Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.3 KB, 9 trang )

Tư Tưởng Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh
sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta đã tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng đầy gian
khổ, hy sinh và đã giành được nhiều thắng lợi to lớn. Một trong những nguyên
nhân tạo nên thắng lợi đó là chúng ta đã biết kết hợp tài tình sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại. Ngày nay, trong bối cảnh Việt Nam đang chủ động và tích cực
hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải năm vững bài học trên đây, phải
biết kết hợp đúng đắn và khéo léo sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nhân tố
nội lực và nhân tố ngoại lực để tạo ra tổng hợp lực nhằm thúc đẩy đất nước phát
triển, hội nhập thành công và bên vững vào nền kinh tế quốc tế. Xuất phát từ nhận
thức trên đây, em chọn vấn đề: “Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”. Do tầm hiểu biết còn hạn chế, trong bài làm
không tránh khỏi những hạn chế, em rất mong được sự góp ý và giúp đỡ của thầy
cô.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Nhận thức của Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức
mạnh thời đại
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại
được hình thành qua một quá trình lâu dài, từ khi Người còn học tập trong nước và
sau đó là bôn ba ra nước ngoài tìm đường cứu nước, học tập chủ nghĩa Mác –
Lênin, hoạt động thực tiễn và lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Và nhận thức này có
sự phát triển từ thấp đến cao. Nhận thức đó được hình thành trên cơ sở nêu cao
Đại học Luật Hà Nội
1
Tư Tưởng Hồ Chí Minh
truyền thống ngàn đời của dân tộc, nắm bắt chính xác đặc điểm, yêu cầu của thời
đại, tiếp thu quan điểm của Mác – Lênin về đoàn kết quốc tế.
1. Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộc
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh (HCM) đã nhận thức được rằng sức mạnh dân tộc


được tạo thành từ những giá trị truyền thống dân tộc. Trong đấu tranh chống kẻ thù
xâm lược cũng như trong lao động sản xuất, nhân dân Việt Nam luôn thể hiện tinh
thần chiến đấu ngoan cường, tinh thần đoàn kết, sự thông minh sáng tạo, ý thức
độc lập tự chủ, tự lực, tự cường… và đặc biệt là tinh thần yêu nước của cả dân tộc.
Từ đó Người có niềm tin vững chắc vào sức mạnh dân tộc. Điều này được thể hiện
trong các tác phẩm văn chương của Người như: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm
lăng, thì tinh thần ấy lại sục sôi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn,
nó lướt qua mọi sự nguy hiểm…”
Mặc dù đánh giá rất cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc
nhưng HCM đã nhận thức rõ những hạn chế của các cuộc vận động cứu nước giai
đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Từ đó, Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu
nước, giải phóng dân tộc.
2. Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, hoà mình vào đời sống của quần
chúng lao động, Hồ Chí Minh đã tân mắt chứng kiến cảnh ngộ bị áp bức, bóc lột,
bị hành hạ của giai cấp vô sản ở các nước chính quốc và nhân dân lao động, Người
đã đã phát hiện ra mối tương đồng giữa các dân tộc bị áp bức: “…dù màu da có
khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người
bị bóc lột”. Điều này đem đến cho Người nhận thức về bạn và thù: tầng lớp cần lao
dù ở đâu cũng là bạn, bọn đế quốc thực dân dù núp dưới hình thức nào cũng là kẻ
thù của cách mạng.
Sau khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của Lênin, đã có một bước chuyển quan trọng trong con người Nguyễn Ái
Quốc, từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản. Đồng thời, bản luận
cương cũng cho Người một nhận thức quan trọng về sức mạnh thời đại. Đó là sức
mạnh của thời đại cách mạng vô sản, bao gồm sức mạnh của lí luận và phương
pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác–Lênin; sức mạnh của giai cấp vô sản với
đội tiên phong là Đảng Cộng sản và sức mạnh của những kinh nghiệm trong Cách
mạng Tháng Mười Nga. Theo Người, phát huy sức mạnh thời đại là phải biết huy

