Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận kinh tế du lịch đề tài phân tích du lịch cát bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.21 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

TIỂU LUẬN HẾT HỌC PHẦN KINH TẾ DU LỊCH

PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THỊ TRƯỜNG DU LỊCH
CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hải Yến
Lớp: thứ 3 (tiết 4-6)
MSSV: 19031612
Email:
Điện thoại: 0981.083.851
Ngành học: K64 Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành

Hà Nội, 2021


GIỚI THIỆU
Vườn Quốc gia Cát Bà được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng số 79-CT ngày 31/03/1986 nhằm bảo vệ, phục hồi tài nguyên, điều kiện tự
nhiên và duy trì các hệ sinh thái quan trọng của vùng đảo Cát Bà, phục vụ cho hoạt
động nghiên cứu khoa học, củng cố quốc phòng, tham quan du lịch và các mục đích
kinh tế, xã hội khác.
Vườn Quốc gia Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, khu dự trữ sinh
quyển thế giới. Nay thành lập có trụ sở chính tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
và đucợ Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phịng trực tiếp quản lý. Tổng diện tích để
xây dựng vườn Quốc gia là 15.200 ha, trong đó diện tích rừng núi là 9.800 ha, diện
tích mặt nước là 5.400 ha. Trong đó, vùng bảo vệ nghiêm ngặt với 800 ha là những
khu rừng nguyên sinh, 14.000 ha còn lại là vùng phục hồi sinh thái.


Từ khi thành lập đến nay, Vườn Quốc gia Cát Bà đã thu hút hàng triệu lượt
khách du lịch mỗi năm, bao gồm cả khách quốc tế và nội địa. Chính điều này cho thấy
tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam nói chung và thành phố Hoa phượng đỏ nói
chung.
Đối với phân tích định tính thị trường du lịch của vườn Quốc gia Cát Bà, chúng
ta cần chú ý đến hai yếu tố của thị trường nói chung là cung du lịch và cầu du lịch.

(Nguồn: Elite Tour)


NỘI DUNG
I.

Cung du lịch của vườn Quốc gia Cát Bà

Cung du lịch của vườn Quốc gia Cát Bà phụ thuộc vào các yếu tố sau:
I.1.

Tài nguyên du lịch

I.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên của vùng bao gồm những tài nguyên tự nhiên hấp
dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ du khách tới đó để du lịch như:
-

Địa hình: Tồn bộ vườn Quốc gia Cát Bà gồm một vùng núi non hiểm
trở có độ cao <500 m, trong đó đa phần là nằm trong khoảng 50–200 m.
Đảo Cát Bà chủ yếu là núi đá vôi xen kẽ nhiều thung lũng hẹp chạy dài
theo hướng Đơng Bắc-Tây Nam.


-

Khí hậu: vườn Quốc gia Cát Bà thuộc thành phố Hải Phòng cũng giống
như những địa điểm du lịch khác của miền Bắc, nằm trong vùng khí hậu
Nhiệt đới ẩm gió mùa. Cụ thể:
o Nhiệt độ trung bình trên 20 độ C, tổng số giờ nắng là 14003000h/năm.
o Lượng mưa lớn, trung bình từ 1800 – 2000m; độ ẩm khơng khí
cao (khoảng hơn 80%).
o Chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa với 2 mùa
gió chính: gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đơng. Sự ln phiên
hoạt động của các khối khí theo mùa khác nhau cả về tính chất và
hướng đã tạo nên sự phân mùa khí hậu: mùa đơng lạnh khơ, ít
mưa; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.

