CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BÀI TIỂU LUẬN
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011- 2014
NHÓM
Nguyễn Lê Linh Châu
Võ Thị Kiều Anh
Nguyễn Thị Hằng
Huỳnh Kim
Hà Trương Quỳnh Thy
Trần Thị Nhật Thủy
Trần Thị Mỹ Huyền
Huế, ngày 23 tháng 5 năm 2015
1
MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................3
2. NỘI DUNG.....................................................................................................................5
2.1. Tình hình thế giới và Việt Nam ảnh hưởng đến lâm nghiệp.........................................5
2.2. Vài nét thị trường lâm sản ở Việt Nam.........................................................................6
2.3. Tình hình sản xuất lâm nghiệp ở Việt Nam..................................................................8
2.4. Tồn tại, hạn chế...........................................................................................................13
2.5. Nguyên nhân...............................................................................................................13
2.6. Cơ hội và thách thức...................................................................................................16
2.7. Giải pháp.....................................................................................................................17
3. KẾT LUẬN...................................................................................................................18
2
Đặt vấn đề:
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Nói đến lâm nghiệp trước hết phải
I.
nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội. Trong luật
Bảo vệ và phát triển rừng có ghi "Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng
tái tạo là bộ phận quan trọng của mơi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế
•
quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự sống còn của dân tộc".
Rừng với vai trò cung cấp
Cung cấp lâm sản, đặc sản cây công nghiệp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội,
trước hết là gỗ và lâm sản ngồi gỗ.
•
Cung cấp thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư.
•
Cung cấp ngun liệu cho cơng nghiệp nơng nghiệp, xây dựng cơ bản.
•
Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con
người.
•
Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm... phục vụ nhu cầu đời sống
xã hội.
•
Rừng với vai trị phịng hộ, bảo vệ mơi trường sinh thái
Phịng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mịn rửa trơi
thối hóa đất, chống bồi đắp sơng ngịi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn
được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện.
•
Phịng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của
nước mặn...bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển...
•
Phịng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm
thiểu tiếng ồn, điều hịa khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
3
•
Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ lụt và hạn
hán, tăng độ ẩm cho đất...
•
Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch...
•
Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi dự
trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.
Rừng với vai trò xã hội
Là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để
phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Rừng là vàng, nếu biết bảo vệ xây dựng thì rừng rất
q”. Rừng gắn bó trực tiếp với sự sống của một bộ phận người dân miền núi và có vai
trị, ảnh hưởng gián tiếp tới tất cả mọi người qua vai trò cung cấp, phòng hộ và an ninh
quốc phịng. Ngồi vai trị to lớn của lâm nghiệp thì lâm nghiệp cũng là ngành sản xuất vật
chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng,
khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phịng hộ văn hóa, xã
hội,... của rừng. Lâm nghiệp là ngành trọng điểm chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của
cả nước nói chung và trong lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng. Nhưng tình hình sản xuất lâm
nghiệp Việt Nam hiện nay đã và đang trải qua nhiều biến động ảnh hưởng tới tới nền kinh
tế quốc dân. Từ đó nhóm em chọn đề tài “Tình hình sản xuất lâm nghiệp của Việt Nam” để
nghiên cứu.
1.
2.
3.
•
•
•
Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích tình hình sản xuất lâm nghiệp Việt Nam năm 2011 đến năm 2014.
Tìm hiểu những khó khăn, ngun nhân từ đó tìm ra giải pháp khắc phục.
Phạm vi nghiên cứu: tình hình sản xuất lâm nghiệp ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Tổng hợp số liệu qua các năm
Phân tích, xử lí số liệu qua từng năm riêng biệt
Đưa ra nhận xét và giải pháp
4
II. Nội dung nghiên cứu:
1. Tình hình thế giới và Việt Nam tác động đến ngành lâm nghiệp:
•
Tình hình thế giới.
Năm 2014, nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nhất trong 4 năm qua,
đạt ở mức 3,5%. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức,
tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Cạnh tranh giữa các nước lớn tại khu vực
châu Á - Thái Bình Dương và tranh chấp chủ quyền trên biển đảo tiếp tục diễn ra gay gắt.
Kinh tế thế giới phục hồi chậm và cịn nhiều khó khăn. Liên kết kinh tế quốc tế, đặc biệt là
trong khu vực tiếp tục chuyển biến sâu sắc theo hướng tăng cường hợp tác và cạnh tranh
thông qua các Hiệp định thương mại tự do. Thêm vào đó các quy định chặt chẽ hơn về
nguồn gốc, xuất xứ gỗ hợp pháp tiếp tục đặt ra những thách thức lớn cho lĩnh vực xuất
khẩu sản phẩm lâm sản của Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngành lâm nghiệp. Việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các Hiệp định thương mại tự do với EU và
với các đối tác lớn khác sẽ mở ra cho nước ta những thuận lợi và cơ hội phát triển mới
nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn.
