Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phương pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng tiết dạy môn thể dục trường THPT ngô quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.71 KB, 22 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Phương pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất
lượng tiết dạy môn Thể dục trường THPT Ngô Quyền.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Thể dục
3.Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Khắc Hùng
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Ngô Quyền
I. Mô tả giải pháp đã biết:
Hiện nay, tại trường THPT Ngô Quyền, khi giảng dạy bộ môn thể dục,
các giáo viên đã áp dụng mộy số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như:
Phân nhóm quay vòng, phương pháp dòng chảy, phương pháp sử dụng cán sự
môn.
1. Ưu điểm:
- Học sinh chủ động tích cực luyện tập hơn, tập luyện một cách có tổ
chức, có ý thức hoàn thành khối lượng công việc mà giáo viên giao .
- Nhờ áp dụng các phương pháp này mà học sinh được tập luyện với khối
lượng vận động tăng, tăng cường được thể lực và thực hiện kĩ thuật tốt hơn.
2. Hạn chế:
- Học sinh vẫn chưa thực sự hứng thú với môn Thể dục, đặc biệt là các
tiết học nội dung Nhảy xa, Đẩy tạ, Chạy bền. Trong các tiết học này, học sinh
chưa thực sự chủ động với việc chiếm lĩnh kiến thức, cảm thấy rất khó khăn để
thực hiện kĩ thuật, còn sợ bẩn, sợ chấn thương.
- Sử dụng phương pháp phân nhóm quay vòng, cán sự môn chưa chủ
động trong tổ chức điều hành nhóm tập luyện, chưa linh hoạt dẫn đến hiệu quả
hoạt động nhóm chưa cao.
- Sử dụng các phương pháp này học sinh được tập luyện với lượng vận
động cao song tinh thần tập luyện còn có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản.
Theo tôi, hạn chế trên do nhiều nguyên nhân:
- Về phía bộ môn :
+ Kĩ thuật một số động tác quá khó, học sinh mới tiếp xúc bỡ ngỡ và thụ


động không hứng thú.
+ Có nhiều môn thể thao được quy định trong chương trình học nhưng
không tiến hành giảng dạy do thiếu sân bãi, dụng cụ... chính vì thế sẽ tạo ra sự
nhàm chán khi học.


- Về phía học sinh:
+ Trình độ học sinh không đồng đều trong các lớp.
+ Đa số học sinh nữ còn nhút nhát, chưa tích cực, chưa chủ động, còn sợ
bẩn, sợ chấn thương. Các em còn mang tâm lí học đối phó với môn thể dục.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ mới của đất nước chúng ta hiện nay, thì mục điêu của
ngành Giáo dục - Đào tạo là tạo ra những con người mới để thực hiện công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn thực hiện được điều đó thì mỗi
con người phải có đủ đức, đủ tri thức và đủ sức khỏe. Như Bác Hồ đã từng nói:
“Có đức, có tài nhưng không đủ sức khỏe thì con người không thể làm được
việc gì”. Vì thế trong chương trình đào tạo ở bậc THPT, thể dục chiếm một vai
trò và vị trí hết sức quan trọng, nhưng do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này:
là lứa tuổi dậy thì, có sự biến đổi nhiều, đôi lúc đột ngột về tâm sinh lý của các
em nên đã hỏi giáo viên giảng dạy bộ môn này phải hiểu và chọn phương pháp
giảng dạy sao cho phù hợp, giúp các em vừa ổn định được tâm lý vừa phát triển
được thể lực một cách toàn diện, để các em có đủ sức khỏe học tập lĩnh hội các
kiến thức một cách tốt nhất.
Nếu việc dạy và luyện tập các kiến thức TDTT theo yêu cầu của chương
trình mà khô khan, cứng nhắc sẽ làm ức chế tâm lý nhận thức của học sinh từ đó
sẽ hình thành trong các em những thói quen luyện tập gượng ép, bắt buộc, sẽ
làm hạn chế kết quả và có thể có hại cho sức khỏe. Ở trong phân phối chương
trình của bộ môn thì trò chơi có thể đưa vào đa số các tiết học, thế nhưng phần
lớn các trò chơi ở đây là do giáo viên tự chọn. Như vậy nếu giáo viên nào chọn

và tổ chức các trò chơi hợp lý với tiết học thì sẽ giúp học sinh có tinh thần nhận
thức thoải mái, luyện tập các kiến thức một cách tự giác như vậy hiệu quả tiết
dạy sẽ đạt hiệu quả cao. Nếu giáo viên chọn trò chơi không phù hợp thì mất thời
gian của tiết học hay luyện tập mà không có hiệu quả.
Mặt khác, trong thực tế môn học Thể dục có nhiều đối tượng học sinh
khác nhau: Có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em tật bẩm sinh… vì
thế, làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm
muốn vận động và ham thích được cùng tham gia hoạt động với các bạn. Dựa
trên nền tảng GDTC và những phương pháp được sử dụng hợp lý có tác dụng
quan trọng đến đối tượng tập luyện kích thích hay động viên, bài tập chức năng
để cho các em có thể tập luyện nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt cho việc học tập
và hình thành nhân cách cho học sinh.
Chương trình giảng dạy môn thể dục có nhiều nội dung song do nhiều
điều kiện như: Sân bãi, dụng cụ, ý thức, địa hình, thời tiết… đã ảnh hưởng trực
tiếp đến công tác giảng dạy trong khâu tổ chức và giáo dục. Có nhiều môn thể
thao được quy định trong chương trình học nhưng không tiến hành giảng dạy do
thiếu sân bãi, dụng cụ, trình độ thể lực học sinh… chính vì thế, sẽ tạo ra sự
nhàm chán và ức chế khi học. vì vậy việc áp dụng phương pháp trò chơi và thi
2