-

Đất đai: gồm 5 nhóm đất chính
o Nhóm đất trên núi đá vôi: phân bố dưới tán rừng, tải rác trong
vườn.
o Nhóm đất đồi feralit: phát triển trên diệp thạch sét chua vùng đồi
trọc, tầng đất mỏng.
o Nhóm đất thung lũng cạn: tập trung ở các thung lũng, được rừng
tự nhiên che phủ.


o Nhóm đất thung lũng ngập nước
o Nhóm đất bồi tụ ngập mặn phát triển trên vùng ngập mặn ở Cái
Viềng, Phù Long.
-


Sinh vật: chính đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai nêu trên đã quy định
tính đặc trưng về sinh vật của vườn Quốc gia Cát Bà.
o Về thực vật: có kiểu chính là rừng thưa nhiệt đới thường xanh,
bên cạnh đó cịn có một số kiểu rừng phụ: rừng trên núi đá vôi,
rừng ngâp mặt ven đảo, rừng ngập nước ngọt trên núi. Trong số
745 loài thực vật ở đây có tới 350 lồi có khả năng sử dụng làm
thuốc chữa bệnh Và nhiều loài nằm trong danh mục quý hiếm,
cần bảo vệ như: kim giao, chò đãi, lát hoa, lim xẹt …
o Về động vật: Hệ động vật đa dạng với 282 loài, bao gồm 20 lồi
thú, 69 lồi chim, 20 lồi bị sát, 11 lồi ếch nhái. Động vật phù
du có khoảng 98 lồi, cá biển 196 lồi, san hơ 177 lồi... Đặc biệt,
đây là nơi cư trú duy nhất trên thế giới của loài voọc đầu trắng một trong 5 loài linh trưởng của Việt Nam có tên trong 25 lồi
trên thế giới đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Rừng ngập mặn là
nơi cư trú tốt của các loài động vật thủy sinh như: cá, tơm, các
lồi nhuyễn thể động vật hai mảnh như: trai, ốc, vẹm ...; động vật
chân đốt… Đặc biệt, đây cịn là nơi ở của các lồi chim nước,
chim di cư từ phía Bắc như: sâm cầm, cốc đế, cuốc, vịt trời.

I.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa, nhân văn
Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, nhân văn bao gồm các yếu tố như lòng hiếu
khách, phong tục dân tộc, di sản văn hóa, kiến trúc địa phương, lễ hội, ẩm thực.
Trong đó, sự mến khách của người dân địa phương đối với khách du lịch là vô
cùng quan trọng. Du khách ở mọi nơi ghé thăm đều được chào đón bằng nụ cười nồng
hậu, sự nhiệt tình giúp đỡ khi gặp khó khăn, cùng với đó là sự tươi trẻ, dun dáng của
người phụ nữ Hải Phịng. Chính nét đẹp toát lên từ tâm hồn đã quyến rũ du khách và
khiến những chuyến đi của họ trở nên ý nghĩa hơn.
Tại làng Việt Hải và làng Phù Long ở vùng đệm Vườn quốc gia Cát Bà, du
khách có dịp tham quan những kiến trúc truyền thống, đồng thời trải nghiệm những nét



văn hóa, nếp sinh hoạt, ẩm thực của người dân bản địa, tham quan một số mơ hình du
lịch sinh thái, nơi tái hiện lại các công cụ sản xuất cổ của vùng nông thôn vùng duyên
hải Bắc Bộ.
Du khách đi du lịch đảo Cát Bà, ngoài việc thưởng ngoạn cảnh quan thiên
nhiên, hít thở khơng khí trong lành thì việc thưởng thức các món ăn đặc sản chế biến
từ hải sản cũng là nhu cầu và thú vui của du khách trong chuyến đi. Đảo Cát Bà có
nhiều món ngon nổi tiếng được chế biến từ các hải sản như: Tơm hùm, cá hồng, cá
song, cá giị, giá biển, rắn biển, tu hài, sam và nhiều món mang hương vị biển đó là
nộm sứa, tu hài nướng…
I.1.3. Các sản phẩm du lịch đặc trưng:
Các nhóm sản phẩm du lịch chủ yếu ở vườn Quốc gia Cát Bà hiện nay:
Nhóm sản phẩm du lịch tham quan: tham quan các hang động: Trung Trang,
hang Quân Y, động Thiên Long, động Hoa Cương, hang Quả Vàng.
Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái: trải nghiệm hệ sinh thái rừng ngập nước trên
địa hình núi đá vơi ở Ao Ếch, trên hành trình tuyến tracking Vườn Quốc gia Cát Bà Việt Hải; Trải nghiệm hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi: tham quan rừng Kim
Giao; Đỉnh Cao Vọng , Đỉnh Mây Bầu và một số tuyến tracking; Trải nghiệm hệ sinh
thái rừng ngập mặn Phù Long; Quan sát Voọc Cát Bà hiện nay chủ yếu phục vụ phân
khúc thị trường rất hẹp là các nhà nghiên cứu, các nhà bảo tồn; Lặn biển ngắm san hô
quanh một số đảo nhỏ ở khu vực hòn Tai Kéo, hòn Ba Rang... trong khu bảo tồn biển
Cát Bà.
Nhóm sản phẩm du lịch thể thao, mạo hiểm: leo núi, đạp xe khám phá vườn
Quốc gia
Nhóm sản phẩm du lịch lịch sử, văn hóa: tham gia nhiều sự kiện tín ngưỡng,
văn hóa, lễ hội tại địa phương gần vườn Quốc gia.
I.2.

