Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Phát triển hoạt động tạo lập thị trường của Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.91 KB, 54 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chập chững bước những bước đi đầu
tiên trên con đường xây dựng, hoàn thiện và tự khẳng định mình. Con đường đó còn
rất dài, đầy chông gai và có rất nhiều việc cần phải làm. Chính vì vậy, nếu chúng ta
không xác định cho nó những định hướng, chiến lược, mục tiêu cụ thể và rõ ràng
trong từng giai đoạn và các bước để có thể thực hiện nó thì rất dễ dẫn đến sự sụp đổ
của thị trường chứng khoán như đã tường xảy ra ở một số nước như Hàn Quốc, Thái
Lan,… Thị trường chứng khoán ở các nước khác nhau thì sẽ có những đặc điểm
khác nhau, nhưng về cơ bản thì chúng đều phải trải qua những bước phát triển căn
bản để có thể hoàn thiện mình, và thị trường chứng khoán Việt nam cũng thế.
Một trong những nhân tố không thể thiếu đối với một thị trường chứng khoán
phát triển đó chính là các nhà tạo lập thị trường. Chính các nhà tạo lập thị trường này
góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng
khoán. Khi tìm hiểu về hoạt động của thị trường chứng khoán trong những năm vừa
qua, cũng như tiếp xúc thực tế tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương
Việt Nam, cùng với những kiến thức có được trong quá trình học tập và nghiên cứu
cộng với sự giúp đỡ của thầy giáo TS Trần Đăng Khâm, em đã quyết định chọn đề
tài: "Phát triển hoạt động tạo lập thị trường của Công ty chứng khoán Ngân hàng
Công thương Việt Nam". Qua việc nghiên cứu đề tài này em muốn tìm hiểu những
tiền đề cần thiết cũng như những việc cần phải làm của một công ty chứng khoán khi
muốn gia nhập vào thị trường chứng khoán với tư cách là một nhà tạo lập thị trường,
mà cụ thể ở đây là Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Với nội dung nghiên cứu như vậy thì chuyên đề này của em sẽ gồm có 3 chương
chính như sau:
* Chương 1: Tổng quan về hoạt động tạo lập thị trường của công ty chứng
khoán
1
* Chương 2: Thực trạng hoạt động tạo lập thị trường của Công ty chứng
khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.
* Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động tạo lập thị trường tại Công ty
chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………1
NỘI DUNG………………………………………………………………5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG CỦA
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN………………………………………………………5
1.1/ Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán……………………………...5
1.1.1) Khái niệm, vai trò của công ty chứng khoán (CTCK)………………………...5
1.1.2) Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán………………………………8
1.1.3) Vai trò của hoạt động tạo lập thị trường trong hoạt động của công ty chứng
khoán………………………………………………………………………………...14
1.2/ Hoạt động tạo lập thị trường của công ty chứng khoán……………………15
1.2.1) Khái niệm, vai trò hoạt động tạo lập thị trường……………………………...15
1.2.2) Nội dung hoạt động tạo lập thị trường của công ty chứng khoán……………17
1.3/ Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tạo lập thị trường của công ty chứng
khoán………………………………………………………………………………..18
1.3.1) Các nhân tố chủ quan………………………………………………………...19
1.3.2) Các nhân tố khách quan………………………………………………………20
Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG CỦA
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
(NHCTVN)…………………………………………………………………………25
2.1/ Khái quát về Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam…25
2.1.1) Lịch sử hình thành và phát triển của CTCK NHCTVN……………………...25
2.1.2) Cơ cấu tổ chức nhân sự………………………………………………………34
2
2.1.3) Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây…………………...37
2.2/ Thực trạng hoạt động tạo lập thị trường của Công ty chứng khoán
NHCTVN…………………………………………………………………………...39
2.3/ Đánh giá thực trạng hoạt động tạo lập thị trường của công ty chứng khoán
NHCTVN…………………………………………………………………………..41
2.3.1) Kết quả……………………………………………………………………….41

2.3.2) Hạn chế và nguyên nhân……………………………………………………..42
2.3.2.1) Hạn chế…………………………………………………………………….42
2.3.2.2) Nguyên nhân……………………………………………………………….43
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG
TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NHCTVN……………………………………..47
3.1/ Định hướng phát triển Công ty chứng khoán NHCTVN…………………..47
3.2/ Giải pháp………………………………………………………………………48
3.3/ kiến nghị……………………………………………………………………….49
KẾT LUẬN……………………………………………………………..53

3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hệ thống văn bản pháp luật về Chứng khoán và thị trường chứng khoán - Bộ Tài
chính Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
2. Giáo trình thị trường chứng khoán - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
3. Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán - Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước
Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán.
4. Nghề môi giới chứng khoán - TS Trần Thị Thái Hà.
5. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam.
6. Báo Đầu tư chứng khoán.
7. 5 năm thị trường chứng khoán Việt Nam - Trung tâm giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Luận văn tốt nghiệp "Phát triển hoạt động tạo lập thị trường trái phiếu tại Công ty
Chứng khoán NH NO&PTNT Việt Nam" - Lưu Quý phương.
9. Bản tin chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO LẬP
THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1/ Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán
1.1.1) Khái niệm, vai trò của công ty chứng khoán (CTCK)

Công ty chứng khoán có thể được hiểu đó là một định chế tài chính trung gian
thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. (Theo Giáo trình thị trường
chứng khoán của trường đại học Kinh tế quốc dân.)
Ở Việt Nam, theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17-6-2004 của Bộ
trưởng Bộ tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty
chứng khoán, Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
thành lập theo pháp luật Việt Nam để kinh doanh chứng khoán theo giấy phép kinh
doanh chứng khoán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
Theo điều 65 của Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28-11-2003 của chính phủ
về chứng khoán và thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán được thực hiện
các loại hình kinh doanh chính bao gồm:
- Môi giới chứng khoán;
- Tự doanh chứng khoán;
- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
- Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán;
Ngoài các loại hình kinh doanh chính trên thì công ty chứng khoán còn được
thực hiện các dịch vụ lưu ký chứng khoán và dịch vụ tài chính khác phù hợp với quy
định của pháp luật.
5
Để thị tường chứng khoán thực hiện tốt chức năng chính của mình là tích tụ, tập
chung và phân phối vốn hiệu quả thì một chủ thể không thể thiếu được của thị trường
chứng khoán đó chính là các công ty chứng khoán. Nhờ có các công ty chứng khoán
mà chứng khoán được lưu thông từ nhà phát hành tới nhà đầu trở nên thuận lợi hơn,
qua đó làm tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán và nguồn vốn được chuyển
từ nơi nhàn rỗi sang những nơi sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Ngoài ra, công ty
chứng khoán còn có một số chức năng khác đó chính là cung cấp cơ chế giá cả cho
giao dịch đồng thời góp phần điều tiết và bình ổn thị trường.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của thị trường chứng khoán là nguyên tắc
trung gian, vì vậy vai trò quan trọng hàng đầu của công ty chứng khoán là vai trò

