Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

bien phap (1) tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn thể dục tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.58 KB, 6 trang )

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC MÔN THỂ DỤC TIỂU HỌC.
I/ Đặt vấn đề
Học sinh tiểu học thường có khuynh hướng ghi nhớ một cách máy móc,
chưa có khả năng phân tích tự giác. Vì vậy khi học mơn Thể dục, tư duy cịn
mang tính chất hình ảnh cụ thể. Vì vậy hoạt động vui chơi đối với học sinh tiểu
học nói chung là một yêu cầu hết sức cần thiết trong việc học tập của các em.
Thơng qua các trị chơi để giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ và hoàn
thiện sự phát triển cơ thể của các em. Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể
thiếu của học sinh tiểu học, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sống, có ý
nghĩa lớn lao với trẻ.
Qua biện pháp này giúp cho các em học sinh nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất, góp phần giúp cho các em phát triển toàn diện hơn.Tạo khả năng
giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa các em được tăng cường hơn. Các em
mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.
III/ Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Thiết kế nội dung trò chơi
Phải đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với từng nội dung bài học. Giáo viên
cũng phải có kế hoạch cụ thể, là giáo án mà ở đây muốn trò chơi tổ chức phù
hợp, tạo hứng thú cho học sinh để đưa vào tiết dạy, trước tiên giáo viên cần tìm
hiểu và nắm được:
* Nội dung bài dạy: Lượng kiến thức theo u cầu trong tiết dạy đó ít hay
nhiều, yêu cầu về lượng vận động trong tiết dạy ra sao, các dạng vận động đó là
dạng nào (tay, chân, tồn thân…).
* Khơng gian, thời gian: Chú ý điều kiện sân bãi: bằng phẳng, rộng,
thống, tiếng ồn khơng làm ảnh hưởng xung quanh hay ngược lại.
Giáo viên cần lưu ý khi phân phối thời gian cho phép tổ chức trò chơi,
giáo viên cần lưu ý sao cho hợp lý (phần này cịn lệ thuộc vào mục đích của trị
chơi). Ngồi ra cần chú ý đến thời gian vào buổi nào (ảnh hưởng của thời tiết)
* Mục đích của trị chơi: Tất cả các trị chơi đều có một mục đích chung là
giúp cho người chơi thư giãn, song trò chơi trong tiết dạy thể dục cịn có mục


đích riêng: Là bài tập khởi động, là một bài tập luyện, Là trị chơi có tính thư
giản đơn thuần.
Như vậy căn cứ vào mục tiêu của bài thì chọn trị chơi theo mục đích, các
trị chơi được tổ chức như sau
Loại trị chơi là bài khởi động: Thì thường được tổ chức vào đầu giờ hoặc
giữa giờ (đầu phần mới). Loại trò chơi này ta nên chọn để áp dụng vào những
tiết dạy mà sự luyện tập của học sinh là sự vận động mạnh các cơ bắp và các
khớp cơ. Vào đầu giờ học bao giờ giáo viên cũng cho học sinh khởi động tồn
diện, song bài tập như thế có thể một số học sinh thực hiện còn hời hợt, thì sự
khởi động chưa đạt yêu cầu. Nếu giáo viên cho tổ chức trò chơi sau khi thực
1


hiện bài tập khởi động, các em sẽ thấy thoải mái, hưng phấn hẳn lên. Tránh được
các tai nạn như trật khớp, đau cơ bắp sau khi tập luyện .
Loại trị chơi là bài tập luyện:
Thơng qua trị chơi học sinh được tập luyện thêm các động tác, các kiến
thức mới được học hoặc ôn luyện những kiến thức đã học những tiết trước.
Trị chơi loại này có tác dụng giúp các em luyện tập kiến thức với tinh thần
tự nguyện tự giác cao, nên giáo viên tổ chức trò chơi sao cho tác dụng luyện tập
sẽ được nâng cao hiệu quả. Giáo viên chú ý trò chơi này với lượng vận động và
hoạt động các cơ bắp như thế nào để cho học sinh khởi động kĩ hơn tránh chấn
thương cho các em.
Loại trị chơi có tính thư giản đơn thuần:
Thì thường được tổ chức vào cuối giờ. Áp dụng cho những tiết dạy mà giáo
viên đã cho các em học sinh luyện tập nhiều lần, đảm bảo được yêu cầu của bài.
Nếu tiết dạy đòi hỏi lượng vận động lớn, giáo viên cho luyện nhiều, lúc các
em đã thấm mệt. Giáo viên nên tổ chức trò chơi tĩnh, chủ yếu để các em lấy tinh
thần vui vẻ thoải mái.
Hướng dẫn cách chơi cụ thể

