Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tiểu luận kinh tế du lịch đề tài phân tích du lịch ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.68 KB, 14 trang )

Trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Đại học quốc gia Hà Nội

TIỂU LUẬN HẾT HỌC PHẦN KINH TẾ DU LỊCH

Đề tài: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THỊ TRƢỜNG DU LỊCH CỦA ĐIỂM ĐẾN
VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ

Họ và tên: NGUYỄN THỊ PHƢƠNG
Ngày sinh: 12/04/2001
Khóa: QH-2019-X
Mã số sinh viên: 19031683
Giảng viên hướng dẫn: TS. VŨ MẠNH HÀ

Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2021.


MỤC LỤC

Contents
I. CUNG DU LỊCH CỦA ĐIỂM ĐẾN VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ ..................................................... 3
1.1. Tài nguyên du lịch ....................................................................................................................... 3
1.1.1 Tài nguyên du lịch thiên nhiên ............................................................................................... 4
1.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa nhân văn.................................................................................... 5
1.2. Hệ thống giao thơng tới Vƣờn quốc gia Ba Vì ............................................................................ 7
1.3. Nhân lực du lịch........................................................................................................................... 8
1.4. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................................................... 8
1.5. Chính sách phát triển du lịch ...................................................................................................... 8
II.CẦU DU LỊCH................................................................................................................................. 10
2.1. Các nguồn khách chính ............................................................................................................. 10
2.2. Cầu du lịch của nguồn khách trong nƣớc ................................................................................. 11


2.2.1. Phương tiện di chuyển ......................................................................................................... 11
2.2.2. Nơi ăn ở ............................................................................................................................... 11
2.2.3. Sở thích tham quan giải trí .................................................................................................. 12
2.2.4. Số ngày lưu trú .................................................................................................................... 12
2.2.5. Chi tiêu du lịch: ................................................................................................................... 12
Lƣu ý............................................................................................................................................. 12
III.NHẬN XÉT CHUNG ..................................................................................................................... 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 13


PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THỊ TRƢỜNG DU LỊCH CỦA VƢỜN QUỐC GIA
BA VÌ

Sơ đồ vƣờn quốc gia Ba Vì

I. CUNG DU LỊCH CỦA ĐIỂM ĐẾN VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ
1.1. Tài nguyên du lịch
Vườn quốc gia Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, nằm cách trung tâm
thủ đơ 50km về phía Tây. Vườn quốc gia này được thành lập năm 1991 theo quyết định
số 17-CT ngày 16 tháng 01 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Đây là
một vườn quốc gia nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) và hai
huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình với diện tích 10.814,6 ha.
Về mặt tọa độ địa lý, vườn quốc gia Ba Vì nằm trong tọa độ từ 20 độ 55 „ đến 21
độ 07 „ vĩ bắc và 105 độ 18 „ đến 105 độ 30 „ kinh đông. Từ đầu thế kỷ 20, nơi đây đã là
địa danh nổi tiếng nhờ sự đa dạng của các hệ sinh thái và có phong cảnh đẹp, khí hậu mát
mẻ. Vườn quốc gia này nằm trong dãy núi cao chạy dọc theo hướng Đông Bắc – Tây
Nam. Đến đây du khách sẽ có cơ hội chinh phục 3 đỉnh núi: đỉnh Vua cao 1.296 m, đỉnh
Tản Viên cao 1.227m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131 m. Khu vực này thường thu hút du khách
nhiều nhất vào các dịp cuối năm, lúc này lượng khách đổ về du lịch Vườn Quốc gia Ba Vì
thường khá đơng để chụp ảnh hoa dã quỳ.