trung gian. Do chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt vì người ta không thể dựa
vào tính chất, đặc điểm, công dụng,…hay thông qua giác quan (như thị giác, xúc
giác,…) hoặc dựa vào kinh nghiệm đã từng mua mà có thể biết được chất lượng của
nó; mà chất lượng của loại hàng hoá này phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như môi
trường kinh tế vĩ mô, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,… Chính vì
thế, dù thị trường chứng khoán có phát triển đến đâu thì nguyên tắc này vẫn đóng
một vai trò hết sức quan trọng nhằm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư và tạo điều kiện
thuận lợi cho thị trường chứng khoán phát triển. Ngay cả ở những thị trường chứng
khoán phát triển như Mĩ, Nhật, Tây Âu,… thì vai trò này vẫn không thay đổi mà
ngày càng trở nên quan trọng hơn. Đối với các chủ thể khác nhau trên thị trường
chứng khoán thì vai trò của công ty chứng khoán cũng thể hiện ở những khía cạnh
khác nhau:
* Đối với các tổ chức phát hành: mỗi tổ chức phát hành khi tham gia vào thị
trường chứng khoán thì đều có mục tiêu riêng như nâng cao uy tín hình ảnh, nâng
cao năng lực quản lí,… Tuy nhiên, mục tiêu chính của tổ chức phát hành khi tham
gia vào thị trường này vẫn là huy động vốn thông qua việc phát hành các loại chứng
khoán. Các công ty chứng khoán có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt
6
phục vụ các tổ chức phát hành, thông qua hoạt động đại lí phát hành, bảo lãnh phát
hành.
* Đối với các nhà đầu tư: Thông qua các hoạt động của công ty chứng
khoán như: môi giới, tư vấn đầu tư, quản lí danh mục đầu tư đã góp phần làm giảm
chi phí giao dịch, qua đó giúp các nhà đầu tư nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư
của mình. Do giá cả chứng khoán là thường xuyên biến động cũng như độ rủi ro cao
nên sẽ làm cho các nhà đầu tư tốn kém chi phí, thời gian, công sức để tìm hiểu thông
tin trước khi ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, nếu thông qua công ty chứng khoán thì
với trình độ chuyên môn cao cộng với uy tín nghề nghiệp đồng thời lại tận dụng
được lợi thế về quy mô khi thu thập và xử lí thông tin nó sẽ giúp các nhà đầu tư thực
hiện các khoản đầu tư có hiệu quả hơn.
* Đối với thị trường chứng khoán:

- Góp phần tạo lập giá cả qua đó giúp điều tiết và bình ổn thị trường, mặc
dù đa số các thị trường chứng khoán khống chế mức độ giao động để tránh sự biến
động quá mạnh của giá chứng khoán. Tuy giá cả là do thị trường quyết định nhưng
để đưa ra mức giá cuối cùng thì các nhà đầu tư vẫn phải thông qua các công ty chứng
khoán vì họ không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán. Đối với công ty
chứng khoán đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường thì vai trò này càng trở nên quan
trọng hơn. Để bảo vệ các khoản đầu tư của khách hàng cũng như bảo vệ lợi ích của
chính mình, nhiều công ty chứng khoán thường giành một tỷ lệ nhất định trong các
giao dịch của mình để thực hiện vai trò bình ổn thị trường.
- góp phần làm tăng tính thanh cho thị trường: Do vai trò trung gian của
mình mà công ty chứng khoán dễ dàng kết nối cung cầu về chứng hơn, giúp những
người có nhu cầu chuyển đổi chứng khoán thành tiền hoặc ngược lại trở nên dễ dàng
hơn Bởi vì, công ty chứng khoán tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trường. Trên thị
trường sơ cấp, với hoạt động bảo lãnh phát hành thì công ty chứng khoán đã giúp
nhà phát hành thu hút một lượng vốn lớn vào sản xuất kinh doanh. Sau đó công ty
7
chứng khoán sẽ mua đi bán lại trên thị trường thức cấp, chính điều này dã làm tăng
tính thanh khoản cho các chứng khoán.
* Đối với các cơ quan quản lí thị trường: Một trong những yêu cầu của thị
trường chứng khoán là các thông tin cần phải được công khai hoá và minh bạch hoá
dưới sự giám sát của cơ quan quản lí thị trường. Và chính công ty chứng khoán là
nơi cung cấp thông tin đa dạng và phong phú về thị trường chứng khoán cho các cơ
quan quản lí. Các công ty chứng khoán có thể thực hiện được vai trò này là vì họ vừa
người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán mới của tổ chức phát hành, đồng thời
họ còn là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện giao dịch thông qua thị
trường. Vì vậy, các công ty chứng khoán thường có trang web cung cấp thông tin về
thị trường để nhà đầu tư nắm bắt thông tin dễ dàng hơn; ngoài ra các công ty chứng
khoán còn phải thực hiện cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật. Các thông
tin mà công ty có thể cung cấp thường là thông tin về: các giao dịch mua bán trên thị
trường, các tổ chức phát hành, các nhà đầu tư,…Chính nhờ các thông tin này mà cơ

quan quản lí thị trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng, lũng
đoạn, bóp méo thị trường, qua đó giúp quản lí thị trường có hiệu quả hơn.
1.1.2) Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán
a) Hoạt động môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán: là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng
khoán cho khác hàng để hưởng phí. Nghĩa là công ty chứng khoán đại diện cho các
khách hàng của mình tiến hành giao dịch thông qua phương thức giao dịch được quy
định tại sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) hoặc thị trường phi tập chung (OTC)
mà khách hàng phải là người chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của chính
mình.
Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng hai phương thức giao dịch:
- Phương thức khớp lệnh: là phương thức được hệ thống giao dịch thực hiện
trên cơ sở khớp các lệnh mua và bán chứng khoán của khách hàng theo nguyên tắc
xác định giá thực hiện trên cơ sở ưu tiên theo thứ tự: giá, thời gian, khối lượng.
8
- Phương thức thoả thuận: là phương thức giao dịch trong đó các thành viên
tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch.
Môi giới là một trong những hoạt động quan trọng của công ty chứng khoán, ở
một số thị trường chứng khoán phát triển thì hoạt động này có thể chiếm tới 60%
doanh thu của công ty chứng khoán. Nếu như hoạt động môi giới của công ty mà
phát triển thì nó sẽ tạo thuận lợi cho các hoạt động khác của công ty phát triển theo.
Thông qua hoạt động môi giới, thì nó sẽ giúp chuyển đến khách hàng các sản phẩm,
dịch vụ của công ty. Không những thế, nếu như khách hàng thấy tin tưởng vào công
ty thì họ còn giới thiệu bạn bè, người thân,… của họ làm khách hàng mới cho công
ty, khi đó công ty sẽ có thêm được các khách hàng mới. Đồng thời nó còn là cầu nối
kết nối cung và cầu trên thị trường. Nếu hoạt động môi giới mà kèm theo hoạt động
tư vấn đầu tư thì khi đó nó sẽ giống như một người bạn để có thể chia sẻ những lo âu
cũng như căng thẳng và giúp nhà đầu tư đưa những quyết định tỉnh táo hơn, những
lời động viên kịp thời cho các nhà đầu tư.
b) Hoạt động tự doanh chứng khoán

