Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Xét nghiệm chức năng gan và chẩn đoán hình ảnh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.37 KB, 15 trang )




Xét nghiệm chức năng
gan và chẩn đoán hình
ảnh
Xét nghiệm chức năng gan ( LFTs) dùng để phản ánh tình trạng hoạt
động của gan Tuy nhiên ngoài ý nghĩa, lợi ích cũng có hạn chế của xét
nghiệm chức năng gan (LFTs). LFTs không thể xác định được những
bệnh cụ thể của gan. Để xác định cần có xét nghiệm chuyên sâu và đặc
biệt hơn. Ngoài ra, để chẩn đoán bệnh gan cần có kết quả chẩn đoán
hình ảnh, như siêu âm gan, chụp cắt lớp và cộng hưởng từ thường dùng
để quan sát hình ảnh gan.

I. Tìm hiểu về xét nghiệm chức năng gan (LFTs)
Xét nghiệm chức năng gan để giúp bác sĩ đưa ra một vài nhận định rằng
đang có vấn đề gì đó với gan. Nhưng đừng hiểu sai về xét nghiệm này.
Trong khi LFTs thường được dùng để phản ánh tình trạng gan đang hoạt
động tốt không, xét nghiệm này có thể bị sai vì không phải bất kỳ xét
nghiệm máu nào cũng đánh giá chính xác tất cả các chức năng khác nhau
của gan. Vì vậy, chỉ giống như đèn pha và thiết bị đo trong ô tô, LFTs không
phải là dấu hiệu hoàn hảo để xác định chính xác bệnh. Tuy nhiên nó giúp
cảnh báo cho bác sĩ rằng có điều gì đó bất ổn với gan. Hơn nữa nó giúp cho
bác sĩ xác định sự cần thiết tiến hành thêm các xét nghiệm khác. Và khi kết
hợp các kết quả xét nghiệm thêm này với LFTs, bác sĩ sẽ có cơ sở tốt hơn để
chẩn đoán liệu gan bị bệnh gì và có đang hoạt động tốt không. Bằng việc lưu
giữ một loạt kết quả LFTs từ những tháng và năm trước đó, trong một số
trường hợp cả bác sĩ và bệnh nhân có thể dự đoán liệu tình trạng gan có ổn
định không, có được cải thiện không, có hồi phục không hoặc xấu đi; biện
pháp điều trị có đáp ứng không hoặc có cần thử biện pháp khác không; và
liệu đã đến lúc bệnh nhân cần phải cấy phép gan chưa.


LFTs bao gồm nhiều xét nghiệm máu khác nhau để kiểm tra nồng độ men
gan; bilirubin; và protein gan. Sau đây là các xét nghiệm này.
1. Men gan
Có 4 men gan khác nhau được đưa vào trong các xét nghiệm thông thường.
Đó là aspartate aminotransferase (AST hoặc SGOT) và alanine
aminotransferase (ALT hoặc SGPT) được biết đến như transaminase; và
phosphate kiềm (AP) và gamma-glutamyl transferase (GGTP), được biết
như men gan mật. Khi các men này tăng lên có thể biểu hiện của bệnh gan.
a. AST và ALT (transaminase)
AST và ALT thường liên quan đến viêm và/hoặc tổn thương tế bào gan, một
tình trạng được coi là tổn thương tế bào gan. Tổn thương gan điển hình dẫn
đến tình trạng rò gỉ men AST và ALT vào dòng máu.
Do AST được tìm thấy trong nhiều cơ quan khác ngoài gan bao gồm thận,
cơ và tim, việc tăng mức AST không phải luôn luôn (nhưng thường) cho
thấy có vấn đề về gan. Khi hoạt động thể lực mạnh cũng làm tăng nồng độ
AST. Mặt khác, do ALT chủ yếu có ở gan nên nồng độ ALT cao hầu như
luôn phản ánh tình trạng gan có vấn đề (tuy nhiên thì mức ALT bình thường
không nhất thiết có nghĩa rằng gan bình thường. Điều này được đề cập ở
phần sau).
Mặc dù có thể dự đoán được nhưng mức transaminase máu cao không phải
luôn luôn biết mức độ viêm hoặc tổn thương gan. Đây là điểm quan trọng
cần phải nhớ. Khoảng trung bình của AST và ALT tương ứng là 0-40 IU/l
và 0-45 IU/l. (IU/l là đơn vị quốc tế trên lít và là cách thường được dùng
nhiều nhất để định lượng những men đặc biệt này).
Nhưng nếu một người có mức ALT là 50 IU/l không phải lúc nào cũng tốt
hơn so với người có mức ALT 250 IU/l! Điều này do những xét nghiệm máu
đánh giá sự tổn thương hoặc viêm gan được lấy mẫu vào những thời điểm
đặc biệt. Ví dụ, nếu bị viêm gan và lấy mẫu vào thời điểm bệnh nhân mới
uống rượu vài giờ trước khi lấy máu thì mức transaminase cao hơn nhiều lần
so với những người không uống rượu. Cũng lý do tương tự, nếu gan đã bị

