Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.63 KB, 57 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần
Tổng Bách Hóa.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC ............................................................................................................... 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 3
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 7
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HÓA ........................ 7
1.1. Tổng quan về công ty cổ phần tổng bách hóa ................................................ 7
1.1.1. Quá trình hình thành phát triển ...................................................................................................... 7
1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và nhân sự .................................................................................. 9
Bảng 1.2. Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm. ...................................... 13
Đơn vị: Người ....................................................................................................... 13
1.1.3. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty và các chi nhánh .......................................................................... 14
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các hoạt động chủ yếu của công ty .................................... 16
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây ........ 19
Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản đã đạt được trong hoạt động kinh
doanh của Công ty ................................................................................................ 19
Đơn vị: Tỷ đồng .................................................................................................... 19
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 22
1
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HÓA ................................................................... 22
2.1. Khái quát về hoạt động nhập khẩu của công ty ........................................... 22
2.1.1. Kim ngạch và mặt hàng xuất nhập khẩu ....................................................................................... 22
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu ................................................................ 23
Bảng 2.2. Cơ cấu nhập khẩu theo nhóm mặt hàng giai đoạn 2006 - 2009 ...... 25
2.1.2. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty .................................................................................. 27
Bảng 2.3. Các thị trường nhập khẩu chính của công ty ................................... 28


2.1.4. Hình thức nhập khẩu và phương thức phân phối của công ty ..................................................... 30
Bảng 2.4. Hình thức nhập khẩu của Công ty ..................................................... 30
Bảng 2.5. Bảng các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của công ty ............. 32
giai đoạn 2006 – 2009 ........................................................................................... 32
Hình 2.1. Tăng trưởng lợi nhuận hoạt động nhập khẩu hàng hóa .................. 33
qua các năm 2006 – 2009 ..................................................................................... 33
Hình 2.2. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí giai đoạn 2006 – 2009 35
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 37
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA
CÔNG TY ............................................................................................................. 37
3.1. Đánh giá hoạt động nhập khẩu .................................................................... 37
3.1.1. Những kết quả đạt được .............................................................................................................. 37
3.1.2. Những hạn chế trong hoạt động nhập khẩu ................................................................................ 39
3.2. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................ 41
3.2.1. Nguyên nhân khách quan .............................................................................................................. 41
3.2.2. Nguyên nhân thuộc doanh nghiệp ................................................................................................ 43
CHƯƠNG 4 .......................................................................................................... 44
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT
ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY ............................................................. 44
4.1. Định hướng cho hoạt động nhập khẩu của công ty .................................... 44
4.2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh nhập
khẩu của công ty ................................................................................................... 45
4.2.1. Giải pháp từ phía công ty .............................................................................................................. 45
4.2.2. Một số kiến nghị đối với nhà nước ............................................................................................... 51
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 54
2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC...............................................................................................................1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................3
CHƯƠNG 1............................................................................................................7

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HÓA........................7
Bảng 1.2. Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm.......................................13
3
Đơn vị: Người.......................................................................................................13
Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản đã đạt được trong hoạt động kinh
doanh của Công ty................................................................................................19
Đơn vị: Tỷ đồng....................................................................................................19
CHƯƠNG 2..........................................................................................................22
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HÓA...................................................................22
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu................................................................23
Bảng 2.2. Cơ cấu nhập khẩu theo nhóm mặt hàng giai đoạn 2006 - 2009......25
Bảng 2.3. Các thị trường nhập khẩu chính của công ty...................................28
Bảng 2.4. Hình thức nhập khẩu của Công ty.....................................................30
Bảng 2.5. Bảng các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của công ty.............32
giai đoạn 2006 – 2009...........................................................................................32
Hình 2.1. Tăng trưởng lợi nhuận hoạt động nhập khẩu hàng hóa..................33
qua các năm 2006 – 2009.....................................................................................33
Hình 2.2. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí giai đoạn 2006 – 200935
CHƯƠNG 3..........................................................................................................37
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA
CÔNG TY.............................................................................................................37
CHƯƠNG 4..........................................................................................................44
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT
ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY.............................................................44
KẾT LUẬN...........................................................................................................54
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng

quan trọng, nó là nhân tố phát huy sức mạnh nền kinh tế trong nước. Trong những
năm qua, nước ta đang thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế hàng
nhập khẩu bằng hàng trong nước, tuy nhiên không vì thế mà bỏ qua nhập khẩu.
Nhập khẩu hàng hoá là một phần không thể thiếu trong ngoại thương. Nhập khẩu
tác động một cách trực tiếp và quyết định đến đời sống kinh tế trong nước. Nhập
khẩu giúp bổ sung những hàng hoá mà trong nước không sản xuất được hoặc sản
xuất không đủ, hoặc để thay thế những hàng hoá mà nếu sử dụng hàng trong nước
thì sẽ không có lợi bằng. Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh chóng quá trình
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đảm bảo kinh tế phát triển cân đối; thúc đẩy xuất khẩu,
tạo đầu vào cho sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên nhập khẩu phải đảm bảo có hiệu quả
và đúng với chủ trương, chính sách của nhà nước.
Công ty cổ phần Tổng Bách Hóa là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh
tổng hợp, trong đó có chức năng kinh doanh nội địa và kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì chủ yếu là hoạt động kinh doanh
nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty có vai trò quan trọng
trong toàn bộ hoạt động của công ty, nó chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế
trong nước cũng như nền kinh tế thế giới. Việc đánh giá hoạt động kinh doanh
nhập khẩu của công ty để đề ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập
khẩu có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa thiết thực hiện nay. Từ đó em quyết
5
định nghiên cứu đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ
phần Tổng Bách Hóa.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Dựa vào việc đánh giá phân tích thực trạng kinh doanh nhập khẩu của công
ty để đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của
công ty.
3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần
Tổng Bách Hóa

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong giai
đoạn 2006 – 2009 nhằm đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu
của công ty.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có 4 chương
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần Tổng Bách Hóa
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần
Tổng Bách Hóa
Chương 3: Đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của công ty
Chương 4: Phương hướng phát triển và một số giải pháp cho hoạt động
nhập khẩu của công ty
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HÓA
1.1. Tổng quan về công ty cổ phần tổng bách hóa
1.1.1. Quá trình hình thành phát triển
Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa có tiền thân từ Công ty Bách hóa I trực
thuộc Bộ Thương Mại được thành lập từ năm 1957, từ đó đến nay đã qua nhiều lần
thay đổi tên từ: Cục Bách hóa ngũ kim sang Tổng Công ty Bách hóa sau đó sang
Công ty Bách hóa I trực thuộc Bộ Thương Mại.
Giai đoạn từ năm 1957 đến năm 1985
Có tên là Cục Bách hóa ngũ kim trực thuộc Bộ Nội Thương. Chức năng
nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh hàng kim khí, điện máy, thiết bị phụ tùng, kinh
doanh vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, lương thực, nông sản, vật tư nguyên
liệu phục vụ sản xuất.
Giai đoạn từ năm 1986 đến tháng 3 năm 1995
Có tên là Tổng Công ty Bách hóa - Bộ Thương Mại. Do yêu cầu đổi mới và
mở cửa nền kinh tế nhằm nâng cao quy mô và khả năng sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp phục vụ cho quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước.

7
Chức năng nhiệm vụ kinh doanh được mở rộng hơn so với giai đoạn trước
đó như: kinh doanh kho và vận tải, kinh doanh bách hóa, văn hóa phẩm, thuê đất
xây dựng kho, xây dựng nhà máy quy mô vừa và nhỏ sản xuất hàng tiêu dùng.
Từ ngày 10 tháng 3 năm 1995 đến trước tháng 8 năm 2004
Theo quyết định số 156/ TM- TCCB ngày 10/03/1995 của Bộ Thương Mại,
về việc hợp nhất Văn phòng Tổng công ty Bách hóa, Công ty Văn hóa phẩm, Công
ty Bách hóa Văn Điển, Công ty Bách hóa Hải Phòng thành Công ty Bách hóa I trực
thuộc Bộ Thương Mại. Mở rộng thêm các ngành kinh doanh mới : thuốc lá, nguyên
liệu sản xuất thuốc lá, kinh doanh tài chính, kinh doanh cầm cố, kinh doanh bất
động sản, xây dựng và kinh doanh nhà, siêu thị, khách sạn, kinh doanh xuất - nhập
khẩu.
Từ ngày 19 tháng 8 năm 2004 đến nay
Theo giấy phép kinh doanh số 0103005116 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành
phố Hà Nội cấp đã thành Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa. Do yêu cầu thực tiễn
đặt ra phải đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý của các Doanh nghiệp Nhà nước sang
hình thức Cổ phần hóa và một số hình thức khác.
Hiện nay Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa là Công ty Cổ phần, hoạt động
theo quy chế của Công ty Cổ phần, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu
riêng theo mẫu quy định của Nhà nước. Trụ sở: 38 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà
nội. Điện thoại: 04- 8456986. Fax: 04- 8452997. Vốn điều lệ: 31.178.000.000 đồng
(Ba mươi mốt tỷ một trăm bảy mươi tám triệu đồng chẵn). Tài khoản:
43110102117. Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh
Trì - Hà Nội. Tổng số cán bộ công nhân viên: 207 người
1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và nhân sự
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung
phụ thuộc rất lớn vào tính hợp lý trong việc tổ chức bộ máy quản lý. Một trong
những nhân tố quan trọng để một cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu quả là việc sắp xếp
8
bố trí công nhân viên trong cơ cấu tổ chức phù hợp với năng lực và sở trường của

