Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo "Một số vấn đề đặt ra đối với chính sách đối ngoại nhằm bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của các nước đang phát triển hiện nay. " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.62 KB, 6 trang )

MộT Số VấN Đề ĐặT RA ĐốI VớI CHíNH SáCH ĐốI NGOạI NHằM BảO Vệ,
CủNG Cố ĐộC LậP DÂN TộC CủA CáC NƯớC ĐANG PHáT TRIểN HIệN NAY
Ths. Uụng Minh Long
Trng Chớnh tr Tụ Hiu - Hi Phũng

S ra i v phỏt trin ca hn 150
quc gia vo na sau th k XX t nhng
thng li ca phong tro gii phúng dõn tc
cú th coi l mt s kin lch s trng i
ca i sng chớnh tr th gii. Dự khụng
phi l mt tp hp cỏc quc gia thun nht
v chớnh tr, kinh t, vn hoỏ m trỏi li cú
nhng im rt khỏc bit v lch s, ch
chớnh tr - xó hi, tụn giỏo song cỏc quc
gia dõn tc ny vi tờn gi chung l cỏc nc
ang phỏt trin (Developing Coutries). Trong
bi cnh lch s mi vi nhng thỏch thc
mi hin nay e da ti c lp, ch quyn
lónh th i vi cỏc nc ang phỏt trin,
mc dự cỏc nc ny ang la chn nhng
mụ hỡnh phỏt trin t nc khụng ging
nhau, nhng u cú nhng vn chung v
quỏ trỡnh nhn thc cng nh cỏc i sỏch
trong vic bo v v cng c c lp dõn tc.
ú l:
- Gi vng, cng c c lp v chớnh tr,
ng thi y mnh cuc u tranh ginh
c lp v kinh t;
- u tranh chng mi s ỏp t, can
thip t cỏc nc quc i vi s tn ti
v phỏt trin ca dõn tc mỡnh;


- La chn con ng phỏt trin theo
hng dõn ch v tin b xó hi.
Bin ng ca tỡnh hỡnh th gii trong
giai on qua ó mang n nhng tỏc ng
quan trng trong nhn thc v c lp dõn
tc ca cỏc nc ang phỏt trin. Tuy mc
tiờu c lp dõn tc c th mi nc, mi
khu vc cú khỏc nhau, song mc tiờu xuyờn
sut ca tt c cỏc nc ang phỏt trin hin
nay u l cng c c lp v chớnh tr, ginh
quyn t ch v kinh t, gi vng mụi
trng hũa bỡnh, n nh phỏt trin t
nc. Hin nay, xu th ton cu húa ó to ra
nhiu c hi giỳp cỏc nc ang phỏt trin
khai thỏc tt mi ngun lc trong v ngoi
nc, y nhanh s phỏt trin ui kp
cỏc nc tiờn tin, to iu kin cho vic hp
tỏc phỏt trin Nhng quỏ trỡnh ny ng
thi cng mang n quỏ nhiu thỏch thc i
vi cỏc nc ang phỏt trin, nht l trong
vn gi vng v cng c nn c lp dõn
tc ca mi quc gia. iu ny lm xut hin
nhng quan nim v hỡnh thc mi trong vn
bo v v cng c nn c lp dõn tc.
Theo ú, c lp dõn tc c hiu theo
ngha rng hn ch khụng ch gúi gn trong
ni dung c lp v chớnh tr; c lp dõn tc
ca mi nc cũn c t trong cỏc mi
quan h khu vc v quc t Nh vy trong
giai on hin nay, khi nn an ninh ca mi

quc gia c hiu theo ngha rng hn,
Nghiªn cøu Ch©u ¢u - European studies review N
o
1 (136).2012
52
trong đó bao trùm cả an ninh kinh tế, chính
trị, văn hoá và xã hội thì nó đòi hỏi việc
củng cố và giữ vững độc lập dân tộc của mỗi
quốc gia phải thực sự toàn diện hơn. Muốn
khẳng định sự độc lập về chính trị, mỗi quốc
gia phải thật sự độc lập trong việc hoạch
định đường lối, chính sách phát triển, trong
đó bao gồm cả các chính sách về chính trị -
ngoại giao, kinh tế - thương mại, văn hoá -
xã hội Có như vậy các quốc gia mới có thể
phát triển bền vững, mới củng cố nền độc lập
dân tộc một cách trọn vẹn và chắc chắn nhất.
Vì vậy, bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc
của mỗi nước phải luôn được đặt trong sự tác
động đa chiều cũng như trong các mối quan
hệ quốc tế, khu vực.
Cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội
nhập hiện nay, sự phát triển của mỗi quốc
gia dân tộc phụ thuộc nhiều vào chính sách
đối ngoại của các quốc gia đó. Đường lối đối
ngoại phù hợp sẽ giúp các nước hội nhập
nhanh hơn, tốt hơn và tận dụng được những
cơ hội của thế giới cho sự phát triển của
quốc gia, dân tộc mình. Trong xu thế đó, với
một cách tiếp cận quan niệm độc lập tự chủ

