Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đánh giá thực trạng thực hiện nhiệm vụ của phòng nội vụ huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.61 KB, 16 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu hoạt động của bộ máy hành chính nước ta cho thấy, về phổ
biến tổ chức và hoạt động của các cơ quan chun mơn có ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBND mỗi cấp. Thực tế đó đặt ra u cầu
trong q trình cải cách hành chính các cơ quan chun mơn thuộc UBND các
cấp phải tiếp tục hoàn thiện về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Huyện; chịu
sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân Huyện; đồng
thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội
vụ. Phịng Nội vụ có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Huyện thực
hiện quản lý Nhà nước về tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính Nhà nước,
đơn vị sự nghiệp cơng lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa
giới hành chính; cán bộ, cơng chức, viên chức Nhà nước; cán bộ, công chức xã thị trấn; hội quần chúng, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ Nhà nước; tôn
giáo; thi đua - khen thưởng. Với chức năng, nhiệm vụ quan trọng như vậy, đòi
hỏi mọi Phòng Nội vụ phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và phải có một đội
ngũ cơng chức vững vàng về phẩm chất chính trị, chuẩn về trình độ chun mơn,
nghiệp vụ, có ý thức đạo đức cơng chức, cơng vụ...
Phịng Nội vụ huyện Thạch Thành là cơ quan chun mơn thuộc UBND
huyện Thạch Thành. Phịng có 05 công chức, 100% là công chức thuộc biên chế,
không có lao động hợp đồng. Trong đó, trình độ Thạc sỹ 02/5 người; trình độ
Đại học 3/5 người; về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 02 người, trung cấp 02
người; 100% đã học lớp quản lý nhà nước chương trình chun viên và chun
viên chính. Là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước đa
ngành, đa lĩnh vực. Trong những năm qua tập thể lãnh đạo Phịng và đội ngũ
cơng chức đã tham mưu triển khai đầy đủ các chính sách thuộc lĩnh vực quản lý
của Phòng cơ bản đảm bảo tiến độ và chất lượng; cơng tác cải cách hành chính,
cơng tác tổ chức bộ máy, quản lý đội ngũ cán bộ công chức, viên chức… có
nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế
- xã hội của huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện
nhiệm vụ của Phòng vẫn còn một số tồn tại hạn chế, như: Cịn cơng chức, viên


1


chức chưa gương mẫu, có biểu hiện sách nhiễu, phiền hà cho cơng dân, doanh
nghiệp. Cải cách hành chính cịn nhiều bất cập, ứng dụng CNTT trong chỉ đạo
điều hành chưa đạt yêu cầu. Công tác quản lý cán bộ, công chức chưa thực sự
sát sao, nên tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của một bộ phận công chức
từ huyện đến xã, nhất là ở những vị trí “nhạy cảm” còn chưa cao, chưa đáp ứng
được sự mong đợi của người dân… Do đó, trong những năm tới Phịng cần có
những biện pháp phù hợp để phát huy ưu điểm, khắc phục những tồn tại, hạn
chế trên và nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cũng như
hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Phòng.
Để thực hiện tốt yêu cầu trên, nhiệm vụ quan trọng là cần đánh giá một
cách trung thực, khách quan, tồn diện các mặt hoạt động của Phịng trong
những năm qua, rút ra những bài học kinh nghiệm và có biện pháp phù hợp
trong thời gian tới.
Là Chuyên viên phòng Nội vụ huyện Thạch Thành, tơi mong muốn góp
phần tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ
của Phịng, vì vậy tơi chọn đề tài: "Đánh giá thực trạng thực hiện nhiệm vụ của
Phịng Nội vụ huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa từ góc độ quan điểm tồn
diện” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng thực hiện nhiệm vụ của phịng Nội vụ huyện Thạch
Thành từ góc độ quan điểm toàn diện và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu
quả thực hiện nhiệm vụ của Phịng trong những năm tới.
3. Kết cấu khóa luận:
Ngồi phần mở đầu và kết luận, Khóa luận gồm 3 phần:
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ của Phịng Nội vụ, huyện Thạch
Thành từ góc độ quan điểm toàn diện

III. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của
Phòng Nội vụ, huyện Thạch Thành trong thời gian tới.