họ.
Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa là một công ty cổ phần cho nên cơ cấu tổ
chức bộ máy của Công ty phải theo mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần.
Cơ quan đứng đầu Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa là Đại hội cổ đông, được họp
thường niên mỗi năm một lần bao gồm các Cổ đông của Công ty nhằm đánh giá
tổng kết kết quả hoạt động của Công ty, bàn bạc và đưa ra những phương hướng
phát triển Công ty, bổ nhiệm các vị trí trong hội đồng quản trị và các vấn đề về lợi
nhuận, phân chia lợi nhuận. Đại hội cổ đông có quan hệ, quản lý Hội đồng quản trị
và Ban kiểm soát của Công ty. Sau Đại hội cổ đông là Hội đồng quản trị, bao gồm
05 người, đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hội đồng
quản trị đưa ra những phương hướng, mục tiêu chiến lược cho công ty cũng như
quyết định những chiến lược phát triển của Công ty.
9
Hình
1.1.
Mô hình tổ chức bộ máy công ty cổ phần Tổng Bách Hóa
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔ
CHỨC HC
PHÒNG
KẾ TOÁN
TC
PHÒNG
ĐT KD
T.CHÍNH
PHÒNG KD
KHO ĐT

XÂY DỰNG
PHÒNG KD
TỔNG HỢP I
T. TÂM KD
TỔNG HỢP
PHÒNG KD
TỔNG HỢP
II
T. TÂM KD
THUỐC LÁ
BAN KIỂM SOÁT
CHI NHÁNH TBH
HẢI PHÒNG
T. TÂM VĂN
HOÁ PHẨM
CHI NHÁNH TBH
TP. HCM
TRUNG TÂM
BÁCH HOÁ
CỬA HÀNG VĂN
PHÒNG PHẨM I
TỔNG KHO 6
TỔNG KHO
HẢI PHÒNG
CỬA HÀNG VĂN
PHÒNG PHẨM II
Ng uồn : Phòng tổ chức hành chính
Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo, quản lý
Quan hệ kiểm soát
Quan hệ hợp tác, nghiệp vụ

Hội đồng quản trị có nhiệm vụ bổ nhiệm Ban Tổng giám đốc, bổ nhiệm chức
Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc của Công ty và chịu sự kiểm soát của Ban Kiểm
Soát.
- Ban Kiểm Soát: Có chức năng nhiệm vụ kiểm soát, giám sát các hoạt động
của tất cả các phòng ban, các đơn vị trực thuộc của Công ty kể cả Hội đồng
quản trị
- Ban Tổng giám đốc:
Ban Tổng giám đốc điều hành quản lý tất cả các phòng ban và các trung tâm,
đơn vị trực thuộc Công ty.
- Các phòng ban chức năng
Công ty có 06 phòng chức năng.
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán tài chính
Phòng Đầu tư kinh doanh tài chính
Phòng kinh doanh kho đầu tư xây dựng
Phòng kinh doanh tổng hợp I
Phòng kinh doanh tổng hợp II
Sáu phòng ban chức năng này đều chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp từ Ban
Tổng giám đốc và chịu sự kiểm soát của Ban kiểm soát. Trong đó phòng tổ chức hành
chính, phòng kế toán tài chính, phòng đầu tư kinh doanh tài chính, phòng kinh doanh
kho đầu tư xây dựng có mối quan hệ hợp tác, nghiệp vụ với nhau.
Cơ cấu tổ chức nhân sự trong Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa.
Vấn đề con người luôn được Công ty quan tâm chú trọng hàng đầu trong suốt
quá trình xây dựng và phát triển của Công ty. Trong những năm gần đây Công ty
luôn tìm cách nâng cao hơn nữa đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty,
Công ty liên tục đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để không ngừng nâng cao
trình độ, nghiệp vụ, trình độ quản lý cho các cán bộ. Công ty liên tục tuyển chọn
thêm nhân viên mới có trình độ đáp ứng yêu cầu trong công việc của Công ty vào
làm việc, thực hiện chính sách nghỉ hưu cho những cán bộ công nhân viên đến tuổi
nghỉ hưu. Số lượng và cơ cấu nhân sự của Công ty trong những năm gần đây được