•
Lâm nghiệp việt nam.
Ngành Lâm nghiệp Việt Nam bước vào tình trạng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi kinh thế thế
giới trên đà phục hồi chậm, tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền
chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ cơng vẫn
cịn rất mờ nhạt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang
phục hồi trở lại sau suy thối nhưng triển vọng kinh tế tồn cầu nhìn chung chưa vững
chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị
trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta. Ở trong nước, kinh tế - xã
5
hội đã chuyển biến tích cực nhưng khó khăn, thách thức còn nhiều gây áp lực lớn cho sản
xuất kinh doanh: hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức
đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...
2.
Vài nét về thực trạng thị trường lâm sản ở nước ta hiện nay
Theo thống kê, năm 2013 nước ta có trên 3.900 doanh nghiệp chế biến gỗ và hàng nghìn
cơ sở chế biến lâm sản ở các loại hình sở hữu khác nhau, trong đó có khoảng 95% số
doanh nghiệp chế biến lâm sản thuộc loại hình sở hữu tư nhân và khoảng 5% thuộc sở hữu
nhà nước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy chỉ chiếm khoảng 16% tổng số
doanh nghiệp chế biến lâm sản của cả nước nhưng lại có giá trị sản lượng và kim ngạch
xuất khẩu chiếm đến 50%.
Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến lâm sản đều là doanh nghiệp có quy mơ nhỏ cả
về số lượng lao động lẫn vốn đầu tư. Nếu tính trên mức độ sử dụng lao động thì có tới
46% tổng số doanh nghiệp chế biến lâm sản có quy mơ siêu nhỏ, 49% là doanh nghiệp quy
mơ nhỏ, 1,7% có quy mơ vừa và chỉ có 2,5% số doanh nghiệp là quy mơ lớn. Nếu xét trên
quy mơ vốn đầu tư thì có trên 93% tổng số doanh nghiệp chế biến ở quy mô nhỏ và siêu
nhỏ, 5,5% số doanh nghiệp ở quy mơ vừa và chỉ có 1,2% có quy mơ lớn. Quy mô sản xuất
nhỏ lại cộng thêm sự hạn hẹp về nguồn vốn đầu tư nên hiện vẫn có hơn 50% số cơ sở chế
biến lâm sản có trang thiết bị đơn giản phục vụ sơ chế và sản xuất sản phẩm hồn chỉnh có
chất lượng thấp, phục vụ tiêu thụ nội địa hoặc gia công nguyên liệu cho các doanh nghiệp
có quy mơ lớn.
Các cơ sở chế biến quy mơ nhỏ, siêu nhỏ như hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp tác...
thường có cơng nghệ, thiết bị lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu, năng lượng, khả
năng quản lý, khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm và năng lực xúc tiến thương mại bị hạn
chế nên sản phẩm làm ra có giá thành cao, khiến năng lực cạnh tranh cũng cao. Hiện chỉ
có một số ít doanh nghiệp có thể chủ động đầu tư cơng nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản
xuất theo thiết kế và có thể tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng. Bên
cạnh đó, sự phân bố của các đơn vị chế biến lâm sản chưa phù hợp trên phạm vi cả nước
6
đang làm lãng phí nguồn lực tự nhiên cũng như làm tăng chi phí sản xuất. Những địa
phương có nhiều rừng như vùng Tây Bắc, Bắc Trung bộ hay Tây Ngun lại có số lượng
và quy mơ các doanh nghiệp chế biến lâm sản rất nhỏ bé. Trong khi hơn 80% số doanh
nghiệp và cơ sở chế biến tập trung ở các tỉnh phía Nam và một số vùng ít rừng như Đơng
Nam Bộ lại có gần 60% số doanh nghiệp chế biến của cả nước với những doanh nghiệp có
quy mơ khá lớn.
•
Thị trường lâm sản nước ta có thể chia ra:
A. Phân theo khu vực
Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sơng Cửu Long
Trong các khu vực trên thì khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng
sơng Cửu Long là những nơi cung cấp chính các sản phẩm thô như gỗ, củi và từ đây các
sản phẩm này sẽ được đưa về các trung tâm lớn để chế biến ra các sản phẩm khác hoặc
được xuất khẩu ra nước ngồi.