đấu lồng ghép vào giờ học thể dục sẽ tạo hứng thú cho học sinh khi học thể dục,
lôi cuốn các em tham gia học tập tích cực và hăng hái. Có như thế giờ học thể
dục mới đạt kết quả cao và công tác GDTC sẽ thực hiện được chức năng và
nhiệm vụ của mình đó là tăng cường sức khoẻ và phát triển các tố chất thể lực,
với những yêu cầu cấp bách trên,chúng tôi mạnh dạn lựa chọn giải pháp:
"Phương pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng tiết dạy môn Thể
dục trường THPT Ngô Quyền"
2. Tính mới, tính sáng tạo:
a. Tính mới:

- Giải pháp nhằm tiếp cận lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học
và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng
lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo.
- Dạy học sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi vận động để tăng hứng
thú, hình thành năng lực và nhân cách cho học sinh:
+ Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong học tập và cuộc sống.
+ Năng lực tự kiểm tra đánh giá.
+ Động viên khích lệ lẫn nhau.
+ Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm cao.
b, Tính sáng tạo:
- Đã sử dụng một số trò chơi vận động và thi đấu vào giờ học thể dục
3. Mô tả chi tiết giải pháp: Phương pháp tổ chức trò chơi vận động
vào giờ học thể dục.
a, Mục đích :
- Đổi mới phương pháp dạy học.
- Tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh có khả năng vận dụng kiến
thức để giải quyết các tình huống mới.
- Nâng cao chất lượng bộ môn.
b, Quy trình thực hiện:
*Xác định mục tiêu dạy học:
Kiến thức :
- Biết và thực hiện tương đối các động tác bổ trợ cho môn đá cầu.
- Biết luật để áp dụng vào thi đấu.
- Biết cách thực hiện tương đối chính xác các kỹ thuật dẫn bóng, kỹ thuật
chuyền và bắt bóng bằng 2 tay trước ngực, kỹ thuật 2 bước ném rổ bằng 1 tay
trên vai.
3



Kỹ năng :
- Học sinh thực hiện tốt các động tác bổ trợ chuyên môn.
- Học sinh nắm được cách chơi, luật chơi và tham gia chơi chủ động.
- Học sinh thực hiện tương đối chính xác các kỹ thuật dẫn bóng, di chuyển
chuyền bắt bóng bằng 2 tay trước ngực, kỹ thuật 2 bước ném rổ bằng 1 tay trên vai.
- Rèn luyện các kỹ năng khéo léo, nhanh và tính tập thể đoàn kết.
Thái độ học tập :
- Học sinh tập luyện tự giác tích cực, nhiệt tình sôi nổi và đảm bảo an toàn
trong tập luyện để hoàn thành mọi yêu cầu của giáo viên đề ra, khi ra khỏi khu
vực tập phải co sự cho phép của giáo viên.
- Qua việc tập luyện đá cầu, bóng rổ giúp học sinh rèn luyện và phát triển
các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh và khéo léo...
- Ngoài ra còn giúp học sinh tăng khả năng hoạt động tập thể, tính kỷ luật,
kiên trì và lòng dũng cảm...
Phát triển năng lực :
- Sau bài học sẽ phát triển cho học sinh năng lực tự học, tự quản, năng lực
hợp tác nhóm hiệu quả.
- Giáo án ( Phụ lục 1)
* Phương pháp tổ chức trò chơi:
Cũng như các môn học khác, bao giờ giáo viên cũng phải có kế hoạch cụ
thể, là giáo án mà ở đây muốn chọn được trò chơi phù hợp để đưa vào tiết dạy,
trước tiên giáo viên cần tìm hiểu và nắm được:
Nội dung bài dạy: Lượng kiến thức theo yêu cầu trong tiết dạy đó ít hay
nhiều, yêu cầu về lượng vận động trong tiết dạy ra sao, các dạng vận động đó là
dạng nào (tay, chân, toàn thân…).
Không gian, thời gian:
Chú ý điều kiện sân bãi: bằng phẳng, rộng, thoáng, tiếng ồn không làm
ảnh hưởng xung quanh hay ngược lại.
Một tiết dạy thời lượng cho phép 45 phút. Như vậy khi phân phối thời
gian cho phép tổ chức trò chơi, giáo viên cần lưu ý sao cho hợp lý (phần này còn

lệ thuộc vào mục đích của trò chơi). Ngoài ra cần chú ý đến thời gian vào buổi
nào (ảnh hưởng của thời tiết).
4


Phân loại trò chơi:
*Theo tính chất vận động: Có trò chơi động và trò chơi tĩnh.
-Trò chơi động: Dạng trò chơi đòi hỏi vận động toàn thân và được thay
đổi vị trí của người chơi.
- Trò chơi tĩnh: là trò chơi chỉ vận động một bộ phận của cơ thể, và
không thay đổi vị trí của người chơi.
*Theo mục đích của trò chơi: Tất cả các trò chơi đều có một mục đích
chung là giúp cho người chơi thư giãn, song trò chơi trong tiết dạy thể dục còn
có mục đích riêng:
- Là một bài tập khởi động, làm nóng các bộ phận cơ thể liên quan mạnh
đến bài tập ở phần tiếp theo.
- Là một bài tập luyện: Thông qua trò chơi học sinh được tập luyện thêm
các động tác, các kiến thức mới được học hoặc ôn luyện những kiến thức đã học
những tiết trước.
- Là bài tập củng cố: Thông qua trò chơi học sinh được củng cố lại
những kiến thức đã được học.
* Theo thời gian trong tiết dạy: Chơi vào đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối giờ.
Như vậy căn cứ vào mục tiêu của bài thị chọn trò chơi theo mục đích.
a. NẾU TRÒ CHƠI LÀ BÀI TẬP KHỞI ĐỘNG: Thì thường được tổ
chức vào đầu giờ hoặc giữa giờ (đầu phần mới).
- Loại trò chơi này ta nên chọn để áp dụng vào những tiết dạy mà sự
luyện tập của học sinh là sự vận động mạnh các cơ bắp và các khớp cơ. Tất
nhiên vào đầu giờ học bao giờ giáo viên cũng cho học sinh khởi động toàn diện,
song bài tập như thế có thể một số học sinh thực hiện còn hời hợt, thì sự khởi
động đó chưa đạt yêu cầu, nhất là các tiết học vào đầu buổi sáng khi các em sau