tổn thương từ nhiều năm trước do uống rượu nhiều – kết quả xét nghiệm
máu ngày hôm nay cho thấy bình thường có thể vẫn bị tổn thương gan.
Đi sâu hơn về vấn đề này, có nhiều yếu tố khác ngoài tổn thương gan có thể
ảnh hưởng tới nồng độ AST và ALT. Ví dụ transaminase ở nam cao hơn nữ,
nam giới Mỹ gôc Phi có mức AST cao hơn nam giới da trắng. Thậm chí thời
điểm lấy máu trong ngày cũng ảnh hưởng tới mức transaminase; dường như
mức transaminase vào buổi sáng và trưa cao hơn vào buổi tối. Thức ăn hầu
như không ảnh hưởng rõ rệt tới mức transaminase. Vì vậy, không khác biệt
rõ rệt giữa lúc đói và lúc bình thường. Transaminase cũng có thể thay đổi
theo ngày.
Đôi điều về khoảng tham khảo bình thường
Khi kết quả xét nghiệm được đưa cho bác sĩ, họ thường so sánh với giá trị
thu được từ một nhóm người khỏe mạnh. Khoảng của giá trị này được gọi là
“giá trị bình thường” được gọi là giới hạn tham khảo hoặc khoảng tham
khảo. Giá trị cao nhất và thấp nhất của khoảng này thường được gọi là giới
hạn bình thường trên và giới hạn bình thường dưới. Khoảng tham khảo này
có thể khác nhau chút ít tùy theo từng thời điểm và tùy vào từng phòng xét
nghiệm. Bác sĩ sẽ chú ý đến giới hạn này khi đọc từng kết quả xét nghiệm cụ
thể.
Tỷ lệ ALT và AST cũng có thể mang lại thông tin có giá trị liên quan đến
mức độ và nguyên nhân bệnh gan. Hầu hết các bệnh gan thì mức tăng ALT
cao hơn mức tăng AST nhưng có 2 trường hợp ngoại lệ. Xơ gan và nghiện
rượu thì mức tăng AST cao hơn mức tăng ALT, thường tỷ lệ này là 2:1.
Mức tăng transaminase xảy ra do quá nhiều nguyên nhân nên chỉ giúp bác sĩ
đưa ra một nhận định không rõ ràng. Cần phải làm thêm các xét nghiệm
khác để xác định chính xác hơn xem gan bị bệnh gì. Những nguyên nhân sau
có thể làm tăng mức transaminase:
 Viêm gan do virus.
 Gan nhiễm mỡ.
 Bệnh gan do rượu.

