Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tiểu luận kinh tế du lịch đề tài phân tích du lịch biển sam son

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.31 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
----------

Tiểu luận hết học phần Kinh tế du lịch
Phân tích định tính thị trường du lịch của khu du lịch
bãi biển Sầm Sơn

Họ và tên sinh viên: Lê Thị Ngọc Hà
Ngày sinh:04/12/2001
Khóa: QH-2019-X Quản trị khách sạn
Mã số sinh viên: 19031631
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Mạnh Hà
Ngày nộp: 06/06/2021

Hà Nội, 2021
1


MỤC LỤC

1.Cung du lịch của bãi biển Sầm Sơn ............................................................................................................ 3
1.1 Tài nguyên du lịch ............................................................................................................................... 3
1.2 Cơ sở hạ tầng du lịch........................................................................................................................... 5
1.3 Hệ thống giao thông tới khu du lịch bãi biển Sầm Sơn ....................................................................... 5
1.4. Nhân lực du lịch ................................................................................................................................. 7
1.5 Chính sách phát triển du lịch tại khu du lịch bãi biển Sầm Sơn .......................................................... 7
2. Cầu du lịch tới bãi biển Sầm Sơn............................................................................................................... 8
2.1 Các nguồn khách chính ....................................................................................................................... 8
2.2 Cầu du lịch của từng nguồn khách ...................................................................................................... 8
2.2.1 Cầu du lịch của nguồn khách Hà Nội........................................................................................... 8


2.2.2 Cầu du lịch của nguồn khách nội tỉnh ........................................................................................ 10
3. Nhận xét chung ....................................................................................................................................... 11

2


1. Cung du lịch của bãi biển Sầm Sơn
1.1. Tài nguyên du lịch
Sầm Sơn có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn. Đây là ưu thế nổi bật nhất của Sầm Sơn, là điều kiện hết sức thuận lợi để phát
triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch biển, du lịch núi, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh
thái, du lịch tâm linh…

Khu du lịch bãi biển Sầm Sơn nhìn từ trên cao
 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Sầm Sơn có bờ biển dài khoảng 9 km, từ cửa Hới (sông Mã) đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc) với các
bãi biển đẹp như bãi biển nội thị (A, B, C, D), bãi biển Quảng Cư, Bãi Nix, Bãi Lãn, Bãi Vụng Tiên...
Các bãi biển này đều có đặc điểm chung là rộng, bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, sóng biển
vừa phải, nước biển ấm, trong xanh có nồng độ muối trên dưới 30%, ngồi ra cịn có Canxidium và nhiều
khống chất khác có tác dụng chữa bệnh... rất phù hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí nên
từ lâu đã là khu nghỉ mát nổi tiếng trong cả nước. Theo đánh giá Sầm Sơn là nơi rất có lợi cho sức khỏe,
nghỉ dưỡng vào mùa đông, đồng thời là thị trường tiêu dùng, mua sắm lớn cho 1,5 - 2 triệu khách du lịch
hiện nay và khoảng 4 - 5 triệu du khách trong tương lai, tạo cơ sở để phát triển sản xuất nơng, lâm, thủy
sản hàng hóa của các vùng lân cận. Hiện nay, Sầm Sơn mới khai thác 3 bãi biển ở khu vực nội thị vào
mục đích du lịch, chủ yếu là tắm biển. Thời gian tới có thể khai thác các bãi biển ở khu vực Quảng Cư và
Nam Sầm Sơn, hình thành một khu du lịch - nghỉ dưỡng biển lớn của vùng và cả nước với các hoạt động
du lịch phong phú và đa dạng như: tắm biển, nghỉ dưỡng và các loại hình thể thao, vui chơi giải trí khác...
Bên cạnh các bãi biển trên, Sầm Sơn cịn có núi Trường Lệ cao 76 mét nằm sát biển, được coi như
là hòn ngọc của Sầm Sơn. Các vách đá dốc đứng về phía biển đã tạo nên sự hùng vĩ của núi Trường Lệ và
rất thích hợp cho loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm. Mặt khác ở đây có những bãi cỏ rộng, những

sườn thoải và các đồi được cấu tạo từ đá granit cổ sinh hay đá biến chất dạng bát úp (điển hình là khối
hoa cương Độc Cước) phù hợp cho du lịch cắm trại và các hoạt động vui chơi giải trí khác. Trên núi
3