Đây là một nơi có tiềm năng lớn về du lịch. Không chỉ bao gồm nhiều tài nguyên du lịch
thiên nhiên mà cịn có nhiều tài ngun du lịch văn hóa nhân văn.
1.1.1 Tài ngun du lịch thiên nhiên
Nhà kính xương rồng
Qua khỏi cổng vườn quốc gia Ba Vì chừng 1km, rồi rẽ phải theo lối mòn thêm
đoạn nữa là tới vườn xương rồng. Nơi đây sở hữu hơn 1.200 giống cây xương rồng khác
nhau, vô cùng đa dạng. Đây được xem là vườn xương rồng lớn nhất trong khu vực Đơng
Nam á.
Xương rồng ở đây cũng có đủ kích cỡ, hình thù và độ độc riêng biệt. Bên cạnh đó một
yếu tố tạo nên cảm giác thích thú, tươi mát của nhà kính xương rồng vườn Quốc gia Ba
Vì đó chính là cấu trúc vịm kính của nhà. Sở dĩ nhà vườn xương rồng này được thiết kế
như vậy là để có khơng gian phù hợp với đặc tính của lồi cây xương rồng, ngồi ra kiến
trúc nhà kính cũng là phơng nền siêu đẹp để du khách cói những bức ảnh cực chất. Thiết
kế mới lạ độc đáo, vườn xương rồng dường như là một địa điểm không thể bỏ qua với bất
kỳ ai khi đặt chân đến vườn quốc gia Ba vì. Ngồi việc chứng kiến tận mắt nhiều lồi
xương rồng, học hỏi có thêm nhiều hiểu biết về chúng thì khách du lịch sẽ có thêm những
bức ảnh chất lừ, có một khơng hai ở khơng gian này.
Rừng thông
Di chuyển thêm khoảng 6km tới cốt 400 du khách sẽ bắt gặp vẻ đẹp của đồi thông
bạt ngàn. Đồi thông tọa lạc trên nền đất thoai thoải dốc và khơng gian n tĩnh. Rừng
thơng Ba Vì tọa lạc ở khu đất thoải nên có thể tổ chức nhiều hoạt động bổ ích, ý nghĩa.
Một số bạn trẻ thường đến đây chụp hình cưới hay lưu lại những bức ảnh kỷ niệm độc
đáo. Ngồi ra, rừng thơng cũng là địa điểm tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt cộng
đồng ý nghĩa nhất.
Vườn hoa dã quỳ
Từ cốt 400 đi thêm khoảng 3km nữa sẽ đến vườn hoa dã quỳ.Người Pháp đã mang
loài hoa này tới trồng tại Ba Vì vào khoảng năm 1930. Trong nhiều năm, dã quỳ được coi



là hoa dại và bị chặt bỏ mỗi khi phát quang. Từ năm 2015, nhận thấy du khách u thích
lồi hoa này, vườn quốc gia đã trồng thêm dã quỳ để phát triển thành sản phẩm du lịch
Vào tháng 10- 11 mùa hoa dã quỳ nở du khách sẽ được chiêm ngưỡng cả một vùng trời
sắc vàng của hoa dã quỳ rộng khoảng 10ha . Xuyên suốt dọc đường từ cổng vào đến cốt
1100 du khách đã được chứng kiến sắc vàng dọc hai bên đường, tạo nên những cung
đường thơ mộng nhưng đây là khoảng không gian tập trung nhiều hoa nhất. Đến đây du
khách sẽ được thỏa sức chụp ảnh, sống ảo, hịa mình vào thiên nhiên, cảm nhận sự thoáng
đãng, trong lành của nơi đây.Đặc biệt năm 2020, vườn quốc gia Ba Vì tổ chức thêm hoạt
động trình diễn khinh khí cầu, ngắm hoa dã quỳ từ độ cao 50 m. Đây chắc hẳn là một trải
nghiệm thú vị với du khách nơi đây.
Bên cạnh đó cịn có các điểm tham quan khác như:
Động Ngọc Hoa: Nằm dưới một vách đá dựng đứng gần chân núi Ba Vì từ hàng
ngàn năm nay, do sự trượt gãy của địa chất đã vơ tình hình thành nên một cảnh quan kỳ
thú với tảng đá to lớn được sắp xếp ngay ngắn, vững chãi, tạo nên một âm động thiên tạo.
Từ nhiều năm nay, nhân dân địa phương đã xây dựng, tôn tạo nơi đây thành am thờ Ngọc
Hoa công chúa.
Nhà thờ đổ thời Pháp: Ở độ cao khoảng 800m (so với mực nước biển), rẽ phải,
vượt lên một đoạn dốc cao và khúc cua tay áo là khu phế tích gồm nhà thờ, những biệt thự
nghỉ mát hoang sơ tuyệt đẹp. Nhà thờ đổ ở Ba Vì chỉ cịn lại cái khung với những bức
tường được phủ một màu xanh của rêu phong, của những đám cây.
Khu trại hè thời Pháp: Khu trại hè dành cho con em người Pháp và các quan lại
chính quyền thuộc địa nằm ở độ cao 650 - 700m so với mực nước biển. Nằm giữa một
khu rừng tự nhiên với nhiều loài cây gỗ lớn như sồi, dẻ, cà lồ, kháo, đặc biệt trên những
thân cây gỗ lớn có nhiều lồi phong lan, cây tổ diều tạo nên một sinh cảnh khá độc đáo.
1.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa nhân văn
Đền thượng


