Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phòng Chống Bệnh Tiêu Hóa Ngày Tết pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.4 KB, 7 trang )

Phòng Chống Bệnh Tiêu Hóa Ngày
Tết
Ngày Tết, chế độ ăn uống thường bị đảo lộn và có nhiều thay đổi bất thường trong việc
nạp năng lượng vào cơ thể dẫn đến việc rối loạn đường tiêu hóa. Với những gợi ý sau
đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng chống bệnh tiêu hóa ngày Tết.

Phòng chống bệnh tiệu hoa ngày Tết là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Ảnh: internet
Chứng no hơi - chướng bụng
Chứng no hơi, chướng bụng xảy ra khi thức ăn nạp vào cơ thể vượt quá khả năng xử lý
của hệ tiêu hóa (hay còn gọi là bội thực). Đặc biệt, khi ăn nhiều, nhất là ăn nhiều chất
đạm và chất béo (thịt mỡ) lại uống nhiều bia rượu thì tình trạng no hơi, chướng bụng
càng dễ xảy ra và nặng hơn. Sự quá tải về tiêu hóa thường dẫn đến phản ứng của cơ thể
làm bệnh nhân phải nôn ói, thậm chí có người phải tự kích thích (móc họng) cho nôn ói
ra mới cảm thấy dễ chịu.
Phòng ngừa và xử trí
Ăn uống vừa phải, không nên ăn quá nhiều, ăn quá no và uống nhiều bia rượu.
Tránh ăn quá nhiều thức ăn giàu chất đạm, chất béo, ăn rau xanh nhiều hơn, nên cân bằng
giữa chất đạm và chất xơ.
Khi ăn uống mừng xuân với các bữa ăn thịnh soạn, chúng ta nên uống một ít (dưới
200ml) rượu vang đỏ, vừa kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, tiết dịch tiêu hóa nhiều hơn,
giúp ăn ngon miệng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hơn nữa, rượu vang đỏ còn có
tác dụng làm tăng HDL-C (loại mỡ tốt) làm giảm xơ vữa mạch máu.
Khi ăn uống quá mức và bị mắc chứng này những ngày xuân về, chúng ta có thể tạm
dùng các thuốc chống sình hơi (Air-X viên nhai), các men tiêu hóa (Neopeptin, Pepfiz)
trong vòng một-hai ngày để hỗ trợ tiêu hóa.
Chứng viêm loét dạ dày
Những người từng bị bệnh viêm loét dạ dày sẽ dễ bị tái phát trong dịp Tết do nhiều
nguyên nhân: căng thẳng, thức khuya, lo toan chuẩn bị Tết, ăn uống không điều độ,
không đúng giờ, ăn uống nhiều chất gây hại cho dạ dày (chua cay, rượu bia).
Triệu chứng: đau bụng trên rốn, ợ hơi, buồn nôn, nôn ói, thậm chí có những trường hợp
còn xuất huyết tiêu hóa gây ói máu và tiêu phân đen, có thể làm thủng dạ dày gây đau


bụng rất dữ dội.