B. Phân theo ngạch
a. Thị trường chính ngạch(Hoạt động theo đúng luật pháp của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam)
Sản phẩm thô (gỗ xẻ, củi…)
Nguyên liệu phục vụ các ngành khác (bột giấy, tinh dầu…)
Sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ
b. Thị trường phi chính ngạch(Hoạt động bất hợp pháp không theo luật pháp của Nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như khai thác, săn bắn, bn bán trộm)
Các sản phẩm này có thể kể đến:
7
- Các loại gỗ, gỗ quý (tứ thiết, hương liệu…). Các sản phẩm này đi theo một số con
đường tiểu ngạch như bán cho các đơn vị, hộ sản xuất nhỏ trong nước để các đơn vị này
sản xuất đồ gia dụng, mỹ nghệ…. Thậm chí cịn có thể được bán qua biên giới một số
nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia…
- Các loại động vật quý, hiếm đã bị cấm. Các sản phẩm này phục vụ cho các nhà hàng,
người sưu tầm và còn được bán sang cả một số nước láng giềng.
Nguồn gốc của các loại lâm sản này chủ yếu là do những người dân địa phương sát rừng
hoặc trong rừng trực tiếp khai thác, săn bắn để cung cấp cho các chủ thu mua. (Rất nhiều
khu rừng cấm, Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên hình thành nhiều con đường mịn
do sự đi lại liên tục)
Thị trường phi chính ngạch này hoạt động tuy lén lút nhưng cũng không kém phần sôi
động và có tính cạnh tranh rất mạnh với thị trường chính ngạch. Từ đó gây ra những tổn
thất rất lớn về các mặt kinh tế – xã hội cho Nhà nước.
C. Phân theo cung, cầu
Tóm lại: Ta có thể nhận xét về thị trường lâm sản của Việt Nam như sau: Số lượng cũng
như chất lượng sản phẩm còn rất hạn chế, chỉ bằng một phần nhỏ so với tiềm năng. Sự yếu
kém này một phần là do sự quản lý, đầu tư, giám sát đối với ngành lâm nghiệp nói chung
và thị trường lâm sản nói riêng chưa đúng mức.
3. Thực trạng sản xuất lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011- năm 2014:
Bảng tóm tắt tình hình sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2011- 2014:
ĐVT
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Diện tích rừng trồng tập Nghìn ha
trung
212
187
205.1
226.1
Số cây trồng phân tán
Triệu cây
169
169.5
182.2
155.3
Diện tích rừng được Nghìn ha
chăm sóc
547
_
_
_
8
Diện tích khoanh ni Nghìn ha
tái sinh
•
942
_
_
_
Sản lượng khai thác gỗ
Nghìn m3
4692
5251
5608
6456
Sản lượng củi khai thác
Triệu ste
26.6
27.4
28
29.1
Diện tích rừng bị cháy
Ha
1598
2091
1156
3157
Diện tích rừng bị chặt Ha
phá
1917
1134
808
871
Năm 2011
Trồng rừng tập trung năm 2011 tại một số vùng do gặp khó khăn về thời tiết nên diện
tích năm nay ước tính chỉ đạt 212 nghìn ha, bằng 84% năm 2010. Tuy nhiên, nhờ các
chính sách phát triển lâm nghiệp được ban hành kịp thời nên các hoạt động lâm nghiệp
khác tăng khá: Diện tích rừng trồng được chăm sóc năm 2011 đạt 547 nghìn ha, tăng 3,7%
so với năm 2010; diện tích rừng được khoanh ni tái sinh 942 nghìn ha, tăng 4,2%; số
cây lâm nghiệp trồng phân tán 169 triệu cây, tăng 0,4%; sản lượng gỗ khai thác đạt 4692
nghìn m3, tăng 17%, trong đó gỗ nguyên liệu giấy là 2200 nghìn m 3; củi khai thác đạt 26,6
triệu ste, tăng 3,5%. Sản lượng gỗ năm nay tăng mạnh chủ yếu do nhu cầu tăng cao và giá
trên thị trường ổn định. Một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác tăng mạnh là: Gia
Lai 426,5 nghìn m3, tăng 93,2% so với năm trước; Yên Bái 265 nghìn m 3, tăng 32,4%;
Bình Định 262 nghìn m3, tăng 20%; Quảng Ngãi 245,4 nghìn m3, tăng 32,1%; Quảng Trị
170,8 nghìn m3, tăng 24,9%; Quảng Ninh 225,9 nghìn m 3, tăng 118%; Thái Ngun 109,4
nghìn m3, tăng 115,8%.
