Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích sự biến động giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2002-2011 và dự đoán đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.22 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa toàn
cầu, vì vậy đòi hỏi phải có sự phát triển toàn diện trên tất cả các mặt, các
ngành, các khu vực trong đó có nông nghiệp. Nông nghiệp ngày càng có
nhiều đóng góp tích cực hơn vào tiến trình phát triển, hội nhập của kinh tế cả
nước vào nền kinh tế toàn cầu. Từ một nước thường xuyên thiếu và đói, hàng
năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực của nước ngoài, hơn thập niên qua
đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới (sau Thái Lan và
Mỹ). Nhờ có những thành tựu, kết quả đó, nông nghiệp không chỉ đã góp
phần quan trọng vào việc ổn định chính trị-xã hội nông thôn và nâng cao đời
sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà nông nghiệp đã ngày càng tạo ra
nhiều hơn nữa những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần tích cực vào sự đẩy
nhanh tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong những
năm qua. Với tầm quan trọng của nông nghiệp là một trong ba ngành lớn của
nền kinh tế, và nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng của ngành nông nghiệp
Việt Nam em đã chọn đề tài : “ Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân
tích sự biến động giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2002-
2011 và dự đoán đến năm 2015 ” .
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN
1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghệp là ngành có lịch sử phát triển lâu đời, các hoạt động nông
nghiệp đã có từ hang nghìn năm nay kể từ khi con người bỏ nghề săn bắn và
hái lượm. Do lịch sử lâu đời này mà nền kinh tế nông nghiệp thường được nói
đến như nền kinh tế truyền thống.
Nông nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu nhất cho con người. Lương
thực là sản phẩm chỉ có ngành nông nghiệp sản xuất ra. Con ngưới không thể
sống thiếu lương thực và hơn cả là không có sản phẩm nào thay thế lương thực
được. Do đó nước nào cũng phải sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách


quan. Nông nghiệp khác cơ bản với các ngành khác ở chỗ tư liệu sản xuất chủ
yếu là đất đai.
Ở các nước đang phát triển nông nghiệp tập trung nhiều lao động hơn
hẳn so với các ngành khác, trung bình thường chiếm từ 60%-80% lực lượng
lao động xã hội. Ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ là 75%.
2. Vai trò của nông nghiệp với phát triển kinh tế.
Nông nghiệp giữ vai trò quan trong trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối
với các nước đang phát triển.
Bởi vì ở các nước này đa số người dân sống dựa vào nghề nông
Trừ một số ít nước dựa vào nguồn tài nguyên phong phú để xuất khẩu,
đổi lấy lương thực, còn hầu hết các nước đang phát triển phải sản xuất lương
thực cho nhu cầu tiêu dùng của dân số nông thôn cũng như thành thị. Nông
nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế.
Khu vực nông nghiệp cũng có thể là một nguồn cung cấp vốn cho phát
triển kinh tế, với ý nghĩa lớn lao là vốn tích luỹ ban đấu cho công nghiệp hoá.
Dân số nông thôn ở các nước đang phát triển còn là thị trường quan
trọng để tiêu thụ sản phẩm công nghiệp như tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng
3. Một số vấn đề chung về dãy số thời gian.
3.1 Khái niệm
Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian. Trong
thống kê, để nghiên cứu sự biến động này, người ta thường dựa vào dãy
số thời gian.
Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp
theo thứ tự thời gian.
3.2 Cấu tạo
Mỗi dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần cơ bản là thời gian
và chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu.
Thời gian có thể ngày, tuần, tháng, quý, năm… Độ dài giữa hai thời gian
liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian.
Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, tương đối, số