Cơ sở hạ tầng du lịch
Dịch vụ ăn uống: Cát Bà nổi tiếng với những món ăn ngon, đặc trưng được chế

biến từ hải sản tươi ngon, bổ dưỡng như hàu, mực, tu hài, bạch tuộc. Bạn có thể cảm

nhận được hết vị biển trong từng món ăn ở đây mà khơng thể bắt gặp ở bất kỳ điểm
đến du dịch hay thành phố nào khác. Có nhiều lựa chọn cho bạn thơng qua các khu
chợ, nhà hàng hải sản ven biển, ven thị trấn hay ăn tại khách sạn mà bạn đang lưu trú.


Một số gợi ý cho khách du lịch nếu muốn thưởng thức hải sản Cát Bà: nhà hàng Quân,
nhà hàng Phương Nhung, quán ốc 2 Cô Béo, quán ốc Ba Tàu,…
Dịch vụ lưu trú: nhà nghỉ, khách sạn là yếu tố quan trọng nhất trong cơ sở hạ
tầng du lịch. Cát Bà được mệnh danh là “hòn đảo ngọc” của Việt Nam nói chung và
thành phố Hải Phịng nói riêng, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm, vì vậy,
nhà nghỉ, khách sạn cũng được quy hoạch và xây dựng để đáp ứng nhu cầu lưu trú của
du khách. Với họ, tìm đến Vườn Quốc gia Cát Bà để tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên
tươi đẹp, khám phá thêm vùng đất mới và giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập và
làm việc. Chính vì thế, cơ sở lưu trú quanh Vườn Quốc gia này cũng cần đảm bảo về
trang bị nội thất, chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của
khách du lịch. Mỗi nhà nghỉ, khách sạn đều được xây dựng ven khu vực đảo Cát Bà,
hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc địa phương. Cùng với đó, hệ thống
cung cấp nước sạch, điện lực, hệ thống xử lý rác thải, thông tin liên lạc cũng được đảm
bảo để cung cấp cho du khách. Mỗi cơ sở lưu trú sẽ phù hợp với từng lứa tuổi, sở
thích, nhu cầu cũng như khả năng chi trả của từng đối tượng. Nếu du khách muốn tận
hưởng các dịch vụ cao cấp, vị trí gần biển, có một vài gợi ý là Sunrise Resort, Beach
Resort, Monkey Island Resort,… Đối với những người muốn tìm kiếm nhà nghỉ bình
dân, giá cả vừa túi tiền thì Sea Pearl Hotel, Cat Ba Dream Hotel,… sẽ là một sự lựa
chọn hợp lý.
Dịch vụ đi lại: nếu bạn đã đến và ở lại thị trấn Cát Bà mà muốn tham quan và
khám phá vườn Quốc gia thì bạn có thể lựa chọn một trong những phương tiện
sau:
-

Xe đạp: bạn cần có một số lưu ý về sức khỏe bởi phương tiện này chỉ

phù hợp với người có sức khỏe tốt và muốn thử sức.