Tự doanh chứng khoán: là việc công ty chứng khoán mua và bán chứng khoán
cho chính mình. Cũng như hoạt động môi giới chứng khoán, hoạt động tự doanh của
công ty chứng khoán được thực hiện cũng thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK
hoặc tại thị trường OTC. Đối với các thị trường quản lí theo kiểu tập chung thì hoạt
động tự doanh của của các công ty chứng khoán cũng gần giống như hoạt đông kinh
doanh chứng khoán của các nhà đầu tư. Còn đối với thị trường quản lí không tập
chung hoặc theo kiểu nửa tập chung thì vai trò của hoạt động tự doanh của công ty
chứng khoán được thể hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường. Hoạt động này
bên cạnh việc mang lại lợi ích cho chính công ty thì nó có ý nghĩa rất lớn đối với thị
trường. Để thực hiện tốt vai trò của mình thì công ty chứng khoán phải nắm giữ một
số lượng chứng khoán đủ lớn của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán với
khách hàng để hưởng chênh lệch giá. Khi thị trường chứng khoán có quá nhiều
người mua (hoặc bán) một loại chứng khoán nào đấy mà công ty là nhà tạo lập thị
9
trường cho loại chứng khoán đấy thì công ty buộc phải bán (hoặc mua) một số lượng
tối thiểu chứng khoán đó để tạo tính thanh khoản cho chứng khoán đấy. Hoạt động
này của công ty chứng khoán một mặt được hưởng một số ưu đãi từ phía các tổ chức
quản lí thị trường thì mặt khác nó cũng phải chịu những tàng buộc từ chính các tổ
chức này.
Mục đích của hoạt động tự doanh chính là thu lợi nhuận cho chính công ty thông
qua việc mua, bán chứng khoán với khách hàng. Nếu nghiệp vụ này hoạt động song
hành với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh giao dịch cho khách hàng đồng thời
cũng phục vụ cho chính mình, thì trong quá trình hoạt động có thể dẫn đến việc xung
đột lợi ích giữa khách hàng và bản thân công ty trong việc ưu tiên thực hiện lệnh. Và
một trong những nguyên tắc cơ bản nhất cho hoạt động tự doanh của công ty chứng
khoán đó là phải đặt lợi ích của khách hàng cũng như của thị trường lên trên. Pháp
luật của các nước đều yêu cầu các công ty chứng khoán phải tách bạch rõ ràng
nghiệp vụ môi giới và nghiệp vụ tự doanh, ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng
trước lệnh của mình. Thậm chí luật pháp của một số nước còn không cho 2 loại hình
hoạt động này cùng tồn tại trong một công ty chứng khoán. Ở Việt Nam cũng đang

xem xét việc tách 1 trong 2 loại hình hoạt động này ra khỏi công ty chứng khoán,
nhưng hiện tại vẫn chưa có kết quả cuối cùng vì các công ty chứng khoán vẫn có
những ý kiến trái ngược nhau nhưng đa phần đều phản đối.
c) Hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán: là hoạt động quản lý vốn của khách
hàng thông qua việc mua, bán và nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi của khách
hàng. Thực chất đây chính là việc công ty chứng khoán quản lí vốn uỷ thác của
khách hàng. Quản lý danh mục đầu tư là một dạng nghiệp vụ tư vấn mang tính chất
tổng hợp có kèm theo đầu tư. Khách hàng và công ty chứng khoán sẽ thống nhất với
nhau một số điều kiện như: mức độ rủi ro mà khách hàng có thể chấp nhận được và
lợi nhuận tương ứng với mức độ rủi ro đó, quyền quyết định số tiền của nhà đầu tư,
tiêu chí về loại chứng khoán sẽ giao dịch,… Công ty chứng khoán và khách hàng
10
phải xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của từng bên khi tham gia hợp đồng uỷ
thác, đồng thời phải nêu rõ cách xử lí khi có sự cố xảy ra như công ty bị phá sản, một
trong hai bên không làm theo đúng những gì ghi trong hợp đồng,… Cũng như hoạt
động môi giới hay tự doanh, trong hoạt động này công ty vẫn phải ưu tiên thực hiện
lệnh của khách hàng trước, mặt khác công ty còn phải tách bạch giữa vốn của công
ty và vốn của khách hàng. Khi hợp đồng tất toán, thì tuỳ theo kết quả đạt được đối
với phần vốn uỷ thác của khách hàng mà công ty sẽ nhận được những khoản phí và
hoa hồng hoặc phải bồi thường tuỳ theo những thoả thuận từ trước giữa công ty và
khách hàng đó.
Hoạt động Quản lý danh mục đầu tư đã được Công ty chứng khoán Ngân hàng
Công Thương Việt Nam (NHCTVN) triển khai thí điểm vào tháng 09/2004 và đến
tháng 05/2005 đã được công ty đăng kí thương hiệu BESTFITinvestmentTM cho sản
phẩm của mình. Một số sản phẩm quản lý danh mục đầu tư mà công ty đang thực
hiện gồm:
Sản
phẩm
số.