một đêm ngủ các cơ bắp nghỉ, cơ thể còn mệt mỏi uể oải.
* Nếu giáo viên cho tổ chức trò chơi sau khi thực hiện bài tập khởi động,
các em sẽ thấy thoải mái, hưng phấn hẳn lên. Khởi động có chất lượng hơn, thì
vào bài tập luyện có sự vận động mạnh các em sẽ thấy dễ dàng và còn tránh
được các tai nạn như trật khớp, đau cơ bắp sau khi tập luyện - Do đó ta chọn trò
chơi động là chủ yếu. Theo tính chất vận động của tiết dạy mà chọn nội dung trò
chơi cho phù hợp với sự vận động đó. Có thể cải tiến những trò chơi cũ thành trò
chơi mới mà sự vận động trong trò chơi phù hợp với nội dung bài.
Ví dụ: Tiết 12 (thể dục 10) nội dung chạy nhanh.
. Ôn: chạy nâng cao đùi (tiết 40)
. Học mới: Đứng tại chỗ đánh tay. Đi chuyển sang chạy nhanh (20-30)
- Vì yêu cầu đánh mạnh tay, chạy nâng cao đùi và nhanh nên giáo viên
có thể chọn một trò chơi động như: “trò chơi gió thổi”. Trò chơi này dựa trên trò
chơi “Mưa rơi” mà nhiều giáo viên và học sinh đã biết.
5


- Giáo viên là người điều khiển bằng lời, học sinh thực hiện động tác
theo quy định:
* Gió hiu hiu: học sinh đánh tay vòng từ sau ra trước từ từ nhe nhàng.
* Gió mạnh: học sinh đánh hai tay vòng từ sau ra trước nhanh mạnh hơn.
* Gió thành bão: học sinh đánh hai tay vòng từ sau ra trước nhanh mạnh
hơn nữa.
* Kết hợp hai chân chạy bước nhỏ và đổi chỗ cho người bên phải. Để
gây hứng thú mạnh cho học sinh, giáo viên điều khiển như kể một câu chuyện
có thực và thay đổi liên tục hiệu lệnh. Những học sinh làm không đúng các động
tác quy định theo hiệu lệnh thì giáo viên có thể phạt nhẹ ví dụ như: giáo viên hỏi
các em thích có bão không? Cho học sinh đó hô khẩu hiệu “Tôi thích gió nhưng
không muốn có bão” (3 lần) và cả lớp cùng vỗ tay. Trò chơi này chỉ cần thực
hiện trong vòng 3 phút và sau đó tiến hành ôn luyện.

Trò chơi này cũng có thể áp dụng vào đầu phần 2 sau khi đã ôn tập: chạy
nâng cao đùi. Lúc đó trò chơi này vừa bài tập khởi động cho phần sau vừa là bài
tập ôn luyện phần trước.
b. NẾU TRÒ CHƠI LÀ BÀI TẬP LUYỆN:
Thì thường được tổ chức vào gần cuối phần cơ bản.
Theo yêu cầu của chương trình thì khoảng 70% các tiết phải có loại trò
chơi này, Trong đó có khoảng 40% số tiết giáo viên tự chọn trò chơi (đối với
chương trình lớp 10, 11, 12), 90% (đối với chương trình lớp 10).
Trò chơi loại này có tác dụng giúp các em luyện tập kiến thức với tinh
thần tự nguyện tự giác cao, nên giáo viên chú ý chọn đúng trò chơi thì tác dụng
luyện tập sẽ được nâng cao hiệu quả.
Giáo viên cần xem nội dung của tiết học yêu cầu hoạt động các động tác
thế nào để chọn trò chơi có tính chất luyện những động tác đó.
Ví dụ: Ở chương trình thể dục 10.
Môn chạy nhanh: Từ tiết 2 cho đến tiết 12, với trò chơi chạy tiếp sức
mà trong chương trình đã giới thiệu (tiết 37) thì chỉ dùng luyện chạy nhanh xuất
phát cao và chỉ vận dụng một vài tiết còn những tiết còn lại giáo viên phải tự
chọn: Nên giáo viên cần tìm các trò chơi có tác dụng phù hợp với tiết dạy ví dụ
như: trò chơi (gọi tên, ra lệnh) (giáo viên từ đặt tên).
Trò chơi 1: (H1) Chia lớp thành hai đội, đứng thành hai hàng cách nhau
từ 2-3cm và đứng quay lưng vào nhau, giáo viên đặt tên cho hai đội. Khi giáo
viên gọi tên đội nào thì đội đó sẽ quay lưng lại và đuổi đội kia, đồng thời đội kia
cũng chạy bạn nào bắt được bạn của đội kia sẽ thắng, bạn bị bắt thua.
6








20m






3m

20m

(H1)

Trò chơi 2: Vẽ một vòng cách vạch xuất phát 20m (tùy thuộc vào lượt
em chạy). Ở vạch xuất phát, học sinh được xếp hàng ngang. Khi có hiệu lệnh
của giáo viên hàng đầu vào vạch  chạy lên và đứng vào vòng tròn, mỗi vòng
chỉ đứng một số em theo quy định lúc ban đầu.
.Như vậy số em được đứng trong vòng tròn sẽ bằng 2/3 số em chạy lên.
.Nên học sinh sẽ chạy nhanh để dành chỗ đứng của mình, em nào không
đứng được trong vòng tròn sẽ xuống và chạy lại vào những hàng sau.
Với trò chơi như trên giáo viên có thể tự đặt tên và hướng dẫn các em
chơi, luyện chạy nhanh xuất phát cao.
*Tác động:
- Đây là trò chơi hoàn thiện bài tập chạy nhanh xuất phát cao nên áp
dụng từ tiết 2-8. Những tiết từ 8-12, có thể chọn trò chơi nhẹ nhàng hơn (tương
trự trò chơi của phần khởi động đã giới thiệu) với bộ môn chạy, nếu là xuất phát
thấp nên cải biến trò chơi sao cho có tính chất kỹ năng bật chạy nhanh nhẹn.