 Bệnh gan do thuốc.
 Viêm gan tự miễn.
 Nhiễm độc thảo mộc.
 Bênh gan di truyền.
 U gan.
 Suy gan.
 Luyện tập gắng sức.
b. GGT và AP (Men gan mật)
Mức GGT và AP tăng có thể là biểu hiện của tắc mật hoặc tổn thương, hoặc
viêm đường mật. Những bệnh này thường có đặc điểm là giảm hoặc không
lưu thông đường mật, được gọi là ứ mật. Loại tổn thương gan kiểu này được
gọi là tổn thương gan mật, bệnh gan được gọi là bệnh gan mật (xơ gan mật
tiên phát là một ví dụ của bệnh gan mật). Ứ mật trong gan nói đến tình trạng
tắc đường mật hoặc tổn thương bên trong gan. Ứ mật trong gan có thể gặp ở
người bị xơ gan mật tiên phát hoặc ung thư gan . Ứ mật ngoài gan nói đến
tình trạng ứ mật hoặc tổn thương ngoài gan. Ứ mật ngoài gan có thể xảy ra ở
bệnh nhân bị sỏi mật.
Khi bị viêm hoặc tắc đường mật, GGT và AP có thể bị tràn ra như mở kho
dự trữ và đi vào dòng máu. Những men này tăng lên rõ rệt – gấp gần 10 lần
giá trị bình thường ở giới hạn trên.
GGT được tìm thấy chủ yếu trong gan. AP được tìm thấy chủ yếu trong
xương và gan nhưng cũng có thể ở nhiều cơ quan khác như ruột, thận và
nhau thai. Vì vậy, mức AP tăng chỉ phản ánh có vấn đề về gan nếu có kèm
theo tăng GGT. Nên nhớ rằng GGT có thể tăng và không kèm theo tăng AP,
vì GGT dễ bị ảnh hưởng bởi rượu và những thuốc có độc tính với gan. Lưu ý
rằng, những người hút thuốc thường có mức AP và GGT cao hơn những
người khác với những lý do chưa biết rõ. Tương tự, nồng độ AP và GGT gần
như phản ánh chính xác sau khi nhịn đói 12 giờ. Bắt đầu có sự phức tạp khi
đánh giá xét nghiệm chức năng gan bất thường!
Nồng độ AP bình thường vào khoảng 35-115 IU/l, và nồng độ GGTP bình

thường vào khoảng 3-60 IU/L. Một số nguyên nhân sau có thể làm tăng
nồng độ AP và GGTP:
 Xơ gan mật tiên phát.
 Bệnh gan nhiễm mỡ ở người không nghiện rượu.
 Viêm đường mật xơ hóa tiên phát
 Bệnh gan do rượu
 U gan
 Bệnh gan do thuốc
 Sỏi mật.
2. Bilirubin
Bilirubin là một chất có màu vàng do gan sản xuất ra khi nó tham gia vào
quá trình tái tạo hồng cầu già. Khi chất này tăng lên, mắt và da cũng có màu
vàng (vàng da), nước tiểu sẫm màu như trà đặc, phân có màu đất sét nhạt.
Khi có tăng bilirubin, trong khi không có sự bất thường trong các xét
nghiệm liên quan đến gan, thấy rõ khi thăm khám thực thể, thường đây là
những bất thường liên quan tới gan với phần lớn dân số.
Một cụm từ mà bác sĩ thường được nghe từ bệnh nhân là “tôi không thể bị
bệnh gan vì tôi không bị vàng da”. Mọi người thường ngạc nhiên khi biết
rằng hầu hết những người bị bệnh gan không bao giờ bị vàng da. Thực tế là
mức tăng bilirubin thậm chí không liên quan chút nào tới bệnh gan. Sự
chuyển hóa của bilirubin phức tạp và trải qua nhiều bước. Nếu trục trặc ở
một trong số những bước này sẽ làm tăng nồng độ bilirubin. Vì nó có liên
quan tới gan, nên mức tăng bilirubin thường đi kèm với tình trạng gan kém
hoặc tắc mật. Một số nguyên nhân sau có thể gẫn đến tăng bilirubin:
 Xơ gan mật tiên phát
 Viêm đường mật xơ hóa tiên phát
 Viêm gan do rượu
 Tan máu – Hồng cầu bị vỡ
 Bệnh gan do thuốc
 Sỏi mật