Trường Lệ cịn có các di tích như đền Độc Cước, đền Cơ Tiên, đền Tơ Hiến Thành... rất có giá trị du lịch
văn hóa, du lịch tâm linh. Đặc biệt hòn Trống Mái trên núi Trường Lệ là cảnh quan tự nhiên độc đáo của
Sầm Sơn cũng như của cả nước, rất hấp dẫn khách du lịch.
Ngoài ra, cảnh quan tự nhiên dọc hai bờ sông Mã, sông Đơ cũng là điều kiện lý tưởng để Sầm Sơn
phát triển các tuyến du lịch sinh thái trên sông, biển. Xuất phát từ Cửa Hới ở phía Bắc, du khách có thể đi
thuyền đến Hịn Mê và xa hơn về phía Nam, hoặc ngược dịng sơng Mã đi thăm các di tích Hàm Rồng,
Lam Sơn, di tích triều vua Lê và các di tích, danh thắng khác trong tỉnh. Đặc biệt sơng Đơ chảy dọc thị xã
(từ Sơng Mã ở phía Bắc đến cống Trường Lệ ở phía Nam) có cảnh quan tự nhiên khá hấp dẫn với các
đầm sen ở phía Nam đền An Dương Vương là nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng của Sầm Sơn để phát
triển du lịch sinh thái.
Tóm lại, sự đan xen giữa các loại địa hình (sơng, núi, biển), giữa các bãi biển với núi Trường Lệ và
cảnh quan sông nước, cùng với các hồ, đầm ở Quảng Cư và những rặng thông, phi lao dọc ven biển... tạo
nên sự phóng phú và đa dạng của tài nguyên du lịch trên địa bàn, là điều kiện rất thuận lợi để Sầm Sơn
phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.
 Tài nguyên du lịch văn hóa - nhân văn
Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, Sầm Sơn cịn có nguồn tài ngun du lịch nhân văn
khá phong phú gồm các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, ngành nghề truyền thống và các giá trị văn hóa
khác. Theo thống kê, trên địa bàn Sầm Sơn có 16 di tích, là một trong số các địa phương có tỷ lệ di tích
cao trong cả nước, trong đó có 6 di tích cấp Quốc gia gồm:
- Đền Độc Cước (hay còn gọi là đền Thượng), nằm trên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ.
Đền thờ thần Độc Cước, được xây dựng cách đây 700 năm. Hàng năm người dân Sầm Sơn tổ chức lễ hội
bánh trưng, bánh dầy vào ngày 12 tháng 5 âm lịch để tế thần.
- Đền Cô Tiên, nằm trên hịn Đầu Voi ở phía Tây núi Trường Lệ, phía trên Vụng Ngọc. Đây là đền
thờ Chúa Liễu Hạnh, trước đây là nơi thờ vọng thần Độc Cước.
- Đền Tơ Hiến Thành (hay cịn gọi là đền Trung), thờ Thái úy Tố Hiến Thành, vị quan thanh liêm,

cương trực của triều Lý.
- Hòn Trống Mái là danh thắng nổi tiếng gắn với huyền thoại về một mối tình chung thủy.
- Đền Đề Lĩnh thuộc phường Trung Sơn, thờ thần Hồng có cơng khai dân, lập ấp.
- Đền Cá Lập (hay còn gọi là đền Làng Trấp) thuộc phường Quảng Tiến, thờ tướng Trần Đức.
Ngồi ra cịn 10 di tích được xếp hạng cấp tỉnh gồm: đền Hồng Minh Tự (hay còn gọi là đền Hạ);
chùa làng Lương Trung; đền Bà Triều; đền làng Hới; đền Thanh Khê; đền thờ phủ Đơ Hầu; đền thờ Ngư
Ơng... và nhiều di tích khác như: Nơi Bác Hồ về thăm và tham gia kéo lưới cùng ngư dân Sầm Sơn; Nơi
anh hùng Nguyễn thị Lợi đánh tàu chiến Pháp; Nơi tập kết đón học sinh Miền Nam ra Bắc sau Hiệp định
Genever và nơi đón tiếp các tử tù Cách mạng Miền Nam ra Bắc sau Hiệp định Pari...
Như vậy, du khách đến Sầm Sơn không chỉ bởi cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú mà còn giầu chất nhân
văn với những lễ hội được lưu giữ từ bao đời nay như lễ hội tế thần Đốc Cước, Cô Tiên, (từ ngày 21 4


23/8 âm lịch); Lễ hội bánh chưng bánh dày (ngày 12/5 âm lịch); lễ hội cầu ngư (ngày 15/5 âm lịch)...
Ngoài những lễ hội truyền thống về lịch sử, về truyền thuyết cịn có các lễ hội tơn vinh những người có
cơng với dân, với nước, với làng hoặc lễ hội tưởng niệm Bà Triều, tổ sư nghề dệt săm súc, lễ hội Cá
Ông... mang đậm nét sinh hoạt của cư dân vùng biển... làm cho du lịch của Sầm Sơn càng thêm phong
phú và hấp dẫn. Bên cách đó, Sầm Sơn cịn có truyền thống thượng võ (có lị vật nổi tiếng ở Quảng
Trường - Trung Sơn); Các làng nghề truyền thống như dệt săm xúc (Triều Dương), sản xuất nước mắm
(làng Hới) cùng với tinh thần mến khách và lòng nhiệt thành của con người Sầm Sơn cũng là nền tảng
vững chắc cho ngành du lịch phát triển.
Tóm lại, Với những tiềm năng và lợi thế trên, trong tương lai ngành du lịch Sầm Sơn có cơ hội phát
triển mạnh, trở thành điểm đến hấp dẫn và lý thú của nhiều du khách. Ngồi ra, với vị trí địa lý thuận lợi,
Sầm sơn cịn có thể mở rộng liên kết với các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng và cả nước, hoặc với
các tỉnh Bắc Lào để hình thành các tuyến du lịch hấp dẫn.
1.2. Cơ sở hạ tầng du lịch
Song song với công tác quản lý, du lịch Sầm Sơn cũng gây ấn tượng với hệ thống hạ tầng giao
thông và du lịch đồng bộ, liên tiếp được nâng cấp những năm gần đây, như đường Hồ Xuân Hương từ
chân núi Trường Lệ đến Vạn Chài, đường Trần Nhân Tông từ giai đoạn 1 đại lộ Nam Sông Mã đến
đường Nguyễn Du, đại lộ Voi - Sầm Sơn, sân bay Thọ Xuân. Nếu như trước đây du khách đến với Sầm