Tổng diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá năm 2011 là 3515 ha, bằng 45,2% năm 2010,
trong đó diện tích rừng bị cháy là 1598 ha, bằng 23,8%; diện tích rừng bị chặt phá là 1917
ha, tăng 81,3%. Một số địa phương có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Kon Tum 289 ha,
Lai Châu 242 ha, Gia Lai 208 ha, Phú Yên 156 ha. Một số tỉnh có diện tích rừng bị phá
9
nhiều là: Đắk Lắk 559 ha, Lâm Đồng 216 ha, Đắk Nơng 204 ha, Bình Định 188 ha, Bình
Phước 172 ha, Phú Yên 117 ha.
•
Năm 2012
Sản xuất lâm nghiệp trong năm gặp một số khó khăn do điều kiện thời tiết không thuận
lợi nên việc triển khai các dự án trồng rừng chậm tiến độ, đặc biệt đối với rừng trồng
phòng hộ và đặc dụng. Mặc dù vậy, kết quả các hoạt động lâm nghiệp khác vẫn tăng khá
do một số yếu tố tích cực như: Sự ổn định của thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ và lâm sản
khác trong những năm qua đã kích thích người dân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng, đặc biệt là
rừng trồng sản xuất; các hoạt động lâm sinh khác như chăm sóc rừng trồng, khoanh ni
tái sinh rừng tiếp tục được chú trọng để tăng độ che phủ rừng; diện tích rừng sản xuất
được quy hoạch ổn định và đầu tư hợp lý... Diện tích rừng trồng tập trung cả năm đạt 187
nghìn ha, bằng 88,2% năm 2011; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 169,5 triệu cây,
tăng 0,3%; diện tích rừng trồng được chăm sóc tăng 34,8%; diện tích rừng được giao
khoán bảo vệ tăng 12,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt 5251 nghìn m 3, tăng 11,9%, trong đó
gỗ khai thác từ rừng trồng chiếm trên 80%. Một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác
tăng cao là: Đồng Nai tăng 64,1%; Bắc Kạn tăng 51,6%; Thái Nguyên tăng 48,6%; Quảng
Bình tăng 48%; Yên Bái tăng 47,2%; Kon Tum tăng 42,5%; Thanh Hóa tăng 42%; Lâm
Đồng tăng 25,6%; Lào Cai tăng 17,6%; Bắc Giang tăng 14%. Sản lượng củi khai thác đạt
27,4 triệu ste, tăng 3%.
Do thời tiết trong năm nắng nóng, khơ hạn kéo dài nên xảy ra hiện tượng cháy rừng ở
một số địa phương, chủ yếu là các tỉnh thuộc khu vực Trung du miền núi phía Bắc, Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại năm
2012 là 3225 ha, giảm 18% so với năm 2011, bao gồm: diện tích rừng bị cháy 2091 ha,
tăng 19,8%; diện tích rừng bị chặt, phá 1134 ha, giảm 48,2%. Một số tỉnh có diện tích rừng
bị cháy nhiều là: Hà Giang 298 ha; Đà Nẵng 181 ha; Lạng Sơn 132 ha; Phú Yên 106 ha;
Lào Cai 100 ha; Thừa Thiên-Huế 92 ha; Quảng Nam 80 ha. Một số tỉnh có diện tích rừng
bị chặt, phá nhiều là: Lâm Đồng 140,3 ha; Kon Tum 106 ha; Sơn La 86 ha.
10
•
Năm 2013
Diện tích rừng trồng tập trung năm 2013 ước tính đạt 205,1 nghìn ha, tăng 9,7% so với
năm 2012. Một số địa phương có diện tích rừng trồng mới tập trung nhiều là: Nghệ An
15,3 nghìn ha; Yên Bái 14,9 nghìn ha; Tuyên Quang 13,2 nghìn ha; Quảng Nam 12 nghìn
ha; Bắc Kạn 11,4 nghìn ha; Thanh Hóa 10,7 nghìn ha. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán
đạt 182,2 triệu cây, tăng 1,6% so với năm trước.