 Suy gan hoặc tình trạng gan kém nói chung
 Những khối u có ảnh hưởng đến gan, đường mật hoặc túi mật.
 Viêm gan do virus.
 Rối loạn chuyển hóa bilirubin lành tính mang tính gia đình, như hội
chứng Gibert.
Tăng bilirubin thường đi kèm với tăng AP và GGT. Khi tăng đồng thời
bilirubin, AP và GGT có thể bị ứ mật. Tuy nhiên nếu mức bilirubin vẫn bình
thường nhưng GGT và AP cao, thì có thể bị ứ mật không vàng da. Những
bệnh có đặc điểm bilirubin cao, GGT và AP cao thường là bệnh gan mật.
3. Protein gan
Albumin, prothrobin (yếu tố II) và globulin miễn dịch là những protein được
sản xuất chủ yếu bởi gan. Khi có bất thường về mức protein này có thể giúp
xác định liệu có bị bệnh gan trầm trọng hay không.
4. Albumin
Mức albumin bình thường trong máu khoảng 4g/dl. Khi gan bị tổn thương
nghiêm trọng, nó mất khả năng sản xuất albumin. Những người bị bệnh gan
mãn tính đi kèm với tình trạng xơ gan thường có mức albumin dưới 3 g/dl.
Mức albumin thấp nói chung chỉ tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng kém và
không chỉ có riêng ở bệnh gan.
Đôi điều về hội chứng Gilbert
Đôi điều về hội chứng Gilbert là một rối loạn chuyển hóa bilirubin di truyền,
rất phổ biến và lành tính. Nó xuất hiện ở khoảng 4-9% dân số. Chúng có đặc
điểm là tăng mức bilirubin không liên tục. Hội chứng này thường được phát
hiện khi xét nghiệm máu thường xuyên, khi xét nghiệm này được tiến hành
để đánh giá những bệnh khác, hoặc trước khi tuyển dụng hoặc trước khi
tham gia bảo hiểm. Mức bilirubin thường tăng tới 3 mg/dl nhưng hiếm khi
vượt quá mức 5 mg/dl. Mức tăng thường rõ rệt khi đói, stress, kỳ kinh
nguyệt, hoặc khi bị ốm không phải do gan hoặc khi bị nhiễm khuẩn. Vàng da
là bất thường duy nhất phát hiện thấy khi khám thực thể. Một số người có
những triệu chứng thông thường như khó chịu vùng bụng, buồn nôn hoặc

mệt mỏi; tuy nhiên một số chuyên gia lại cho rằng những triệu chứng này là
do lo lắng. Tất cả các xét nghiệm chức năng gan đều bình thường. Không
khuyến cáo làm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm gan và sinh thiết gan,
nhưng nếu làm thì sẽ bình thường. Không có biến chứng lâu dài từ hội
chứng vô hại này và không cần điều trị.
5. Thời gian prothrombin
Gan sản xuất ra phần lớn các yếu tố tạo ra cục máu đông mà cơ thể dùng để
ngăn chặn sự chảy máu. Thời gian để tạo ra một cục máu đông này gọi là
thời gian prothrombin (PT), thông thường khoảng từ 9-11 giây. Vitamin K là
một thành phần quan trọng của quá trình tạo cục máu đông. Nếu gan bị tổn
thương nghiêm trọng hoặc bị thiếu vitamin K (đôi khi xảy ra ở bệnh gan mật
như xơ gan mật tiên phát), PT sẽ kéo dài hơn nhiều so với bình thường, do
vậy làm tăng nguy cơ chảy máu quá mức. Trong một vài trường hợp, tiêm
vitamin K giúp PT trở về bình thường. Khi tiêm vitamin K mà có cải thiện
được PT cho thấy rằng gan vẫn còn chức năng. Khi PT không bình thường
hóa được khi tiêm vitamin K, tình trạng đó gọi là bệnh chảy máu (có xu
hướng xảy máu quá mức), tổn thương gan nặng và/ hoặc có suy gan. Để điều
chỉnh sự khác nhau trong các phòng thí nghiệm cách đo PT, thường dùng tỷ
lệ quốc tế (INR).
6. Globulin miễn dịch
Globulin miễn dịch là những protein liên quan đến hệ miễn dịch, một vài
trong số này được được tạo ra ở gan và một số được tạo ra từ bạch cầu – tế
bào máu trắng. Một vài loại globulin miễn dịch tăng lên ở nhiều người bị
bệnh gan mãn tính. Mức tăng globulin miễn dịch A, G và M (IgA, IgG, IgM)
có thể là biểu hiện của bệnh gan nào đó (xem bảng 3.1)
7. Tiểu cầu
Tiểu cầu là tế bào máu giúp hình thành cục máu đông. Lá lách đóng vai trò
như một kho dự trữ tiểu cầu. Ở những người xơ gan, lá lách thường phải
làm việc nhiều để bù lại chức năng bị suy giảm do tổn thương gan. Điều này
thường làm cho lách to và số lượng tiểu cầu giảm, được gọi là giảm tiểu cầu.