Sơn khơng có nhiều lựa chọn về nơi lưu trú, dịch vụ, tiện nghi và đồng bộ, thì điều này đã thay đổi đáng
kể sau khi các hạ tầng du lịch mới được đưa vào vận hành với 830 cơ sở lưu trú, trong đó có 363 khách
sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 - 5 sao trong năm 2020. Cùng với đó là sự hiện diện của 15 Hubway (các cơng
trình nhỏ được kết nối với nhau thành một hệ thống) trên 3,5 km dọc đường Hồ Xuân Hương đã mở ra
một bãi biển kiểu mẫu, được quy hoạch bài bản và trở thành một trong những bãi biển quy hoạch đẹp nhất
Việt Nam
Trong phân khúc nghỉ dưỡng cao cấp, đáng chú ý có sự xuất hiện của quần thể du lịch FLC Sầm
Sơn - quần thể nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên tại Thanh Hóa. Sở hữu hơn 1000 phòng lưu trú chất lượng, hơn
70 tiện ích đẳng cấp, địa điểm này đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi diện mạo du lịch Sầm Sơn,
mang đến cho thành phố biển một điểm đến chất lượng được ưa thích hàng đầu khu vực miền Bắc và Bắc
Trung Bộ. Bên cạnh đó, Dự án Quảng trường biển và tổ hợp đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi
giải trí cao cấp biển Sầm Sơn do Cơng ty CP Tập đồn Mặt Trời (Tập đoàn Sun Group) làm chủ đầu tư là
một trong những “siêu dự án” đầu tư vào Thanh Hóa thời gian gần đây. Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới
gần 25.000 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD), gồm: Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm
Sơn và các dự án đối ứng với tổng quy mô khoảng 550 ha (bao gồm: Khu đô thị quảng trường biển Sầm
Sơn, Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng sông Đơ tại Sầm Sơn, Khu công viên vui chơi giải trí và đơ thị Nam
Sơng Mã). Trong đó, điểm nhấn là Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn nằm ngay mặt
đường Hồ Xuân Hương - tuyến đường ven biển đẹp nhất TP Sầm Sơn.
1.3. Hệ thống giao thông tới khu du lịch bãi biển Sầm Sơn
Sầm Sơn cách Hà Nội khoảng 170km là không quá xa, đường sá đi lại rất dễ dàng và nhanh chóng.
Do đó, có thể du lịch Sầm Sơn tự túc bằng ô tô riêng, xe máy hoặc xe khách đều đảm bảo an toàn.
5


 Di chuyển bằng xe khách
Xe khách Sầm Sơn tập trung chủ yếu ở Bên xe Giáp Bát – Hà Nội với giờ đi từ 5h sáng đến 5h
chiều, tần suất 30’/chuyến. Xe Sầm Sơn rất đúng giờ, giá thì 4 mùa đều như nhau là 100k/người. Thời
gian đi từ Hà Nội tới thành phố Thanh Hóa bằng xe khách thường mất khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ. Sau
khi tới thành phố Thanh Hóa, có thể đón xe buýt đến thị xã Sầm Sơn. Tuy nhiên xe bus chuyến cuối cùng
là 8h tối nên khách cần căn chỉnh giờ hợp lý. Nếu khơng kịp giờ xe bt thì có thể di chuyển bằng xe ôm,

