưng vẫn nhanh hơn tốc độ của nền kinh tế nói chung.
c) Giai đoạn trưởng thành:
- Khi các hãng mới gia nhập ngành sẽ có những vấn đề sau:
+ Cơng nghệ dễ đốn hơn
+ Mức độ rủi ro thấp hon
Do đó cơ hội đầu tư nội bộ ít hấp dẫn hơn, chỉ một tỷ lệ nhỏ của lợi nhuận được tái đầu


Chính vì vậy tăng trưởng khơng nhanh hơn nền kinh tế nói chung
d) Giai đoạn suy thối tương đơi:
-Trong một ngành đã trưởng thành, cơng ty có cổ tức và các dịng tiền ổn định, rủi ro
thấp từ đó khơng cịn hấp dẫn các nhà đầu tư, tỷ trọng đầu tư vào ngành giảm. Do đó
tốc độ phát triển thấp hơn của nền kinh tế nói chung.

Đầu tư tài chính

-5-


Phân tích Ngành

Nhóm 11

Khi ngành khơng cịn hấp dẫn, các nhà đầu tư sẽ tránh đầu tư vào ngành này do đó
cung của ngành giảm. Tuy nhiên nhu cầu của ngành vẫn cịn do đó giá trị của ngành
tăng từ đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vào ngành này. Một chu kì mới lại bắt đầu.
3. Cấu trúc và hoạt động của ngành:
Mục này đề cập đến mối quan hệ giữa cấu trúc ngành, chiến lược cạnh tranh và khả
năng thu lợi nhuận.
Michael Porter đã nêu lên 5 yếu tố quy định tính cạnh tranh:

Mối đe dọa gia nhập
ngành

Thế mặc cả của người
mua


Cạnh tranh giữa các đối
thủ đang tồn tại

Thế mặc cả của người
cung cấp

Những áp lực từ sản phẩm
thay thế
 Mối đe dọa gia nhập ngành:
-

Những hãng mới gia nhập vào một ngành gây áp lực lên giá và lợi nhuận.

-

Mức gia và biên lợi nhuận cao là yếu tố kích thích sự gia nhập của những đối
thủ cạnh tranh mới vào ngành.

-

Ngành nào có lợi nhuận càng cao và thị phần ổn định thì rào cản gia nhập càng
lớn.

Ví dụ: cơng ty Tropical từng gia nhập ngành nước giải khát nhưng đã bị công ty
coca-cola đánh bật khỏi thị trường.
 Cạnh tranh giữa các đối thủ đang tồn tại:

Đầu tư tài chính

-6-



Phân tích Ngành

-

Nhóm 11

Khi có một số đối thủ cạnh tranh trong một ngành thì thường sẽ có cạnh tranh
giá mạnh hơn và lợi nhuận thấp hơn vì những hãng cạnh tranh tìm cách mở rộng
thị phần.

-

Tăng trưởng ngành chậm làm cho sự cạnh tranh càng gay gắt.

-

Áp lực giảm giá được tạo ra bởi:
+ Chi phí cố định cao
+ Các cơng ty sản xuất hàng hóa gần giống nhau
Ví dụ: sự cạnh tranh trong sản xuất nước giải khát giữa Pepsi và CocaCola.

 Những áp lực từ những sản phẩm thay thế:
Các sản phẩm thay thế có nghĩa là ngành phải đối mặt với cạnh tranh từ những công
ty ở những ngành có liên quan.
Ví dụ: sản phẩm thay thế cho ngành nước giải khát như là: nước ép trái cây, kem…
 Thế mặc cả của người mua:
Nếu một người mua mua với số lượng lớn sản phẩm của ngành thì họ sẽ có thể mặc
cả đáng kể và có thể địi hỏi giảm giá.

 Thế mặc cả của nhà cung cấp:
Nếu một nhà cung cấp một đầu vaò quan trọng có sự kiểm sốt độc quyền đối với
sản phẩm, họ có thể địi mức giá cao hơn đối với hàng hóa đó và rút được lợi nhuận
từ ngành.

Đầu tư tài chính

-7-



×