Sản lượng gỗ khai thác cả năm đạt 5608 nghìn m 3, tăng 6,8% so với năm 2012. Nguyên
nhân chủ yếu do tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu năm nay có nhiều thuận lợi, kim ngạch
xuất khẩu gỗ vả sản phẩm gỗ tăng khá. Sản phẩm gỗ tiêu thụ tăng một mặt giải quyết được
lượng gỗ thương phẩm đến kỳ khai thác của người sản xuất, mặt khác góp phần thúc đẩy
hoạt động trồng rừng phát triển tại nhiều địa phương. Một số địa phương có sản lượng gỗ
khai thác lớn và tăng nhiều so với năm trước là: Quảng Nam 410 nghìn m 3, tăng 81%; Yên
Bái 390 nghìn m3, tăng 15,5%; Quảng Ninh 348,5 nghìn m3, tăng 16,3%; Quảng Ngãi 310
nghìn m3, tăng 42,7%; Quảng Trị 295,3 nghìn m3, tăng 77%; Thanh Hóa 278 nghìn m3, gấp
hai lần; Quảng Bình 251,2 nghìn m3, tăng 21,7%; Hà Tĩnh 224,3 nghìn m3, tăng 36,9%.
Sản lượng củi khai thác đạt 28 triệu ste, tăng 2,2%.
Do thời tiết trong năm có mưa nhiều cùng với cơng tác phịng chống cháy rừng được
các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm thường xuyên nên tình trạng cháy rừng và chặt phá
rừng giảm đáng kể. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại năm 2013 là 1964 ha, giảm 39,1% so
với năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy 1156 ha, giảm 44,7%; diện tích rừng bị
chặt phá 808 ha, giảm 28,7%. Một số tỉnh có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Gia Lai 411,1
ha; Bình Phước 93,1 ha; Bình Thuận 80,3 ha; Hà Giang 79,3 ha; Cà Mau 44,3 ha; Lạng
Sơn 44 ha; Đắk Lắk 41,1 ha. Một số tỉnh có diện tích rừng bị chặt, phá nhiều là: Đắk Nông
141,9 ha; Quảng Nam 103 ha; Lâm Đồng 102,2 ha; Kon Tum 75,3 ha.
•
Năm 2014
Diện tích rừng trồng tập trung năm 2014 ước tính đạt 226,1 nghìn ha, tăng 6,1% so với
năm 2013, trong đó một số địa phương có diện tích rừng trồng mới tập trung nhiều: Nghệ
An 16 nghìn ha; Quảng Nam 14,4 nghìn ha; Quảng Ngãi 14,2 nghìn ha; Tuyên Quang 13,8
11
nghìn ha; Quảng Ninh 13,3 nghìn ha; Yên Bái 12,3 nghìn ha. Số cây lâm nghiệp trồng
phân tán cả năm đạt 155,3 triệu cây, bằng 98,7% năm trước. Sản lượng gỗ khai thác đạt
6456 nghìn m3, tăng khá ở mức 9,3% so với năm 2013, chủ yếu do nhu cầu của thị trường
tiêu thụ cả trong và ngoài nước đều tăng cao. Một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác
tăng nhiều so với năm trước: Quảng Nam tăng 51%; Quảng Ngãi tăng 49,5%; Thừa Thiên
Huế tăng 31,2%; Quảng Ninh tăng 23,3%; Bình Định tăng 19,6%; Quảng Trị tăng 11%.
Tại một số địa phương, nhiều nhà máy sản xuất sản phẩm từ gỗ đang thực hiện cơ chế liên
doanh, liên kết với các hộ gia đình để trồng rừng đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu
nhằm bao tiêu sản phẩm.
Thời tiết nắng hạn kéo dài trong năm gây ra hiện tượng cháy rừng khá nghiêm trọng tại
một số địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung. Tổng diện tích
rừng bị thiệt hại năm 2014 là 4028 ha, tăng 105% so với năm trước, bao gồm: Diện tích
rừng bị cháy 3157 ha, tăng 173,1%; diện tích rừng bị chặt phá 871 ha, tăng 7,7%. Một số
tỉnh có diện tích rừng bị cháy nhiều: n Bái 692 ha; Bình Định 414 ha; Phú Yên 317 ha;
Quảng Trị 236 ha; Lai Châu 211 ha; Nghệ An 176 ha; Đà Nẵng 146 ha; Sơn La 119 ha;
Bình Thuận 106 ha. Một số địa phương có diện tích rừng bị chặt, phá nhiều: Đắk Nông
133 ha; Sơn La 109 ha; Lâm Đồng 91 ha; Bắc Giang 89 ha; Đắk Lắk 83 ha.
Đồ thị: tổng sản lượng rừng trồng tập trung giai đoạn 2011- 2014.
4. Tồn tại, hạn chế:
Công tác bảo vệ rừng tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn cịn diễn ra phức
tạp ở một số điểm nóng. Một số địa phương vẫn để tình trạng mất rừng do phá rừng, khai
thác gỗ và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Rừng bị phá trái phép diễn ra tập trung ở
khu vực rừng các dự án được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng hoặc cải tạo rừng và
diện tích chuyển giao từ các lâm trường quốc doanh cho địa phương quản lý.