2


B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Một số vấn đề chung về quan điểm toàn diện
1.1. Nội dung quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện là một trong những quan điểm phương pháp luận
khoa học giúp con người nhận thức và hoạt động cải tạo thế giới.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi khi nhận thức các sự vật, hiện tượng, cần
phải xem xét nó: một là, trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố,
các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó; hai là, trong mối liên hệ qua lại
giữa sự vật đó với sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp); ba là, trong mối liên
hệ với nhu cầu thực tiễn của con người.
Quan điểm tồn diện địi hỏi trong hoạt động thực tiễn, để cải tạo được sự
vật, chúng ta phải bằng hoạt động thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ
nội tại của sự vật cũng như những mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với sự vật
khác. Muốn vậy, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, phương tiện khác nhau
để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề do thực
tiễn đặt ra cần phải chú ý đúng mức tới hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã làm phát
sinh vấn đề, tới sự ra đời và phát triển của nó, tới bối cảnh hiện thực - cả khách
quan lẫn chủ quan - quy định những giải pháp, những phương tiện để giải quyết
vấn đề đã nảy sinh.
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện ở chỗ không chỉ
chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ mà còn xem xét, đánh giá vai trò của từng
mối liên hệ đối với sự vận động, phát triển của sự vật. Mặt khác, Quan điểm

toàn diện khắc phục được sai lầm của chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ biện.
Chủ nghĩa chiết trung tuy cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ khác
nhau, nhưng lại kết hợp một cách vô nguyên tắc các mặt, các mối liên hệ, không
rút ra mặt bản chất, mối liên hệ cơ bản nên cào bằng các mặt, vì vậy, dễ bị bất
lực khi cần phải có quyết sách đúng đắn. Thuật nguỵ biện cũng để ý tới nhiều
mặt, nhiều mối liên hệ khác nhau của sự vật, nhưng lại đưa cái không cơ bản
thành cơ bản, cái không bản chất thành bản chất.
3


Quan điểm tồn diện có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thức và thực tiễn
của con người, nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế
hiện nay.
1.2. Cơ sở lý luận của quan điểm tồn diện
Quan điểm tồn diện có cơ sở lý luận là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- một trong hai nguyên lý khái quát nhất của phép biện chứng duy vật.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, liên hệ là khái niệm
dùng để chỉ sự nương tựa, sự thâm nhập vào nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa
các sự vật, hiện tượng.
Liên hệ phổ biến dùng để chỉ sự liên hệ diễn ra ở nhiều sự vật hiện tượng,
cả trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy.
Quan điểm biện chứng xem thế giới như là một chỉnh thể thống nhất. Các
sự vật, hiện tượng và các q trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa
có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau.
Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa
các sự vật, hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới; các sự vật, hiện
tượng đa dạng trên thế giới chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới
duy nhất là thế giới vật chất.
Sự liên hệ diễn ra phổ biến đối với mọi sự vật, hiện tượng; ở tất cả các lĩnh
vực tự nhiên, xã hội và tư duy; giữa các mặt, các bộ phận của một sự vật, hiện

tượng; giữa các giai đoạn trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.
Cùng với việc khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của mối liên hệ,
quan điểm duy vật biện chứng cịn thừa nhận tính đa dạng của sự liên hệ qua lại
giữa các sự vật, hiện tượng: có mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ bên trong; có
mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ yếu; có mối liên hệ chung bao qt tồn
bộ thế giới, có mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc một lĩnh vực riêng biệt
của thế giới đó; có mối liên hệ bản chất và mối liên hệ khơng bản chất; có mối
liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp; có mối liên hệ tất yếu và liên hệ ngẫu
nhiên. Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn
khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành lịch sử
phát triển hiện thực của các sự vật và hiện tượng. Các loại liên hệ khác nhau có
vai trị khác nhau đối với sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng. Có
4


những mối liên hệ đóng vai trị quyết định sự vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng; có những mối liên hệ chỉ đóng vai trị hỗ trợ, bổ sung cho sự phát
triển đó. Vì vậy, quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa
nhận tính tương đối trong sự phân loại các mối liên hệ. Trong tính đa dạng của
các hình thức và các loại liên hệ tồn tại trong thế giới, phép biện chứng duy vật
tập trung nghiên cứu những loại liên hệ chung, mang tính phổ biến. Những hình
thức và những kiểu liên hệ riêng biệt trong các bộ phận khác nhau của thế giới là
đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học khác.
2. Nhiệm vụ của Phòng Nội vụ xét từ góc độ quan điểm tồn diện
2.2. Nhiệm vụ
Phịng Nội vụ có 21 nhiệm vụ được quy định tại Thông tư số 15/2014/TTBNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Phòng Nội vụ thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này đánh giá thực trạng thực hiện
nhiệm vụ trên 6 lĩnh vực chủ yếu sau đây:

Một là, tổ chức bộ máy và biên chế;
Hai là, xây dựng chính quyền;
Ba là, quản lý cán bộ, cơng chức, viên chức;
Bốn là, cải cách hành chính;
Năm là, cơng tác thi đua - khen thưởng;
Sáu là, quản lý nhà nước về tôn giáo.
II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA PHỊNG NỘI VỤ
HUYỆN THẠCH THÀNH TỪ GĨC ĐỘ QUAN ĐIỂM TỒN DIỆN
2.1. Đặc điểm tình hình của Phịng
Phịng Nội vụ huyện Thạch Thành hiện có 05 cán bộ, cơng chức. Được
tách ra từ phòng Tổ chức - Lao động thương binh và xã hội năm 2008. Phòng
tiếp nhận chức năng tổ chức, quản lý nhà nước về lĩnh vực Tôn giáo từ phịng
Tơn giáo huyện, lĩnh vực thi đua - khen thưởng, lưu trữ nhà nước từ Văn phòng
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.
Những năm qua, Phịng đặc biệt quan tâm tới cơng tác đào tạo xây dựng
đội ngũ công chức. Tạo điều kiện cho công chức được tham gia học tập nâng
5


cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đến nay Phịng đã xây dựng được đội
ngũ cán bộ, cơng chức đồn kết, có trình độ chun mơn trên chuẩn, 100% là
cơng chức thuộc biên chế, khơng có lao động hợp đồng. Trong đó về chun
mơn nghiệp vụ: Thạc sỹ 02/5 người, Đại học 3/5 người; về trình độ lý luận chính
trị: cao cấp 02 người; trung cấp 02 người; 100% đã học lớp quản lý nhà nước
chương trình chuyên viên và chun viên chính. Phịng có 01 trưởng phịng, 01
phó trưởng phịng và 03 cơng chức. Phịng có chức năng, nhiệm vụ là trực tiếp
tham mưu cho UBND, Chủ tịch UBND huyện thực hiện các chức năng nhiệm
vụ quản lý nhà nước của ngành Nội vụ theo quy định tại Thông tư số
15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc UBND tỉnh, Thành

phố trực thuộc Trung ương, Phòng Nội vụ thuộc UBND huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh. Và một số nhiệm vụ khác do UBND, Chủ tịch UBND
huyện trực tiếp phân cơng.
Về cơ sở vật chất: Phịng được bố trí làm việc tại tầng 2 nhà 4 tầng cơ
quan UBND huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Phịng được bố trí 03 phòng
làm việc, các phòng được trang bị máy vi tính, máy in, máy điều hịa và các vật
dụng văn phịng cần thiết khác phục vụ nhiệm vụ chun mơn.
2.2. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ của Phịng từ góc độ quan điểm
toàn diện
2.2.1. Ưu điểm
Trong những năm qua, Chi uỷ, chi bộ và tập thể lãnh đạo Phòng làm việc
trên nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt
động của Phòng thống nhất theo quy chế, theo kế hoạch cụ thể phù hợp với chủ
trương, Nghị quyết của Đảng, quy định của Nhà nước và của Ngành. Dưới sự
lãnh, chỉ đạo của chi bộ, lãnh đạo Phòng đã tổ chức thực hiện tương đối tốt và
toàn diện các mặt hoạt động của Phịng, biểu hiện như:
* Về cơng tác tổ chức bộ máy và biên chế
Trong năm 2019, thực hiện Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa, phịng
Nội vụ đã tham mưu cho UBND huyện sắp xếp, sáp nhập và thành lập mới các
đơn vị; cụ thể như sau:

6


Thực hiện Quyết định số 1649/QĐ-UBND ngày 04/5/2019 của UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp các ĐVHC cấp xã trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Phịng Nội vụ đã tham mưu cho UBND huyện hoàn
thiện hồ sơ Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện sắp
xếp 06 xã, thị trấn thành 03 xã, thị trấn, sau khi sắp xếp cịn 25 đơn vị hành
chính trực thuộc gồm 23 xã và 02 thị trấn.

Tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện Phương án sáp nhập Trung tâm
Giáo dục thường xuyên vào Trường Trung cấp nghề và phương án bố trí nhân sự
sau khi sáp nhập.
Tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện Phương án hợp nhất Trạm Khuyến
nông, Trạm Bảo vệ thực vật và Trạm Thú y thành lập Trung tâm dịch vụ Nông
nghiệp huyện Thạch Thành, Phương án bố trí nhân sự sau khi sáp nhập.
Phối hợp phịng Giáo dục và Đào tạo tham mưu sáp nhập 02 trường: Tiểu
học Thạch Định và Trường THCS Thạch Định thành 01 trường ; Sáp nhập 02
trường: Tiểu học Thạch Tân và trường THCS Thạch Tân thành 01 trường.
Tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện Phương án hợp nhất Trung tâm Văn
hóa-TDTT huyện, Đài truyền hình và Ban Quản lý Di tích Ngọc Trạo và các di
tích được xếp hạng để thành lập Trung tâm Văn hóa, Thơng tin, thể thao và Du
lịch huyện Thạch Thành và Phương án bố trí nhân sự sau khi sáp nhập.
Phịng đã tích cực tham mưu giúp UBND huyện triển khai, sắp xếp, kiện
toàn tổ chức bộ máy, nhân sự, của các phịng, ban chun mơn, đơn vị sự nghiệp
trực thuộc UBND huyện. Do đó hầu hết các đơn vị này đi vào hoạt động ổn
định. Phịng xây dựng kế hoạch biên chế hành chính sự nghiệp năm 2020 theo
hướng tinh gọn, xác định đúng vị trí việc làm theo Quyết định số 4589/QĐUBND ngày 19/11/2018 về việc phê duyệt bản mô tả công việc, khung năng lực
vị trí việc làm và cơ cấu ngạch cơng chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính
của UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Tuyển dụng công chức không qua thi tuyển đối với 03 viên chức và tiếp
nhận vào công tác tại cơ quan UBND huyện. Tiếp nhận 01 công chức từ Sở
Nông nghiệp và PTNT và tuyển dụng 02 công chức cấp huyện trúng tuyển trong
kỳ thi tuyển dụng cơng chức tỉnh Thanh Hóa; xét chuyển 08 cán bộ sang công
chức do sáp nhập xã; tuyển dụng 274 viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo
7


năm 2019 theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với chun mơn được đào
tạo góp phần nâng cao chất lượng công tác của cán bộ công chức từ huyện đến

cơ sở.
Phòng đã kịp thời tham mưu xây dựng phương án và triển khai thực hiện
kế hoạch chuyển đổi vị trí cơng tác theo Nghị định 158 của Chính phủ về Quy
định danh mục các vị trí cơng tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác
đối với cán bộ, công chức, viên chức; đã luân chuyển được 36 vị trí ở các lĩnh
vực “nhạy cảm” làm cho cán bộ, công chức xác định được trách nhiệm của mình
trong thực thi cơng vụ, giảm thiểu được những phiền hà, sách nhiễu của một bộ
phận cán bộ công chức đối với nhân dân.
* Về công tác xây dựng chính quyền
Với tinh thần trách nhiệm cao, phương pháp làm việc sáng tạo, linh hoạt
nhưng tuân thủ nguyên tắc, cán bộ, cơng chức của Phịng đã thực hiện tương đối
tốt nhiệm vụ này, như:
Chủ động xây dựng phương án trình Hội đồng nhân dân huyện tiến hành
miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban; chuẩn y chức danh cán bộ chủ chốt
các xã Thạch Lâm, Thạch Quảng, Thành Yên, Thành Tân, Thành Vinh và thực
hiện công tác luân chuyển cán bộ đảm bảo đúng thời gian, đúng trình tự theo
quy định của pháp luật, giúp cho bộ máy chính quyền hoạt động ổn định, đảm
bảo số lượng các chức danh cán bộ chủ chốt trong điều hành hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nước.
* Về công tác quản lý cán bộ công chức, viên chức
Căn cứ vào nhiệm vụ của Phòng và năng lực của cơng chức, lãnh đạo
Phịng đã phân cơng cơng chức thực hiện nhiệm vụ thường xuyên về quản lý cán
bộ công chức, viên chức; thực hiện các chế độ chính sách định kỳ đối với cán bộ
công chức, viên chức cấp huyện, cán bộ công chức các xã, thị trấn một cách kịp
thời, tạo động lực và khuyến khích đội ngũ cán bộ công chức từ huyện đến cơ sở
và đội ngũ viên chức tích cực học tập, lao động sáng tạo góp phần hồn thành
nhiệm vụ chính trị của huyện.
Nghiêm túc thực hiện quy trình xử lý kiểm điểm, kỷ luật cán bộ, công
chức, viên chức đảm bảo đúng quy định, xiết chặt nghiêm kỷ luật, kỷ cương