Lợi
nhuận/
năm.
Yêu cầu đảm
bảo tài sản
của KH sau 1
năm/ tiền uỷ
thác.
Chia phần
lợi nhuận
[LSTK.
Chia phần lợi
nhuận >LSTK.
KH CT KH CT
Tiền
uỷ
thác
tối
thiểu
(trđ).
Thời
gian
uỷ
thác
tối
thiểu.
Phí
quản
lý.
1 Theo thực tế tối thiểu 50% 100% 0% 75% 25% 20 1 năm 0%

2 Theo thực tế tối thiểu 80% 100% 0% 65% 35% 30 1 năm 0%
3 Theo thực tế tối thiểu 100% 100% 0% 40% 60% 50 1 năm 0%
4 tối thiểu 5% tối thiểu 105% 100% 0% 30% 70% 100 1 năm 0%
Trong đó: - LSTK: Lãi suất tiết kiệm NHCT cùng kì hạn tại thời điểm uỷ thác.
- KH: Khách hàng.
- CT: Công ty.
- trđ: Triệu đồng.
(Khách hàng không phải chịu phí giao dịch và phí lưu kí).
d) Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán
11
Bảo lãnh phát hành chứng khoán: là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát
hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay
toán bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn
lại chưa được phân phối hết. Các công ty chứng khoán thường rất có kinh nghiệm
trong việc này. Vì vậy, để đợt chào bán chứng khoán thành công thì tổ chức phát
hành cần phải nhờ đến các công ty chứng khoán tư vấn cho các vấn đề liên quan đợt
phát hành như: Phương thức chào bán chứng khoán, thời gian của đợt chào bán, cách
thức thực hiện bảo lãnh, phân phối chứng khoán ra công chúng,… Trên thị trường
chứng khoán, tổ chức đứng ra thực hiện việc này không chỉ có CTCK mà còn bao
gồm các định chế tài chính khác như ngân hàng, nhưng thông thường các công ty
chứng khoán nhận bảo lãnh phát hành thường kiêm luôn việc phân phối chứng
khoán, còn các ngân hàng chỉ đứng ra đảm nhận việc bảo lãnh phát hành (hoặc thành
lập tổ hợp bảo lãnh phát hành) sau đó thì chuyển việc phân phối chứng khoán cho
các công ty chứng khoán.
e) Hoạt động tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán: là dịch vụ mà công ty chứng khoán,
công ty quản lý quỹ cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tái
cơ cấu tài chính, chia, tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp
trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán. Cũng như các loại hình tư vấn khác,
tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán chính là việc các công ty chứng khoán dựa

vào các phân tích của mình để đưa ra các lời khuyên đối với khách hàng, giúp khách
hàng quản lí vốn một cách có hiệu quả nhất, đồng thời hỗ trợ khách hàng trong việc
ra quyết định đầu tư.
Thường thì các công ty chứng khoán có một bộ phận chuyên thu thập và xử lí
thông tin, sau đó các thông tin này được chuyển tới các phòng ban trong công ty, các
phòng ban này tuỳ từng mục đích sử dụng mà có các hướng phân tích riêng. Do đó,
đối với hoạt động tư vấn và đầu tư chứng khoán của các công ty chứng khoán thì các
nhân viên này luôn nắm giữ một lượng thông tin khổng lồ. Tuỳ theo sự phân tích của
12
mỗi người mà họ đưa ra các lời khuyên khác nhau đối với các khách hàng, và khách
hàng sẽ là người quyết định cuối cùng trong việc sử dung thông tin đó như thế nào.
Nhưng thường thì các quyết định của khách hàng bị ảnh hưởng rất lớn bởi các lời
khuyên này. Chính vì thế mà các nhà tư vấn đầu tư chứng khoán đòi hỏi phải hết sức
thận trọng đối với các lời tư vấn của mình với khách hàng, vì những lời khuyên đó
có thể đem lại cho khách hàng khoản lợi nhuận khổng lồ nhưng cũng có thể làm cho
họ thua lỗ, và thậm chí có thể dẫn tới phá sản. Dù kết quả của các lời tư vấn đó như
thế nào thì nhà tư vấn vẫn thu về cho mình khoản thu phí về dịch vụ tư vấn. Chính vì
lẽ đó, hoạt động tư vấn đòi hỏi phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán: giá trị chứng khoán
không bao giờ là một số cố định, nó luôn thay đổi theo các biến số như: yếu tố tố
kinh tế, tâm lí của các nhà đầu tư,…
- Phải luôn luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình dựa
trên cơ sở phân tích các yếu tố lí thuyết, những diễn biến trong quá khứ, có thể
không hoàn toàn chính xác và khách hàng là người quyết định cuối cùng trong việc
sử dụng thông tin từ nhà tư vấn để đầu tư, nhà tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm về
những thiệt hại kinh tế do những lời khuyên đó gây ra.
- Không được dụ dỗ, mời chào khách hàng mua hay bán một loại chứng
khoán nào đó. Những lời tư vấn phải từ những đánh giá khách quan, cơ sở khách
quan đó chính là quá trình phân tích, tổng hợp một cách khoa học, logic các vấn đề
cần nghiên cứu.

f) Các nghiệp vụ phụ trợ
Ngoài các nghiệp vụ chính nêu trên thì công ty chứng khoán còn thực hiện một
số nghiệp vụ phụ trợ khác như:
* Lưu kí chứng khoán: là việc nhận chứng khoán do khách hàng gửi, bảo quản chứng
khoán cho khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với
chứng khoán.
13
*Quản lí thu nhập của khách hàng: xuất phát từ việc lưu kí chứng khoán cho khách
hàng, công ty chứng khoán sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và
đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản
của khách hàng.
*nghiệp vụ tín dụng: thường thì đối với các thị trường chứng khoán phát triển, ngoài
việc môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, các công ty chứng
khoán còn triển khai dịch vụ cho vay chứng khoán để khách hàng thực hiện giao dịch
bán khống (short sale) hoặc cho khách hàng vay tiền để khách hàng thực hiện nghiệp
vụ kí quỹ (margin purchase). Cho vay kí quỹ là hình thức cấp tín dụng của công ty
chứng khoán cho khách hàng của mình, khách hàng sẽ dùng số tiền đó để mua chứng
khoán và sau đó dùng chính các chứng khoán làm vật thế chấp cho khoản vay.
Khách hàng chỉ cần kí quỹ một phần số tiền, phần còn lại sẽ do công ty chứng khoán
ứng trước tiền thanh toán. Đến thời điểm thoả thuận, khách hàng phải hoàn trả đủ số
gốc vay và lãi cho công ty chứng khoán. Trường hợp khách hàng không trả được nợ
thì công ty chứng khoán sẽ phát mãi số chứng khoán đó để trả nợ.
*nghiệp vụ quản lí quỹ: ở một số thị trường chứng khoán thì pháp luật còn cho phép
công ty chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ quản lí quỹ đầu tư. Theo đó công ty
chứng khoán cử đại diện của mình để quản lí quỹ, sử dụng vốn và tài sản của quỹ
đầu tư để đầu tư vào chứng khoán. Công ty chứng khoán được thu phí dịch vụ quản
lí quỹ đầu tư.
1.1.3) Vai trò của hoạt động tạo lập thị trường trong hoạt động của công ty
chứng khoán
Khi một công ty chứng khoán tham gia vào thị trường với tư cách là nhà tạo lập