Bình thường tiểu cầu có số lượng từ 150-400 x 103/ microlit. Nếu bệnh nhân
thấp hơn 150 x 103/ microlit được coi là giảm tiểu cầu, và nên nghĩ đến khả
năng bị xơ gan.
8. Amoniac (NH3)
Amoniac là một sản phẩm phân hủy của amino acid. Tăng mức ammoniac
trong máu có thể là một dấu hiệu của bệnh não. Một số bác sĩ dựa vào mức
ammoniac để theo dõi bệnh nhân bị bệnh não, nhưng có một vài nghiên cứu
cho thấy ít có mối tương quan giữa nồng độ ammoniac và mức độ của bệnh
não, và việc sử dụng nó vào mục đích này còn đang còn gây tranh cãi.
Không khuyến cáo xác định nồng độ ammoniac cho bệnh nhân bị bệnh gan,
vì bất kỳ bệnh gan nào cũng có thể làm tăng nhẹ thông số này và không phải
là chẩn đoán của bệnh não. Cuối cùng, có nhiều yếu tố làm tăng giả mức
ammoniac mà có thể biết được sự sai số bao gồm hút thuốc, dùng một vài
thuốc nhất định (như acid valproic), tình cờ bị lẫn mồ hôi vào mẫu máu
trong quá trình lấy máu và phòng thí nghiệm chậm làm phân tích máu.
9. Một vài lưu ý cuối cùng về xét nghiệm máu
Nên nhớ một số loại xét nghiệm máu riêng biệt không thể dùng để dự đoán
sự tiển triển của bệnh gan. Bản thân những xét nghiệm này ít khi biểu hiện
rõ rệt. Chúng chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với một số các yếu tố khác, chúng
phải được đánh giá kỹ lưỡng bởi bác sĩ. Nói cách khác, không nên quá đề
cao những xét nghiệm riêng lẻ này. Mỗi xét nghiệm chỉ là một phần của sự
phức tạp. Trong hầu hết các trường hợp, các xét nghiệm này chỉ đưa ra nhận
định rằng có vấn đề gì bất ổn – chỉ là bước đầu tiên để đi đến sự chẩn đoán
chính xác.
Sau khi đánh giá các kết quả xét nghiệm thông thường, thường yêu cầu làm
thêm xét nghiệm máu cụ thể để tìm ra nguyên nhân chính xác của các bất
thường về gan.
Bảng 3.1 liệt kê các xét nghiệm máu được dùng để chẩn đoán những bệnh
gan cụ thể. Nói chung, khoa xét nghiệm đưa cho bác sĩ kết quả xét nghiệm
máu thông thường trong vòng 1 hoặc 2 ngày; nhưng kết quả xét nghiệm máu

riêng biệt hơn có thể cần tới 2 tuần, phụ thuộc vào từng khoa xét nghiệm.
Thời gian chờ đợi này thật không dễ dàng gì (bệnh nhân cần phải kiên nhẫn).