bình quân. Trị số của chỉ tiêu gọi là mức độ của dãy số. Khi thời gian thay đổi
thì các mức độ của dãy số cũng thay đổi.
3.3 Phân loại
Dãy số thời gian có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau,
trong đó phải kể đến cách phân loại dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh
qui mô (khối lượng) của hiện tượng qua thời gian, ta có thể phân dãy số thời
gian ra làm 2 loại: dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm.
Dãy số thời kỳ: là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ,
phản ánh quy mô của hiện tượng trong độ dài, khoảng thời gian nhất định.
Dãy số thời điểm: là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm,
phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định.
3.4 Yêu cầu xây dựng dãy số thời gian:
- Phải đảm bảo tính so sánh được của các mức độ trong DSTG- Phải
thống nhất về nội dung, phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian
- Phải đảm bảo tính thống nhất về phạm vi tổng thể nghiên cứu
- Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau nhất là đối với
dãy số thời kì thì phải bằng nhau (để đảm bảo sự tích lũy về lượng).
3.5 Tác dụng của phương pháp phân tích DSTG
Nó cho phép nghiên cứu về đặc điểm của sự biến động hiện tượng qua
thời gian vạch rõ xu hướng biến động, tính quy luật của sự phát triển, đồng
thời còn có khả năng dự đoán được sự phát triển của hiện tượng ở thời gian
ngắn. Là căn cứ để hoạch định, đưa ra các quyết định kịp thời và hữu hiệu,
hơn nữa việc dự đoán này rất đơn giản, tài liệu không cần nhiều, việc xây
dựng mô hình quy mô dự đoán đơn giản và thuận tiện trong việc sử dụng kỹ
thuật tính toán.
4. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian
Để phản ánh đặc điểm biến động qua thời gian của hiên tượng nghiên
cứu người ta thường tính các chỉ tiêu sau đây:
4.1. Mức độ bình quân qua thời gian
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đaị biểu của các mức độ tuyệt đối trong

một dãy số thời gian. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà
có các công thức khác nhau.
Đối với dãy số thời kỳ:
Mức độ bình quân theo thời gian được tính theo công thức sau:
y= ny y y + + + n 1 2 = nyni∑ i=1
Trong đó: yi
(i= 1, 2,…,n) là các mức độ của dãy số thời kỳ.
Đối với dãy số thời điểm:• Dãy số thời đểm có khoảng cách thời gian
bằng nhau thì mức độ trung bình được tính bằng công thức:
Trong đó:
với (i = ) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian
bằng nhau.
• Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức
độ trung bình được tính bằng công thức:
Trong đó: (i = 1, 2, 3…n) là độ dài thời gian có mức độ .
4.2. Lượng tăng giảm tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian
nghiên cứu.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có các chỉ tiêu về lượng tăng (giảm) sau
đây:
• Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn( hay từng kỳ)
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời
gian liền nhau và được tính theo công thức sau đây :
(với i = 2,3,…,n)
Trong đó :
: Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng thời kỳ) ở thời
gian i so với thời gian trước đó là i-1.
: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i.
: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i-1.
• Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc Chỉ tiêu này phản ánh sự biến

động về mức độ tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài và được tính theo
công thức sau đây:
( với i = 2,3, ,n)
Trong đó:
: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc của mức độ ở thời gian i.
: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i.
: Mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu.
• Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân
Chỉ tiểu này phản ánh mức độ đại diện của lượng tăng ( giảm) tuyệt đối
liên hoàn và được tính theo công thức sau đây:
Trong đó :
: Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối bình quân.
: Tổng các lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối liên hoàn.
n : Số mức độ của dãy số.
4.3. Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua
thời gian. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ta có các loại tốc độ phát triển
sau đây:
• Tốc độ phát triển liên hoàn:
Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian sau
so với thời gian liền trước đó và được tính theo công thức sau đây:
( với i = 2,3, ,n)
Trong đó: : Tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i - 1
: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i.
: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i – 1.
• Tốc độ phát triển định gốc
Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở những khoảng
dài thời gian dài (đơn vị tính là lần hoặc %) và được tính theo công thức sau:
( với i = 2,3, ,n)
Trong đó:

Ti : Tốc độ phát triển định gốc của thời gian i.
: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i.
: Mức độ của hiện tượng ở thời gian đầu tiên.
Quan hệ giữa tốc độ phát triển liên hoàn với tốc độ phát triển định gốc là:
ÿ Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc:
ÿ Thương của tốc độ phát triển định gốc ở thời gian i với tốc độ phát
triển định gốc ở thời gian i-1 bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai
thời gian đó:
( với i =2,3, , n)
• Tốc độ phát triển bình quân
Phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.
Vì các tốc độ phát triển liên hoàn có quan hệ tích với tốc độ phát triển
định gốc nên tốc độ phát triển bình quân được tính theo công thức số bình
quân nhân.Trong đó:
: là tốc độ phát triển bình quân.
Lưu ý: Chỉ nên tính chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân đối với những
hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định.
4.4. Tốc độ tăng giảm
Chỉ tiêu này cho biết qua thời gian, hiện tượng đã tăng (giảm) bao nhiêu
lần hoặc bao nhiêu %.
Tùy theo mục đích nghiên cứu có thể tính các tốc độ tăng (giảm) sau
đây:
• Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
Phản ánh tốc độ tăng (giảm) ở thời gian i so với thời gian i-1 và được
tính theo công thức sau đây: (lần)
Trong đó :
: là tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thời gian i so với thời gian i-1
• Tốc độ tăng (giảm) định gốc
Phản ánh tốc độ tăng (giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy
số và được tính theo công thức sau đây: (lần)