thị trường thì họ có rất nhiều lợi thế như nhận được sự ưu đãi từ phía nhà nước, lợi
thế về mặt thông tin, mở rộng thêm được các mối quan hệ,… Đặc biệt thị trường
chứng khoán còn được mệnh danh là thị trường của niềm tin, vì thế việc mở rộng các
mối quan hệ sẽ tạo thuận lợi cho các hoạt động của công ty chứng khoán.
14
Nếu công ty chứng khoán nào càng mở rộng được nhiều mối quan hệ thì càng
thuận lợi trong việc tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ mới cũng như phát triển các sản
phẩm, dịch vụ cũ của công ty. Qua đó nâng cao được uy tín cũng như hình ảnh của
công ty trên thị trường. Một khi công ty đã tạo được niềm tin vững chắc trong lòng
khách hàng thì lúc công ty gặp khó khăn khách hàng cũng không rời bỏ họ mà đi, đôi
lúc họ còn động viên hoặc có thể giúp đỡ để công ty vượt qua giai đoạn khó khăn.
Có những lúc sự động viên của khách hàng là rất quan trọng; chẳng hạn như câu
chuyện của một nhà môi giới nọ: khi mới vào nghề họ được khách hàng giao cho
một khoản tiền lớn để đầu tư, nhưng do thiếu kinh nghiệm nên nhà môi giới này đã
tư vấn sai và làm cho người khách hàng này mất một khoản tiền không nhỏ. Tuy
nhiên, vị khách hàng này không những không tức giận mà còn giao tiếp tiền cho nhà
môi giới đó để tiếp tục đầu tư. Cảm kích trước lòng tin của khách hàng đối với mình
mà nhà môi giới nọ đã không ngừng phấn đấu, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để
không tái phạm sai lầm một lần nữa. Sau này nhà môi giới đó đã trở thành một nhà
môi giới rất giỏi. Nhằm thể hiện sự biết ơn của mình, nhà môi giới này đã cố gắng
chăm sóc thật tốt tài khoản của vị khách hàng đó và giúp họ kiếm được rất nhiều
tiền. Sau đó, người khách hàng này còn giới thiệu cho nhà môi giới nọ những người
quen của mình khi họ muốn đầu tư.
1.2/ Hoạt động tạo lập thị trường của công ty chứng khoán
1.2.1) Khái niệm, vai trò hoạt động tạo lập thị trường
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhà tạo lập thị trường trong lĩnh vực
chứng khoán, nhưng hiểu một cách đơn giản, nhà tạo lập thị trường đối với một loại
chứng khoán nào đó thì nhà tạo lập đó phải đảm bảo duy trì tính thanh khoản cao cho
loại chứng khoán đó. (Trong đó tính thanh khoản của một tài sản được đặc trưng bởi
thời gian để chuyển đổi tài sản đó ra tiền mặt, nếu thời gian này càng ngắn thì tính

thanh khoản của tài sản đó càng cao, và ngược lại). Tính thanh khoản cũng là một
trong những tiêu chí để đo mức độ phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường
15
chứng khoán nào càng phát triển thì tính thanh khoản của thị trường đó càng cao, và
ngược lại.
Theo định nghĩa trên trang web http:// www. Investopedia.com, là một trang
chuyên cung cấp kiến thức cơ bản về tài chính, họ định nghĩa như sau: Nhà tạo lập
thị trường là một công ty môi giới - giao dịch chấp nhận rủi ro nắm giữ một khối
lượng nhất định của một loại chứng khoán nhất định để nhằm hỗ trợ, thúc đẩy giao
dịch đối với loại chứng khoán đó. Mỗi nhà tạo lập thị trường sẽ cạnh tranh trên thị
trường để nhận lệnh đặt từ phía khách hàng bằng cách báo các mức giá chào mua,
chào bán đối với một khối lượng chắc chắn có thể giao dịch của loại chứng khoán
nhất định. Khi nhận được lệnh đặt từ phía khách hàng, nhà tạo lập thị trường sẽ gần
như ngay lập tức bán những chứng khoán mà tổ chức đó nắm giữ trong kho hoặc tìm
kiếm lệnh đối ứng phù hợp. Toàn bộ quá trình này điễn ra trong khoảng vài giây.
Công ty môi giới - giao dịch ở đây được hiểu là: các công ty này tiến hành đồng
thời cả hoạt động mua hoặc bán chứng khoán kết hợp với vai trò là nhà môi giới và
đơn vị giao dịch, tuỳ thuộc vào đặc tính của giao dịch được tiến hành.
Còn theo Tổ chức Quốc tế các uỷ ban về chứng khoán (IOSCO) thì họ quan
niệm rằng: Những thành viên tham gia trên các thị trường mua bán các công cụ tài
chính hoạt động theo phương thức khớp giá, thực hiện chức năng đặt các lệnh chào
mua, chào bán. Những nhà tạo lập thị trường tạo ra thị trường có tính thanh khoản
cao bằng cách thường xuyên yết lên các mức giá chào mua, chào bán, qua đó đảm
bảo một thị trường hai chiều (mua bán liên tục).
Vai trò quan trọng hàng đầu của hoạt động tạo lập thị trường đó là duy trì tính
liên tục của thị trường, thông qua việc đảm bảo tính thanh khoản cao cho các chứng
khoán đang giao dịch trên thị trường đó. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các thị
trường chứng khoán phát triển, bởi vì khi thị trường càng phát triển thì số lượng các
công ty tham gia thị trường chứng khoán ngày càng nhiều, và không một nhà đầu tư
nào có thể hiểu biết rõ về tất các công ty đó được, mặt khác do điều kiện về vốn và