xe tax .
 Di chuyển bằng ô tô riêng hoặc xe máy
Đa phần các khách du lịch để đến với Sầm Sơn, Thanh Hóa sẽ xuất phát từ Hà Nội. Nếu đi gia đình,
bạn có thể chọn phương tiện là ơ tơ cho tiện, cịn nếu theo hướng du lịch phượt, bụi thì cũng khá là vui
khi đi xe máy. Lộ trình Hà Nội – Thanh Hóa khoảng tầm 160 km, dưới đây sẽ là cách di chuyển đến đó
nhanh nhất.
Đầu tiên, xuất phát từ TT Hà Nội đi ra đường Giải Phóng, đi theo đường Ngọc Hồi sau đó rẽ vào
quốc lộ 1. Đi thẳng quốc lộ 1 theo hướng huyện Thường Tín, tới ngã 3 giao với cầu Giẽ thì rẽ trái, chạy
thẳng đến thành phố Phủ Lý. Tiếp đó, đi vào quốc lộ 10 để đến thành phố Ninh Bình, băng qua thị xã
Tam Điệp và Bỉm Sơn là đến thành phố Thanh Hóa. Đến đây, khách có thể hỏi đườn đến với Sầm Sơn,
đoạn này chỉ tầm 18 km. Du khách nên kết hợp với Google Maps để di chuyển cho thuận tiện. Đoạn
đường này mất tầm 4 tiếng rưỡi – 5 tiếng chạy xe, vì thế hãy đi vào lúc sáng sớm, vì nếu xuất phát từ 7-8
giờ thì đến nơi đã tầm 11-12 trưa.
 Di chuyển bằng tàu hỏa
Đây là một phương tiện hết sức thú vị, tuy nhiên là sẽ mất cơng thêm một chút. Bù lại thì cảm giác
đi tàu, nhìn phong cảnh chầm chậm qua cũng sẽ khiến bạn thư thái hơn rất nhiều so với phương án đi ơ tơ
kể trên. Đối với những người thích đọc sách hoặc tâm sự với bạn bè, việc đi tàu cũng sẽ cung cấp những
khoản thời gian hết sức đáng giá.
Để đến Sầm Sơn bằng tàu bạn cần qua 2 bước. Đầu tiên là bắt tàu SE1 đi Thanh Hóa tại Ga Hà Nội
– Lê Duẩn. Vé tàu khách có thể đặt trước qua trang web của cơng ty đường sắt, hoặc mua vé trực tiếp tại
quầy nhưng lưu ý sẽ phải đến sớm trước tầm 30′. Tàu đi sẽ mất tầm 3h để đến Thanh Hóa. Sau đó khách
có thể chọn phương tiện xe bus, hoặc nếu đơng người thì thuê taxi về Sầm Sơn. Giá xe taxi đi Sầm Sơn
vào khoảng 150k. Tóm lại chi phí cho phương án này cũng sẽ vào khoản 120k/người, thời gian đi hết
khoảng 4 tiếng
 Di chuyển bằng máy bay
Đối với những Du khách từ nước ngoài hoặc khách từ TP. Hồ Chí Minh thì lựa chọn máy bay là
phương tiện di chuyển tiết kiệm thời gian nhất. Có đường bay thẳng từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí
Minh) đến sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa). Với chặng bay này thì trung bình mỗi ngày có hơn 4 chuyến
bay, thời gian mỗi chuyến là 1g55p. Từ sân bay Thọ Xuân, quý khách có thể bắt taxi trực tiếp chạy về
Sầm Sơn hoặc lựa chọn đi về thành phố Thanh Hóa mất 1 tiếng, sau đó bắt xe ơm, xe bus, taxi mất thêm

30′ để tới Sầm Sơn


Các phương tiện di chuyển ở Sầm Sơn
6


Khi đã đến Sầm Sơn và muốn đi lại mua sắm, tham quan thì có thể lựa chọn một số phương tiện
sau: Xích lơ (50.000-80.000 VNĐ/chuyến), xe đạp đơi (40.000-50.000 VNĐ/giờ), xe điện (80.000150.000 VNĐ/chuyến), xe ôm, thuê xe máy, taxi,…
1.4. Nhân lực du lịch
Tính đến hết năm 2019, Sấm Sơn có 24.300 lao động du lịch, trong đó, lao động có trình độ đại học
trở lên là 2.050 người (chiếm 8,4%); cao đẳng, trung cấp là 6.600 người (chiếm 27,2%); sơ cấp, đào tạo
nghề tại chỗ là 9.400 người (chiếm 38,7%); chưa qua đào tạo là 6.250 người (chiếm 25,7%). Theo đánh
giá của ngành chức năng, những năm gần đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cho
đội ngũ cán bộ quản lý, người lao động trong các doanh nghiệp (nhất là các cơ sở lưu trú), lao động cộng
đồng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên
phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch; đồng
thời, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tại các cơ sở đào tạo chuyên về du lịch đã được đầu tư và
nâng cấp; khung chương trình dạy học đã áp dụng theo tiêu chuẩn nghề du lịch VTOS; lực lượng giáo
viên, giảng viên, ngày càng tăng về số lượng và trình độ chun mơn, kiến thức. Ngồi ra, các doanh
nghiệp, khách sạn, nhà hàng đã chủ động tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho
đội ngũ nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm du lịch.
Có thể nói, chú trọng trước tiên đến khâu nhân lực và nhất là thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động là nhân tố góp phần nâng cao chất lượng du lịch, nhất là chất
lượng dịch vụ tại các resort, nhà hàng lớn, khách sạn từ 3 đến 5 sao trên địa bàn. FLC Sầm Sơn có thể
xem là một điển hình về dịch vụ chất lượng cao, đẳng cấp và chuyên nghiệp bậc nhất tại Thanh Hóa hiện
nay.
Với tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp hiện mới chiếm 35,6%, nếu nhìn vào bằng
cấp để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thì rõ ràng là, con số này chưa thể làm nhiều người hài lòng.
Đồng thời, với 38,7% lao động có trình độ sơ cấp trở xuống và nhất là 25,7% chưa qua bất kỳ trường, lớp