-

Xe máy: bạn có thể th xe ơm hoặc th xe tự lái, bạn cũng cần tìm
hiểu kỹ đặc điểm đường đi, để ý gương cầu lồi để quan sát các xe đi lại.

-

Ơ tơ: phương tiện này phù hợp với nhóm từ 4-35 người.

Dịch vụ vui chơi:
-

Du lịch sinh thái rừng: hịa mình vào với “thiên đường giữa trần gian”
với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và hệ sinh thái phong phú, với hương
thơm của các loại hoa , lắng nghe tiếng chim kêu , suối chảy… có cơ hội


nhìn thấy một số lồi động vật lạ như vooc quần đùi trắng, vooc đầu
trắng,…
-

Du lịch sinh thái biển: tham quan cảnh đẹp tại vịnh Vạn Bội, Lan Hạ,
Vạn Tà, Trà Báu, Việt Hải… hay chèo thuyền kayak khám phá hệ sinh
thái tùng áng, lặn san hô, câu cá, tắm biển…

I.3.

Hệ thống giao thông tới vườn Quốc gia Cát Bà

Theo cách phân chia phương tiện vận chuyển du khách của TS Vũ Mạnh Hà

trong Kinh tế Du lịch, Nxb Giáo dục Việt Nam, du khách có 4 lựa chọn nếu muốn đặt
chân đến vườn Quốc gia Cát Bà.
-

Vận chuyển bằng tàu, thuyền: xuất phát từ Hà Nội theo hướng Hạ Long,
đi phà Tuần Châu.

-

Vận chuyển bằng ô tô: bắt xe khách từ bến xe Gia Lâm, Yên Nghĩa, Hà
Đông để tới bến xe của thành phố Hải Phòng (mức giá trung bình
khoảng 100k/người). Hiện nay thuận tiện hơn, với các tuyến cao tốc thì
quãng đường từ Hà Nội ra đảo Cát Bà được rút ngắn rất nhiều, thời gian
di chuyển cũng vì thế mà nhanh hơn. Để đến đảo Cát Bà, du khách cần
di chuyển quãng đường 120 m để ra đến thành phố Hải Phòng. Từ trung
tâm thành phố sẽ tiếp tục di chuyển qua các tuyến đường bộ và tuyến
phà để ra đảo Cát Bà.

-

Vận chuyển bằng tàu hỏa: Với những khách du lịch muốn trải nghiệm du
lịch bằng tàu hỏa thì sẽ mua vé tàu từ Hà Nội đi đến ga Hải Phòng. Nếu
muốn đi tàu cao tốc, chúng ta sẽ bắt taxi ra bến Bính hoặc ra phà Đình
Vũ nếu di chuyển bằng phà. Quãng đường cũng xe tương tự như di
chuyển bằng ô tô.

-


Vận chuyển bằng xe máy: Với những nhóm bạn trẻ muốn có thật nhiều
trải nghiệm khám phá mới mẻ, thú vị trên cung đường Hà Nội - Cát Bà
thì các bạn có thể lựa chọn phương tiện là xe máy. Chúng ta sẽ di chuyển
theo hướng đường quốc lộ 5A đi qua địa phận Hải Dương, từ Hải Dương
sẽ rẽ hướng sang Hải Phịng. Sau khi tới thành phố Hải Phịng thì tuyến
đường đến đảo Cát Bà cũng tương tự như đi xe ô tô.

I.4.