8


hành chính, có ý nghĩa răn đe đối với các cán bộ công chức, viên chức khác
trong thực thi nhiệm vụ.
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức nhằm nâng cao
trình độ chun mơn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc, hướng
tới nâng cao chất lượng trong thực hiện nhiệm vụ. Nâng cao năng lực quản lý,
kỹ năng điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện,
cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn
huyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Năm 2019, đã tổ chức
được 16 lớp, số lượng học viên là 637 người, kinh phí là 447.120 nghìn đồng.
* Về cơng tác cải cách hành chính
Thường xun rà sốt các tiêu chí theo quy định tại bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (một cửa) cấp huyện, cấp xã để có
phương án điều chỉnh phù hợp,
Xây dựng quy chế hoạt động của bộ phận một cửa theo chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ và hướng dẫn của Sở Nội vụ nhằm đơn giản hóa thủ tục hành
chính hiện hành, loại bỏ những thủ tục khơng hợp lý, tạo điều kiện cho tổ chức,
cá nhân đặc biệt là doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính
hiện hành.
Cơng khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính; cơng khai xin lỗi trong
giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa theo hướng dẫn của Sở Nội vụ; Thành lập Trung tâm hành chính cơng cấp
huyện giúp cho các đầu mối trong giải quyết thủ tục hành chính được tập trung,
nhanh gọn, hiệu quả, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và xu
hướng hội nhập.
Năm 2019 khơng có đơn thư phản ánh, kiến nghị về việc giải quyết thủ
tục hành chính cho cơng dân và tổ chức.
Cơng tác cải cách thủ tục hành chính được UBND huyện triển khai thực

hiện đem lại một số kết quả nhất định, tạo được lòng tin trong quần chúng nhân
dân. Các loại cơng việc đó đựơc giải quyết đúng theo thời gian quy định, không
để cho nhân dân đi lại nhiều lần và đa số tổ chức, công dân đều phấn khởi, đồng
tình ủng hộ vì tất cả các lọai hồ sơ của tổ chức công dân đều được tiếp nhận, giải
quyết theo đúng trình tự, thủ tục, khơng có biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu,
9


khó khăn cho nhân dân; tổ chức, cơng dân khi đến nộp và nhận hồ sơ được đón
tiếp niềm nở, được hướng dẫn tận tình.
* Về cơng tác thi đua - khen thưởng
Chủ động tham mưu cho UBND huyện phát động các phong trào thi đua,
trọng tâm là các phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới, phong
trào Doanh nghiệp Thanh Hóa hội nhập và phát triển...từ đó đã tạo động lực cho
các tầng lớp nhân dân thi đua đóng góp các nguồn lực để hồn thành kế hoạch
xây dựng nông thôn mới của huyện;
Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất
sắc trong thực thi nhiệm vụ. Nhân rộng các gương điển hình tiên tiến hướng đến
khen thưởng các cá nhân lao động trực tiếp, nên đã khuyến khích các tầng lớp
nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát
động.
Trong năm 2019, công tác Thi đua - Khen thưởng được thực hiện tốt, động
viên kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện
nhiệm vụ, cụ thể:
Khen thưởng Huân chương độc lập cho gia đình liệt sỹ: Chủ tịch nước đã ra
Quyết định truy tặng Huân chương độc lập cho 01 gia đình liệt sỹ và làm hồ sơ
đề nghị Ban Thi đua-Khen thưởng tỉnh xét duyệt đề nghị Ban Thi đua-Khen
thưởng Trung ương xét tặng Huân chương Độc lập cho 07 gia đình.
Khen thưởng cấp Nhà nước: Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động
hạng 3 cho 01 tập thể: Trường Mầm Non Vân Du; Thủ tướng Chính phủ tặng