đào tạo, bồi dưỡng nào càng khiến nhiều người khơng thể có được sự đánh giá quá cao hay quá tích cực
về chất lượng nguồn nhân lực nói riêng và chất lượng dịch vụ du lịch nói chung của Sầm Sơn hiện nay.
Đó là chưa kể, dù đã qua đào tạo, được đào tạo lại và được bồi dưỡng thường xuyên, song, vấn đề là
người lao động có áp dụng và vận hành được các kiến thức, kỹ năng ấy vào thực tiễn công việc hay
khơng? Tích cực mà nói, việc mở các lớp bồi dưỡng là cần thiết, song không thể phủ nhận, khung chương
trình đào tạo cịn nặng về lý thuyết mà ít thực hành. Trong khi, Thanh Hóa vẫn cịn thiếu các chuyên gia,
nghệ nhân và người lao động giỏi làm việc trong ngành du lịch. Cùng với đó, du lịch còn mang nặng yếu
tố mùa vụ, khiến cho số lượng lao động tại các khu du lịch biển thường xuyên dao động, thiếu tính ổn
định. Điều này đang ảnh hưởng không nhỏ tới công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực của các doanh
nghiệp, chính quyền địa phương và ngành chức năng.
1.5. Chính sách phát triển du lịch tại khu du lịch bãi biển Sầm Sơn
Chương trình phát triển du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2021-2025 mới đây đã chỉ ra những vấn đề còn
thiếu và yếu như: Phát triển du lịch trải nghiệm chưa được quan tâm; xúc tiến du lịch còn nhỏ lẻ, chưa kết
nối được nhiều với các đơn vị làm du lịch nổi tiếng; việc gắn kết giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các
công ty lữ hành và các hãng vận tải lớn triển khai chưa quy mô; việc xây dựng thương hiệu sản phẩm du
7


lịch cịn thiếu kiên trì... Tất cả những vấn đề đó cần phải được khắc phục nhanh, đồng bộ, với sự tham gia
của đầy đủ các bên liên quan. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng nhấn mạnh: Để phát triển du lịch
một cách bền vững, trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa phải xác định rõ theo hướng: “Doanh nghiệp là
trung tâm, người dân là chủ thể, Nhà nước là “bà đỡ” hỗ trợ để tạo động lực cho du lịch phát triển”.
Mục tiêu trong 5 năm tới, tồn ngành du lịch Thanh Hóa thu hút hơn 63,7 triệu lượt khách; Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX cũng đã xác định chương trình phát triển du lịch là một trong 6
chương trình trọng tâm của tỉnh. Để phát triển du lịch một cách mạnh mẽ hơn, chính quyền, doanh nghiệp
và người dân làm du lịch TP Sầm Sơn phải chú trọng chuyển đổi từ tiến hành làm dịch vụ du lịch theo
cách thức truyền thống sang du lịch dựa vào nền tảng công nghệ số; tiếp tục chú trọng tới việc xây dựng
môi trường du lịch an tồn, thân thiện, văn hóa. Cùng với đó là tăng cường kết nối, hợp tác chặt chẽ giữa
các ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, nhằm khai thác hết tiềm năng, thế mạnh vốn có của từng
địa phương và các vùng miền lân cận. Chính quyền TP Sầm Sơn đã có nhiều cơ chế, chính sách, mơi

trường kêu gọi đầu tư thơng thống, minh bạch, khách quan, tạo mọi điều kiện, nguồn lực tốt nhất, nhằm
xây dựng những sản phẩm du lịch chất lượng cao, tạo ấn tượng đối với du khách trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam nói riêng và thế giới
nói chung, ngành du lịch cả nước và du lịch tại Sầm Sơn cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng
nghiêm trọng. Cung du lịch tại Sầm Sơn hiên nay có xu hướng giảm, đặc biệt là về nguồn nhân lực và cơ
sở hạ tầng. Do các chính sách giãn cách xã hội, một số nhà nghỉ khách sạn tại Sầm Sơn phải cắt giảm
nguồn nhân lực để đảm bảo chi phí vận hành, nhiều cơ sở lưu trú phải đóng cửa do thua lỗ, khơng có
khách. Vì vậy, chính quyền Sầm Sơn cũng như các cơ sở kinh doanh du lịch đang tiếp tục đưa ra những
chính sách, biện pháp để hạn chế thiệt hại, kích cầu du lịch,hỗ trợ các cơ sở kinh doanh lưu trú mà điển
hình là đêm khai mạc du lịch biển Sầm Sơn 2021, trong đó quyết tâm đánh thức thị trường nội địa, để vực
dậy nền du lịch tại Sầm Sơn đồng thời mở ra một cánh cửa mới, các hình thức kinh doanh du lịch mới đưa
khu du lịch Sầm Sơn phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, đợt dịch Covid-19 mới đay bùng phát đúng vào mùa
cao điểm dẫn đến lượng khách đến Sầm Sơn giảm rõ rệt. Hầu như các khách sạn khơng có khách, nhà
hàng thì lác đác vài người
2. Cầu du lịch tới bãi biển Sầm Sơn
2.1. Các nguồn khách chính
Giai đoạn 2015 – 2019, khách du lịch đến Sầm Sơn tăng trưởng đều, ổn định, tốc độ tăng trưởng đạt
5,04%. Năm 2015, Sầm Sơn phục vu 4.066.100 lượt khách lưu trú, đến năm 2019, số lượt khách lưu trú
đạt 4.950.000 lượt, tăng gần 100.000 lượt so với năm 2015. Khách du lịch đến với Sầm Sơn chủ yếu là
khách nội địa, chiếm 99,2%, cơ cấu khách đến Sầm Sơn chủ yếu là từ thị trường Hà Nội, các tỉnh phía
Bắc đi theo gia đình hoặc theo đồn do các cơng ty lữ hành tổ chức và khách nội tỉnh.
2.2. Cầu du lịch của từng nguồn khách
2.2.1.