thời gian không cho phép, chính vì thế mà họ chỉ có thể quan tâm đến một vài loại
16
chứng khoán nhất định phù hợp với mục tiêu đầu tư của họ. Do đó sẽ có loại chứng
khoán được nhiều nhà đầu tư quan tâm đến, nhưng cũng có những loại hầu như
không nhận được sự để ý từ phía các nhà đầu tư. Để đảm bảo tính liên tục cho thị
trường cũng như tính thanh khoản cho các loại chứng khoán thì không thể thiếu được
các nhà tạo lập thị trường. Do các nhà tạo lập thị trường thường là các tổ chức tài
chính lớn nên họ có lợi thế về vốn, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, công nghệ hiện
đại, …nếu họ tham gia vào việc mua bán chứng khoán trên thị trường thì các nhà đầu
tư sẽ cảm thấy yên tâm hơn. Đặc biệt, những người nào có kiểu 'Đầu tư theo đại gia'
(nghĩa là mua bán theo những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, hay những nhân vật nổi
tiếng trên thị trường) thì điều đó sẽ thu hút được sự chú ý của họ, nhờ vậy mà làm
tăng tính thanh khoản của chứng khoán đó. Ngoài ra, khi muốn làm nhà tạo lập thị
trường cho bất kì một loại chứng khoán nào họ đều phải cam kết sẽ phải mua (hoặc
bán) một lượng tối thiểu chứng khoán đó khi thị trường có sự chênh lệch quá lớn về
mặt cung (hoặc cầu) tại mức giá của thị trường, nhằm duy trì tính liên tục của thị
trường. Nhờ đó nó cũng góp phần làm giảm rủi ro cho các chủ thể khi tham gia vào
thị trường chứng khoán.
1.2.2) Nội dung hoạt động tạo lập thị trường của công ty chứng khoán.
Để có thể thực hiện tốt vai trò của một nhà tạo lập thị trường thì các nhà tạo lập
thị trường phải liên tục yết các mức giá mà mình sẵn sàng mua và bán loại chứng
khoán mà mình đăng kí làm nhà tạo lập thị trường cho nó. Với những thị trường nào
mà cho phép nhiều nhà tạo lập thị trường cùng có thể tạo lập thị trường cho cùng một
loai chứng khoán, khi đó sẽ có sự cạnh tranh giữa các nhà tạo lập thị trường để thu
hút lệnh từ phía khách hàng. Khi khách hàng gửi các lệnh của mình tới cho nhà tạo
lập thị trường thì nhà tạo lập thị trường sẽ phải thực hiện một trong hai nhiệm vụ
sau:
Một là, nhà tạo lập thị trường có thể trực tiếp tham gia vào các giao dịch với tư
cách là người bán hoặc người mua. Điều đó đồng nghĩa với việc, nhà tạo lập thị
trường sẵn sàng bán chứng khoán mà mình có trong tài khoản nếu lệnh khách hàng

17
gửi đến là lệnh mua hoặc mua chứng khoán mà khách hàng bán nếu lệnh đó là lệnh
bán. Mức giá mà nhà tạo lập thị trường mua bán ở đây cũng chính là mức giá họ đã
yết. Nếu có càng nhiều nhà tạo lập thị trường cùng tạo lập thị trường cho một loại
chứng khoán, thì khi đó mức giá chào mua và chào bán của họ sẽ bám sát với thị
trường hơn do yêu cầu cạnh tranh để thu hút khách hàng.
Hai là, nếu nhà tạo lập thị trường không đủ tiền hoăc chứng khoán để tham gia
một phần hay toàn bộ vào các giao dịch thì họ buộc phải tìm các lệnh đối ứng khác
có thể thoả mãn các yêu cầu của khách hàng để đảm bảo tính thanh khoản cho chứng
khoán đó. Để làm được điều này thì nhà tạo lập thị trường sẽ phải tìm các lệnh mua
bán đối ứng nhau hoặc tìm đến một nhà tạo lập thị trường khác. Nhà tạo lập thị
trường đó có thể trực tiếp mua bán hoặc chuyển lệnh mua bán phù hợp với yêu cầu
mà mình nhận được. Nhờ cơ sở vật chất của thị trường mà việc này cũng diễn ra rất
nhanh nên không gây ách tắc cho thị trường.
Để duy trì tính liên tục của thị trường cũng như đảm bảo lợi ích tốt nhất cho
mình thì vấn đề đặt ra đối với các nhà tạo lập thị trường là: nên giữ bao nhiêu chứng
khoán là phù hợp (vì nếu giữ quá nhiều chứng khoán thì sẽ làm cho vốn bị ứ đọng,
còn giữ ít quá thì sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, trong trường
hợp đó phải thông qua một nhà tạo lập thị trường khác và lúc đó sẽ bị mất phí), yết
giá như thế nào để đảm bảo tính cạnh tranh, khi nào nên mua bán trực tiếp, khi nào
nên tìm lệnh đối ứng,… đó luôn là vấn đề cần giả quyết đối với các nhà tạo lập thị
trường nếu không muốn bị thất bại.
1.3/ Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tạo lập thị trường của công ty
chứng khoán
Do tính đặc thù của ngành chứng khoán đó là giá chứng khoán luôn luôn biến
động và sự biến động của giá chứng khoán còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội. Chính vì vây mà hoạt động của công ty chứng khoán cũng luôn chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố trên. Mặt khác, các công ty chứng khoán cũng luôn phải
luôn luôn tự đổi mới mình để thích nghi với những điều kiện khác nhau của môi
18

trường. Vì vây, ta có thể chia các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tạo lập thị trường
của công ty chứng khoán ra làm 2 loại:
1.3.1) Các nhân tố chủ quan
Để có thể trở thành nhà tạo lập thị trường thì các công ty chứng khoán phải đối
mặt với rất nhiều vấn đề như khả năng tài chính, khả năng nắm bắt và phân tích
thông tin trên thị trường, khả năng phân tích nhu cầu thị trường, các điều kiện về cơ
sở vật chất kĩ thuật, điều kiện về nguồn nhân lực,…
Trong các điều kiện trên thì điều kiện về khả năng tài chính luôn là yếu tố quan
trọng hàng đầu đối với các công ty chứng khoán khi muốn trở thành nhà tạo lập thị
trường đối với loại chứng khoán nào đó. Sự hỗ trợ từ phía nhà nước chỉ đảm bảo
được một phần cho hoạt động về sau, còn công ty chứng khoán muốn thực hiện hoạt
động tạo lập thị trường thì phải có tiềm lực tài chính mạnh. Bởi vì, khi thị trường
tăng (hoặc giảm) giá mạnh thì thường các nhà đầu tư sẽ đổ xô đi mua (hoặc bán)
chứng khoán, lúc đó để giữ cho thị trường ổn định thì cầm phải có một lượng lớn
chứng khoán bơm vào thị trường để kìm hãm sự tăng giá chứng khoán (hoặc một
lượng lớn tiền đủ để hấp thụ số chứng khoán bán ra nhằm kìm hãm sự giảm giá
chứng khoán), qua đó nhằm làm cân bằng cung cầu của thị trường. Nếu các công ty
chứng khoán không đủ mạnh về tài chính thì không thể làm được việc đó. Ngay cả ở
trong luật chứng khoán của các nước mà thị trường chứng khoán có các nhà tạo lập
thị trường thì đều có quy định rất rõ ràng về vấn để tài chính đối với mỗi công ty khi
muốn đăng kí làm nhà tạo lập thị trường.
Chính vì phải nắm một lượng lớn chứng khoán của một số ít công ty nên rủi ro
đối với công ty chứng khoán là rất lớn. Nếu công ty đó làm ăn thuận lợi thì không
sao nhưng nếu công ty đó mà gặp khó khăn, thậm chí phá sản thì công ty chứng
khoán nào mà đứng ra làm nhà tạo lập thị trường cho nó cũng gặp khó khăn theo,
nhưng nếu tiềm tài chính của công ty đó mạnh thì có thể khắc phục được, còn nếu
không mạnh thì công ty chứng khoán đó có thể bị phá sản theo. Do đó, để đảm bảo
sự thành công cho hoạt động tạo lập thị trường thì khả năng nắm bắt, xử lí và phân
19
tích thông tin là rất quan trọng. Từ các thông tin thu thập được, các công ty chứng