động sức mạnh của những nhân tố thời đại phục vụ cho sự nghiệp cách mạng giải
Đại học Luật Hà Nội
2
Tư Tưởng Hồ Chí Minh
phóng dân tộc và nhân lên sức mạnh dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập,
bảo vệ và xây dựng đất nước.
Cùng với sự phát triển của lịch sử, trong quá trình hoạt động thực tiễn, khi trực
tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhận thức về sức mạnh thời đại của HCM có
những bổ sung quan trọng: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự hình thành, tồn tại
và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới và sự phát triển mạnh mẽ của
cuộc cách mạng khoa học, công nghệ là những nhân tố mới hình thành nên sức
mạnh thời đại.
3. Tính tất yếu của việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tức là kết hợp chủ nghĩa yêu
nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp vô sản, phải xây
dựng được khối liên minh chiến đấu giữa vô sản ở chính quốc với lao động ở thuộc
địa, nhằm cùng một lúc tiến công chủ nghĩa đế quốc ở cả hai đầu. Đây là một yêu
cầu tất yếu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Bởi lẽ, các nước đế
quốc không hành động đơn độc mà có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc
đàn áp các cuộc nổi dậy ở thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc là một lực lượng phản
động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động cả ở chính quốc và thuộc địa.
Nhận thức của HCM về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được
bổ sung và phát triển ở giai đoạn cách mạng mới. Theo Người, phát huy sức mạnh
thời đại là phải biết huy động các sức mạnh của các trào lưu cách mạng trên thế
giới phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong xây dựng và phát triển đất
nước.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) ra đời;
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ càng phát triển mạnh mẽ, tri thức con
người có những bước tiến lớn trong chinh phục và làm chủ tự nhiên, xã hội và bản
thân mình. Do vậy, HCM chỉ rõ nhiệm vụ của toàn thể dân tộc Việt Nam là phải ra

sức học tập để chiếm lĩnh được đỉnh cao khoa học, công nghệ, tận dụng sức mạnh
mới của thời đại.
II. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức
mạnh thời đại
1. Sự gắn bó giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản thế giới
Thời đại mới là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên CNXH trên phạm vi
toàn thế giới. Đặc điểm của thời đại mới là chấm dứt thời kỳ tồn tại biệt lập giữa
các quốc gia, mở ra mối quan hệ quốc tế ngày càng rộng lớn giữa các dân tộc, làm
cho vận mệnh của mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của cả loài
Đại học Luật Hà Nội
3
Tư Tưởng Hồ Chí Minh
người. Xu thế của thời đại là vận động và phát triển theo con đường cách mạng vô
sản mà giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng cộng sản đứng ở vị trí trung
tâm của thời đại.
Nắm bắt chính xác đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại mới, Nguyến Ái
Quốc đã chỉ ra: “Thời đại của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn cũng là thời đại một
nhóm nước lớn do bọn tư bản tài chính cầm đầu thống trị các nước phụ thuộc và
nửa phụ thuộc, bởi vậy công cuộc giải phóng các nước và các dân tộc bị áp bức là
một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản. Do đó mà trước hết nảy ra khả năng
và sự cần thiết phải có liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địa với
giai cấp vô sản của các nước đế quốc để thắng kẻ thù chung”.
Trên cơ sở đó, Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động không ngừng nghỉ để gắn cách
mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Người đã kiến nghị với Ban phương đông
của Quốc tế Cộng sản về những biện pháp nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa các
dân tộc phương Đông và đề nghị phải “làm cho đội tiên phong của lao động thuộc
địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp
tác thật sự sau này”. Người luôn hướng tới việc thành lập liên minh giữa các dân
tộc thuộc địa với nhau và giữa các dân tộc thuộc địa với nhân dân lao động ở các
nước chính quốc để tạo nên sức mạnh to lớn đánh thắng chủ nghĩa đế quốc.