Giáo viên cần nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi, chơi thử,chọn quản trò
điều khiển trò chơi. Khi cho học sinh chơi trò chơi giáo viên cần nêu tên trò
chơi, luật chơi, cách chơi một cách rõ ràng để học sinh hiểu và chơi trò chơi một
cách chủ động.
Giáo viên cần biết tiêu chuẩn quản trò:
Giáo viên cần chọn quản trò để luân phiên trong suốt năm học và phải rèn
cho mình đạt nhưng tiêu chuẩn sau:
- Biết cách sử dụng trò chơi đúng đối tượng và hợp với trò chơi: quan sát
trạng thái tâm lý,niềm say mê nhiệt tình của người chơi.
- Bắt đầu cuộc chơi một cách dí dỏm hài hước,hấp dẫn.
- Cần cho học sinh chơi thử một lần, sau đó tiến hành chơi thật và cử trọng
tài bắt lỗi những ai phạm luật. Nêu ra được quy định thưởng phạt những ai chơi
tốt hay phạm luật.
- Biết điều hành trò chơi một cách linh hoạt, thơng minh: Dự kiến những
tình huống bất trắc và xử lý tình huống một cách hợp lý.
- Quản trị phải di chuyển sao cho có thể quan sát được toàn bộ cuộc chơi.
Nghiêm túc tuân thủ luật chơi, đảm bảo cơng bằng, bình đẳng, song vẫn vui vẻ ,
thoải mái và hào hứng.
- Biết cách luyện tập tác phong phù hợp trong khi điều khiển trò
chơi:Dáng điệu, cử chỉ của người quản trò phải gây được thiện cảm, tạo sự chú
ý, tạo nên sự gần gũi quen thuộc trong suốt cuộc chơi.
- Những điều nên tránh:Đưa ra trị chơi khơng phù hợp với tâm trạng mọi
người, người chơi chưa nắm vững luật chơi, chưa có sự chuẩn bị chu đáo. Dùng
hình phạt thơ bạo hay kéo dài thời gian phạt đối với người phạm luật hay người
2


thua. Thiên vị, quá dễ dãi bỏ qua hình phạt đối với người phạm luật, người thua.
Kéo dài những động tác thừa gây cho người chơi cảm thấy mệt mỏi khó chịu.
Cách xử lý các tình huống bất trắc