hoàn toàn mới, các nước đang phát triển đã
chủ động đề ra nhiều hình thức hợp tác song
phương và đa phương trong từng khu vực cụ
thể để tích cực giải quyết các điểm nóng
xung đột; Góp những tiếng nói quan trọng
trong cuộc đấu tranh vì sự phát triển bình
đẳng trên những bình diện lớn hơn như: Diễn
đàn Liên hợp quốc; Phong trào Không liên
kết; Các Hội nghị Thượng đỉnh của các nước
phát triển và đang phát triển; Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với các
hình thức hợp tác ASEAN + 1, ASEAN + 3;
Các nước ở khu vực Bắc Phi có “Sáng kiến
về đối tác mới vì sự phát triển châu Phi”
(NEPAD); Khu vực Đông và Nam Phi với
Hiệp định Tự do thương mại và Khối thị
trường chung (COMESA); Khu vực Mỹ
Latinh với Khối thị trường chung Nam Mỹ
(MERCOSUR)[3]… Điều này đã cho thấy,
đây là một hướng đi đúng của cuộc đấu tranh
củng cố độc lập dân tộc trong những điều
kiện và hoàn cảnh lịch sử mới.
Từ thực tiễn công cuộc đấu tranh bảo
vệ, củng cố độc lập nói chung và đấu tranh
bảo vệ, củng cố độc lập trên lĩnh vực đối
ngoại nói riêng của các nước đang phát triển
trong bối cảnh tác động chung của quá trình
toàn cầu hoá, có thể thấy một số vấn đề đặt
ra hiện nay:
Một là, nhận thức đúng đắn mối quan

hệ giữa bảo vệ độc lập dân tộc và hội nhập
quốc tế. Đây là mối quan hệ giữa mục đích
và phương cách. Nói cách khác, mở rộng
quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế là phục
vụ cho giữ vững độc lập dân tộc. Hội nhập
quốc tế làm tăng tiềm lực, vị thế (thế và lực)
của đất nước trong quan hệ quốc tế, là cơ sở
để tăng cường khả năng giữ vững độc lập
như: tạo ra các mối ràng buộc và đan xen lợi
ích, đồng thời tăng thêm nguồn lực để bảo vệ
đất nước và nhất là đưa quốc gia vào dòng
chảy chính của xu thế thời đại, thực chất là
thực hiện phương châm “kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại” vì mục tiêu
bảo vệ đất nước. Độc lập dân tộc còn là tiền
Mét sè vÊn ®Ò ®Æt ra 53
đề của hội nhập quốc tế. Muốn hội nhập
quốc tế càng sâu rộng thì cái gốc độc lập dân
tộc càng phải củng cố, có độc lập dân tộc thì
quan hệ quốc tế của quốc gia mới có định
hướng. Đồng thời, tư thế một nước độc lập
làm tăng giá trị của đất nước đó khi hội
nhập. Giữ vững độc lập tự chủ thể hiện trước
hết trong quyết sách hội nhập nhằm khai thác
tối đa các lợi thế, đối phó thành công với các
thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập;
chủ động lựa chọn các tổ chức tham gia, các
đối tác và hình thức quan hệ, thời điểm tham
gia hội nhập, xây dựng lộ trình hội nhập hợp
lý trong khuôn khổ quy định chung; chủ