Cầu du lịch của nguồn khách Hà Nội

(i) Phương tiện vận chuyển tới điểm đến

8



Thơng thường, khách từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tới Sầm Sơn thường lựa chọn di chuyển
bằng xe ô tô hoặc nếu khách đi theo đoàn do các công ty lữ hành tổ chức sẽ di chuyển bằng xe du lịch 45
chỗ, 29 chỗ, 16 chỗ.
Bên cạnh đó, trào lưu “phượt” ở giới trẻ cũng nổi lên rầm rộ. Các bạn trẻ thường là sinh viên hoặc
người mới đi làm với kinh phí cịn hạn hẹp nhưng lại có xu hướng thích mạo hiểm và khám phá cái mới.
Vì vậy, xe máy là một lựa chọn ưu tiên.
Ngồi ra, một số khách du lịch có thể di chuyển bằng xe khách hoặc tàu hỏa
(ii) Nơi ăn ở
Tại Sầm Sơn hiện nay có rất nhiều các khách sạn, nhà nghỉ và resort phục vụ khách du lịch. Nhưng
vào mùa du lịch cao điểm thì tình trạng cháy phịng khơng hiếm gặp bởi lượng khách đổ về Sầm Sơn tận
hưởng mùa hè mỗi năm một tăng cao. Vì vậy, du khách sẽ có xu hướng đặt trước phịng từ 5-7 ngày
Đối với những người kinh phí ít, họ thường có xu hướng thuê nhà nghỉ hoặc khách sạn bình dân giá
rẻ. Vì vậy, họ thường lựa chọn các nhà nghỉ, khách sạn xa các bãi tắm, hoặc lựa chọn các nhà nghỉ tại khu
vực bãi A gần núi.
Đối với những khách tầm trung, họ thường lựa chọn thuê khách sạn gần biển hoặc homestay cho hộ
gia đình. Một số khách sạn được du khách đánh giá tốt: Lam Kinh Hotel, Phoenix Hotel, Hoa Thuy Tien
Hotel, Phú Đông Hotel,…
Đối với du khách có “túi tiền” dư dả và muốn tận hưởng chuyến nghỉ dưỡng sang chảnh có hồ bơi
siêu đẹp, đầy đủ tiện ích thường chọn những khách sạn cao cấp 4-5 sao. Một số khách sạn cao cấp được
lựa chọn nhiều nhất: FLC Luxury Resort Samson, FLC Luxury Hotel Samson, FLC Grand Hotel Samson,
Muong Thanh Hotel, Van Chai Resort ,…
Vì đi du lịch biển, hầu hết du khách đều chọn thưởng thức hải sản. Các món ăn hải sản được du
khách khen nức tiếng: cua, ghẹ, bề bề, gỏi cá, mực,… Bên cạnh đó cịn có một số món đặc sản: bánh
cuốn, chả tôm, cháo lươn, nem chua,…cũng được du khách lựa chọn khá nhiều khi đến đây. Một số nhà
hàng nổi tiếng được du khách lựa chọn: Nhà hàng hải sản Diệp Anh Sầm Sơn, Nhà hàng hải sản Tý Tâm
Sầm Sơn, Nhà hàng hải sản Quốc Việt Sầm Sơn, nhà hàng hải sản Minh Hạnh Sầm Sơn, Nhà hàng hải
sản Tuấn Năm,…
(iii) Sở thích tham quan, giải trí
Tắm biển là hoạt động không thể thiếu của du khách khi đi du lịch tại Sầm Sơn. Bãi tắm A được

đơng đảo du khách lựa chọn nhất vì có độ dốc thoải và sóng mạnh, có nhiều thuyền check-in sống ảo.
Du khách cịn có thể thưởng thức bình minh trên biển và tham gia kéo lưới với dân chài vào sáng
sớm. Bên cạnh những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Sầm Sơn như: Hòn Trống Mái, bãi biển Sầm Sơn, hồ
Duồng Cốc, thác Ma Hao Sầm Sơn, Động Từ Thức…khách du lịch có thể đi chơi ở Thủy Tiên Cung, vào
đó có cảm giác mạnh nhưng rất thú vị .
Đi chơi các chùa trên núi ( chùa độc cước, chùa cô tiên ..) hoặc đi chơi ở khu du lịch sinh thái, đi
câu tôm, câu cá,.. cũng là một lựa chọn yêu thích của du khách. Để mua hải sản làm quà khách thường
9