Viêm loét dạ dày cũng là một bệnh cần được chú ý trong dịp Tết. Ảnh: internet
Phòng ngừa và xử trí:
Hãy quan niệm mừng năm mới là những ngày chúng ta được nghỉ ngơi sau một năm làm
việc vất vả. Đừng bắt cơ thể chúng ta “phải, phải, phải” quá nhiều, chỉ gây thêm stress,
không chỉ làm tái phát bệnh viêm loét dạ dày mà còn làm căng thẳng thần kinh, không có
lợi cho cả hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ương.
Cần nhớ rằng, bệnh viêm loét dạ dày là bệnh có thể bị tái phát và cơ chế gây bệnh liên
quan đến chế độ ăn uống. Do đó, dù vui xuân, chúng ta vẫn nên ăn uống đúng giờ, hạn
chế rượu bia, hạn chế các thức ăn chua cay, có quá nhiều gia vị để tránh bị những cơn
đau do bệnh viêm loét dạ dày tái phát hành hạ.
Khi bị cơn đau do viêm loét dạ dày tái phát, chúng ta có thể dùng một vài thuốc trung hòa
acid như Phosphalugel, Kremil-S để giảm nhanh triệu chứng tạm thời trước khi tìm đến
sự giúp đỡ của bác sĩ.
Chứng ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thức ăn do thức ăn bảo quản không kỹ, hay để lâu ngày bị nhiễm vi khuẩn và
các độc tố của vi khuẩn. Thậm chí, thức ăn có chứa các hóa chất bảo quản độc hại sẽ gây
bệnh “viêm dạ dày ruột cấp” với biểu hiện đau bụng vùng trên rốn kèm theo buồn nôn
nôn ói (viêm dạ dày cấp do ngộ độc thức ăn), hoặc đau quặn vùng bụng dưới rốn hay đau
khắp bụng kèm theo tiêu phân lỏng nước, phân đàm nhầy, phân lẫn nhầy máu và có thể
kèm theo sốt (viêm ruột cấp do ngộ độc thức ăn). Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị tê, vọp bẻ
tay chân do bị mất nước và các chất điện giải (gọi nôm na là mất muối) trong cơ thể .
Một dạng ngộ độc nữa là ngộ độc do ăn thức ăn đóng hộp, thường xảy ra ở các nước Âu
Mỹ, nhưng gần đây đã xảy ra khá nhiều ở Việt Nam. Dạng ngộ độc này thường do độc tố
của loại vi khuẩn kỵ khí phát triển trong môi trường đóng kín, thiếu oxy (thức ăn được
đóng hộp) gọi là Botulinum toxin. Độc tố này gây liệt thần kinh, liệt tứ chi, liệt mặt, thậm
chí liệt các cơ hô hấp làm bệnh nhân không thở được.

Phòng chống ngộ độc thực phẩm cũng là cách phòng chống bệnh tiêu hóa ngày Tết. Ảnh:

internet
Phòng ngừa và xử trí:
Nguyên liệu để chế biến thức ăn nên tươi, sạch sẽ, không bảo quản bằng hóa chất, vệ sinh
tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn cũng như trước khi ăn, thức ăn cần được bảo quản cẩn
thận, không để thức ăn ở ngoài quá lâu vì vi khuẩn tăng rất nhanh theo cấp số nhân khi
gặp môi trường thuận lợi.
Khi sử dụng thức ăn được chế biến sẵn và đóng gói, nên chú ý chọn sản phẩm của cơ sở
sản xuất tin cậy, chú ý ngày sản xuất và ngày hết hạn.
Với thức ăn đóng hộp, sau khi khui hộp ra thì nên nấu lại cho sôi vì độc tố Botulinum
toxin rất dễ bị hủy bởi nhiệt độ cao.
Thức ăn nên được nấu chín, bảo quản kỹ.
Khi bị ngộ độc thức ăn, điều quan trọng là chúng ta nên bù nước và các chất điện giải
bằng cách đơn giản là dùng gói thuốc ORESOL NEW (loại này một gói pha vào 200ml
nước có mùi rất dễ uống), cứ uống khi khát và uống sau mỗi lần ói hoặc đi tiêu chảy. Cần
chú ý các dấu hiệu như vọp bẻ, mỏi chi, tê chi, sốt cao, đi phân có lẫn máu là các dấu
hiệu cần phải vào bệnh viện sớm để được can thiệp kịp thời, tránh diễn tiến nặng.
Chứng viêm tụy cấp (gọi nôm na là “sưng lá mía”)
Chứng này thường gặp ở quý ông vì nguyên nhân chủ yếu là do rượu bia (viêm tụy cấp
do rượu). Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gặp ở quý bà và quý cô nếu béo phì và tăng mỡ
máu (viêm tụy cấp do mỡ). Một dạng khác là viêm tụy cấp do sỏi mật.
Thường triệu chứng viêm tụy sẽ xảy ra sau một bữa ăn thịnh soạn hay sau một chầu nhậu.
Đau rất nhiều ở vùng bụng trên rốn, lan sau lưng, có khi đau khắp bụng và có thể kèm
nôn ói.
Phòng ngừa và xử trí:
Ăn uống vừa phải, không nên ăn quá nhiều thức ăn béo liên tục, tránh rượu bia.
Nếu đau bụng nhiều và dữ dội, đã thử uống các thuốc như Phosphalugel hay Kremil-S
không bớt thì nên vào bệnh viện sớm để được chẩn đoán chính xác, tránh để bệnh diễn
tiến quá lâu có thể gây nhiều biến chứng.


×