phản ánh qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.2. Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm.
Đơn vị: Người
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009
số
lượng
tỷ lệ
(%)
số
lượng
tỷ lệ
(%)
số
lượng
tỷ lệ
(%)
số
lượng
tỷ lệ
(%)
Tổng số lao
động
249 100 235 100 234 100 207 100
Theo giới:
- Nam 139 120 122 87 42
- Nữ 110 115 112 120 58
Theo trình độ:
- Thạc sĩ 6 8 9 12 5,8

- Đại học 49 52 55 68 32,85
- Cao đẳng 60 65 47 39 18,85
Theo tuổi:
- Tuổi 25- 40 60 55 58 70 33,8
- Tuổi 41- 50 120 135 125 100 48,3
- Tuổi 51- 55 69 45 51 37 17,9
Thu nhập bình
quân (đồng)
2.500.000 3.000.000 3.800.000 4.500.000
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính năm 2009
Số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ Thạc sĩ, Đại học tăng lên 80 người
năm 2009 so với 64 người năm 2008 và 60 người năm 2007
Về độ tuổi có sự trẻ hóa trong đội ngũ cán bộ công nhân viên, số lượng cán bộ
công nhân viên độ tuổi từ 25- 40 và 41- 50 tăng qua các năm từ đó đáp ứng được yêu
cầu công việc đặt ra trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.
Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty có sự tăng lên
đáng kể qua các năm và có mức thu nhập khá so với mức thu nhập trung bình hiện
nay cụ thể năm 2006 là 2.500.000 đồng/ người, năm 2007 là 3.000.000 đồng/ người,
năm 2008 là 3.800.000 đồng/ người, năm 2009 là 4.500.000 đ/
Với cơ cấu lao động nữ nhiều hơn nam hiện nay và với đặc thù của một doanh
nghiệp kinh doanh thương mại thi cũng gặp một số khó khăn. Độ tuổi lao động tập
trung phần lớn ở độ tuổi từ 41 đến 50 chiếm 48,3%. Cơ cấu trong phân bổ vị trí tại
các phòng ban của Công ty theo mô hình Công ty cổ phần, thể hiện sự chuyên môn
hoá cao trong phân bố vị trí.
1.1.3. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty và các chi nhánh
1.1.3.1. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa
Cơ cấu vốn điều lệ của Công ty: tổng vốn điều lệ: 31.178.000.000 đồng. Trong
đó:
-Vốn Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp:
Chiếm 49% tương ứng với 152.770 cổ phần = 15.277.000.000 đồng

- Vốn do cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mua cổ phần:
Chiếm 48% tương ứng với 149.650 cổ phần = 14.965.000.000 đồng
- Vốn cổ phần bán cho đối tượng ngoài doanh nghiệp:
Chiếm 3% tương ứng với 9.350 cổ phần = 935.000.000 đồng
- Vốn kinh doanh của Công ty tăng lên qua các năm, năm 2006 là 18.230 tỷ
đồng, năm 2007 là 23.981 tỷ đồng, năm 2008 là 28.650 tỷ đồng, năm 2009 là 31.178
tỷ đồng.
- Tổng doanh thu hàng năm là: năm 2006 là 580.935 triệu đồng, năm 2007 là
686.397.650.234 đồng, năm 2008 là 840.203 triệu đồng, năm 2009 là 1.136.000 triệu
đồng.
- Nộp Ngân sách hàng năm tăng: năm 2006 là 5.652 triệu đồng, năm 2007 là
18.737.321.340 đồng, năm 2008 là 12.077 triệu đồng, năm 2009 là 8.800 triệu đồng.
1.1.3.2. Các đơn vị trực thuộc
Công ty có 08 đơn vị trực thuộc được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.3. Các đơn vị trực thuộc của công ty
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
STT Tên đơn vị trực thuộc Trụ sở
1 Trung tâm bách hóa 15 Bích Câu - Quận Đống Đa - Hà Nội
2 Trung tâm kinh doanh thuốc lá 23B Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà
Nội
3 Trung tâm kinh doanh Tổng
hợp
38 Phan Đình Phùng – Ba Đình – Hà Nội
4 Trung tâm văn hóa phẩm 15 Bích Câu - Đống Đa – Hà Nội
5 Chi nhánh Thành phố Hải
Phòng
23 Điện Biên Phủ - Ngô Quyền - Hải Phòng
6 Chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh
241 Cách mạng tháng Tám - Quận 3 –