động điều chỉnh chính sách cho phù hợp
Do những điều kiện lịch sử cụ thể, các nước
đang phát triển có nhiều điểm khác biệt về
mô hình xây dựng đất nước, ý thức hệ, trình
độ kinh tế - xã hội , song đều có đặc điểm
chung là ít nhiều còn phụ thuộc vào các nước
tư bản chủ nghĩa về vốn, công nghệ, thị
trường, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp
kém nên có nhiều rủi ro hơn trong hội nhập
quốc tế. Vì vậy, hội nhập càng sâu thì vấn đề
bảo vệ độc lập, lợi ích quốc gia càng phải
được chú trọng hơn bao giờ hết.
Hai là, lợi ích quốc gia luôn được đặt ở
vị trí hàng đầu trong mục tiêu đối ngoại.
Trong hoàn cảnh hiện nay, lợi ích quốc gia,
dân tộc không thuần tuý là tính bất khả xâm
phạm của chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh
hải, lợi ích kinh tế, thị trường, văn hoá mà
còn là sự an toàn, không bị đe dọa đối với
chế độ chính trị, đối với định hướng phát
triển của đất nước và việc duy trì những
quyền lợi của công dân trong và ngoài lãnh
thổ. Khẳng định lợi ích quốc gia, dân tộc là
mục tiêu đối ngoại thì cũng có nghĩa là đặt
lợi ích quốc gia, dân tộc trở thành nguyên tắc
cao nhất của các hoạt động đối ngoại. Trong
bất kì hoàn cảnh nào, thời điểm nào cũng
như trước bất kì sức ép nào cũng không được
thay đổi, tuyệt đối không đem lợi ích quốc
gia, dân tộc của mình ra để trao đổi, mặc cả,

đàm phán nhằm đánh đổi các lợi ích khác.
Để phù hợp với bối cảnh quốc tế mới, trên cơ
sở chính sách đối nội, các nước có thể điều
chỉnh nhiệm vụ, phương thức thực hiện
chính sách đối ngoại, song phải đặt lợi ích
quốc gia dân tộc ở vị trí đầu tiên; Phát huy
tinh thần chủ động, sáng tạo trong công tác
đối ngoại với phương châm tăng cường mở
rộng quan hệ quốc tế nhằm củng cố độc lập,
phát triển lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, cùng
với việc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, các
nước đang phát triển phải thực sự tôn trọng
lợi ích chính đáng của các nước khác, tuyệt
đối không vì duy trì lợi ích của dân tộc mình
mà dẫn tới vi phạm lợi ích hoặc độc lập dân
tộc của các nước khác.
Các nước đang phát triển bước vào thiên
niên kỷ mới với những thách thức lớn từ sự
áp đặt của các nước tư bản phát triển, nhất là
trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Chính
vì vậy, để bảo vệ chủ quyền dân tộc, các
nước đang phát triển phải đoàn kết nhau lại
để chống lại sự áp đặt này. Thông qua các
diễn đàn của Phong trào Không liên kết,
Phong trào Hòa bình, G.77, các diễn đàn khu
vực các nước đang phát triển cần phát huy
Nghiªn cøu Ch©u ¢u - European studies review N
o
1 (136).2012
54

hơn nữa tinh thần hợp tác, từ đó góp tiếng
nói chung trong việc giải quyết nhiều vấn đề
trong quan hệ thương mại, đầu tư, hợp tác về
khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân
lực. Sự phối hợp với nhau của các nước đang
phát triển trong việc nâng cao trình độ khoa
học - công nghệ sẽ giúp các nước này phần
nào tránh khỏi tình trạng bị lệ thuộc về khoa
học - công nghệ vào các nước phát triển, vấp
phải nguy cơ trở thành những bãi rác thải
công nghiệp gây ảnh hưởng lớn đối với vấn
đề bảo vệ môi trường sinh thái.
Ba là, phải xây dựng một chính sách
đối ngoại độc lập tự chủ, không lệ thuộc
vào sự chi phối bên ngoài. Hiện nay, về cơ
bản các nước đang phát triển đều xác định
hội nhập quốc tế là con đường, là sự lựa
chọn đúng đắn để tăng cường sức mạnh và vị
thế quốc gia đồng thời tránh trở thành đối
tượng bị cô lập, bao vây, biệt lập với quá
trình phát triển của thế giới. Nhưng các nước
đang phát triển đều bước vào giai đoạn đấu
tranh bảo vệ độc lập dân tộc sau quá trình
đấu tranh giành độc lập bền bỉ, lâu dài và có
một nền kinh tế kém sức mạnh cạnh tranh.
Do đó, sự chuẩn bị những yếu tố cần thiết
đảm bảo cho quá trình chủ động hội nhập là
tương đối hạn chế và điều này đã thách thức
trực tiếp tới độc lập, chủ quyền quốc gia dân
tộc. Thậm chí nguy cơ càng hội nhập sâu lại