20m



















Hình 2

Trò chơi 3: (H3) Ví dụ chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm ngồi thành một
vòng tròn lớn, bán kính của vòng tròn là quãng đường chạy. Thùy theo sân bãi
mà vòng tròn lớn hay nhỏ. Chia vòng tròn nhỏ bán kính khoảng 50 cm trong
vòng nhỏ bỏ một số vật (cái cờ nhỏ, cái khăn,…)

7



Số vật trong vòng tròn nhỏ sẽ ít hơn số tổ 12. Khi có hiệu lệnh những
em mang số 1 sẽ chạy lên vòng tròn nhỏ và lấy vật (phải lấy được một vật) chạy
về đưa cho bạn số 2, bạn số 2 lên bỏ vật vào vòng tròn và chạy về cứ như thế
chạy cho đến hết bạn cuối cùng của tổ. Giáo viên điều khiển sẽ bấm thời gian
của mỗi tổ và xếp thi đua (nhất, nhì…).
* Tác động:
Với trò chơi này sẽ rèn luyện các em tham gia chạy nhanh xuất phát thấp
với kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, giáo dục được tính tổ chức, tinh thần tập thể
đoàn kết tên trò chơi giáo viên có thể tự đặt sao cho phù hợp với nội dung của
tiết dạy.


*
*

Hình 3

.Môn bật nhảy: Từ tiết 38 đến tiết 53. Ngoài ba trò chơi mà trong
chương trình đã giới thiệu: “Nhảy ô tiếp sức”, “Bật xa tiếp sức, giáo viên tự
chọn trò chơi khác sinh động hơn, tôi xin giới thiệu cải biến một trò chơi như
sau:
Ở trò chơi rèn luyện chạy nhanh xuất phát thấp mà tôi đã giới thiệu ở trên,
có thể thay đổi một số chi tiết bằng cách: Cho vòng tròn lớn có bán kính khoảng
12m, cách tâm (vòng tròn nhỏ) khoảng 3m vẽ một vòng tròn nữa tại đó.
Cách chơi: Ở trò chơi này các em sẽ đứng quanh vòng tròn lớn, khi có
hiệu lệnh, các em mang số 1 sẽ chạy (xuất phát cao) đến vòng tròn thứ hai rồi
chụm chân bật nhảy vào vòng tròn ở tâm để lấy mẫu vật trong vòng tròn này,
8



khi quay về cũng bật nhảy ra vòng tròn thứ hai rồi mới chạy về đưa cho bạn thứ
hai

*



o

* Tác động:
- Với trò chơi này giáo viên tổ chức chơi như trò chơi ở chạy nhanh xuất
phát thấp, nên khi giới thiệu trò chơi cho các em không mất nhiều thời gian,
cách chơi cũng dễ mà huy động được 100% các em tham gia trò chơi.
. Môn đá cầu: Từ tiết 38-48.
Do yêu cầu của bộ môn chủ yếu là rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn. Nên
giáo viên có thể sao cho mục đích của trò chơi có tác dụng như trên.
Trò chơi 5: (hình 5) chia lớp làm 2 nhóm, mỗi học sinh có 1 quả cầu đá.
Cách chơi: Kẻ 1 đường giới hạn cách đường giới hạn 4m ta vẽ vòng tròn
đường kính 1m50 2 nhóm đứng trước 2 vòng có vạch giới hạn lần lượt cầm cầu đá
sao cho cầu vào vòng tròn, đội nào có số lượng cầu đá vào vòng tròn nhiều hơn thì
đội đó thắng. Trò chơi này có thể gọi là “Đá cầu trúng đích”



1,50
m


4m

Hình 5

9


* Tác động:
Trò chơi này vừa giáo dục tính đoàn kết và rèn luyện sự khéo léo cho học
sinh, hoặc cho học sinh mỗi nhóm thi tâng cầu hay có thể giáo viên tổ chức trò
chơi khác trò chơi trên, nhưng làm thế nào để trò chơi là bài tập luyện có tính
giáo dục cao là được. Nó phụ thuộc vào sự sáng tạo của giáo viên trong cách tổ
chức trò chơi.
Những trò chơi là bài tập luyện thì chỉ cần giáo viên chú ý đến các động
tác luyện tập của bài học và tự cải biến trò chơi có động tác phù hợp là được, là
msao đảm bảo tính giáo dục toàn diện cho các em học sinh. Trò chơi loại này có
tác dụng lớn đối với học tập TDTT đối với các em học sinh THPT.
c. NẾU TRÒ CHƠI CÓ TÍNH THƯ GIẢN ĐƠN THUẦN: thì thường
được tổ chức vào cuối giờ. Chỉ áp dụng cho những tiết dạy mà giáo viên đã cho
các em học sinh luyện tập nhiều lần, đảm bảo được yêu cầu của bài.
* Nếu tiết dạy đòi hỏi lượng vận động lớn, giáo viên cho luyện nhiều, lúc
các em đã thấm mệt. Giáo viên nên tổ chức trò chơi tĩnh, chủ yếu để các em lấy
tinh thần vui vẻ thoải mái, trường hợp này có thể áp dụng cho các tiết luyện tập
chạy bền.
Thời gian tổ chức các trò chơi này khoảng từ 5-7 phút cuối giờ.
4. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
- Giáo viên có thể áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi vận động trong
dạy học môn thể dục đối với cả 3 khối ở tất cả các nội dung dạy học.
- Áp dụng giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí lớp học, giảm sự đơn
điệu, tăng hứng thú học tập cho học sinh (theo kết quả thăm dò 100% học sinh
thích thú với hình thức này), nhờ đó việc dạy và học sẽ thêm hiệu quả.
5. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp

a, Hiệu quả kinh tế :
+ Phương pháp trò chơi có nhiều điều kiện để giải quyết một cách sáng
tạo về nhiệm vụ vận động.
+ Thông qua trò chơi học sinh được rèn luyện về thể lực kỹ thuật, hình thành
KNKS vận động..
b, Hiệu quả về mặt xã hội: Có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú
học tập, có ý thức tự giác và có mong muốn vươn tới kết quả cao. Học sinh có
được kiến thức để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, giải quyết các tình huống
thực tiễn.
c, Giá trị làm lợi khác: Luyện tập thể dục tăng cường sức khoẻ, tinh thần
thoải mái, lạc quan, góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng từng bước hoàn
thiện nhân cách học sinh để tham gia vào lao động sản xuất, bảo vệ và xây dựng
đất nước.