TPHCM
7 Tổng kho 6 Thị trấn Văn Điển – Thanh Trì – Hà nội
8 Trạm kho Hải Phòng Nam Sơn – An Dương – TP Hải Phòng
Các đơn vị trực thuộc này có quan hệ hợp tác nghiệp vụ với nhau. Mỗi đơn vị
trực thuộc chuyên kinh doanh một số mặt, đồng thời kinh doanh tổng hợp tất cả các
ngành hàng mà Công ty có chức năng kinh doanh.
Các đơn vị trực thuộc này thực hiện chế độ hạch toán theo chế độ hạch toán
kinh tế phụ thuộc, được quy định cụ thể đối với phân cấp quản lý tổ chức cán bộ. Thủ
trưởng của các đơn vị trực thuộc chịu sự lãnh đạo quản lý của Ban Tổng giám đốc, có
trách nhiệm điều hành mọi hoạt động nội bộ theo đúng điều lệ tổ chức, hoạt động của
Công ty và theo pháp luật.
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các hoạt động chủ yếu của công ty
Công ty Cổ phần Tổng Bách hóa là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập theo hình
thức Công ty Cổ phần, có tài khoản số 43110102117 tại Chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Trì – Hà Nội, được sử dụng con dấu riêng, tiến
hành đầy đủ các thủ tục về đăng ký kinh doanh, hoạt động theo điều lệ Công ty cổ
phần, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và hoạt động sản xuất kinh
doanh theo đúng qui định của pháp luật.
1.1.4.1. Chức năng kinh doanh chủ yếu của Công ty
Công ty cổ phần Tổng Bách hóa là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh tổng
hợp, trong đó có chức năng kinh doanh nội địa và kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Trực tiếp xuất khẩu và xuất khẩu ủy thác các mặt hàng gạo, nông sản, thực
phẩm.
- Trực tiếp nhập khẩu và nhập khẩu ủy thác các mặt hàng vật tư, sắt thép,
nguyên liệu bột giấy, hàng tiêu dùng, phân bón các loại.
- Tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng bách hóa.
- Kinh doanh tổng hợp trong đó có hàng bách hóa, văn phòng phẩm, hàng nông
sản, hàng kim khí, điện máy, thiết bị phụ tùng, vật tư bảo hộ lao động,…
- Kinh doanh tài chính và bất động sản, nhà, khách sạn, siêu thị.
- Cung cấp dịch vụ cho thuê kho hàng và vận tải.

1.1.4.2. Nhiệm vụ của Công ty
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về sản xuất
kinh doanh các mặt hàng mà Công ty có chức năng kinh doanh theo đúng luật pháp
hiện hành của Nhà nước và điều lệ Công ty.
- Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và cung cấp các dịch vụ phát
triển theo kế hoạch và mục tiêu của Công ty. Tổ chức nghiên cứu và áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong quá trình sản xuất , kinh doanh để nâng cao năng
suất lao động và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
- Chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản
lý và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, bảo toàn và phát triển vốn thực hiện nghĩa vụ
đối với Nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ
chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Quản lý toàn diện, đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của
Công ty theo pháp luật và chính sách của Nhà nước.
- Chăm lo đời sống và tạo điều kiện cho người lao động phát triển, giữ gìn trật
tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật thuộc phạm
vi quản lý của Công ty.
1.1.4.3. Quyền hạn của Công ty
Quyền hạn của Công ty được quy định trong giấy phép thành lập Công ty và
trong điều lệ doanh nghiệp theo đúng chức năng nhiệm vụ của Công ty và được quy
định trong luật doanh nghiệp.
- Sản xuất và kinh doanh theo mục đích thành lập Doanh nghiệp và theo giấy
phép thành lập Công ty.
- Chủ động trong sản xuất kinh doanh, trong kí kết các hợp đồng kinh tế với các
đơn vị kinh tế trong và ngoài nước về kinh doanh, hợp tác đầu tư, nghiên cứu, ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ chính sách
của Nhà nước.
- Được sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản, được huy động
các nguồn vốn kế hoạch trong và ngoài nước theo luật pháp hiện hành và điều lệ của