Kế thừa sự phê phán của Lênin về những sai lầm của Becxtanh và Cauxky – các
lãnh tụ Quốc tế II, HCM đã nhận thức được rằng, cách mạng giải phóng dân tộc ở
các nước thuộc địa có một khả năng to lớn và vai trò chiến lược đối với thắng lợi
của cách mạng vô sản, và nếu không có sự tham gia của các dân tộc thì không thể
có cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn ấy, Hồ Chí Minh đã xác định rõ đường
lối của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường của
cách mạng vô sản. Tức là cách mạng phải đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản
và đảng của nó; biết dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi và đoàn kết được mọi
tầng lớp nhân dân yêu nước trong một mặt trận thống nhất; có sự đồng tình và ủng
hộ của phong trào cách mạng thế giới. Thực tiễn cách mạng Việt Nam bằng thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã
chứng minh đường lối đó là hoàn toàn đúng đắn.
2. Vai trò của Đảng trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Để có thể kết hợp sức mạnh dân tộ với sức mạnh thời đại, HCM cho rằng
các Đảng cộng sản phải kiên trì đấu tranh chống mọi khuynh hướng cơ hội tả và
hữu, chủ nghĩa vị kỉ dân tộc, chủ nghĩa Sôvanh, những âm mưu chia rẽ dân tộc, kỳ
thị chủng tộc,…;đồng thời phải tiến hành có hiệu quả về giáo dục chủ nghĩa yêu
Đại học Luật Hà Nội
4
Tư Tưởng Hồ Chí Minh
nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản cho giai cấp công nhân và lao động
nước mình. Người viết: “Rằng đây bốn biển là nhà; Vàng đen trằng đỏ đều là anh
em”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng HCM với Đảng ta đã thực hiện: Thứ
nhất, giáo dục chủ nghĩa quốc tế vô sản cho dân tộc, nghĩa là phân biệt rõ sự khác
nhau giữa bọn thực dân, đế quốc với nhân dân lao động yêu chuộng hòa bình và
công lý ở các nước tư bản; Thứ hai, đấu tranh chống mọi khuynh hướng cơ hội
trong nội bộ dân tộc vừa củng cố, vừa tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa các
dân tộc đang đấu tranh cho mục tiêu chung, vì hòa bình độc lập dân tộc dân chủ và

chủ nghĩa xã hội.
Sau khi giành được độc lập, theo HCM, con đường tiến lên của các dân tộc
thuộc địa chỉ có thể là con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người viết: “Trong
thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của
cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải
phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thằng lợi hoàn
toàn”, vì chỉ có CNXH mới đảm bảo cho các dân tộc được tự do độc lập thực sự.
Do vậy, việc phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống thành chủ nghãi yêu nước
xã hội chủ nghĩa và việc kết hợp giáo dục lòng yêu nước gắn với yêu chủ nghĩa xã
hội nhằm củng cố tình đoàn kết quốc tế trên những nguyên tắc của chủn nghĩa
Mác-Lênin đã trở thành một nội dung mới của việc kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại
3. Dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội
chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân dân thế giới và không quên nghĩa vụ quốc tế
Đánh giá mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, HCM luôn
khẳng định sức mạnh dân tộc là nguồn lực nội sinh giữ vai trò quyết định còn
nguồn lực ngoại sinh là sức mạnh thời đại chỉ phát huy được tác dụng thông qua
nguồn lực nội sinh. Vì vậy, trong đấu tranh cách mạng, HCM luôn luôn nêu cao
khẩu hiệu “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”. Chính vì đánh giá cao
sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc mà HCM đã đi tới luận
điểm sáng tạo: cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào thắng lợi
của cách mạng vô sản ở chính quốc mà trong điều kiện lịch sử nhất định, với tinh
thần “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, có thể và cần thiết phải chủ động tiến
hành trước và bằng thắng lợi của cách mạng ở thuộc địa mà góp phần giúp đỡ cách
mạng vô sản ở chính quốc.
• Muốn tranh thủ được sức mạnh thời đại cần thiết phải có đường lối độc lập
tự chủ đúng đắn. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, để tranh thủ được sự đồng
Đại học Luật Hà Nội
5

×