Núi Ba Vì tương truyền là nơi hóa thân của Đức thánh Tản Viên Sơn Tinh, vị

thánh đứng đầu Tứ bất tử trong tâm thức người Việt. Để ghi nhớ công lao trị thủy của
Đức Thánh Tản Viên, nhân dân lập Đền thờ Ngài trên đỉnh Tản Viên, tục gọi là Đền
Thượng. Ngoài những giá trị lịch sử, du khách sẽ có dịp tìm hiểu thêm về nền văn hóa
Văn Lang đời Vua Hùng thứ 18 và cảm nhận sâu sắc hơn về mối tình giữa chàng Sơn
Tinh với nàng cơng chúa Ngọc Hoa.
Đền Thượng cịn gọi là Chính cung thần điện, là nơi thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn,
tọa lạc trên đỉnh núi Ba Vì ở độ cao 1227m. Theo truyền thuyết và Ngọc phả có liên quan
cho rằng đền Thượng được xây dựng từ thời An Dương Vương, đến thời Vua Lý Nhân
Tông đền Thượng được xây cất với quy mơ lớn và tín ngưỡng thờ Thánh Tản Viên lan
rộng khắp vùng đồng bằng Bắc bộ.
Qua thời gian ngơi đền cổ khơng cịn nữa, cho đến năm 1993, ngôi đền được trùng
tu lại thành một ngôi đền nhỏ tựa lưng vào vách núi. Năm 2010, Thành phố Hà Nội đã
khởi công trùng tu lại ngôi đền với quy mơ khá hồn chỉnh gồm Điện thờ chính, nhà thủ
từ, nhà sắp lễ, nghi mơn, am hóa vàng….
Đền thờ Bác Hồ
Ngôi đền thiêng thờ Bác nằm ở độ cao 1.296 mét, là đỉnh cao nhất dãy Ba Vì. Ngơi
đền mang phong cách kiến trúc truyền thống có 8 mái đao uốn cong ở bốn phía, dựng trên
những chiếc cột trịn trên chân đá tảng… Đền được xây dựng theo kết cấu bền vững, uy
nghiêm. Chính điện là một khơng gian mở, khơng có cửa. Trên bệ thờ đá có bức tượng
Bác Hồ đúc bằng đồng trong tư thế ngồi, phía trên là bức hồnh phi ghi dịng chữ nổi
tiếng: “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”. Trên cao là cờ Tổ quốc ghép bằng đá hoa
cương màu đỏ. Hai bên bệ thờ là chuông đồng và khánh đồng. Ngồi ra cịn nhiều hạng
mục cơng trình khác tạo nên một khơng gian hài hịa, tinh tế nhưng vẫn hết sức giản dị.
Tháp Báo Thiên
Tháp báo thiên (hay còn gọi là Báo thiên bảo tháp) được xây dựng gần đền thờ
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh Vua núi Ba Vì và hồn thành năm 2010 nhân dịp kỷ


niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tháp gồm có 13 tầng, cao 26,9m, trên cùng là quả
hồ lơ lớn bằng đồng. Xung quanh tháp gồm có 88 pho tượng lớn nhỏ và 8 vị Kim cương,