càng bị lệ thuộc, áp đặt, mất độc lập là có
thật. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường hội
nhập để phát triển đất nước thì việc luôn đặt
ra các nguyên tắc độc lập, tự chủ, đặc biệt là
độc lập, tự chủ về đối ngoại là vô cùng cần
thiết. Độc lập, tự chủ trong đối ngoại được
biểu hiện là việc quốc gia tự chủ động quyết
định tất cả các vấn đề trong việc hoạch định
phương hướng và chính sách đối ngoại, trong
việc xác định các hướng ưu tiên trong quan
hệ quốc tế mà không thể bị chi phối từ bên
ngoài. Bối cảnh hiện nay, khi mà toàn cầu
hoá được coi là xu thế khách quan thì việc tự
quyền quyết định bước đi, mức độ, phạm vi
hội nhập quốc tế chính là yếu tố chủ quan và
là biểu hiện chủ quyền của mỗi nước. Ngoài
ra, trong quan hệ quốc tế hiện đại, quan hệ
giữa các nước là phụ thuộc lẫn nhau và cùng
có lợi cho nên trong đàm phán vì lợi ích
chung, mỗi nước tham gia có thể phải chấp
nhận một số nhượng bộ nhất định, song
những nhượng bộ đó không được làm ảnh
hưởng đến chủ quyền quốc gia dân tộc,
không dẫn đến hệ quả là sự lệ thuộc, mất tự
chủ.
Bốn là, xây dựng và thiết lập quan hệ
quốc tế đa dạng hoá, đa phương hoá; chú
trọng quan hệ láng giềng, khu vực và tạo
thế cân bằng trong quan hệ với các nước
lớn.

Cùng với việc mở rộng ngoại giao song
phương với các chủ thể là quốc gia dân tộc,
các nước đang phát triển còn phải tham gia
tích cực vào các tổ chức quốc tế và khu vực,
coi đó là biện pháp hữu hiệu để hiện thực
hoá lợi ích quốc gia, cũng như tăng cường sự
hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, giữ gìn an ninh
và hoà bình khu vực cũng như trên thế giới.
Việc mở rộng và phát triển các mối quan hệ
với tất cả các nước bằng các phương thức và
Mét sè vÊn ®Ò ®Æt ra 55
các chủ thể tham gia hoạt động đối ngoại sẽ
tạo ra lợi ích đan xen trong quan hệ quốc tế
trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Điều
này sẽ giúp cho các nước đang phát triển
tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cộng
đồng thế giới trong cuộc đấu tranh bảo vệ
chủ quyền quốc gia dân tộc.
Từ kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao
của nhiều nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam đã cho thấy, các nước láng giềng,
các quốc gia trong khu vực luôn giữ một vị
trí rất quan trọng trong chiến lược củng cố,
bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc,
thậm chí có quan hệ trực tiếp tới nhiều mặt
lợi ích của quốc gia như vấn đề biên giới,
lãnh thổ, lãnh hải, mậu dịch, chính sách di
dân tự do, dân tộc, sắc tộc và có tác động
tới cả tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Vì vậy, việc coi trọng, củng cố và thiết lập

quan hệ ngoại giao với các quốc gia láng
giềng, xây dựng môi trường xung quanh hoà
bình, thân thiện, hữu nghị phải được xác
định là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác đối
ngoại. Điều này có thể được cụ thể hoá bằng
cách tích cực tham gia và xây dựng cơ chế
đa phương, mở rộng đối ngoại kinh tế, thúc
đẩy sự phồn vinh chung của mỗi quốc gia và
toàn khu vực, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau
giữa các nước láng giềng. Ngoài ra, đây cũng
được coi là một trong những điều kiện cần
thiết để giải quyết, loại trừ những mối đe dọa
từ bên ngoài có thể gây ảnh hưởng trực tiếp
tới sự ổn định trong nước và chủ quyền quốc
gia khi mà nhiều lực lượng chính trị phản
động thường lợi dụng chính sách mở cửa, hội
nhập khu vực để sử dụng chính lãnh thổ của
các nước láng giềng thực hiện các hoạt động
chống phá trong nước.
Bên cạnh việc coi trọng thiết lập ngoại
giao với các nước láng giềng phải quan tâm
tới việc phát triển quan hệ với các nước lớn
vì trong bất cứ bối cảnh nào các nước lớn
luôn có vai trò và ảnh hưởng đến đời sống
quan hệ quốc tế, đến hoà bình, ổn định của
khu vực và thế giới. Đối với các nước đang
phát triển, việc tăng cường quan hệ với tất cả
các nước lớn sẽ không chỉ tận dụng được
những thành tựu tiến bộ của khoa học-công
nghệ, vốn, nhân lực, những dòng lưu chuyển