Nhân lực du lịch


Với mục tiêu được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cát Hải lần
thứ XI là “xây dựng đảo Cát Bà trở thành một trung tâm du lịch sinh thái rừng – biển –
đảo của cả nước và quốc tế” cùng với việc lượt khách tham giam này càng tăng đã đặt
ra vấn đề đảm bảo nguồn nhân lực về cả số lượng lẫn chất lượng. Phối hợp với Sở Du
lịch, các trường nghề, trung giáo dục thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng du lịch cho
đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và những người lao động phục vụ trong ngành du lịch,
đồng thời gắn việc đào tạo với trao đổi kinh nghiệm, giao lưu, học hỏi với tỉnh bạn.
Bên cạnh đó, thành phố cũng khuyến khích đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ
phục vụ hoạt động du lịch của địa phương.
Kết quả là nguồn nhân lực của vườn Quốc gia Cát Bà ngày càng được hoàn
thiện, đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách du lịch, hy vọng sẽ mang đến cho du khách
những trải nghiệm thú vị và chất lượng dịch vụ tốt hơn nữa. Trong nhiều năm trở lại
đây, vườn Quốc gia Cát Bà đã xây dựng một chiến lược phát triển bằng bằng việc kết
hợp chặt chẽ công tác bảo tồn với các hoạt động phát triển du lịch bền vững. Chiến
lược này không chỉ cần sự chung tay của đội ngũ cán bộ nhân lực mà còn đòi hỏi ý
thức tự giác, quyết tâm của du khách trong việc bảo vệ lồi động, thực vật tại đây.
I.5.


Chính sách phát triển du lịch
-

Về vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên:

Ban quản lý VQG đã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quy chế phối
hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải và các cơ quan ban ngành liên quan như bộ
đội, công an, biên phịng và chính quyền các xã vùng đệm của VQG trong việc quản lý
bảo vệ tài nguyên rừng, biển, phòng chống cháy rừng, quản lý các hoạt động du lịch.
VQG đã tích cực hợp tác với các tổ chức hỗ trợ các chương trình, dự án bảo tồn
và phát triển như Dự án bảo tồn voọc Cát Bà của Hội Động vật về Bảo tồn loài và
quần thể và Vườn thú Muenster - Đức, Chương trình bảo tồn và phát triển Cát Bà của
tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế FFI, Chương trình Bảo tồn Di sản thiên nhiên
khu vực của Quỹ Australia vì nhân dân châu Á - Thái Bình Dương; Chương trình trồng
rừng ven biển, trồng rừng đền bù khí thải CO2…
Nhờ thực hiện nghiêm ngặt và hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm của VQG, trong
những năm qua VQG đã bảo vệ thành công 1.300ha rừng nguyên sinh và quản lý bảo
vệ tốt các loài động vật hoang dã đặc hữu như là khỉ vàng, sơn dương, trăn đất, bìm
bịp, chim cu, vọoc Cát Bà...


-

Về vấn đề phát triển du lịch sinh thái:

VQG đã xây dựng Đề án phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà
trong đó phân định rõ ranh giới các khu vực dành riêng cho hoạt động bảo tồn, khu
vực kết hợp với phát triển du lịch và các loại hình du lịch có thể được thực hiện.
VQG đã hỗ trợ người dân các xã vùng đệm tổ chức các hoạt động dịch vụ du
lịch sinh thái cộng đồng điển hình như du lịch sinh thái cộng đồng Phù Long, xây

dựng mơ hình ni ong, ni dê, trồng rau sạch, trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi
trồng thủy sản, trồng cây lấy thuốc...
Đến nay có rất nhiều loại hình du lịch sinh thái phát triển phong phú đem lại
cho du khách nhiều lựa chọn như là: du lịch sinh thái rừng, tìm hiểu hệ động thực vật
rừng nguyên sinh với các lồi linh trưởng đặc hữu hoặc tìm hiểu một số lồi cơn trùng,
bị sát và một số lồi thú ăn đêm;…
-

Về hoạt động bảo vệ mơi trường:

Ban quản lý VQG cũng đã tổ chức các buổi truyền thơng, thi tìm hiểu về đa
dạng sinh học, tham quan thực tiễn và tìm hiểu các giá trị của VQG và Khu dự trữ sinh
quyển.
Vườn quốc gia Cát Bà cũng đã phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý các vịnh
thuộc quần đảo Cát Bà, các đoàn thể xã hội và người dân trên đảo tiến hành công tác
tuyên truyền, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường biển; tuyên truyền vận động nhân
dân tham gia “Ngày vì mơi trường xanh” hàng tháng.
Để thực hiện tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho khách tham
quan, Ban quản lý VQG cũng đã thực hiện các hoạt động hướng dẫn, các phim tư liệu
giới thiệu về sự đa dạng sinh học của VQG, bảng chỉ dẫn du lịch, biển tuyên truyền
bảo vệ thiên nhiên, tờ rơi, tập gấp, tranh ảnh, đồ lưu niệm; phối hợp với một số tour tổ
chức các hoạt động du lịch tình nguyện cho du khách tham gia dọn vệ sinh...
II.