ghé qua 2 chợ chính là chợ trong và chợ ngồi, tuy nhiên chợ trong được ưu tiên hơn vì có nhiều đồ hải
sản tươi ngon và có giá rẻ hơn so với đại lý hải sản rất nhiều.
Bên cạnh tắm biển và thăm thú những địa danh nổi tiếng ở Sầm Sơn, khu vui chơi giải trí ở Sầm
Sơn nằm trên đường Nguyễn Du – trục đường chính của khu du lịch, gần khuôn viên chợ đêm Sầm Sơn
đang dần trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch. Những trò chơi thú vị như: Cưỡi ngựa, đi tàu
điện, lái xe điện, Spiderman, Ironman, Cướp biển Caribe, Apolo,… hấp dẫn nhiều bạn trẻ tham gia. Ngoài
ra, tại Sầm Sơn cịn có những khu trung tâm thương mại như Big C, Vincom là điểm vui chơi hấp dẫn du
khách tới mua sắm, ăn uống…
Đối với du khách muốn trải nghiệm các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, FLC Samson Beach &
Goft Resort là lựa chọn số 1. Nơi đây nổi tiếng với sân Goft 18 lỗ và hàng loạt các tiện nghi cao cấp như
khu vui chơi giải trí trong nhà, ngồi trời, bể bơi 4 mùa, quán bar, nhà hàng sang trọng,..
(iv) Số ngày lưu trú
Sầm Sơn không quá rộng lớn và địa điểm tham quan cũng khơng có nhiều, thế nên để có thể tận
hưởng được hết trọn vẹn và khám phá những danh thắng ở Sầm Sơn, khách từ Hà Nội thường lưu trú tại
đây khoảng 2-3 ngày.
(v) Chi tiêu du lịch
Nguồn khách từ Hà Nội đến với Sầm Sơn đã đóng góp hơn 60%cho doanh thu du lịch tại Sầm Sơn.
Về cơ cấu tiêu dùng của họ, chi tiêu về lưu trú vàchi tiêu về đi lại là nhiều nhất (chiếm 40% - 50% tổng
chi tiêu của khách cho chuyến đi). Ngoài ra họ cịn chi tiêu cho ăn uống, chi phí tham quan, mua sắm, chi
phí trả cho cơng ty lữ hành...

Đối với các bạn trẻ đi phượt, mức chi tiêu cho du lịch thường thấp khoảng 500-1.000.000
VNĐ/người
Đối với khách du lịch đến Sầm Sơn theo hộ gia đình, mức chi tiêu trung bình từ 3.000.0008.000.000VNĐ/hộ
Đối với khách đi theo đồn do các công ty lữ hành tổ chức, mức chi tiêu du lịch dao động từ
1.000.000-1.900.000VNĐ/người
Đối với khách hàng muốn trải nghiệm các dịch vụ cao cấp tại Sầm Sơn, mức chi tiêu có thể lên tới
8.000.000-20.000.000VNĐ
2.2.2.

Cầu du lịch của nguồn khách nội tỉnh

(i) Phương tiện vận chuyển tới Sầm Sơn
Từ trung tâm Thành phố Thanh Hóa đến Sầm Sơn chỉ mất khoảng 30 phút. Vì vậy, để di chuyển
một cách thuận tiện và nhanh chóng, các loại phương tiện di chuyển được du khách lựa chọn nhiều nhất là
ô tô, xe máy và xe buýt. Nếu di chuyển bằng ô tô, khách thường sử dụng ô tô cá nhân hoặc thuê xe 5-16
chỗ. Các tuyến xe buýt tới Sầm Sơn gồm: tuyến số 1 , tuyến số 2, tuyến số 14
(ii) Nơi ăn ở

10


Nhìn chung, tùy vào khả năng chi trả mà khách có thể lựa chọn các cơ sở lưu trú từ bình dân đến
cao cấp. Tuy nhiên, đối với khách nội tỉnh, số ngày lưu trú ít hơn, di chuyển nhanh hơn nên các nhà nghỉ,
khách sạn gần bờ biển dọc đường Hồ Xuân Hương vẫn là lựa chọn ưu tiên của họ. Các cơ sở lưu trú cao
cấp sẽ ít được lựa chọn vì phần lớn khách là du lịch tự túc và có mức thu nhập từ thấp đến trung bình.
Các món ăn được chế biến từ hải sản vẫn là món ăn khơng thể thiếu khi du khách đến Sầm Sơn. Đa
phần các nhà nghỉ, khách sạn tại Sầm Sơn đều có kinh doanh kèm dịch vụ ăn uống. Để cho nhanh chóng
và thuận tiện, khách thường đặt món ở chính khách sạn khách ở hoặc các nhà hàng gần đấy. Bên cạnh đó,
các quán ăn đêm, các món đặc sản dọc đường cũng được du khách ưa chuộng: gỏi cá, cháo lươn, chả
tôm,bánh răng bừa, bánh cuốn, nem chua Thanh Hóa,…