Trong đó : là tốc độ tăng (giảm) định gốc của thời gian i so với thời gian
chọn làm gốc, thường là thời gian đầu tiên trong dãy số.
• Tốc độ tăng (giảm) bình quân
Phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại diện cho các tốc độ tăng (giảm) liên
hoàn và được tính theo công thức sau đây: (lần)
Trong đó: là tốc độ tăng (giảm) bình quân. 2.5. Giá trị tuyệt đối của 1%
tốc độ tăng ( giảm) liên hoàn
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng lên hay giảm đi của tốc độ tăng (giảm)
liên hoàn thì tương ứng với một lượng cụ thể là bao nhiêu và được tính bằng
cách chia lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn cho tốc độ tăng (giảm) liên hoàn.
Công thức tính:
(với i= 2,3, , n)
Lưu ý: Chỉ tiêu này không tính đối với tốc độ tăng (giảm) định gốc vì
luôn là một số không đổi và bằng .
5. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của
hiện tượng.
5.1. Mở rộng khoảng cách thời gian
Phương pháp này được sử dụng khi một dãy số thời kỳ có khoảng cách
tương đối ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh được xu
hướng biến động của hiện tượng.
Với phương pháp này ta dễ dàng chuyển đổi khoảng cách thời gian sao
cho phù hợp và có thể loại bỏ bớt những mức độ không cần thiết, không cho
thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng.
Phương pháp này co ưu điểm đơn giản dễ tính, có thể dễ dàng loại bỏ
các mức độ, cho thấy đươc xu hướng phát triển của hiện tượng. Nhưng ngược
lại làm mất đi rất nhiều các mức độ của hiện tượng.
5.2. Dãy số bình quân trượt
Số bình quân trượt (còn gọi là số bình quân di động) là số bình quân
cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số thời gian và được tính
bằng cách loại dần các mức độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo,

sao cho số lượng các mức độ tính bình quân không thay đổi.Việc lựa chọn
trung bình trượt với bao nhiêu mức độ phụ thuộc vào đặc điểm của hiện tượng
và phụ thuộc vào số lượng mức độ của dãy số ban đầu.
¸ Nếu sự biến động của hiện tượng qua thời gian ít thay đổi và số lượng
mức độ của dãy số không nhiều thì ta tính trung bình trượt 3-4 mức độ.
¸ Nếu sự biến động của hiện tượng qua thời gian tương đối lớn và mức
độ của dãy số tương đối nhiều ta tính trung bình trượt 5-7 mức độ.
Khi tăng mức độ tính trung bình trượt thì tính chất san bằng của số trung
bình càng lớn nhưng ngược lại nó lại làm số lượng mức độ của dãy số trung
bình trượt giảm dẫn đến ảnh hưởng đến việc phân tích biến động.
5.3. Hàm xu thế
Trên cơ sở dãy số thời gian, biểu hiện các mức độ của dãy số thời gian
bằng một hàm số theo thời gian được gọi là hàm xu thế.
Dạng tổng quát của hàm xu thế :
Trong đó:
t = 1,2 ,n: Thứ tự thời gian của dãy số.
: Mức độ lý thuyết .
Sau đây là một số dạng hàm xu thế thường sử dụng :
5.3.1 Hàm xu thế tuyến tính
Hàm xu thế tuyến tính được sử dụng khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối
trung bình xấp xỉ nhau.
Trong đó:
: Hệ số chặn ( hệ số tự do )
: Hệ số gócÁp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ( OLS) ta có hệ
phương trình sau đây với hai ẩn số .
5.3.2. Hàm xu thế parabol
Hàm xu thế parabol được sử dụng trong trường hợp các mức độ của dãy
số tăng dần theo thời gian, đạt cực đại, sau đó lại giảm dần theo thời gian;
hoặc giảm dần theo thời gian, đạt cực tiểu, sau đó lại tăng dần theo thời gian.
Dạng tổng quát của hàm xu thế parabol như sau:

Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ( OLS) sẽ có hệ phương
trình sau đây để tìm ra giá trị của các hệ số :
5.3.3. Hàm xu thế Hyperbol
Hàm xu thế Hyperbol được sử dụng khi các mức độ của hiện tượng giảm
dần theo thời gian. Dạng tổng quát như sau:
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ( OLS) sẽ có hệ phương
trình sau đây để tìm ra giá trị của các hệ số .
5.3.4. Hàm xu thế hàm mũ
Hàm xu thế hàm mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn
xấp xỉ nhau.Ln 2 vế sau đó, áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất
(0LS) ta sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm ra các giá trị ln, từ đó chúng ta
tìm ra được .
Trong đó:
Mức độ thực tế của hiện tượng ở thời gian t
: Mức độ của hiện tượng ở thời gian t được tính ra từ hàm xu thế
n : Số lượng các mức độ của dãy số
Trên đây là một số hàm xu hướng thường gặp. Sau khi xây dựng xong
hàm xu thế, chúng ta cần thiết phải đánh giá xem mức độ phù hợp của dạng
hàm có chấp nhận được hay không, trên cơ sở đó thấy được xu hướng biến
động cơ bản của hiện tượng và dự đoán cho tương lai. Khi chọn lựa mô hình
nếu mô hình nào có hệ số xác định lớn và gần xấp xỉ nhau thì ta dùng SE để
chọn, chọn hàm xu thế nào có sai số chuẩn mô hình nhỏ nhất (SE min). Tiếp
đến là kiểm định sự phù hợp của các hệ số
Công thức tính SE:
SE =
Trong đó :
n : Số lượng các mức độ của dãy số.
p: Số lượng các hệ số của hàm xu thế.
6. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn
Dự đoán hiểu theo nghĩa chung nhất là việc xác định mức độ hoặc trạng

thái của hiện tượng trong tương lai. Hiện nay dự đoán được sử dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội,với nhiều loại
và phương pháp dự đoán khác nhau.Trong đó có phương pháp dự đoán thống
kê, dự đoán thống kê là xác định mức độ hiện tượng trong tương lai bằng cách
sử dụng tài liệu thống kê và áp dụng các phương pháp phù hợp. Có nhiều
phương pháp được sử dụng trong dự đoán thông kê. Sau đây xin giới thiệu 3
phương pháp dự đoán dựa vào dãy số thời gian :
6.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp dãy số thời gian có các
lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau. Nghĩa là, các mức độ trong
dãy số tăng cấp số cộng theo thời gian.
Mô hình dự đoán:
Với:
Trong đó:
: Mức độ cuối cùng của dãy số.
: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân.
l : Tầm xa dự đoán.
6.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân
Đây là phương pháp được áp dụng khi dãy số thời gian có các tốc độ
phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau. Nghĩa là các mức độ tăng cấp số nhân theo
thời gian.
Với là tốc độ phát triển bình quân, ta có mô hình dự đoán theo năm, ta có
mô hình dự đoán:
Với:5.3.4. Dự đoán bằng ngoại suy hàm xu thế
Dự đoán dựa vào hàm xu thế là phương pháp dự đoán thông dụng, được
xây dựng trên cơ sở sự biến động của hiện tượng trong tương lai tiếp tục xu
hướng.
Ngoại suy hàm xu thế là phương pháp dự đoán thông dụng, được xây
biến động đã hình thành trong quá khứ và hiện tại.
Mô hình dự đoán điểm:

Trong đó :
t : thứ tự thời gian
Các dạng hàm xu thế dùng để dự đoán là các hàm xu thế có chất lượng
cao khi sai số mô hình nhỏ nhất và các hệ số của nó có ý nghĩa thống kê.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG NGÀNH SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP VN GIAI ĐOẠN 2003-2012
1.Thực trạng ngành sản xuất nông nghiệp VN giai đoạn 2003-2012
Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng ở Việt Nam. Tuy những
năm gần đây tỷ trọng của ngành này có giảm so với những ngành khác nhưng
nó vẫn đóng góp lớn vào GDP của nước ta.Tỷ trọng của lao động làm trong
ngành nông nghiệp vẫn chiếm số lượng áp đảo so với các ngành khác.Trong
nội bộ ngành nông nghiệp có ba lĩnh vực chính gồm: Trồng trọt , chăn nuôi và
dịch vụ nông nghiệp.
Dưới đây là bảng số liệu giá trị ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam
theo giá so sánh năm 1994:
Bảng số liệu nguồn: Giá trị sản xuất nông nghiệp Việt Nam theo giá so
sánh năm 1994
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Tổng giá trị
sản xuất
Nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo
ngành hoạt động
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
2003 122116,9 98060,7 21166,6 2889,6
2004 127611,4 101786,3 22867,6 2957,5
2005 132840,4 106422,5 23391,0 3026,9
2006 137054,9 107897,6 26050,5 3106,8

2007 142642,6 111613,0 27838,9 3190,6
2008 147764,7 115374,8 29114,1 3275,8
2009 158108,3 123391,2 31326,3 3390,8
2010 162593,1 124462,5 34627,5 3503,0
2011 169503,2 129382,7 36508,2 3612,3
2012 177603,0 135361,3 38519,2 3722,5
Bảng 1: Tình hình biến động GTSXNN giai đoạn 2002-2011
Chỉ
tiêu
Năm
GTSXNN
( GO )
(tỷ đồng)
Lượng tăng tuyệt
đối (tỷ đồng)
Tốc độ phát triển
(%)
Tốc độ tăng
(%)
So với
năm
trước
( )
So với
năm 2002
( )
So với
năm
trước
( )

So với
năm
2002
So với
năm
trước
(
So với
năm
2002
2003 122116,9 - - - - - -
2004 127611,4 5494,5 5494,5 104,50 104,50 4,50 4,50
2005 132840,4 5229,0 10723,5 104,10 108,78 4,10 8,70
2006 137054,9 4214,5 14938,0 103,17 112,23 3,17 12,23
2007 142642,6 5587,7 20525,7 104,08 116,81 4,08 16,81
2008 147764,7 5122,1 25647,8 103,59 121,00 3,59 21,00
2010 158108,3 10343,6 35991.4 107,00 129,47 7,00 29,47
2011 162593,1 4484,8 40476,2 102,84 133,15 2,84 33,15
2012 169503,2 6910,1 47386,3 104,25 138,80 4,25 38,80
2013 177603,0 8099,8 55486,1 104,78 145,44 4,78 45,44
BQ 147783,85 6165,12 104,25 4,25
 Nhân xét: Từ kết quả tính toán trên cho ta thấy quy mô giá trị sản xuất
nông nghiệp (GO) của Việt Nam trong thời kì (2003-2012) tăng lên với quy
mô lớn, cụ thể:
• Lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm của thời kì (2003-2012) là
6165,12 ( tỷ đồng )
• Tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 104,25 %
• Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 4,25%
Trong 10 năm qua, tốc độ phát triển giá trị sản xuất nông nghiệp của
nước ta tăng đều nhưng còn chậm , tuy nhiên giá trị 1% tăng lên năm sau cao

hơn năm trước. Điều đó được thể hiện qua bảng 2
Bảng 2: Giá trị tuyệt đối của 1 % tăng của GTSXNN
Chỉ tiêu
Năm
GTSXNN (Go)
(tỷ đồng)
Giá trị tuyệt đối của 1%
tăng (tỷ đồng)
2003 122116,9 -
2004 127611,4 1221,169
2005 132840,4 1276,114
2006 137054,9 1328,404
2007 142642,6 1370,549
2008 147764,7 1426,426
2009 158108,3 1477,647
2010 162593,1 1581,083
2011 169503,2 1625,931
2012 177603,0 1695,032
2.Phân tích tình hình biến động GTSXNN ( GO ) phân theo ngành hoạt động.
Bảng 3: GTSXNN phân theo ngành hoạt động theo giá so sánh năm 1994
Đơn vị : tỷ đồng
Năm
Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
2003 98060,7 21166,6 2889,6
2004 101786,3 22867,6 2957,5
2005 106422,5 23391,0 3026,9
2006 107897,6 26050,5 3106,8
2007 111613,0 27838,9 3190,6
2008 115374,8 29114,1 3275,8