khoán phải chọn lọc ra được những thông tin đúng và cần thiết đối với mình, sau đó
tiến hành phân tích để đánh giá xem liệu cơ cấu danh mục như thế nào là tối ưu nhất,
có cần sử dụng các công cụ phòng vệ không (chẳng hạn như là các loại chứng khoán
phái sinh),…nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho công ty.
Ngoài những vấn đề trên thì vấn đề về nguồn nhân lực cũng ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động tạo lập thị trường của công ty. Một đội ngũ nhân lực giỏi luôn là lợi
thế của bất kì một công ty nào, vì con người mới chính là điều kiện đầu tiên và quyết
định sự thành công của một công ty. Đối với hoạt đông tạo lập thị trường của công ty
chứng khoán cũng vậy. Do luôn phải tiếp thu cũng như tiếp xúc với các công nghệ
hiện đại nên rất cần những con người để có thể sử dụng thành thạo chúng, tận dụng
tốt nhất mọi tính năng của chúng. Thị trường chứng khoán cũng được mệnh danh là
nơi đầy rủi ro đặc biệt đối với những người thiếu hiểu biết về nó, nhiều người còn ví
von rằng chơi chứng khoán giống như 'chơi bạc'. Chính vì vậy, các nhà tạo lập thị
trường phải là người hiểu biết về các loại chứng khoán chứng khoán trên thị trường,
phải biết phân tích và dự báo tình hình thị trường, bình tĩnh trước các biến động
ngoài dự đoán của mình về thị trường, phải biết sử dụng tốt các công cụ phòng vệ,…
Qua đó giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và hạn chế rủi ro cho chính
mình.
1.3.2) Các nhân tố khách quan
Đây là những nhân tố mà nhà tạo lập thị trường không thể điều chỉnh được, họ
buộc phải đối mặt và tìm cách dung hoà chúng để hạn chế những tác động bất lợi của
chúng đối với hoạt động của mình. Những nhân tố này gồm:
- Yếu tố đầu tiên phải kể đến chính là môi trường luật pháp của mỗi nước:
xem nước đó có tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này phát triển không. Với mỗi
hình thức tổ chức thị trường khác nhau thì hình thức hoạt động của các nhà tạo lập
thị trường cũng khác nhau, do đó quyền và lợi ích của các nhà tạo lập thị trường
cũng khác nhau. Đối với những nước chưa có sự thừa nhận chính thức về hoạt động
20
tạo lập thị trường thì việc hợp thức hoá thông qua luật là rất khó. Bởi vì, ngoài việc
đưa ra mô hình cho hoạt động này để sao cho nó phù hợp với điều kiện thị trường

hiện tại thì cũng cần các biện pháp để quản lí nó. Như chúng ta đã biết, để có thể trở
thành nhà tạo lập thị trường thì một trong những điều kiện đó là phải có tiềm lực tài
chính mạnh và nắm giữ một lượng chứng khoán đủ lớn, vì vậy nếu không có các
biện pháp quản lí phù hợp để kiểm soát hoạt động của các nhà tạo lập thị trường này
thì rất dễ dẫn đến việc thao túng thị trường. Do là các tổ chức chuyên nghiệp nên nếu
họ có thao túng thị trường thì rất khó có thể tìm được bằng chứng chứng minh sự vi
phạm của họ nếu không phải là những nhà quản lí chuyên nghiệp và có kinh nghiệm.
Chính vì vậy, cần phải có những quy định chặt chẽ để quản lí hoạt động này, bởi nếu
không mục tiêu ban đầu khi thừa hoạt động này không những không đạt được mà
còn kìm hãm sự phát triển của thị trường.
- Ngoài ra, môi trường kinh tế, xã hội trong nước cũng ảnh hưởng tới hoạt
động của các nhà tạo lập thị trường. Nếu một nước mà chứng khoán đã được xã hội
hoá, nghĩa là được hầu hết mọi người dân đều có những hiểu biết nhất định về chứng
khoán, thì hoạt động tạo lập thị trường cũng sẽ thuận lợi hơn do hiện tượng bong
bóng giá chứng khoán ít, mà giá chứng khoán sẽ được giao dịch sát giá trị thực hơn,
nhờ vậy mà hạn chế được rủi ro cho nhà tạo lập thị trường, và ngược lại. Các yếu tố
kinh tế như lãi suất, lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế,…cũng tác động đến sự biến
động của thị trường chứng khoán. Đặc biệt, đối với các loại trái phiếu có thu nhập cố
định, nhất là các trái phiếu dài hạn, thì lãi suất và lạm phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến giá của loại chứng khoán đó. Lạm phát thì luôn làm giảm giá trị của trái phiếu đó
theo thời gian; còn đối với lãi suất, nếu lãi suất tăng thì giá của trái phiếu sẽ giảm, lãi
suất giảm thì giá của trái phiếu sẽ tăng.
- Vấn đề thông tin thông tin không cân xứng cũng là mối quan tâm và lo
ngại hàng đầu đối với các nhà tạo lập thị trường. Thường các nhà tạo lập thị trường
sẽ được cơ quan quản lí ưu tiên về mặt thông tin hơn so với các nhà đầu tư khác,
nhưng điều đó cũng không đảm bảo rằng họ biết nhiều hơn các nhà đầu tư khác, nhất
21
là nhà đầu tư nào có được nguồn thông tin nội gián. Khi nắm được nguồn thông tin
nội gián thì đương nhiên nhà đầu tư sẽ có lợi thế hơn so với nhà tạo lập thị trường
khi tham gia giao dịch.