10


6. Kin ngh , xut:
- Giỏo viờn v hc sinh tng cng t lm dựng dy hc.
- Ban giỏm hiu nh trng quan tõm hn na trong cụng tỏc xõy dng c
s vt cht : Xõy dng cỏc sõn tp, nh a nng m bo tp luyn nhiu
ni dung th thao, ch ng vi thi tit nhm thỳc y s phỏt trin cỏc t cht
th lc.
III.Ti liu tham kho
1. Sỏch hng dn ging dy Th dc th thao
Tỏc gi : GS-PTS Trnh Trung Hiu; Nh xut bn TDTT- 1993
2. Sỏch th dc 11,10 ca giỏo viờn
Tỏc gi : V c Thu, Trn D, V Bớch Khuờ, Trn ng Lõm, Nguyn
Kim Minh, H c Sn,V Th Th, Trn Vn Vinh
3.Lý luận và phơng pháp TDTT.

(Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn - NXB TDTT - 1995)
4. Sinh lý học TDTT.
( Lu Quang Hiệp - NXB TDTT - 1993)
Nh xut bn giỏo dc -2006
5. Giỏo trỡnh in kinh
Nh xut bn giỏo dc
6. Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khoẻ thể chất trong trờng
học các cấp.
( NXB TDTT - 1993)
7. Sách giáo khoa thể dục lớp 10 11 12.
( Nhiều tác giả - NXB GD - 1992)
8. Phơng pháp toán học thống kê.
(Nguyễn Đức Văn - TDTT - 1987)
Hi Phũng, ngy 24 thỏng 05 nm 2016
Tỏc gi sỏng kin

Nguyn Khc Hựng
11


PHỤ LỤC

TIẾT 41
BÀI ĐÁ CẦU - TTTC BÓNG RỔ
I. NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
1. Đá cầu:

- Ôn: Một số động tác bổ trợ chuyên môn do giáo viên chọn.
- Học: Luật đá cầu (Một số điều luật cơ bản)


2. Thể thao tự chọn : (Bóng rổ)
- Ôn: - Kỹ thuật dân bóng di chuyển.
- Kỹ thuật chuyền bóng, bài tập di chuyển chuyền bắt bóng bằng 2 tay
trước ngực.
- Kỹ thuật 2 bước ném rổ bằng 1 tay trên vai.
(Tích hợp Toán học và Sinh học)
II. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Biết và thực hiện tương đối các động tác bổ trợ cho môn đá cầu.
- Biết luật để áp dụng vào thi đấu.
- Biết cách thực hiện tương đối chính xác các kỹ thuật dẫn bóng, kỹ thuật chuyền và
bắt bóng bằng 2 tay trước ngực, kỹ thuật 2 bước ném rổ bằng 1 tay trên vai.
2. Kỹ năng :
- Học sinh thực hiện tốt các động tác bổ trợ chuyên môn.
- Học sinh nắm được cách chơi, luật chơi và tham gia chơi chủ động.
- Học sinh thực hiện tương đối chính xác các kỹ thuật dẫn bóng, di chuyển chuyền bắt bóng
bằng 2 tay trước ngực, kỹ thuật 2 bước ném rổ bằng 1 tay trên vai.
- Rèn luyện các kỹ năng khéo léo, nhanh và tính tập thể đoàn kết.
3. Thái độ học tập :
- Học sinh tập luyện tự giác tích cực, nhiệt tình sôi nổi và đảm bảo an toàn trong tập
luyện để hoàn thành mọi yêu cầu của giáo viên đề ra, khi ra khỏi khu vực tập phải co sự cho
phép của giáo viên.
- Qua việc tập luyện đá cầu, bóng rổ giúp học sinh rèn luyện và phát triển các tố chất
thể lực như: sức nhanh, sức mạnh và khéo léo...
- Ngoài ra còn giúp học sinh tăng khả năng hoạt động tập thể, tính kỷ luật, kiên trì và
lòng dũng cảm...

12



4. Phát triển năng lực :
- Sau bài học sẽ phát triển cho học sinh năng lực tự học, tự quản, năng lực hợp tác
nhóm hiệu quả.
III. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN - THỜI GIAN :
1. Địa điểm:
- Sân trường THPT Ngô Quyền đảm bảo vệ sinh an toàn trong tập luyện.
2. Phương tiện :
* Giáo viên chuẩn bị: - Trang phục thể thảo, giáo án, còi.
- Hình ảnh minh họa sân đá cầu tiêu chuẩn, kỹ thuật
2 bước lên rổ bằng 1 tay trên vai.
- Cầu, sân đá cầu, 2 cuột lưới, lưới, bóng rổ.
- Các vật dụng làm tín vật chơi trò chơi.
* Học sinh chuẩn bị: Cầu đá, bóng rổ. Trang phục gọn gàng và đi giày thể thao đúng
quy định.
3. Thời gian : 45 phút.