Bằng khen cho 02 tập thể: Trường Mầm non Thành Vân và Nhân dân và cán bộ
xã Thành Tâm.
`

Khen thưởng cấp tỉnh: Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Quyết định khen thưởng

Cờ thi đua cho 10 tập thể; Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho 23 tập thể;
Bằng khen cho 07 tập thể và 07 cá nhân, tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”
cho 05 tập thể.
Khen thưởng cấp huyện: Chủ tịch UBND huyện đã ra Quyết định khen
thưởng Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” cho 95 tập thể, Danh hiệu “Lao
động tiên tiến” cho 398 cá nhân, Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” cho 132 cá

10


nhân, Giấy khen cho 228 tập thể và 565 cá nhân có thành tích xuất sắc trong
thực hiện nhiệm vụ.
* Công tác quản lý nhà nước về Tôn giáo
Thời gian qua, Phòng đã tham mưu cho UBND huyện thực hiện tốt công
tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của
nhân dân; quan tâm giải quyết các kiến nghị, đề xuất chính đáng của tổ chức, cá
nhân tôn giáo; quan tâm lắng nghe những tâm tự nguyện vọng, đề nghị để giải
quyết các vụ việc tôn giáo phát sinh kịp thời, đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng
quy định của pháp luật. Tạo được niềm tin của đội ngũ chức sắc, chức việc, nhà
tu hành và tín đồ các tơn giáo trên địa bàn huyện vào chủ trương, chính sách
nhất quán của Đảng và nhà nước ta về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo của nhân dân..
Đánh giá chung
Nhìn chung, trong những năm vừa qua Phịng đã có một số đổi mới về nội

dung và cách làm đáp ứng u cầu tình hình nhiệm vụ mới, như: cơng tác cán bộ
bước đầu có những đổi mới quan trọng góp phần thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn. Công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm và thực hiện tốt, số
lượng cán bộ được đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước và lý
luận chính trị ngày càng nhiều đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Công tác
cải cách hành chính được đẩy mạnh hướng đến đáp ứng sự hài lòng của người
dân trong các khâu giải quyết thủ tục hành chính. Cơng tác thi đua - khen
thưởng được chú trọng nhất là tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước với
nhiều hình thức phong phú có tác dụng thúc đẩy, động viên cán bộ, nhân dân,
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tích cực học tập, lao động, sản
xuất, kinh doanh. Cơng tác tôn giáo được quan tâm thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật, khơng để xảy ra điểm nóng trên địa bàn quản lý.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện nhiệm vụ của Phòng Nội
vụ huyện Thạch Thành vẫn cịn một số hạn chế đó là:
* Cơng tác tổ chức bộ máy
11


Mặc dù cơng tác sắp xếp sắp xếp, kiện tồn tổ chức bộ máy, nhân sự, các
phịng, ban chun mơn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện đã được
quan tâm thực hiện nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, bộ máy chưa thực
sự tinh gọn; Việc phân công nhiệm vụ, quyền hạn cũng như quy định về quan hệ
phối hợp giữa các cơ quan thuộc UBND huyện chưa được rõ ràng, cụ thể nền
còn gặp nhiều vướng mắc trong giải quyết công việc.
Lĩnh vực biên chế sự nghiệp giáo dục còn gặp nhiều bất cập, giáo viên các
cấp học thiếu ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục; cơ sở vật chất chưa đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ.

* Cơng tác xây dựng chính quyền
Việc tham mưu xây dựng phương án trình HĐND huyện tiến hành các
bước miễn nhiệm, bầu bổi sung, chuẩn y chức danh cán bộ chủ chốt được thực
hiện đảm bảo thời gian đúng trình tự nhưng việc theo dõi hoạt động của UBND
các xã, thị trấn cịn chưa sát sao nên một số xã cơng tác điều hành, giải quyết
cơng việc cịn nhiều hạn chế, chưa thay đổi tác phong lề lối làm việc, vẫn cịn
tình trạng một bộ phận cán bộ cơng chức nhất là ở cơ sở thờ ơ, vô cảm với nhân
dân. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở một số cơ sở cịn mang tính hình thức,
chưa phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
* Công tác quản lý cán bộ công chức, viên chức
Công tác đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ của cán bộ cơng chức,
viên chức, người lao động chưa có quy định cụ thể đối với từng vị trí việc làm
mà chỉ dựa trên các tiêu chí chung theo Nghị định của Chính phủ về đánh giá
cán bộ công chức; chế độ tiền lương cho cán bộ cơng chức cịn thấp, chưa
khuyến khích được đội ngũ cán bộ cơng chức cống hiến vì sự nghiệp chung.
* Cơng tác cải cách hành chính
Cơng tác cải cách hành chính tại một số cơ quan, đơn vị triển khai thực
hiện chưa quyết liệt, nguồn lực dành cho công tác cải cách hành chính cịn hạn
chế; một số cơ quan đơn vị chưa quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
* Công tác thi đua - khen thưởng
Việc phát động các phong trào thi đua tuy đã được chú trọng nhưng hình
thức chưa phong phú, biện pháp tổ chức phong trào thi đua chưa tốt, thiếu tính
12