- Với sự liên kết giữa các thị trường chứng khoán trong khu vực và trên thế
giới ngày càng tăng thì những sự thay đổi của thị trường này cũng sẽ ảnh hưởng đến
các thị trường khác, qua đó nó cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các nhà tạo lập
thị trường. Khi đã liên kết các thị trường với nhau thì chứng khoán của một công ty
có thể niêm yết trên nhiều thị trường chứng khoán khác nhau, khi một trong những
thị trường mà có chứng khoán của công ty đó niêm yết biến động thì cũng sẽ ảnh
hưởng dây chuyền đến các thị trường còn lại. Hơn nữa, khi tham gia vào thị trường
chứng khoán thế giới thì một rủi ro nữa mà công ty phải đối mặt đó chính là rủi ro tỷ
giá, tỷ giá sẽ tác động đến giá chứng khoán do đó sẽ làm thay đổi lợi nhuận của công
ty.
- Sự cạnh tranh giữa các nhà tạo lập thị trường và các tổ chức tài chính khác.
Bất kì một khách hàng nào cũng luôn muốn mình có thể thực hiện được giao dịch ở
mức giá tốt nhất với mức rủi ro nhất định. Chính vì vậy, nếu muốn nhận được lệnh tù
phía khách hàng thì buộc các nhà tạo lập thị trường phải yết các mức giá sát với mức
giá thị trường hơn, thị trường nào mà càng có nhiều nhà tạo lập thị trường thì sự cạnh
tranh này càng gay gắt. Và các nhà tạo lập thị trường phải tìm được mức giá mà làm
sao vừa đảm bảo tính cạnh tranh nhưng vẫn phải đảm bảo duy trì lợi nhuận cho hoạt
động này.
*Ở các thị trường chứng khoán khác nhau thì mô hình tổ chức của hoạt động tạo
lập thị trường cũng khác nhau (xem bảng dưới). Thị trường chứng khoán nước ta ra
đời khá muộn so với các nước trên thế giới nên việc tìm hiểu và nghiên cứu mô hình
tổ chức hoạt động của các nước đi trước là rất cần thiết để chúng ta phát triển thị
trường chứng khoán trong nước, và tuỳ từng thời điểm mà ta lựa chọn mô hình phù
hợp với nước mình.
22
Bảng thống kê các hệ thống thị trường
Nước Tên Hình thức sàn Số lượng nhà tạo lập thị
trường
Châu Mĩ
Mĩ NYSE Sàn cổ điển đấu lệnh 1

Mĩ NASDAQ Sàn điện tử đấu giá (NASDAQ) Ít nhất 1 (tối đa 3 với chứng khoán
mới niêm yết)
Canada Sàn GD Toronto Sàn ĐTĐL 1
Châu Âu
Anh Sàn GD London Sàn điện tử đấu giá (SEAQ) và
Sàn ĐTĐL (SETS)
Ít nhất 1
Không có
Đức Deutsche Borse Sàn cổ điển đấu lệnh và
Sàn điện tử đấu giá (XETRA)
1
1 hoặc nhiều
Pháp Euronext Paris Sàn ĐTĐL (NSC) 1 hoặc nhiều
Hà Lan Euronext Amsterdam Sàn ĐTĐL (NSC) 1 hoặc nhiều
Bỉ Euronext Brussels Sàn ĐTĐL (NSC) 1 hoặc nhiều
Bồ Đào Nha Euronext Lisbon Sàn ĐTĐL (NSC) 1 hoặc nhiều
Tây Ban Nha Sàn GD Maldrid Sàn ĐTĐL (SIBE) 1 hoặc nhiều
Ý Sàn GD Ý Sàn ĐTĐL (MTA) Tối đa là 1
Hi Lạp Sàn GD Athens Sàn ĐTĐL (OASIS) 1 hoặc nhiều MM riêng cho trái phiếu
Đan Mạch Sàn GD Copenhagen Sàn ĐTĐL 1 hoặc nhiều
Áo Wiener Borse Sàn ĐTĐL 1
Phần Lan Sàn GD Hensilki Sàn ĐTĐL Tối đa là 1
Na Uy Sàn GD Oslo Sàn ĐTĐL 1 hoặc nhiều
Thụy Sĩ Sàn GD Thụy Sĩ Sàn ĐTĐL 1 hoặc nhiều
Ai len Sàn GD Ailen Sàn ĐTĐL 1 hoặc nhiều MM cho trái phiếu
Châu Á
Nhật Bản Sàn GD Tokyo Sàn ĐTĐL Không có
Israel Sàn GD Tel-Aviv Sàn ĐTĐL Không có
Thị trường mới nổi (Gia nhập khối Châu Âu)
Ba Lan Sàn GD Warsaw Sàn ĐTĐL Ít nhất 1

Czech Sàn GD Prague Sàn ĐTĐL Ít nhất 1
Slovakia Sàn GD Ljubjana Sàn ĐTĐL Không có
Malta Sàn GD Malta Sàn ĐTĐL Không có
Estonia Sàn GD Estonia Sàn ĐTĐL Tối đa là 1
Cyprus Sàn GD Cyprus Sàn ĐTĐL Không có
Thị trường mới nổi
Ai Cập Sàn GD Cairo Sàn ĐTĐL MM riêng cho trái phiếu
Thổ Nhĩ Kì Sàn GD Istanbul Sàn ĐTĐL MM riêng cho chứng khoán phái sinh
Hồng Kông Sàn GD Hongkong Sàn ĐTĐL MM riêng cho chứng khoán phái sinh
Ấn Độ Sàn GD Bombay Sàn ĐTĐL Không có
Trong đó: - GD: giao dịch.
23
- ĐTĐL: Điện tử đấu lệnh.
- MM: Nhà tạo lập thị trường.
Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO LẬP
THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
24
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
(NHCTVN)
2.1/ Khái quát về Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt
Nam
2.1.1) Lịch sử hình thành và phát triển của CTCK NHCTVN
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương được thành lập theo Quyết định
số 126/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 01/09/2000 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công
thương Việt Nam về việc thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Chứng
khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN). Công ty Chứng khoán
NHCTVN là đợn vị thành viên của NHCTVN, được tổ chức theo mô hình Công ty
TNHH một thành viên do NHCTVN sở hữu 100% vốn. Công ty chính thức khai
trương và đi vào hoạt động từ ngày 16/11/2000. Số vốn điều lệ hiện tại của công ty là
105 tỷ đồng, còn từ khi thành lập đến trước tháng 12 năm 2004 chỉ có 55 tỷ đồng.

*Tên đầy đủ : Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương
Việt Nam.
*Tên giao dịch quốc tế: Incombank Securities Co.,LTD. (viết tắt là IBS)
*Hiện tại công ty có :
-Một trụ sở chính ở Hà Nội:
Địa chỉ: 306 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng Thành phố Hà Nội
Tel : (04)9741764 (04)9741055
Fax : (04)9741760 (04)9741053
Email :
Website: www.ibs.com.vn
-Một chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 153 Hàm Nghi, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
Tel : (08)9140200
Fax : (08)9140201
25

×