2009 123391,2 31326,3 3390,8
2010 124462,5 34627,5 3503,0
2011 129382,7 36508,2 3612,3
2012 135361,3 38519,2 3722,5
Bảng 4 : Tình hình biến động GTSXNN phân theo ngành hoạt động
Chỉ tiêu
Năm
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên
hoàn (triệu đồng)
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
(%)
Trồng trọt
Chăn
nuôi
Dịch vụ Trồng trọt
Chăn
nuôi
Dịch vụ
2003 - - - - - -
2004 3725,6 1701,0 67,9 3,80 8,04 2,35
2005 4636,2 523,4 69,4 4,56 2,29 2,35
2006 1475,1 2659,5 77,2 1,39 11,37 2,64
2007 3715,4 1788,4 83,8 3,44 6,87 2,70
2008 3761,8 1275,2 85,2 3,37 4,58 2,67
2009 8016,4 2212,2 115 6,95 7,60 3,51
2010 1071,3 3301,2 112,2 0,87 10,54 3,31
2011 4920,0 1880,7 109,3 3,40 5,43 3,12
2012 5978,6 2011,0 110,2 4,62 5,51 3,05
BQ 4144,49 1928,07 92,24 3,6 6,91 2,86
 Nhận xét:

Qua bảng tính toán trên ta thấy, trong 3 ngành nông nghiệp phân theo
hoạt động thì ngành trồng trọt là ngành có giá trị sản xuất lớn nhất ( với lượng
tăng tuyệt đối bình quân hàng năm là 4144,49 tỷ đồng ) và là ngành đóng vai
trò chủ đạo trong kinh tế nông nghiệp nước ta. Chăn nuôi là ngành có tốc độ
tăng lớn nhất với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 6,91% . Cụ thể :
• Ngành trồng trọt có tốc độ tăng không đều qua các năm:
Năm 2009 tăng 6,95 % ( tương ứng tăng 8016,4 tỷ đồng )
Năm 2010 chỉ đạt mức tăng 0,87 % ( tương ứng tăng 1071,3 tỷ đồng )
• Ngành chăn nuôi có tốc độ tăng tương đối cao nhưng không đều :
Năm 2004 là 2,29 % ( tương ứng tăng 523,4 tỷ đồng )
Năm 2005 là 11,37 % ( tương ứng tăng 77,2 tỷ đồng )
• Ngành dịch vụ thì tốc độ tăng tương đối ổn định, trung bình hàng năm
tăng 2,86 %, không có năm nào tăng quá cao hay quá thấp.như hai ngành trên.
2.1.Xu hướng biến động GTSXNN của Việt Nam giai đoạn 2002-2011
Bảng tính :
Năm
t
GTSXCN
(y) tỷ đồng
t. y
2003 1 122116,9 1
2004 2 127611,4 255222,8 4
2005 3 132840,4 398521,2 9
2006 4 137054,9 548219,6 16
2007 5 142642,6 713213,0 25
2008 6 147764,7 886588,2 36
2009 7 158108,3 1106758,1 49
2010 8 162593,1 1300744,8 64
2011 9 169503,2 1525528,8 81
2012 10 177603,0 1776030,0 100

Tổng 55 1477838,5 8403243,4 385
=> Qua bảng trên ta thấy mối quan hệ giữa giá trị sản xuất nông nghiệp
với số thứ tự thời gian (t) gần với dạng tuyến tính:
+ t
Xác định , :
Cách 1:
Cách 2 : được xác định bởi hệ phương trình :
Giải hệ phương trình trên ta được:
Vậy phương trình đường thẳng là:
+ t
Trong đó:
: nói lên ảnh hưởng của các tiêu thức khác ngoài yêu
tố thời gian đến giá trị sản xuất nông nghiệp.
: nói lên ảnh hưởng của tiêu thức thời gian đến giá trị sản
xuât nông nghiệp. Cụ thể khi t tăng lên 1đơn vị thì giá trị sản xuất tăng them
3334,93 tỷ đồng.
•Hệ số tương quan ( r ) :
Với :
= 17656,132
 Như vậy mối quan hệ giữa thời gian và giá trị sản xuất nông nghiệp là
mối liên hệ tương quan tuyến tính thuận.
3.Dự đoán GTSXNN của Việt Nam đến năm 2016
Dựa trên số liệu thực tế về giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam
trong giai đoạn 2003-2012, ta thấy giá trị sản xuất nông nghiêp đều tăng qua
các năm nhưng với mức độ tăng không đều nhau, dẫn đến tốc độ phát triển
giữa các năm là khác nhau. Do đó để dự đoán giá trị sản xuất nông nghiệp
Việt Nam trong 4 năm tới, ta sử dụng phương pháp dự đoán dựa vào hàm xu
thế tuyến tính.
Ta có hàm hồi quy:
+ t