Bắt đầu cuộc chơi tập thể mất trật tự, thiếu tập trung chú ý:
+ Điều khiển trò chơi bằng một bài hát mà các em đều thuộc.
+ Dùng còi hay tiếng vỗ tay để tập trung chú ý sau đó thực hiện một vài
trị chơi đơn giản ví dụ như làm theo hiệu lệnh .v.v…
Khơng khí trầm lắng, thiếu sơi nổi, người chơi mệt mỏi, chán chường :
Trong trường hợp này nên sử dụng một số loại trò chơi như “nối từ” (chia
nhóm, nhóm này tìm ra một từ, nhóm kia tìm từ khác nối vào sao cho hai từ có ý
nghĩa, cứ như vậy đén khi nhóm nào khơng tìm được từ trong khoảng thời gian
quy định sẽ thua. Ví dụ: màu xanh- xanh tươi- tươi mát - mát mẻ- mẻ chua…),
“hát liên khúc”,”hát nối”, đố vui”….
Chỉ định ai làm gì nhưng họ không làm:
+ Phát cho mỗi người một mẩu giấy trắng nhỏ. Người chơi sẽ ghi vào
mẩu giấy đề nghị ai đó làm một việc gì đó phù hợp với khả năng của họ. quản
trò thu lại và đọc từng hoặc một số mẩu giấy.
+ Dùng những trò chơi nhỏ để bắt lỗi, những người bị phạm lỗi sẽ phải
thực hiện yêu cầu hợp lý của quản trò.
+ Quản trị chuẩn bị một một số mẩu giấy trong đó ghi rõ yêu cầu phổ
thông nhất: hát, kể chuyện, đọc thơ, cười… sau đó chọn một trong các mẩu giấy
gài vào một bông hoa. Cả tập thể hát một bài và bông hoa chuyền từ người này
sang người khác. Khi bài hát kết thúc, bông hoa ở trên tay ai thì người đó sẽ mở
giấy đọc to u cầu và thực hiên.
IV/ Kết quả đạt được
Sau khi thực hiện biện pháp trên tôi thấy tiết thế dục sôi nổi hơn, học sinh
nhiệt tình tham gia, các vấn đề về giáo dục thể chất cơ bản được giải quyết. tiết
dạy không nhàm chán, học sinh mong chờ tiết học tiếp theo để tiếp tục được
học.
Qua điều tra các lớp học do tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 20182019 đến nay:
- 100% học sinh thích các tiết học có trị chơi.
- Học sinh thấy sức khỏe thoải mái sau các tiết dạy này.
- Học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn, chủ động tham gia vào các hoạt động

vui chơi tập thể
- Học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ được phân cơng, thống nhất đồn kết.
- Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả học tập của hai lớp 2 năm học 20182019 mà tơi trực tiếp giảng dạy.

Hồn

Tỉ lệ

Hồn
3

Tỉ lệ

Chưa hoàn

Tỉ lệ


thành tốt
Cuối Kì I
8
Cuối Kì II
20

16%
40%

thành
42
30


84%
60%

thành
0
0

Dưới đây là một số hình ảnh học sinh chơi trị chơi tại trường của tơi.

Học sinh chơi trị lị cị tiếp sức

Học sinh điều khiển trò chơi hồi tĩnh

4


V/ Kết luận, kiến nghị
1.Kết luận
Áp dụng sáng kiến này tôi thấy mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển
trũ chơi trong tiết dạy cho học sinh, giáo dục cho các em tinh thần đồn kết gắn
bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng học tập – tập luyện . Giúp cho học sinh hứng thú hơn
và chịu đựng được lượng vận động lớn, khắc phục khó khăn, chống lại mệt mỏi
hồi phục nhanh chóng sau một giờ tập , buổi tập. Làm cho các em ln tích cực
hăng say và hiểu rõ được kỹ năng vận động, phương pháp tập luyện của một giờ
học, một buổi học. Nâng cao hiệu quả phát triển tồn diện về đức, trí, thể, mĩ
trong nhà trường phổ thông.
2. Kiến nghị
Theo nội dung cũng như yêu cầu phương pháp mới hiện nay, tôi thấy điều
kiện sân tập, trang thiết bị còn thiếu, nên chưa đủ phục vụ cho việc giảng dạy

cũng như việc học của học sinh.
Do đó tơi kiến nghị với nhà trường và các cấp lãnh đạo cần chú trọng và
quan tâm hơn nữa để trang thiết bị môn học ngày càng phong phú và đa dạng.
Cũng như giúp các em có hứng thú trong học tập với môn học này. Để có thể tổ
chức một giờ học đáp ứng được yêu cầu và nội dung bài học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn.
Hòa Tiến, ngày 30 Tháng 11 Năm 2020
Người thực hiện

Nguyễn Thị Nguyệt
Ý kiến nhận xét của hội đồng chấm thi cấp trường
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

5



×