IV. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
NỘI DUNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Ổn định tổ chức lớp .
- Cán sự lớp báo cáo sĩ số, trang phục

ĐỊNH
LƯỢNG
8 - 10'

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
- Giáo viên nhận lớp theo đội hình 4
hàng ngang (lớp trưởng tập trung lớp).


của lớp.
- Giáo viên nhận lớp, kiểm tra sĩ số,
sức khoẻ, trang phục của học sinh.
- Giới thiệu các Thầy cô dự giờ.
- Phổ biến nội dung mục đích và yêu
cầu bài học.
- GV phổ biến nội dung mục đích và yêu
2. Khởi động :
a. Khởi động chung :
- Chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân về đội
hình chữ L.
- Tập bài thể dục phát triển chung 6
động tác.
+ Động tác Tay

cầu buổi học, học sinh chú ý lắng nghe.
- Từ đội hình nhận lớp từ hàng 1 đến
hàng 4 lần lượt chạy nhẹ nhàng vòng
200m

2l x 8n
13


+ Động tác Vặn mình
+ Động tác Nghiêng lườn
+ Động tác Lưng bụng
+ Động tác Đá chân
+ Động tác Toàn thân
- Tại chỗ xoay các khớp vận động:

+ Cổ
+ Hông
+ Cổ tay
+ Gối
+ Khuỷu tay + Cổ tay, cổ chân
+ Vai
+ Ép dẻo trước - sau, phải - trái.
Tích hợp: Sinh học các động tác giúp cơ

2l x 8n
2l x 8n
2l x 8n
2l x 8n
2l x 8n
- Giáo viên quan sát nhắc nhở học sinh
2l x 8n
2l x 8n
2l x 8n
2l x 8n
2l x 8n

căng dãn từ từ, đều đặn, phải được thực

tập luyện tích cực, hết biên độ động tác
để giúp cơ thể chuyển từ trạng thái tĩnh
sang trạng thái động.
- Học sinh ép sâu và căng chân.
- Học sinh thực hiện theo nhịp vỗ tay của
cán sự, nhịp vỗ tăng dần tần số động tác.


hiện sau khi khởi động chung làm ấm cơ
thể, nếu không có thể sẽ gây tổn thương

- Học sinh tự giác, tích cực thực hiện

cơ. Các động tác phát triển chung trên

đúng các kỹ thuật, khởi động theo sự

đây giúp cơ bắp linh hoạt hơn, tăng biên

điều khiển của giáo viên. Giáo viên quan

độ hoạt động của cơ bắp, và lưu lượng

sát kết hợp sửa sai cho học sinh.

máu đến cơ bắp.
b. Khởi động chuyên môn :
- Tập các động tác bổ trợ đá cầu:

- Cho cả lớp thực hiện 1 - 2 lần động tác
bổ trợ.

+ Chạy di chuyển, chạy bước nhỏ
+ Chạy di chuyển, chạy nâng cao đùi
+ Chạy di chuyển gót chạm mông
+ Chạy đá lăng trong tại chỗ → chạy
tăng dần tần số động tác
+ Chạy đá lăng ngoài → chạy tăng dần

tần số động tác
+ Đá cẳng chân dừng đột ngột về phía
trước
- Tập động tác bổ trợ bóng rổ:
+ Kỹ thuật chuyền bóng bằng 2 tay
trước ngực di chuyển.
+ Kỹ thuật hai bước ném rổ bằng 1 tay
trên vai (không bóng).
B. PHẦN CƠ BẢN:
1. Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi:
- Em hãy thực hiện kỹ thuật tâng

3 - 5l
3 - 5l
3 - 5l
3 - 5l

- Học sinh: Cự ly, giãn cách một sải tay
- Thực hiện, theo yêu cầu của giáo viên

3 - 5l
3 - 5l

- Giáo viên phổ biến, hướng dẫn học sinh
các nội dung ôn tập trong
tiết học: đá cầu, bóng rổ

3 - 5l
3 - 5l

28 - 30'

Đội hình kiểm tra bài cũ

"búng" cầu.
- Kỹ thuật di chuyển bước ngang, bước

- Giáo viên: mời 1 - 2 học sinh lên thực

lướt.

hiện. Giáo viên nêu rõ câu hỏi. Quan sát,
nhận xét và cho điểm.
- Giáo viên mời một học sinh lên nhận
14


xét.
- Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm.

2. Đá cầu - TTTC Bóng rổ :
a. Đá cầu :
- Học Luật đá cầu: Một số điều luật cơ

10'

Đội hình học luật đá cầu

bản.
- Giới thiệu khái quát về sân bãi, dụng cụ

theo luật thi đấu môn đá cầu.
+ Sân thi đấu
+ Lưới thi đấu
+ Cột lưới
+ Quả cầu
+ Trang phục
+ Trọng tài
+ Luật thi đấu...

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh
mô phỏng sân đá cầu tiêu chuẩn, học luật
đá cầu (một số điều luật cơ bản), tranh
mô phỏng kỹ thuật 2 bước lên rổ bằng 1
tay trên vai.
- Giáo viên giảng dạy, phân tích đầy đủ,
dễ hiểu nhấn mạnh các then chốt trong
từng bài tập.
- Học sinh: Tập trung quan sát, lắng nghe
giáo viên giảng bài và phân tích. Nắm
được một số điều luật cơ bản để áp dụng
vào thi đấu.
- Giáo viên phổ biến nội dung tập luyện
và tổ chức chia lớp thành 2 nhóm, phân
công nhiệm vụ cho các nhóm trưởng.

Phân lớp thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: Đá cầu
- Nhóm 2: Bóng rổ
* Nhóm đá cầu
- Ôn: Một số động tác bổ trợ:

+ Tại chỗ đá lăng chân lăng.
+ Đá cẳng chân dừng đột ngột về phía
trước.
+ Kỹ thuật tâng "búng" cầu.
+ Kỹ thuật di chuyển bước ngang,
bước chéo, bước lướt.

Đội hình tập luyện
5l
5l
5l
5l
15


+ Đứng lên ngồi xuống.
+ Lò cò tiếp sức theo dòng chảy.
+ Bật cóc theo dòng chảy.