Dự đoán giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta đến năm 2016 :
• (tỷ đồng)
• (tỷ đồng)
• (tỷ đồng)
• (tỷ đồng)
 Nhận xét: Dựa vào kết quả tính toán thì đến năm 2016 giá trị sản xuất
nông nghiệp của nước ta đạt 176130,76 (tỷ đồng), gấp khoảng 1,4 lần so với
năm 2003 (122116,9 tỷ đồng).
4.Một số kiến nghị, giải pháp:
Trong hơn mười năm qua, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước,
sản xuất nông nghiệp cũng có những bước tiến vượt bậc.
Nông nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới phát triển toàn diện cả trồng trọt,
chăn nuôi và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp tương đối ổn định.
Nông nghiệp nước ta đã đáp ứng cơ bản nhu cầu lương thực và thực phẩm
trong nước, an ninh lương thực đảm bảo, đã hình thành những vùng sản xuất
nông sản hàng hóa qui mô tương đối lớn, tỷ suất hàng hóa tăng nhanh. Cơ sở
hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn được tăng cường và hoàn
thiện dần.
Bên cạnh những thành tựu, ngành nông nghiệp nước ta vẫn còn những
tồn tại và thách thức: Cơ cấu ngành nông nghiệp nông thôn chuyển dịch
chậm, chưa hợp lý; sản xuất nông nghiệp ở nước ta về cơ bản vẫn là sản xuất
thủ công, qui mô nhỏ, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành sản phẩm cao, khả
năng cạnh tranh trên thị trường yếu ; kinh tế nông thôn nước ta chủ yếu là
thuần nông; cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn vẫn còn yếu kém, chưa đáp
ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
Những giải pháp quan trọng để phát triển ngành nông nghiệp nước ta
trong thời gian tới là:
- Gắn kết chặt chẽ các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.
- Đầu tư nghiên cứu, lai tạo, tuyển chọn, nhập khẩu giống cây trồng, vật
nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện của từng vùng

sinh thái.
- Phát triển hệ thống bảo quản, chế biến nông sản với công suất phù hợp,
công nghệ tiên tiến, đảm bảo nông sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường
trong nước và xuất khẩu.
- Đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu, thông tin, dự báo thị trường
nông sản trong nước và quốc tế, tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng thị
trường xuất khẩu nông sản.
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn
(hệ thống thủy lợi, đê, kè, giao thông, điện, bưu chính, viễn thông, hệ thống
chợ nông thôn ).
- Đổi mới hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn bao
gồm: Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, tín dụng, tạo
điều kiện tốt nhất cho phát triển nông nghiệp hàng hóa.
KẾT LUẬN
Để đưa nền nông nghiệp nước ta phấn đấu tới năm 2020 trở thành một
nền nông nghiệp tiến tiến và hiện đại đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các ban,
các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế trong công tác quản lý. Mặc dù
còn gặp nhiều khó khăn, thử thách song ngành nông nghiệp nước ta vẫn đạt
được những thành tựu to lớn.
Trong tương lai tới thì ngành nông nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực hơn
nữa để khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế nước nhà cũng như
trên thế giới.
Trong nội dung của đề án, em đã tập trung đi sâu vào phân tích tình hình
biến động giá trị sản xuất nông nghiệp Việt Nam và dự đoán giá trị sản xuất
nông nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong nhận thức thực tế, nên bài viết
của em không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý
kiến chỉ bảo của cô giáo Ths. Đỗ Văn Huân để cho e hoàn thiện hơn nữa bài
viết của mình.
Em xin chân thành cảm ơn cô đã tận tình giúp đỡ em để em thực hiện đề

án này!

×