Cầu du lịch tới vườn Quốc gia Cát Bà

II.1.

Các nguồn khách chính (phân theo lứa tuổi)


Vườn Quốc gia Cát Bà là quần thể chứa đựng các sản phẩm du lịch tương ứng
với nhiều loại hình du lịch khách nhau. Dựa vào đặc điểm của từng loại hình du lịch,
tơi có thể phân chia nguồn khách chính đến đây theo lứa tuổi: từ trẻ em, thanh niên,
trung niên và người tuổi già.


II.2.

Cầu du lịch của từng nguồn khách

II.2.1. Cầu du lịch của nhóm khách trẻ em
Với nhóm khách này, lịch trình chuyến đi, nơi ăn ở, phương tiện vận chuyển,
nơi tham quan, giải trí,… của chúng hồn tồn phụ thuộc vào quyết định của bố mẹ
hoặc người lớn đi cùng.
II.2.2. Cầu du lịch của nhóm khách thanh niên
(1) Phương tiện vận chuyển tới điểm du lịch: nhóm khách này có sự đa dạng
về phương tiện vận chuyển như vận chuyển bằng máy bay (trong trường
hợp quãng đường di chuyển trong nước quá xa hoặc với khách nước
ngoài), vận chuyển bằng tàu, thuyền, ô tô, tàu hỏa và một số phương tiện
khác. Tuy nhiên, lựa chọn phương tiện nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố liên quan đến từng chủ thể du lịch như: khoảng cách, sở thích, thu
nhập, nhu cầu,… Trong đó, phương tiện phổ biến họ lựa chọn là xe máy
hoặc ô tô riêng, bởi hai loại phương tiện này dễ di chuyển và đem lại sự
chủ động về mặt thời gian.
(2) Nơi ăn ở:
-

Mục đích của nhóm khách thanh niên là đi để trải nghiệm, khám phá,
vậy nên họ không quan tâm đặc biệt đến vấn đề lưu trú, sinh hoạt cá
nhân. Tiêu biểu cho điều này là loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch khám

phá hoặc du lịch ba lơ.

-

Một số khác trong nhóm này lại lựa chọn một địa điểm để nghỉ dưỡng
cùng gia đình, bạn bè và đáp ứng nhu cầu “sống ảo”, nên họ đặc biệt chú
ý đến chất lượng dịch vụ cũng như cơ sở vật chất tại nơi mình lưu trú.
Họ thường chọn những cơ sở lưu trú cao cấp, gần trung tâm, cảnh quan
đẹp.

(3) Sở thích tham quan, giải trí: bản chất của nhóm khách thanh niên là giàu
năng lượng, thích tìm tịi, khám phá, thích đi tới những địa điểm mới, tự
mình trải nghiệm, nên họ thường chọn những loại hình thể thao, mạo
hiểm chẳng hạn như leo núi hoặc đi phượt để tự do ngắm quang cảnh,
được tận hưởng hồn tồn khơng gian của đất trời.
(4) Số người lưu trú: điều này phụ thuộc vào chủ thể du lịch. Đa số họ sẽ
chọn đi du lịch cùng bạn bè, người thân với số lượng người vừa phải,


khoảng 2-10 người. Một bộ phận khác lại chọn đi du lịch một mình để tự
trải nghiệm, khám phá.
(5) Chi tiêu du lịch
-

Với đối tượng khách đi du lịch với mục đích khám phá, trải nghiệm, họ
sẽ tiết kiệm chi phí chuyến đi tối đa nhất có thể. Chính điều này đã giúp
tiết kiệm chi phí cho họ, ước tính chi phí chỉ dành cho lưu trú và ăn uống
bình dân.