12
Tình trạng vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái phép chưa được ngăn chặn triệt
để, đặc biệt là ở các vùng giáp ranh, biên giới.
Việc xử lý, giải quyết các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển còn chậm. Số vụ
vi phạm phải xử lý hình sự đưa ra xét xử cịn thấp, chỉ mới xét xử được 34/250 vụ (chiếm
14% tổng số vụ vi phạm).
Kết quả trồng rừng chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (mới đạt 88%),nhất là trồng rừng
phòng hộ, đặc dụng, đặc biệt, ở một số vùng trọng điểm về lâm nghiệp như: Tây Nguyên
đạt 55% kế hoạch; Tây Bắc đạt 24% kế hoạch.
Chất lượng rừng chưa được cải thiện rõ nét, mặc dù đã đưa được nhiều giống mới vào
sản xuất nhưng chất lượng rừng trồng vẫn chưa có sự đột phá, hiệu quả trồng rừng chưa
cao.
Tái cơ cấu ngành đã triển khai còn chưa chuyển biến rõ nét trong thực tiễn. Hệ thống
các công ty lâm nghiệp cịn rất khó khăn, các ban quản lý rừng phịng hộ cơ bản chưa đáp
ứng được yêu cầu đề ra.
5. Nguyên nhân:
Nhu cầu sử dụng lâm sản và động vật hoang dã quý hiếm vẫn ngày càng cao, dẫn đến
tình trạng buôn bán, vận chuyển lâm sản và động vật hoang dã trái phép ngày càng tinh vi,
việc xử lý, ngăn chặn gặp rất nhiều khó khăn.
Do tình hình kinh tế xã hội suy thối, các doanh nghiệp khó khăn về vốn, do đó đầu tư
của xã hội cho trồng rừng giảm.
Địa bàn đất trồng rừng hiện nay phần lớn phân bố ở vùng xa xơi, địa hình phức tạp, nên
việc triển khai trồng rừng phòng hộ, đặc dụng rất khó khăn.
Nhận thức về lâm nghiệp của các ngành các cấp chưa đầy đủ và toàn diện, chưa đánh
giá đúng các giá trị môi trường của rừng đem lại cho xã hội, chưa xác định rõ vị thế lâm
13
nghiệp là một ngành kinh tế hoàn chỉnh từ khâu tạo rừng, khai thác, chế biến lâm sản và
cung cấp các dịch vụ từ rừng. Đặc biệt nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý nhà
nước chưa có chuyển biến về vai trị, vị trí của ngành trong cơ chế mới, trong q trình
đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn và hội nhập quốc tế;
chưa thấy lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù và quan trọng, cần có sự đầu
tư thoả đáng về ngân sách và phải có các cơ chế chính sách riêng.
Hệ thống chính sách lâm nghiệp thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với chủ trương xã hội hoá
nghề rừng và cơ chế thị trường. Chưa bổ sung kịp thời những cơ chế chính sách mới đầu
tư cho phát triển rừng sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ để tạo động lực thúc đẩy
các thành phần kinh tế nhất là khu vực hộ gia đình, cộng đồng và tư nhân tham gia phát
triển nghề rừng.
Việc thực hiện xã hội hóa lâm nghiệp chưa có chuyển biến rõ rệt, quản lý rừng và đất
rừng còn nhiều bất cập, tiến độ giao đất, giao rừng chậm; nhiều địa phương chưa mạnh
dạn tổ chức giao rừng tự nhiên và rừng trồng cho dân, sự tham gia các hoạt động lâm
nghiệp của khu vực ngoài quốc doanh chưa tương xứng với tiềm năng.
Hệ thống tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp chưa thống nhất, còn phân tán, chia cắt. Số
lượng, năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật... chưa
đáp ứng yêu cầu khi bước vào cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Bố trí lực lượng cán
bộ mất cân đối giữa khâu bảo vệ và phát triển rừng làm giảm hiệu lực và hiệu quả của bộ
máy quản lý. Về quản lý rừng và lâm nghiệp, tuy về cơ bản đã phân cấp cho các địa
phương, nhưng chưa tạo đủ tiền đề về cơ chế chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật và cán bộ
để phát huy vai trị của chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng,
nhất là ở cấp huyện và xã.