(iii) Sở thích tham quan
Vì là vùng biển, nên khách nội tỉnh đến ngắm biển và tắm biển là chính. Thơng thường khách sẽ
xuất phát từ trưa và tắm biển vào chiều mát. Sau đó, khách sẽ đi dọc bờ biển, ngắm biển và tham gia các
hoạt động vui chơi, giải trí tại bờ biển, hoặc khách có thể thuê xe đạp, xe điện đi hóng gió và tham quan.
Vào buổi sáng, khoảng 4-5h, khách sẽ ngắm bình minh trên mặt biển cũng như tắm biển. Đồng thời lúc
này, các thuyền đánh cá của ngư dân cũng vừa cập bến, khách sẽ mua hải sản trực tiếp trên thuyền vì như
vậy khách vừa có thể mua được hải sản tươi sống, vừa mua được với giá rẻ.
Bên cạnh đó, du khách cịn có sở thích tham gia các hoạt động về đêm: thả diều trên bãi biển, đi
chợ đêm Sầm Sơn, đạp xe đạp đôi dọc đường Hồ Xuân Hương,…
Ngoài ra, các địa điểm tham quan khác được khách u thích: Hịn Trống Mái, Động Từ Thức, đền
Độc Cước, đền Cô Tiên,…
(iv) Số ngày lưu trú
Khách nội tỉnh thường đến đây vào cuối tuần hoặc các ngày lễ từ tháng 4 đến tháng 8. Vì thời gian
di chuyển khá gần cũng như khách đã khá quen thuộc với Sầm Sơn (đa số khách nội tỉnh thường quay lại
Sầm Sơn nhiều lần) vì thế số ngày lưu trú thường ít chỉ khoảng 1-2 ngày.
(v) Chi tiêu du lịch
Chi tiêu của khách nội tỉnh chủ yếu là chi tiêu cho dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại ngoài ra họ còn
chi tiêu cho việc tham quan và mua sắm.
Như đã trình bày ở trên, khách nội tỉnh đến Sầm Sơn đa số có mức thu nhập từ thấp đến trung bình
nên mức chi tiêu cho du lịch sẽ dao động 500-2.000.000 VNĐ/người.
Tóm lại, dịch bệnh Covid-19 bùng phát vào cuối năm 2019 đã ảnh hưởng không nhỏ tới cầu du lịch
tại Sầm Sơn. Nhìn chung, cầu du lịch tại Sầm Sơn giảm tuy nhiên điều đáng mừng là mức độ giảm không
quá nghiêm trọng do bởi Sầm Sơn đã triển khai các gói kích cầu du lịch hợp lí, quảng bá du lịch kết hợp
với cơng tác phịng chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên, đợt dịch Covid-19 mới đay bùng phát đúng vào mùa
cao điểm dẫn đến lượng khách đến Sầm Sơn giảm rõ rệt. Hiện nay, Sầm Sơn vẫn đang tiếp tục tăng
cường các biện pháp chống dịch để đảm bảo an toàn cho du khách sau đợt dịch lần này.
3. Nhận xét chung
11



Nhìn chung, mức độ giữa cung và cầu của khu du lịch Sầm Sơn đều ở mức cân bằng, ổn định qua
các năm. Mặc dù dưới tác động vô cùng mạnh mẽ của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu đến bãi biển Sầm Sơn
vẫn ở mức cao, điển hình vào ngày 24/04/2021 gần dây, Lễ Hội du lịch biển 2021 vẫn thu hút hàng chục
nghìn khách đổ về. Với nhiều tiềm năng, lợi thế vè du lịch biển, Sầm Sơn đã và đang tiếp tục thu hút
nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư, triển khai các dự án lớn về du lịch trên địa bàn thành phố. Sầm
Sơn trong giai đoạn 2021-2025 được kì vọng sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới với các sản phẩm du
lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao, nổi trội, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Mạnh Hà (2014), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
2. Nguyễn Thị Thành (2008), Đề án kinh tế du lịchi: Giá trị tài nguyên thiên nhiên biển trong phát
triển du lịch biển ở Sầm Sơn
3. Phương Xoan (2017), “Hạ tầng du lịch Sầm Sơn sau 35 năm xây dựng”, Cổng thơng tin điện tử
tỉnh Thanh Hóa – Thành phố Sầm Sơn, />4. Báo Thanh Hóa, “TP Sầm Sơn: Triển khai dự án du lịch trọng điểm và sự đồng thuận của người
dân”, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa – Thành phố Sầm Sơn,
/>UvuYGwI
5. Nguyễn Diên (2021), “Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa tự túc 2021”, Du lịch khám phá
24h, />YA7g
6. Báo Thanh Hóa (2019), “Chất lượng nhân lực – chất lượng du lịch”, />7. Thanh Hóa Plus, “Xây dựng Sầm Sơn thành điểm du lịch quốc tế”,
/>r8f8
8. Khánh Trình (2021), “Sầm Sơn với giấc mơ du lịch bốn mùa, Báo Quân đội nhân dân”,
/>9. Duy Sơn (2020), “Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch đồng bộ, hiện đại, đưa Sầm Sơn trở
thành điểm đến lý tưởng của du khách”, Báo Thanh Hóa, />12



×