-


Với khách đi du lịch nghỉ dưỡng, họ không ngần ngại chi phí cao để
nhận lại chất lượng dịch vụ cao cấp.

II.2.3. Cầu du lịch của nhóm khách trung niên
(1) Phương tiện vận chuyển tới điểm du lịch: họ sẽ thường đi du lịch bằng
xe ô tô khách hoặc ô tô riêng để đảm bảo số lượng người và chất lượng
phục vụ.
(2) Nơi ăn ở: ở tuổi này, việc lựa chọn cơ sở ăn uống, lưu trú lại phụ thuộc
nhiều vào thu nhập và các khoản lương hưu của họ. Tuy nhiên, đa số họ
đều chọn cơ sở dịch vụ tốt, giá cả hợp lí, bên cạnh đó, họ cịn kết hợp với
việc sử dụng một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe như massage, spa,…
(3) Sở thích tham quan, giải trí: khách ở tuổi trung niên sẽ tập trung vào
tham quan xung quanh vườn Quốc gia Cát Bà, ngắm nhìn nhiều loại
động, thực vật và tận hưởng khơng khí trong lành. Nếu trong chuyến đi,
được sử dụng những dịch vụ mới lạ sẽ là một trải nghiệm thú vị đối với
họ.
(4) Số người lưu trú: trung niên là nhóm khách đã có địa vị xã hội nhất định
và có thu nhập ổn định, người ta sẽ chọn du lịch cơng vụ, du lịch nhóm
hoặc đi du lịch nghỉ ngơi cùng vợ (chồng) con. Ở tuổi này, đa số họ đều
tham gia nhiều hội nhóm như hội đồng hương, đồng ngũ, đồng lớp,… vì
vậy du lịch nhóm cũng rất phổ biến. Số người lưu trú có thể từ 4-20
người, hoặc có thể nhiều hơn.
(5) Chi tiêu du lịch: họ sẽ dành một khoản tiền phù hợp với chất lượng dịch
vụ họ nhận được.
II.2.4. Cầu du lịch của nhóm khách tuổi già


(1) Phương tiện vận chuyển tới vườn Quốc gia Cát Bà: ở tuổi già, do sức
nặng của tuổi tác, người ta ít đi du lịch, nhưng khi đã quyết định đi thì họ

sẽ đi cùng con cháu – người có xe ơ tơ riêng để chuyến đi được an tồn.
(2) Nơi ăn ở: người tuổi già có xu hướng đi du lịch nghỉ dưỡng, vì vậy họ
chọn những cơ sở ăn uống, lưu trú đảm bảo về chất lượng và cần sự quan
tâm đặc biệt đến sinh hoạt cá nhân.
(3) Sở thích tham quan, giải trí: sở thích tham quan của nhóm khách này
cũng tương tự như nhóm khách trung niên.
(4) Số người lưu trú: số lượng thành viên chuyến đi sẽ phụ thuộc đến thu
nhập và sức khỏe của họ. Đa số thành niên của nhóm này thường là 4-7
(nếu họ đi với con cháu) hoặc 10-15 (nếu họ lựa chọn đi cùng các bạn
cao tuổi).
(5) Chi tiêu du lịch: chi phí chuyến đi sẽ liên quan nhiều đến số tiền lương
hưu hoặc trợ cấp của con cháu mà họ có được. Hầu hết là chi phí khá cao
bởi họ cần sự quan tâm đặc biệt về sức khỏe và sinh hoạt cá nhân.
II.3.