Công ty Cổ phần để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Được tham gia các hội trợ, triển lãm, tiếp thị, tham gia hội thảo kinh tế trong
và ngoài nước, được cử đoàn đại diện của Công ty ra nước ngoài và mời các đoàn
nước ngoài vào Việt Nam để hội thảo, đàm phán và kí kết hợp đồng theo quy định của
Nhà nước.
- Được quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý mạng lưới sản xuất kinh doanh
phù hợp với hình thức Công ty Cổ phần và có hiệu quả.
- Được quyền khiếu nại, tố tụng trước cơ quan pháp luật về các vụ việc vi phạm
chế độ chính sách của Nhà nước để bảo vệ lợi ích của Công ty và nhà nước.
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm hoạt động sản xuất kinh
doanh nội địa và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Công ty Cổ phần Tổng Bách hoá là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
thương mại. Trong những năm trở lại đây Công ty đã mở rộng thêm một số ngành
nghề mới như: kinh doanh kho, kinh doanh tài chính, kinh doanh bất động sản,… và
chú trọng phát triển mở rộng thị trường và có các Chi nhánh ở hầu hết các khu vực
như: thành lập Chi nhánh Thành phố Hải Phòng, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh,
Chi nhánh Miền Nam… Một số chỉ tiêu đạt được từ hoạt động kinh doanh được thể
hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 1.4 . Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản đã đạt được trong hoạt động kinh doanh
của Công ty
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2007 2008 2009
Doanh thu 500 575 581 686 840 1.136
Vốn kinh doanh 14 14,5 18,23 23,98 28,65 31,178
Tỷ lệ doanh thu trên vốn
kinh doanh (lần)
35,7 39,65 31,87 28,67 29,31 36,43

Lợi nhuận trước thuế 2885 3800 3980 5992 6977 7500
Nộp ngân sách 1700 1750 5652 1874 1207 8800
Tổng số lao động 261 249 249 235 234 207
Thu nhập bình quân 0,0015 0,0018 0,0025 0,003 0,0038 0,0045
Nguồn: Phòng kế toán tài chính năm 2009.
Doanh thu tăng hàng năm tương đối cao, liên tục tăng từ năm 2004 là 460 tỷ
đồng, năm 2005 là 575 tỷ đồng và đến năm 2006 đạt 580,935 tỷ đồng. Đến năm 2007
là 686.697 triệu, năm 2008 là 840.203 triệu đồng. Sang năm 2009 doanh thu là
1.136.230 triệu đồng. Tỷ lệ Tổng doanh thu đạt được thường gấp 20 đến 40 lần vốn
kinh doanh.
- Tình hình kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.
Nhìn chung doanh thu của các đơn vị trực thuộc đều tăng lên qua các năm vừa
qua. Trong đó doanh thu của Văn phòng Công ty cao nhất, tăng dần qua các năm và
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp. Tiếp sau là Chi nhánh
Hải Phòng và Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
- Công tác kinh doanh kho
Hiện nay, tổng diện tích cho thuê kho toàn Công ty là 37.830 m2. Hệ thống kho
của Công ty hoạt động tốt, đạt hiệu quả. Mức doanh thu và dịch vụ kho trung bình đạt
575 triệu đồng/ tháng.
Cuối năm 2006, Công ty đã đưa vào hoạt động hệ thống kho Hải Phòng
4000m2 tại xã An Dương. Mặc dù hệ thống kho còn mới, chưa hoàn thiện toàn bộ
nhưng kho Hải Phòng đã khẩn trương đi vào hoạt động, cho khách hàng thuê và phục
vụ kinh doanh hàng hóa của Công ty. Ngoài hai kho mới xây tại Hải Phòng, các kho
cho thuê hiện nay đều được tận dụng tối đa.
- Công tác đầu tư xây dựng
Tháng 9 năm 2004 đã khai trương xưởng sản xuất giấy TBH tại thị trấn Văn
Điển, Hà Nội. Tháng 10 năm 2005 thành lập Chi nhánh Công ty Tổng Bách hoá Miền
Nam tại quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh này chuyên kinh doanh hàng
nông sản. Tháng 11 năm 2006 xây dựng xong kho Hải Phòng với diện tích 3000 m2.
Tháng 1 năm 2008 xây dựng thêm kho diện tích 1000 m2 tại trạm kho Hải Phòng.