được quay về 8 hướng. Cơng trình được xây dựng để phục vụ tín ngưỡng của nhân dân.
Vào ngày 6/6/2015 (tức ngày 20 tháng 4 năm Ất Mùi), tại Cốt 1100m – Vườn quốc
gia Ba Vì. Ban quản lý đền thờ Bác Hồ – Tháp Báo Thiên phối hợp với Ban trị sự giáo
hội phật giáo Việt Nam huyện Ba Vì long trọng tổ chức Đại lễ đúc Tôn tượng 88 đức
Phật an vị tại Tháp Báo Thiên trên đỉnh Vua – Núi Ba Vì. Cơng trình được xây dựng để
phục vụ tín ngưỡng của nhân dân.
Từ những thế mạnh đó của nơi đây, sản phẩm đặc trưng đó là những sản phẩm du
lịch tham quan, nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh.
1.2. Hệ thống giao thơng tới Vƣờn quốc gia Ba Vì
Có nhiều lựa chọn về phương tiện để di chuyển để du khách có thể đến đây.
Nhiều du khách thích chủ động và nhanh hơn thì phương tiện nên sử dụng chính là
phượt bằng xe máy đến vườn quốc gia Ba Vì.
Có 2 con đường mà du khách có thể đi bằng xe máy(ơ tơ) đến, đó là:
Đi theo con đường Thăng Long khoảng 30km, đi qua cầu vượt Hòa Lạc. Sau khi chạy
thẳng con đường này đến Làng Văn Hóa, du khách sẽ bắt gặp hướng dẫn đi vườn quốc
gia Ba Vì trên đường theo hình thức biển chỉ dẫn. Theo hướng dẫn này du khách sẽ đến
được Yên Bài cũng là vùng núi Ba Vì cần tìm.
Nếu như du khách xuất phát từ Cầu Giấy, đi theo quốc lộ 32 đến ngã tư có bến xe Sơn
Tây, sau đó rẽ trái, đi khoảng 12.5km là đến ngã ba Tản Lĩnh, sau đó rẽ trái, chạy thẳng
đến ngã 5. Du khách đã đến với Ba Vì.
Nếu khơng muốn sử dụng phương tiện cá nhân, có thể sử dụng xe buýt để tới Ba Vì. Tuy
nhiên, tùy từ vị trí xuất phát có thể phải đổi tới 3 chặng xe buýt mới có thể tới được đây.
Từ Hà Nội hãy di chuyển tới Bến xe Mỹ Đình, tại đây có 2 tuyến bt có thể sử dụng là
tuyến 74 Mỹ Đình – Xuân Khanh và tuyến 71 Mỹ Đình – Bến xe Sơn Tây. Tới điểm cuối


Xuân Khanh hoặc Bến xe Sơn Tây xuống và chuyển tiếp sang tuyến xe 110 Bến xe Sơn
Tây – Vườn Quốc gia Ba Vì. Tuyến 110 này sẽ dừng trả khách ngay tại quầy bán vé vào
cổng. Từ đây du khách có thể th xe ơm để lên tới các điểm tiếp theo trong vườn.
Đường lên núi được xây dựng trải nhựa rất đẹp. Du khách có thể đi bằng cả xe