hàng hoá chính trên thế giới mà còn tạo ra
mối quan hệ đan xen về lợi ích giữa đất nước
với các nước lớn khác và giữa chính các
nước lớn với nhau để tránh rơi vào sự phụ
thuộc bất kỳ một nước lớn nào, một thị
trường nào. Chính sách này hiện nay đang
ngày càng phù hợp với đời sống quan hệ
quốc tế khi mà xu thế toàn cầu hoá đang phát
triển mạnh mẽ và hội nhập quốc tế là điều
kiện cho sự phát triển của mỗi quốc gia.
Do những đặc điểm lịch sử và vai trò
địa chiến lược nổi bật của mình, sau Chiến
tranh Lạnh, các nước đang phát triển vẫn là
nơi mà các nước lớn, các nước phát triển
muốn để mắt tới và quan hệ Nam - Bắc vẫn
là trung tâm của các mối quan hệ quốc tế
hiện nay. Vì vậy, mặc dù vẫn còn tồn tại
những mối quan hệ bất bình đẳng, song do ý
thức được vai trò của các nước lớn và vai trò
trở thành một chủ thể chính của đời sống
chính trị quốc tế của mình, các nước đang
Nghiªn cøu Ch©u ¢u - European studies review N
o
1 (136).2012
56
phát triển đã từng bước nỗ lực cải thiện quan
hệ với các nước phát triển, đưa mối quan hệ
Nam - Bắc có bước phát triển mới theo
hướng bình đẳng hơn trên nhiều lĩnh vực.
Các nước đang phát triển bước vào thiên

niên kỷ mới với những thách thức lớn từ sự
áp đặt của các nước tư bản phát triển, nhất là
trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Chính
vì vậy, để bảo vệ chủ quyền dân tộc, các
nước đang phát triển phải đoàn kết nhau lại
để chống lại sự áp đặt này. Thông qua các
diễn đàn của Phong trào Không liên kết,
Phong trào Hòa bình, G.77, các diễn đàn khu
vực các nước đang phát triển đã phát huy
được tinh thần hợp tác, từ đó góp tiếng nói
chung trong việc giải quyết nhiều vấn đề
trong quan hệ thương mại, đầu tư, hợp tác về
khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân
lực.
Như vậy, trong bối cảnh quốc tế mới với
những thay đổi nhanh chóng về mọi mặt hiện
nay, cũng như Việt Nam, các nước đang phát
triển đang đứng trước nhiệm vụ quan trọng
là phải tiến hành đồng thời phát triển kinh tế
và hoàn thiện hệ thống chính trị - xã hội
cùng với việc tạo dựng đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ và rộng mở để hội nhập và
giữ vững độc lập dân tộc trong xu thế toàn
cầu hóa. Với mục tiêu củng cố độc lập về
chính trị, giành quyền tự chủ về kinh tế, giữ
vững môi trường hòa bình, ổn định để phát
triển, các nước đang phát triển đều ý thức
rằng: việc đoàn kết, tập hợp lực lượng trong
cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ và củng cố độc
lập dân tộc hiện nay là một việc làm có ý

nghĩa thiết thực. Sức mạnh của các nước
đang phát triển - một lực lượng đông đảo tồn
tại khắp các châu lục Á, Phi và Mỹ Latinh -
sẽ giữ vai trò quyết định đến toàn bộ cục
diện cuộc đấu tranh mà họ đang tiến hành.
Tài liệu tham khảo
1. Alain Pellet, State soverignty and the
protection of fundamenter humanrights: an
Internationnal lawperspective, Beck Ulrich.
Politicheskaja dinamika golobal nom
obshchestve riska. “ ME i MO”, 2002, No 5,
tr.10-19).
2. Nguyễn Hoàng Giáp, Độc lập dân tộc
và chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn
cầu hoá và hội nhập quốc tế, Tạp chí Đối
ngoại, số 8/2011.
3. Phương Hà (2003), Phát triển hợp tác
khu vực, Báo Nhân dân thứ 7, ngày 7/6/2003,
tr.3.
4. Phan Văn Rân & Nguyễn Hoàng
Giáp (2010), Chủ quyền quốc gia dân tộc
trong xu thế toàn cầu hoá và vấn đề đặt ra
với Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
5. Timothy W.Luke, Nationality and
Sovereignty in the New World, Department
of Politics at Victoria University of
Wellington, March /21/1996.
6. Đỗ Thế Tùng, Xu thế toàn cầu hóa
kinh tế và vấn đề hội nhập quốc tế của các n-

ước đang phát triển, Tạp chí Nghiên cứu Lý
luận, số 8/2000.
7. Nguyễn Vũ Tùng, Quan hệ giữa độc
lập tự chủ và hội nhập quốc tế, Tạp chí Kinh
tế và Chính trị thế giới, số 2/2009.
8. Phạm Thái Việt, Chủ quyền quốc gia
trong thời đại toàn cầu hóa, Thông tin khoa
học xã hội, số 6/2003.

×