Khoa học công nghệ chưa tạo được sức bật, làm chuyển biến căn bản hiệu quả kinh tế
của nghề rừng, chưa gắn kết với sản xuất và thị trường, chưa có định hướng đầy đủ cho
phát triển giống cây trồng lâm nghiệp, chưa có đóng góp đáng kể vào nâng cao năng suất
14
rừng tự nhiên và chưa có giải pháp sử dụng hợp lý hàng triệu ha rừng tự nhiên nghèo kiệt
để tạo nguồn thu nhập cho người dân miền núi.
Mạng lưới tổ chức khuyến lâm còn rất thiếu và yếu.
Cho đến nay, phát triển lâm nghiệp chủ yếu dựa vào vốn ngân sách nhà nước, chưa huy
động tối đa các nguồn lực của khu vực ngoài quốc doanh và dịch vụ môi trường. Đầu tư
cho ngành Lâm nghiệp và nghề rừng còn rất thấp so với nhu cầu; quản lý sử dụng các
nguồn lực đầu tư chưa chặt chẽ, dàn trải và hiệu quả chưa cao. Cơ cấu đầu tư chưa cân đối,
đầu tư nhiều cho rừng phòng hộ và đặc dụng, ít chú trọng đến rừng sản xuất; chưa quan
tâm đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp.
Rừng trải rộng trên địa bàn lớn, trong khi sức ép dân số lên đất rừng và lâm sản gia
tăng, nhất là đối với khu vực miền núi thiếu đất sản xuất nơng nghiệp và có dân di cư tự
do, nhu cầu sử dụng đất để canh tác, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng vẫn cịn rất lớn,
điều đó đã ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Chu kỳ sản xuất của cây lâm nghiệp dài, lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro và phân bố chủ yếu
ở những vùng miền núi có điều kiện kinh tế, xã hội kém phát triển; tính cạnh tranh của cây
rừng rất thấp so với nhiều cây trồng khác.
Việc bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư và hỗ trợ cho các địa phương không
tương ứng với các chỉ tiêu nhiệm vụ (chỉ đáp ứng khoảng 71%), việc xây dựng, ban hành
văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Kế hoạch BV&PTR còn chậm, ảnh tới
các địa phương trong triển khai thực hiện.
Nhiều địa phương chưa cân đối, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các chỉ tiêu
nhiệm vụ phát triển rừng.
Việc tổ chức kiểm tra thực hiện kế hoạch và quản lý các dự án ở địa phương rất khó
khăn do thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thiếu kinh phí chi hoạt động.
15
Lực lượng chuyên ngành và phương tiện bảo vệ rừng ở địa phương còn nhiều hạn chế
cả về số lượng và chất lượng.
6. Cơ hội và thách thức:
A. Cơ hội:
Nhu cầu thị trường lâm sản trong nước và quốc tế tăng mạnh, nền kinh tế nước ta tiếp
tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao và quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo ra cơ
hội lớn cho việc phát triển tăng tốc mở rộng sản xuất kinh doanh nghề rừng, chế biến và
thương mại lâm sản của các hộ nông dân, cộng đồng, các doanh nghiệp nhà nước và tư
nhân.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cải thiện môi trường đầu tư, xâm nhập thị trường
lâm sản thế giới, tiếp thu công nghệ tiên tiến và đầu tư tài chính, đặc biệt trong phát triển
cơng nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngồi gỗ cho xuất khẩu, thúc đẩy nhanh quá trình
quản lý rừng bền vững.
Đảng, Nhà nước và xã hội cũng như cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm hơn đến
công tác bảo vệ và phát triển rừng.
B. Thách thức:
Dân số vẫn tiếp tục gia tăng, tình trạng di dân tự do vẫn tiếp diễn và phương thức sử
dụng đất nông, lâm nghiệp ít hiệu quả tạo ra sức ép liên tục vào rừng để mở rộng diện tích
đất nơng nghiệp.
Nhu cầu lâm sản ngày càng tăng đang tạo sức ép đối với tài nguyên rừng và môi trường,
đặc biệt đối với rừng tự nhiên. Hiện nay, nhu cầu lâm sản đang vượt khả năng cung ứng
bền vững của rừng. Diện tích đất thích hợp để trồng rừng sản xuất cho năng suất cao còn
rất hạn chế và manh mún.
16
Sức cạnh tranh của sản xuất lâm nghiệp còn thấp, hội nhập quốc tế vừa là thời cơ vừa là
thách thức lớn cho ngành công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản, trong tương lai vấn
đề cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn trên thị trường quốc tế và ngay cả ở thị trường nội địa.
Bất cập giữa yêu cầu phát triển nhanh, toàn diện và bền vững với các nguồn lực hạn chế
của ngành Lâm nghiệp (nhân lực, cơ sở hạ tầng, vốn, trình độ quản lý v.v...).