máy và ô tô lên núi mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Tuy nhiên đường đoạn trước khi
đến vườn quốc gia thì có chỗ vẫn cịn nhỏ hẹp chất lượng mặt đường thấp. Một số hệ
thống đèn chiếu sáng các tuyến đường vào khu du lịch còn khó khăn cho việc đi lại.
1.3. Nhân lực du lịch
Nguồn nhân lực lao động: cho hoạt động du lịch của huyện Ba Vì là dồi dào,
nhưng về chất lượng và số lượng nhân lực đáp ứng đủ cho yêu cầu của hoạt động du lịch
thì cịn thiếu; cơ cấu theo ngành nghề chưa hợp lý; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch . Nguyên nhân chủ yếu: đội ngũ lao động đang làm
việc chưa được đào tạo lại và chưa được bồi dưỡng cập nhật kiến thức thường xuyên,
ngoại ngữ và tin học còn yếu. Hơn nữa các đơn vị du lịch tại Ba Vì muốn tiết kiệm chi
phí nhân cơng nên chủ yếu thuê lao động phổ thông chưa qua đào tạo vì số lao động này
chấp nhận mức tiền cơng thấp.
1.4. Cơ sở hạ tầng
Về hệ thống các khách sạn, nhà hàng ăn uống: trong những năm qua, các khu du
lịch trên địa bàn đều cố gắng đầu tư, cải tạo và xây mới nhiều nhà hàng nhằm đáp ứng
nhu cầu ăn uống của du khách. Các đơn vị kinh doanh du lịch Ba Vì là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, quy mơ hoạt động cịn hạn hẹp, chưa mở rộng đón được nhiều khách nước
ngồi. Số lượng và chất lượng buồng, phòng chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách du lịch, chủ yếu được xây dựng xen kẽ khu vui chơi giải trí.
1.5. Chính sách phát triển du lịch
Nhận thức rõ tiềm năng du lịch, ngày 31-3-2011, Huyện ủy Ba Vì đã ban hành
Nghị quyết 09-NQ/HU về “Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2011 –
2015 và những năm tiếp theo” nhằm từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi


nhọn. Sau ba năm thực hiện Nghị quyết 09, du lịch Ba Vì đạt mức tăng trưởng ổn định.
Nếu như năm 2011, Ba Vì đón gần 2,1 triệu lượt khách thì đến năm 2013, con số này đã
tăng lên 2,3 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch tăng từ 140 tỷ đồng năm 2011 lên 210
tỷ đồng năm 2013 (vượt 5% so với mục tiêu Nghị quyết 09 đề ra).
Để du lịch Ba Vì phát triển nhanh và bền vững, trở thành điểm đến hấp dẫn trong

nước và quốc tế, ơng Đỗ Mạnh Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, thời
gian tới, huyện sẽ thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp như: Tăng cường công tác
quản lý nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá; xây dựng cơ chế
chính sách hỗ trợ phát triển du lịch; phát triển thị trường, sản phẩm du lịch chất lượng cao,
dịch vụ phụ trợ; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực... Những nhóm giải pháp này sẽ
giúp tạo nền tảng để du lịch Ba Vì trở thành ngành kinh tế trọng điểm, phát triển bền
vững, chuyên nghiệp và ngày càng khẳng định thương hiệu cũng như sức cạnh tranh trong
khu vực.
Bên cạnh đó, đơn vị cịn tập trung đa dạng hóa sản phẩm dựa trên thế mạnh sẵn có,
phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm, trong đó có hoạt động bay khinh khí cầu ngắm hoa
dã quỳ - một “cú hích” lớn, thu hút hàng vạn lượt khách trong thời gian qua. Với nỗ lực
đa dạng hóa sản phẩm, ơng Chu Ngọc Qn cho biết, Vườn quốc gia Ba Vì đang hồn
thiện hồ sơ công nhận Cây di sản cho quần thể bách xanh cổ thụ tại một số vị trí đặc biệt;
tổ chức thí điểm mơ hình trồng dược liệu bản địa dưới tán rừng; phối hợp với Trung tâm
Khuyến nông Hà Nội xây dựng dự án trồng và chế biến sản phẩm bương mốc, hình thành
sản phẩm OCOP lâm nghiệp để đồng bào vùng đệm bán cho khách du lịch. Ngoài ra,
vườn cũng đang tiến hành dự án khởi tạo nguồn giống các loại cây quý hiếm, có ý nghĩa
đặc biệt được nhân giống từ các cây trong Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh... Đó là
cách quản lý, bảo vệ rừng kết hợp với khai thác du lịch hiệu quả, góp phần “xanh hóa” và
phát triển du lịch một cách bền vững.
Để tạo điều kiện cho du khách đến tham quan, chụp ảnh, Vườn Quốc gia Ba Vì đã
đầu tư cải tạo tuyến đường mòn dài trên 3 km dẫn quanh rừng hoa. Đồng thời, Vườn
Quốc gia Ba Vì cũng huy động nhân lực túc trực, hướng dẫn khách tham quan, giữ gìn


cảnh quan và vệ sinh môi trường, phối hợp cùng lực lượng công an phân luồng, tránh ách
tắc giao thông.