10l
31 x 10m
11 x 10m

- Cán sự lớp điều khiển nhóm luyện tập.
- Học sinh tập luyện theo sự điều khiển
của trưởng nhóm.
- Giáo viên quan sát kết hợp sửa sai cho
học sinh.
- Chia nhóm đá cầu thành 2 nhóm
Một nhóm tập luyện tâng "búng" cầu tại

chỗ. Một nhóm tập các bài thể lực sau (2

10l

- 3 phút) đổi lại bài tập cho nhau.
Đội hình luyện tập

GV ∆
- Cán sự lớp điều khiển nhóm luyện tập.

Tích hợp: Sinh học tập các động tác bổ
trợ để tăng độ linh hoạt của các khớp
hông, gối.
Liên môn: Toán học cầu cần hứng

- Học sinh tập luyện theo sự điều khiển

được ngay trọng tâm mặt chân, nếu

của trưởng nhóm.

không nó sẽ không bay thẳng mà sẽ bị
lệch và bay ra ngoài tầm với.

- Giáo viên quan sát kết hợp sửa sai cho
0

Chân giơ tâng cầu phải tạo 90 với cơ

học sinh.


thể → cầu sẽ giữ được độ bay tầm
trung, người tâng sẽ kiểm soát dễ dàng
cho những trái tiếp theo, không bị cao
quá dễ bị thời gian chết, không thấp
quá làm phản ứng khó khăn.
b. TTTC Nhóm bóng rổ :
Tập 1 số động tác bổ trợ kỹ thuật có
bóng: bài tập cảm giác với bóng.
- Đưa bóng lên trước ngực dùng các

10l

Nhóm 2: Bóng rổ
Đội hình tập luyện

10l

đầu ngón tay và phần chai tay, đánh
bóng qua lại, đưa lên đầu và hạ dần
16


xuống.

GV ∆
- Đẩy bóng qua lại giữa hai tay sang
bên phải và bên trái.
- Luồn bóng quanh đầu, bụng.


10l
- Học sinh: tập trung, tích cực thực hiện
tương đối kỹ thuật, tập theo nhịp hô
chung của giáo viên.

* Kỹ thuật dẫn bóng:
- Ôn tập kỹ thuật dẫn bóng.
+ Dẫn bóng tại chỗ (nhồi bóng)
+ Dẫn bóng di chuyển chậm, nhanh,
đổi hướng đổi tay.
- Bài tập 1: Kỹ thuật dẫn bóng

- Giáo viên hô to rõ từng nhịp kết
hợp quan sát sửa sai kỹ thuật cho học
sinh.
10l

Yêu cầu: Khi dẫn bóng, điểm rơi của
bóng phải ở phía trước thân n bên cạnh
đường di chuyển và phải lấy thân
người che lấy bóng.
- Bài tập 2: Kỹ thuật chuyền và bắt

- Giáo viên cho hai hàng quay mặt vào

bóng bằng 2 tay trước ngực tại chỗ.

nhau, cách nhau 3m thực hiện kỹ thuật
chuyền bóng.
Đội hình tập luyện kỹ thuật chuyền bắt


* Kỹ thuật chuyền bóng:

10l

bóng bằng 2 tay trước ngực.
Đội hình tập luyện

GV ∆
17


Yêu cầu: Khi chuyền bóng người ngả
nhanh về trước, chân sau đạp đất, hai tay
đưa từ dưới lên trên tạo thành một
đường vòng cung nhỏ, cổ tay hơi bẻ và
duỗi cánh tay, các ngón tay (trỏ, giữa và
cái) đẩy bóng đi. Bóng rời tay cuối cùng
ở ngón trỏ và ngón giữa.
- Bài tập 3: Kết hợp dẫn bóng và chuyền
bóng bằng 2 tay trước ngực nhảy ném rổ
bằng 1 tay trên vai.
* Kỹ thuật 2 bước ném rổ bằng 1 tay
trên vai:

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh tập
luyện.
- Học sinh: tập luyện theo sự hướng dẫn
của giáo viên.
- Giáo viên: quan sát kết hợp sửa sai cho

học sinh.

10l

Đội hình 2 bước ném rổ bằng 1 tay trên
vai.

GV ∆
Yêu cầu: Bước thứ nhát sải dài chân
thuận tạo đà, bước thứ 2 co gối cao
(tức là đá lăng) bật thẳng người lên và
ném vào rổ.
4. Củng cố kiến thức:
- Đá cầu: Mời 2 em thi đấu đá cầu, nội
dung thi đấu đơn nam, cả lớp, quan sát
cổ vũ, rút kinh nghiệm.

5. Trò chơi: Dẫn bóng (bóng rổ)
- Chuẩn bị: kẻ một vạch chuẩn bị, một
vạch xuất phát cách nhau 1 - 1,5m. Từ
vạch xuất phát ra trước 10 - 15m đặt 4
cờ nhỏ làm chuẩn.
Chia số học sinh thành 4 đội, học sinh
đứng trên cùng của mỗi đội cầm một
quả bóng.
- Cách chơi khi có hiệu lệnh học sinh

2'

- Học sinh tập luyện theo sự điều khiển

của trưởng nhóm.
- Giáo viên quan sát kết hợp sửa sai cho
học sinh.
Đội hình củng cố

- Giáo viên phổ biến nội dung chơi, cách
chơi, luật chơi.

Đội hình: Trò chơi
18


số 1của mỗi đội dẫn bóng thật nhanh
đến cờ, vòng qua cờ dẫn nhanh bóng
về đến 2 phần 3 quãng đường thì
chuyền bóng cho bạn số 2. Sau đó đi
thường về vạch xuất phát. Em số 2
nhận bóng tiếp tục thực hiện như em số
1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết.
Đội nào xong trước ít phạm quy thì đội
đó thắng cuộc.
- Đội nào về sau cùng và phạm quy
- Học sinh thực hiện trò chơi 1 lần.

nhiều thì đội đó thua. Đội thua phải

- Giáo viên và cán sự lớp làm trọng tài.

tặng một tráng pháo tay ròn rã cho đội
thắng cuộc.