Hiện nay công ty đang có dự án xây dựng khu chung cư cao cấp tại Thị trấn Văn
Điển, dự án đang được triển khai tích cực và dự tính đến năm 2015 sẽ cho đi vào hoạt
động
- Công tác đầu tư – kinh doanh tài chính
Công tác đầu tư kinh doanh tài chính luôn được Công ty chú trọng, đặc biệt từ
năm 2007. Công ty đã ban hành, bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản liên quan đến việc
huy động vốn. Mức lãi suất được điều chỉnh một cách thận trọng, linh hoạt, với nhiều
kì hạn khác nhau, phù hợp với thị trường để cạnh tranh với các tổ chức tín dụng ngoài
công ty và đáp ứng một phần nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty. Số dư nợ huy
động vốn của cán bộ công nhân viên bình quân đạt 16,8 tỷ / tháng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG BÁCH HÓA
2.1. Khái quát về hoạt động nhập khẩu của công ty
2.1.1. Kim ngạch và mặt hàng xuất nhập khẩu
Công ty cổ phần Tổng Bách Hóa là công ty có hoạt động nhập khẩu đa dạng,
phục cho hoạt động sản xuất, xây dựng và tiêu dùng. Trong đó chủ yếu là các mặt
hàng vật tư như: sắt, đồng tấm Cathode, đồng dây, nhôm thỏi, bột giấy, nhựa đường,
đạm UAE, thép, phôi thép… Ngoài ra công ty còn nhập khẩu một số mặt hàng phục
vụ cho tiêu dùng như: xe máy, máy tính xách tay, bánh Cookies bơ, thuốc lá….Công
ty cũng xuất khẩu một số mặt hàng như: gạo, ngô, hàng nông sản… Do Công ty
chưa chú ý nhiều nên xuất khẩu hàng năm chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng dưới 7%
trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty và giá trị xuất khẩu nhỏ. Hiện nay
xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu uỷ thác qua một số công ty ở trong nước. Hàng hoá
nhập khẩu của công ty luôn biến động qua các năm do sự tác động chung của nền
kinh tế thế giới, điều này thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu
Đơn vị: 1000 USD
Năm
XNK

2006 2007 2008 2009
Giá trị
Tỉ
trọng
(%)
Giá trị
Tỉ
trọng
(%)
Giá trị
Tỉ
trọng
(%)
Giá trị
Tỉ
trọng
(%)
NK 5.986 96,23 6000 93,44 5500 93,74 7556 93,33
XK 234 3,76 421 6,55 367 6,25 540 6,67
XNK 6220 100 6421 100 5867 100 8096 100
Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp I
Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta thấy tổng kim ngạch xuất nhập của công ty có
sự biến động theo các năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng từ năm 2006 sang
năm 2007 là từ 6.220 nghìn USD sang 6.421 nghìn USD. Tuy nhiên sang năm 2008
thì có sự giảm sút, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2008 là 5.867 nghìn USD.
Nguyên nhân của sự giảm sút này là do cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ
rồi lan rộng ra toàn cầu, ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế thế giới và nền kinh tế
Việt Nam. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho tốc độ phát triển của các
nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc cũng bị ảnh
hưởng và sụt giảm, làm cho dòng chảy thương mại toàn cầu trở nên rối loạn. Năm