đột phá; chưa tạo được sự lan tỏa sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Một số
cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức về công tác thi đua, khen thưởng, khen
thưởng chua phản ánh hết tình hình, chất lượng phong trào thi đua của đơn vị và
thành tích của cá nhân.

* Cơng tác quản lý nhà nước về Tôn giáo
Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo tuy đã được quan tâm nhưng việc
phát hiện và giải quyết các vụ việc phát sinh từ cơ sở cịn chậm, thiếu tính quyết
liệt, một bộ phận cán bộ cịn ngại va chạm với lĩnh vực tơn giáo dẫn đến nhiều
vụ việc liên quan đến tôn giáo thường phải giải quyết theo hướng “việc đã rồi”
làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với tổ chức tơn
giáo. Một số cấp uỷ, chính quyền cấp xã chưa chủ động trong quản lý nhà nước về
tôn giá, chưa kịp thời đấu tranh, ngăn chặn với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng tơn
giáo.
2.2.2.2. Ngun nhân của những hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước về cơng tác Nội vụ cịn có
những bất cập, chồng chéo khiến việc áp dụng gặp nhiều khó khăn; văn bản
quản lý quy định chưa chặt chẽ nên dễ bị lợi dụng để tiêu cực nhất là trong công
tác cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng,...
- Cơng tác tơn giáo cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, các phần tử chống
đối còn lợi dụng để tuyên truyền, xuyên tạc những chính sách chủ trương của
đảng và nhà nước gây mất ổn định về an ninh trật tự trên địa bàn quản lý.
* Nguyên nhân chủ quan
- Lãnh đạo Phòng trong quản lý, kiểm tra, giám sát còn chưa sát sao; chưa
có biện pháp xử lý nghiêm minh những cơng chức chậm trễ, sai phạm trong thực
hiện nhiệm vụ.
- Một số cán bộ công chức chưa được đào tạo, không phù hợp với vị trí
việc làm do đó hiệu quả cơng việc chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ trong tình hình mới.
- Vẫn cịn có chun viên chưa nắm đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của
Phòng.

13



- Cơ sở vật chất của Phòng còn hạn chế, máy tính được trang bị đầy đủ
nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin đôi khi chưa khai thác những tiện ích
mà tin học đem lại cho hoạt động của phòng.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN THẠCH THÀNH
TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.1. Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng
Chi bộ, lãnh đạo Phòng phải làm tốt công tác tư tưởng thông qua sinh
hoạt chi bộ, học Nghị quyết, tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, học tập chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và
nhà nước... tạo nền tảng vững vàng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tinh
thần trách nhiệm cho công chức; phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng cán
bộ cơng chức trong thực hiện nhiệm vụ.
Chi ủy, lãnh đạo Phòng phải thực sự gương mẫu trong thực hiện nhiệm
vụ; khách quan, công tâm trong phân công nhiệm vụ, đánh giá kết quả hoạt
động của cơng chức. Từ đó xây dựng tập thể thực sự đoàn kết, thống nhất để
thực hiện nhiệm vụ chính trị của Phịng.
3.2. Đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực
của đội ngũ cán bộ, cơng chức
Quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức của
Phòng bằng cách tạo điều kiện cả về thời gian và kinh phí để họ được tham gia
các lớp đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của Phòng.
Đề nghị Đảng ủy cơ quan cử cán bộ, cơng chức của Phịng được tham gia
các lớp lý luận chính trị để nâng cao trình độ lý luận chính trị, phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống.
Khuyến khích và u cầu mỗi cán bộ, cơng chức của Phịng phải tự giác
thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức để sử dụng thành thạo tin học và các
phần mềm bổ trợ khác phục vụ cho quá trình làm việc.
3.3. Tập trung sắp xếp, củng cố bộ máy của Phòng