C. PHẦN KẾT THÚC :
1. Hồi tĩnh :
- Tại chỗ thực hiện các động tác thả
lỏng toàn thân:
Tích hợp: Sinh học đưa nhịp tim trở lại
bình thường, thư giãn các cơ bắp, tránh
làm các cơ bắp bị đau nhức, giảm nguy
cơ chóng mặt.
2. Hệ thống và nhận xét giờ học

3 - 5'
2'

2'
3. Giao bài tập về nhà :
- Đá cầu: Ôn một số điều luật cơ bản,
ghi nhớ để vận dụng vào thi đấu.
- Bóng rổ: Hoàn thiện kỹ thuật 2 bước
ném rổ 1 tay trên vai.
4. Kết thúc xuống lớp :

1'

Đội hình hồi tĩnh

- Giáo viên nhận xét ngắn gọn, tuyên
∆ GV tích tập luyện tốt,
dương các em có thành
-nhắc
Độngnhở

tácnhững
thả lỏnghọc
liênsinh
tục kéo
chưadài.
có ý thức
- Giáo viên nhắc học sinh thả lỏng tích
tập luyện cần cố gắng.
cực.
- Giáo viên: Nhận xét, đánh giá ưu
khuyết giao bài tập về nhà ngắn gọn.
- Học sinh: Lắng nghe nhận xét của giáo
viên và nắm rõ nội dung bài tập về nhà.
Đội hình xuống lớp

GV ∆
- Giáo viên hô: "Giải tán"
- Học sinh đáp: "Khoẻ"

19


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Năm: 2015 - 2016
Kính gửi:


- Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng
- Sở Khoa học và công nghệ Hải Phòng

Họ và tên: Nguyễn Khắc Hùng
Tên sáng kiến: "Phương pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất
lượng tiết dạy môn Thể dục trường THPT Ngô Quyền"
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Thể dục
I. Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết.
Hiện nay, tại trường THPT Ngô Quyền, khi giảng dạy bộ môn thể dục,
các giáo viên đã áp dụng mộy số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như:
Phân nhóm quay vòng, phương pháp dòng chảy, phương pháp sử dụng cán sự
môn.
* Ưu điểm:
- Học sinh chủ động tích cực luyện tập hơn, tập luyện một cách có tổ
chức, có ý thức hoàn thành khối lượng công việc mà giáo viên giao .
- Nhờ áp dụng các phương pháp này mà học sinh được tập luyện với khối
lượng vận động tăng,tăng cường thể lực và thực hiện kĩ thuật tốt hơn.
* Hạn chế:
- Học sinh vẫn chưa thực sự hứng thú với môn Thể dục, đặc biệt là các
tiết học nội dung Nhảy xa, Đẩy tạ, Chạy bền. Trong các tiết học này, học sinh
chưa thực sự chủ động với việc chiếm lĩnh kiến thức, cảm thấy rất khó khăn để
thực hiện kĩ thuật, còn sợ bẩn, sợ chấn thương
- Sử dụng phương pháp phân nhóm quay vòng, cán sự môn chưa chưa chủ
động trong tổ chức điều hành nhóm tập luyện, chưa linh hoạt dẫn đến hiệu quả
hoạt động nhóm chưa cao.
- Sử dụng các phương pháp này học sinh được tập luyện với lượng vận
động cao song tinh thần tập luyện còn có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản.
Theo tôi, hạn chế trên do nhiều nguyên nhân:
- Về phía bộ môn :
+ Kĩ thuật một số động tác quá khó, học sinh mới tiếp xúc bỡ ngỡ và thụ

động không hứng thú.
20


+ Có nhiều môn thể thao được quy định trong chương trình học nhưng
không tiến hành giảng dạy do thiếu sân bãi, dụng cụ... chính vì thế sẽ tạo ra sự
nhàm chán và ức chế khi học.
- Về phía học sinh:
+ Trình độ học sinh không đồng đều trong các lớp.
+ Học sinh nữ còn nhút nhát, chưa tích cực, chưa chủ động, còn sợ bẩn,
sợ chấn thương. Các em còn mang tâm lí học đối phó với môn thể dục.
2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.
Chúng tôi đề xuất giải pháp: Vận dụng phương pháp lồng ghép trò chơi
vận động và thi đấu vào giờ học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập
môn thể dục; rèn luyện cho học sinh ý thức tổ chức kỷ luật, ý chí và quyết tâm
cao.
a, Tính mới, tính sáng tạo:
- Giải pháp nhằm tiếp cận lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học
và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng
lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo.
- Dạy học sử dụng phương pháp lồng ghép trò chơi vận động và thi đấu để
tăng hứng thú, bước đầu hình thành năng lực và nhân cách cho học sinh:
+ Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong học tập và cuộc sống.
+ Năng lực tự kiểm tra đánh giá.
+ Động viên khích lệ lẫn nhau.
+ Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm cao.
b. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
- Giáo viên có thể áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học
môn thể dục đối với tất cả các nội dung trong chương trình.

- Áp dụng giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí lớp học, giảm sự đơn
điệu, tăng hứng thú học tập cho học sinh (theo kết quả thăm dò 100% học sinh
thích thú với hình thức này), nhờ đó việc dạy và học sẽ thêm hiệu quả.
c. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
Hiệu quả kinh tế :
+ Phương pháp trò chơi có nhiều điều kiện để giải quyết một cách sáng
tạo về nhiệm vụ vận động.
+ Thông qua trò chơi học sinh được rèn luyện về thể lực , kỹ thuật, và hình
thành KNKS vận động.
Hiệu quả về mặt xã hội: Có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú
học tập, có ý thức tự giác và có mong muốn vươn tới kết quả cao. Học sinh có
21


được kiến thức để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, giải quyết các tình huống
thực tiễn.
Giá trị làm lợi khác: Luyện tập thể dục tăng cường sức khoẻ, tinh thần
thoải mái, lạc quan, góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng từng bước hoàn
thiện nhân cách học sinh để tham gia vào lao động sản xuất, bảo vệ và xây dựng
đất nước.
Hải Phòng, ngày 24 tháng 05 năm 2016
Tác giả sáng kiến

Nguyễn Khắc Hùng

22




×