2009, kinh tế thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng của suy thoái và khủng hoảng, nhưng
Việt Nam đã vượt qua giai đoạn suy giảm nhờ những giải pháp kịp thời, linh hoạt.
Chính phủ đã sử dụng hai nhóm chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều tiết
nền kinh tế vĩ mô. Đặc biệt chính sách lãi suất có hiệu quả cao (hỗ trợ 4% lãi suất
cho các doanh nghiệp), đã giải cứu nền kinh tế thoát khỏi suy giảm và tạo sự hỗ trợ
cần thiết cho doanh nghiệp. Mặc dù trong năm 2009 tỷ giá USD/VND tăng hơn 9%
so với năm 2008, xảy ra các cơn sốt USD cục bộ, khan hiếm ngoại tệ. Công ty phải
mua USD theo mức giá gần ngang với thị trường tự do. Điều này đã gây khó khăn
cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Tuy nhiên, trong năm 2009, hoạt
động kinh doanh nhập khẩu của công ty vẫn có kết quả tốt hơn năm 2008 nhờ sự
phục hồi kinh tế do các chính sách hỗ trợ và gói kích cầu của chính phủ. Lãi suất
cho vay của các Ngân hàng thương mại từ tháng 2/2009 duy trì ổn định ở mức
10,5%/năm, đến ngày 01/12/2009 tăng lên 12%/năm. Doanh nghiệp được hưởng
chính sách hỗ trợ 4% lãi suất cho vay ngắn hạn. Do vậy công ty gặp nhiều thuận lợi
cả về lãi suất lẫn khả năng tiếp cận vốn vay Ngân hàng. Ban lãnh đạo công ty đã mở
thêm nhiều tài khoản giao dịch, vay vốn Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn kinh
doanh của công ty. Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế cũng đã
giảm bớt một phần khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, góp phần phục hồi và
từng bước đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, kích thích cầu đầu tư tiêu
dùng. Sự phục hồi của các ngành xây dựng, sản xuất trong nước đã tác động tích cực
đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Xây dựng, công nghiệp, nông
nghiệp phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện đẩy mạnh việc tiêu thụ các mặt
hàng nhập khẩu của công ty như sắt thép, bột giấy, phân bón, hàng tiêu dùng…. Đầu
năm 2009, giá các mặt hàng vẫn giảm theo xu hướng từ năm 2008. Bắt đầu từ tháng
3 năm 2009, khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, giá thế giới của các loại
vật tư hàng hóa đã tăng 70% - 80%, có loại tăng trên 100% so với thời điểm đáy của
thời kỳ khủng hoảng. Cùng với sự tăng giá là sự tăng cao nhu cầu hàng hóa trong
nước, làm tăng cơ hội và hiệu quả kinh doanh hàng hóa nhập khẩu của công ty.
Trước những cơ hội mới, Ban lãnh đạo công ty đã chớp thời cơ, thay đổi chiến lược
kinh doanh, đẩy mạnh kinh doanh hàng hóa nội địa cũng như hàng hóa nhập khẩu,

đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, trong năm này, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
công ty đã tăng lên 8.096 nghìn USD, tăng 1,37 lần so với năm 2008.
Qua bảng trên thì ta cũng có thể nhận ra nhập khẩu là hoạt động kinh doanh
chính trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Hoạt động nhập khẩu
thường chiếm tỉ trọng cao, trên 93% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Kim
ngạch nhập khẩu có xu hướng gia tăng hàng năm từ năm 2006 là 5.986 nghìn USD
đến năm 2009 là 7.556 nghìn USD.
Về hoạt động xuất khẩu, do công ty chưa chú trọng phát triển hoạt động này
nên giá trị nhỏ hơn so với giá trị nhập khẩu. Cụ thể năm 2006 xuất khẩu chỉ đạt
234.000 USD chiếm 3,76%; năm 2007 đạt 421.000 USD chiếm 6,55%; năm 2008
đạt 367.000 USD chiếm 6,25%; năm 2009 đạt 540.000 USD chiếm 6,67%.
Sau đây là cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty giai đoạn 2006 - 2009
B ảng 2.2. Cơ cấu nhập khẩu theo nhóm mặt hàng giai đoạn 2006 - 2009
Đơn vị: triệu
USD
Năm
Mặt hàng
2006 2007
2008 2009
Giá
trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá
trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá

trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá
trị
Tỷ
trọng
(%)
Sắt thép
2,39 40
2,49 41,66
2,06
37,5
4,19
55,55
Bột giấy
1,19 20
1,5
25 0,67
12,5 2,09 27,77
Phân bón 1,79
30
1,75 29,16 2,406 43,75
0,75 10
Mặt hàng khác 0,59
10
0,25 4,18 0,34 6,25 0,5 6,68
Tổng
5,98

100
6
100
5,5
100
7,55
100
Ng uồn : Phòng kinh doanh tổng hợp I

×