Liên hệ: cầu du lịch thay đổi như thế nào trong bối cảnh Covid-19 (từ tháng
3/2021)

Bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hướng rất lớn đến cầu du lịch của
du khách đối với vườn Quốc gia Cát Bà. Đặc biệt tháng 4/2020, Chỉ thị số 16 của Thủ
tướng Chính phủ đã yêu cầu cả nước tiến hành giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch
bệnh lây lan trong cộng đồng. Chính điều này đã khiến cho lượng khách du lịch đến
vườn Quốc gia giảm mạnh. Khơng khó nếu bắt gặp hiện tượng nhà hàng, khách sạn,
khu tham quan vắng vẻ khách du lịch, thậm chí nhiều cơ sở phải đóng cửa.
Tuy nhiên, nhờ việc kiểm sốt tốt dịch Covid-19, Chính phủ đã cao mục tiêu
kép “vừa đảm bảo an tồn phịng, chống dịch vừa phát triển kinh tế”. Vì vậy, chính
sách kích cầu du lịch nội địa được khởi xướng. Các chương trình này không chỉ nhắm
tới đối tượng là người Việt Nam mà cịn cả những người nước ngồi đang sinh sống
lâu dài trong nước. Chương trình thu hút được sự hưởng ứng của các công ty lữ hành,
doanh nghiệp hoạt động du lịch và cả địa phương trên cả nước. Cụ thể là các tour trong

nước đa dạng với nhiều mức giá, ngày càng hấp dẫn và chất lượng dịch vụ cũng được
nâng cao hơn. Chính điều này đã thu hút được lượng khách khá lớn đến VQG Cát Bà.


Tính đến tháng 7/2020, lượng khách du lịch ước đạt 1.329.970 lượt, trong đó, khách
nội địa là 1.203.070 và khách quốc tế đạt 126.900 lượt.
Sau đó, dịch bệnh căng thẳng trở lại, người dân cũng có ý thức phịng dịch hơn,
vì vậy họ hạn chế ra ngồi nếu khơng có việc gì cần thiết, đồng nghĩa với việc họ sẽ
khơng đi du lịch để tránh lây lan dịch bệnh.
Tính từ đầu năm 2021, nhận thấy tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, bất
ngờ, mọi người có vẻ e ngại việc đi du lịch hơn. Nếu có đi, thay vì chọn nơi để nghỉ
dưỡng, tham quan, họ sẽ lựa chọn địa điểm du lịch tơn giáo, tín ngưỡng. Tuy vậy,
những địa điểm đó hầu như chỉ là những cơ sở tại địa phương.
III.

Nhận xét chung về cung cầu du lịch của vườn Quốc gia Cát Bà

Vườn Quốc gia Cát Bà được thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú
với hàng trăm, nghìn lồi động, thực vật khác nhau. Sự phong phú về tài nguyên du
lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa, nhân văn đã đem lại sự đa dạng của các
loại hình du lịch. Cơ sở vật chất như hệ thống cung cấp nước sạch, điện lực, thông tin
liên lạc, giao thông,… cùng với nguồn nhân lực đông đảo tại các địa điểm tham quan,
cơ sở ăn uống, lưu trú đã linh hoạt và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du
khách. Với những điểm nổi bật nêu trên, vườn Quốc gia Cát Bà hồn tồn có tiềm
năng trở thành trung tâm du lịch của Việt Nam và quốc tế.
Những năm tới đấy, vườn Quốc gia Cát Bà được định hướng để trở thành điển
đến du lịch “xanh” đẳng cấp quốc tế, xứng đáng với vị thế và tiềm năng, có đóng góp
tích cực hơn nữa đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng. Cùng với
việc bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, Ủy ban Nhân dân thành phố cũng hết sức
quán triệt cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ tại các nhà hàng, quán ăn và cơ sở lưu

trú xung quanh, đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực.
Cầu du lịch vô cùng phong phú và phụ thuộc vào các yếu tố lứa tuổi, sở thích,
thu nhập,… Vì vậy, việc đa dạng hóa loại hình kinh doanh, đem đến cho du khách
những trải nghiệm mới mẻ cũng là một cách thức để phát triển du lịch hiệu quả.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Du lịch, TS Vũ Mạnh Hà, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2. Bài viết Vườn Quốc gia Cát Bà, />%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%BB%91c_gia_C%C3%A1t_B%C3%A0



×