Tầm quan trọng của ngành Lâm nghiệp chưa được đánh giá một cách đầy đủ, khách
quan và công bằng nên ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách đầu tư và phát triển
ngành.
7. Giải pháp:
•
Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và xây dựng cơ chế, chính sách mới thúc đẩy tái cơ
cấu ngành, thúc đẩy ứng dụng giống chất lượng cao; hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn; quản lý
rừng bền vững phù hợp với thông lệ quốc tế; khơi phục, phát triển rừng ven biển, rừng
phịng hộ đầu nguồn thích ứng với biến đổi khí hậu; tín dụng ưu đãi cho các DN chế biến
sâu; hỗ trợ phát triển thị trường; liên kết, hợp tác chuỗi với mô hình "cánh rừng lớn", "liên
kết bốn nhà"; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp.
•
Triển khai mạnh mẽ hơn các giải pháp xã hội hóa đầu tư trong lâm nghiệp. Tiếp tục mở
rộng nguồn thu từ dịch vụ mơi trường rừng, phát triển thị trường tín chỉ cacbon để tạo
nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng. Huy động nguồn vốn ODA và FDI từ chính phủ,
phi chính phủ và các tổ chức quốc tế lồng ghép với các nguồn vốn trong nước.
•
Tổ chức rà sốt lại việc giao rừng, cho thuê rừng, xác nhận quyền sử dụng rừng, đất rừng
•
cho các thành phần kinh tế tham gia theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa
bàn tỉnh theo Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg, ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính
phủ.
17
•
Thường xuyên rà soát quy hoạch 3 loại rừng để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn sản
xuất; tổ chức theo dõì diễn biến tài nguyên rừng, xây dựng hoạch định chiến lược và cơ
•
chế, chính sách phát triển lâm nghiệp bền vững.
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp lâm nghiệp của tỉnh thành các doanh nghiệp
•
chủ lực, hạt nhân phát triển sản xuất lâm nghiệp của tỉnh.
Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động sản xuất lâm
nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm lâm nghiệp; công tác quản lý chỉ đạo,
điều hành sản xuất, phòng cháy, chữa cháy tung; nâng cao năng suất, chất lượng và đa
•
dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngồi nước.
Xây dựng các mơ hình sản xuất tiên tiến, hiệu quả và tăng đầu tư thâm canh rừng, thực
•
hiện tốt các quy trình quy phạm kỹ thuật lâm sinh.
Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở theo hướng gọn nhẹ,
•
hiệu quả. Tăng cường phân cấp cho địa phương, cơ sở.
Đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý lâm nghiệp các cấp, các doanh nghiệp,
•
cộng đồng và hộ gia đình.
Đổi mới phương.thức giao kế hoạch theo giai đoạn để chủ động trong việc chuẩn bị giống,
vật tư. . . ; đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục nhưng phải bảo đảm
nguyên tắc quản lý; hồn thiện cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư xây dựng vùng
nguyên liệu, gắn với xây dựng các cơ sở chế biến và thương mại lâm sản. Đẩy mạnh việc
•
liên doanh, liên kết "4 nhà ' trong phát triển sản xuất lâm nghiệp.
Tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành, giảm
những nghiên cứu tách rời nhu cầu thực tiễn, thực hiện bằng phương thức đặt hàng là chủ
yếu. Ưu tiên các nghiên cứu cải thiện giống cây trồng và thâm canh rừng, cơng nghệ chế
•
III.
biến sau dăm gỗ và sản phẩm phụ trợ thay thế hàng NK.
Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp từ Trung ương đến địa phương gọn
nhẹ, hiệu lực, hiệu quả.
Kết luận:
Rừng nói riêng và ngành lâm nghiệp nói chung khơng những có vai trị lớn đối với đời
sống của con người mà nó cịn là một ngành đóng góp không nhỏ trong cơ cấu GDP của
đất nước, giúp người dân có thu nhập từ nghề trồng rừng… Rừng là một tài nguyên vô giá
đối với đất nước ta nhưng nếu chúng ta khơng có các biện pháp khai thác rừng hợp lý, hiệu
quả nhất thì nó có thể bị cạn kiệt, hủy hoại, chất lượng bị suy giảm… Mặt khác, rừng có
18
thời gian sinh trưởng và phát triển dài, vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta phải thực hiện ngay
các biện pháp trồng rừng, bảo vệ và khai thác rừng một cách có hiệu quả và hợp lý nhất để
rừng có thể phát huy hết vai trị của nó.
19