II.CẦU DU LỊCH
2.1. Các nguồn khách chính

Thống kê lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến Vườn quốc gia Ba Vì
trong giai đoạn từ 2008-2013
2008

2009

2010

2011

2012

2013

Khách quốc tế

750

654

1100

1100

1612

2000

Khách trong


55,930

65,711

92,050

92.050

122,481

156,000

nước

Theo thống kê của Vườn quốc gia Ba Vì, hoạt động khai thác và phát triển du lịch
của vườn trong giai đoạn 2011 - 2020 đạt kết quả khá khả quan: Tăng trưởng bình quân
về du lịch đạt khoảng 25%/năm; 3 năm qua đã có gần 400 nghìn lượt khách tham quan,
nghỉ dưỡng, học tập, trong đó khách ở khu vực Hà Nội chiếm 80%, khách quốc tế chiếm
1,4%
Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, hàng vạn du khách đã đến tham quan,
thưởng lãm hoa, đặc biệt các ngày cuối tuần, Vườn Quốc gia Ba Vì đón từ 1,2 – 1,3 vạn
lượt khách. Có thời điểm, tuyến đường dẫn vào vườn bị q tải cục bộ vì lượng khách q
đơng. (2018)
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2020, huyện Ba Vì đã đón trên 13.000 lượt khách
đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng. Trong đó, các điểm du lịch thu hút lượng khách đến
nhiều nhất đó là: Vườn Quốc Gia Ba Vì với trên 10.000 lượt khách.
Theo những số liệu cho thấy, lượng du khách đến tham quan du lịch tại các khu du
lịch Ba Vì nói chung năm sau cao hơn năm trước và chủ yếu là khách trong nước. Nhìn
chung du khách đều hài lòng với sản phẩm du lịch tại địa phương. Tuy nhiên các khu du



lịch còn một số hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu cao của du khách trong dịch vụ tham
quan, cần bổ sung khắc phục để tăng hiệu quả kinh doanh dịch vụ này, để du khách đến
địa phương ngày càng đông hơn, nhất là lượng du khách Quốc tế.
2.2. Cầu du lịch của nguồn khách trong nƣớc
2.2.1. Phương tiện di chuyển
Du khách có thể đi bộ, đi xe máy, hoặc đi ô tô như đã đề cập ở trên Mục I.1.2
2.2.2. Nơi ăn ở
Về nơi ở
Thông thường khách du lịch đến đây thường là tham quan trong ngày. Tuy nhiên nếu
muốn đi lâu ngày hơn du khách vẫn sẽ có nhiều sự lựa chọn về cơ sở lưu trú để lưu lại.
Trong Vườn Quốc gia Ba Vì hiện có 2 khu nghỉ dưỡng là Ba Vì Resort ở cốt 400m và
Melia Retreat ở cốt 600m. Đây là 2 khu nghỉ dưỡng duy nhất mà du khách có thể đặt
phịng lưu trú trong phạm vi Vườn quốc gia Ba Vì.
Ngồi ra cịn có danh sách một số cơ sở lưu trú mà du khách có thể lựa chọn:
Ba Vi Homestead (Địa chỉ: Vân Hồ, Ba Vì, Hà Nội)
May Tropical Villas( Địa chỉ: Vân Hồ, Ba Vì, Hà Nội)
Ba Vi Family Homestay (Địa chỉ: Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội)
Rose Villa (Địa chỉ: Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội)
Về ăn uống
Trong khu vực VQG Ba Vì có duy nhất nhà hàng Xạ Hương.
Du khách có thể tự mang đồ ăn đi.
Những món ngon ở Ba Vì như: Gà đồi ba vì , cá sông đà, thịt đà điểu, lợn mán, rau
rừng …