Rà soát, xác định rõ khối lượng, độ phức tạp của cơng việc trong các nhiệm
vụ của Phịng để có sự phân công công việc hợp lý với khả năng chuyên mơn và
trình độ đào tạo của từng cán bộ, cơng chức.
14


Việc bố trí cán bộ đảm bảo tinh giản, gọn nhẹ, thiết thực, phù hợp với vị trí
việc làm và với nhiệm vụ cơng tác của Phịng.
3.4. Chú trọng đầu tư, trang bị cơ sở vật chất và các thiết bị phục vụ
nhiệm vụ chun mơn của Phịng
Tiếp tục đề nghị Thủ trưởng cơ quan UBND huyện quan tâm bố trí thêm
phịng làm việc đảm bảo đủ 4 phịng làm việc liền kề nhau để thuận lợi trong
công tác chỉ đạo của lãnh đạo phịng và cơng tác tham mưu của các chuyên viên
trong phòng; trang bị thêm một số phương tiện máy móc cần thiết như máy quét,
máy fax, máy điều hịa... phục vụ cho cơng việc chun mơn của phịng.
3.5. Thực hiện tốt cơng tác kiểm tra, đánh giá cán bộ, công chức
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Sử
dụng kết quả kiểm tra để nhắc nhở, rút kinh nghiệm những cán bộ, cơng chức
thực hiện chưa tốt hoặc có thiếu sót; đồng thời tun dương, khích lệ những cá
nhân làm tốt từ đó nhân điển hình tiên tiến. Đặc biệt, đánh giá, xếp loại cán bộ,
công chức phải hết sức khách quan, tồn diện, đánh giá phải mang tính xây
dựng, tạo động lực cho sự phát triển.
C KẾT LUẬN
Tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà
nước ở địa phương là một địi hỏi tất yếu trong cơng cuộc cải cách hành chính
quốc gia và hướng tới xu thế hội nhập của đất nước. Việc cải cách các phịng,
ban chun mơn của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương có tầm quan
trọng đặc biệt, là nhiệm vụ cần thiết để xây dựng chính quyền địa phương trong
sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước.

Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Huyện; chịu
sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân Huyện; đồng
thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội
vụ. Phịng Nội vụ có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Huyện thực
hiện quản lý Nhà nước về nhiều lĩnh vực quan trọng của Huyện. Với chức năng,
nhiệm vụ quan trọng như vậy, đòi hỏi mọi Phòng Nội vụ phải thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình và phải có một đội ngũ cơng chức vững vàng về phẩm chất

15


chính trị, chuẩn về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, có ý thức đạo đức cơng
chức, cơng vụ...
Phịng Nội vụ huyện Thạch Thành là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
huyện Thạch Thành. Trong những năm qua tập thể lãnh đạo và đội ngũ cơng
chức của Phịng đã tham mưu triển khai đầy đủ các chính sách thuộc lĩnh vực
quản lý của Phòng cơ bản đảm bảo tiến độ và chất lượng; cơng tác cải cách hành
chính, cơng tác tổ chức bộ máy, quản lý đội ngũ cán bộ công chức, viên chức…
có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển
kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc
thực hiện nhiệm vụ của Phòng vẫn còn một số tồn tại hạn chế, như: Cịn cơng
chức, viên chức chưa gương mẫu, có biểu hiện sách nhiễu, phiền hà cho cơng
dân, doanh nghiệp. Cải cách hành chính cịn nhiều bất cập, ứng dụng CNTT
trong chỉ đạo điều hành chưa đạt yêu cầu. Công tác quản lý cán bộ, công chức
chưa thực sự sát sao, nên tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của một bộ
phận công chức từ huyện đến xã, nhất là ở những vị trí “nhạy cảm” còn chưa
cao, chưa đáp ứng được sự mong đợi của người dân… Do đó, trong những năm
tới Phịng cần có những biện pháp phù hợp để phát huy ưu điểm, khắc phục
những tồn tại, hạn chế trên và nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức cũng như hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Phòng.

HỌC VIÊN

Mai Thị Nga

16



×