2.2.3. Sở thích tham quan giải trí
Vườn Quốc Gia là điểm thu hút mọi du khách khi đến Ba Vì, nơi đây đặc biệt phù
hợp cho các hoạt động dã ngoại như đi bộ, teambuilding, cắm trại. Tham quan, chip ảnh,
các hoạt động tâm linh, …

Một chút kỷ niệm khi đi du lịch ngắm hoa dã quỳ Ba Vì hay một món quà tặng cho
bạn bè và cho người thân là một điều không thể thiếu trong mỗi chuyến du lịch. Ngoài
những bức ảnh hoa dã quỳ, đến núi Ba Vì đừng qn mua một giỏ hoa lan, một ít chè Ba
Trại, mấy cân thịt lợn mán, ít giị đà điểu, hay chai mật ong, và đặc biệt là sữa Ba Vì (lưu
ý với sữa ba vì phải mua ở những cửa hàng uy tín).
2.2.4. Số ngày lưu trú
Uớc tính: 1 - 3 ngày.
2.2.5. Chi tiêu du lịch:
Ước tính khơng cư trú: khoảng 200 nghìn/khách/ngày.
Có Cư trú: khoảng 600k/ khách/ngày.

Lƣu ý
Cầu du lịch thay đổi trong đại dịch covid 19. Năm 2020, trước những tác động của
dịch Covid-19, Vườn quốc gia Ba Vì phải đóng cửa, khơng đón khách trong 3 tháng.
Trong thời gian này đơn vị đã tập trung triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất
lượng, đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ khách tham quan. Mặc dù chưa phát hiện ca mắc
covid nào trên địa bàn huyện Ba Vì nhưng qua những chỉ thị phịng chống dịch của nhà
nước thì lượng khách đến đây cũng giảm đi phần nào. Do tâm lý ngại đi chuyển trong đợt
dịch, người dân ý thức hạn chế di chuyển, mức chi tiêu cho việc tham quan cũng giảm và
phần lớn là đa số là tham quan trong ngày.


III.NHẬN XÉT CHUNG
Thơng qua những phân tích ở trên thì vườn quốc gia Ba Vì là nơi có tiềm năng du lịch lớn
và chắc chắn sẽ rất phát triển trong tương lai thu hút đông đảo lượng khách du lịch trong
nước và quốc tế. Vì thế địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bảo tồn và phát
triển thế mạnh du lịch của vùng khai thác đi đôi với bảo vệ để tận dụng hết những giá trị
mà du lịch có thể mang lại.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bí ẩn những cơng trình Pháp cổ trên núi Ba Vì

/>2. Kinh nghiệm du lịch vươn quốc gia Ba Vì
o/kinh-nghiem-du-lich-vuon-quoc-gia-ba-vi-post26178.cp.
3. Tháp Báo Thiên- Báo Thiên Bảo Tháp - Ba Vì
/>4. Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện Ba Vì
/>_INSTANCE_yy0aZ6jgXiSy&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p
_p_col_id=column1&p_p_col_count=1&_VsubjectView_WAR_Vsubjectportlet_INSTANCE_yy0aZ6jgXiS
y_jspPage=%2Fhtml%2Fportlet%2FsubjectView%2Fdetail.jsp&_VsubjectView_WAR_
Vsubjectportlet_INSTANCE_yy0aZ6jgXiSy_subId=11307.
5. Du lich ba vì nguồn lực từ thương hiệu
/>

6. Vườn quốc gia Ba Vì: Nỗ lực „xanh hóa‟ sản phẩm
/>7. Huyện Ba Vì: đẩy mạnh kích cầu du lịch gắn với xây dựng hình ảnh du lịch Ba Vì an
tồn.
/>8. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Tổng cục du lịch Việt Nam.
/>


×