Bảng 3.1 Xét nghiệm máu được dùng để chẩn đoán những bệnh cụ thể
của gan
Bệnh gan Xét nghiệm máu
Viêm gan A Kháng thể viêm gan A IgM và IgG
Viêm gan B Kháng thể nhân viêm gan B (HbcAb)
Kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HbsAg)
Kháng thể bề mặt viêm gan B (HBsAb)
Kháng thể e viêm gan B (HBeAb)
Kháng nguyên e viêm gan B (HBeAg)
DNA virus viêm gan B (HBV DNA)
Viêm gan C Kháng thể virus viêm gan C (HCVAb)
Acid Ribonucleic virus viêm gan C (HCV RNA)
Tăng globulin miễn dịch (IgG)
Viêm gan tự miễn Kháng thể kháng nhân (ANA)
Kháng thể cơ trơn (SMA)
Kháng thể vi thể thận/ kháng gan (LKMAb)
Tăng globulin miễn dịch G (IgG)
Xơ gan mật tiên phát

Kháng thể kháng (AMA)
Tăng globulin miễn dịch M (IgM)
Bệnh gan do rượu Tăng nồng độ cồn trong máu
Tăng globulin miễn dịch A (IgA)
Thể tích huyết cầu trung bình >95 fl
Thiếu vitamin B12 và acid folic
Mức transferrin đã khử sialic acid
Nhiễm sắc tố sắt mô Sắt

Ferritin
Phần trăm bão hòa transferrin
Khả năng gắn sắt toàn phần (TIBC)
Xét nghiệm gen – sự tương h
ợp trong ghép mô kháng nguyên hồng cầu (HLA
Ung thư gan Alpha-Fetoprotein (AFP) > 400 ng/dl
II. Tìm hiểu về chẩn đoán hình ảnh
Sau khi tiến hành xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ muốn xem hình ảnh tổng thể
của gan. Vì vậy, bước tiếp theo là đi đến phòng X quang để có được một
hoặc hơn hình ảnh của gan.
Có một số phương pháp được dùng để thu được hình ảnh của gan bao gồm
siêu âm, chụp cắt lớp vi tính hoặc còn gọi là CT hoặc chụp cắt lớp CAT
hoặc chụp cộng hưởng từ.
Tất cả phương pháp này không cần phải can thiệp ngoại khoa, nó không làm
đau và có thể tiến hành khi bệnh nhân đang tỉnh và được nằm xuống. Một
hoặc hơn biện pháp này được thực hiện để định vị gan chính xác khi nó bị
nghi ngờ có liên quan tới cơ quan khác; để xác định xem có những khối bất
thường trong gan hay không; để đánh giá xem gan có bị to hoặc bị teo hay
không; và/hoặc xem có sỏi mật trong túi mật hay không.
1. Siêu âm
Siêu âm được cho là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được dùng nhiều nhất
để xem hình ảnh thai nhi ở phụ nữ mang thai, thực tế nó là phương pháp
chẩn đoán hình ảnh được dùng nhiều nhất để xem hình ảnh gan. Đây là
phương pháp nhanh và ít tốn kém để quan sát hình ảnh của cơ quan này. Mặt
dù được thực hiện tại phòng X quang nhưng thực tế không sử dụng tia X –
sóng âm để thu được hình ảnh.
Siêu âm thường được tiến hành vào lúc đói. Khi đó túi mật chứa đầy mật và
dễ dàng nhìn thấy sỏi mật. Thực tế có tới 95% số sỏi mật được phát hiện ra
nhờ siêu âm. Siêu âm cũng dùng để phát hiện những khối u trong gan có thể
lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (ung thư), nhưng nó không thể phân

biệt được 2 loại này. Hơn nữa siêu âm có thể ước lượng được kích thước
khối u. Tuy nhiên ngay cả khi siêu âm cho kết quả bình thường, điều này
không có nghĩa là gan không có vấn đề. Thực tế, có nhiều người bị bệnh gan
nhưng kết quả siêu âm vẫn thấy bình thường. Vì vậy đừng ngạc nhiên nếu
bác sĩ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm sau khi siêu âm.
2. Chụp cắt lớp và cộng hưởng từ
Chụp cắt lớp và cộng hưởng từ đưa ra hình ảnh toàn diện hơn của gan liên
quan đến các cơ quan liền kề. Nó thường được sử dụng để đánh giá sâu hơn
về khối u phát hiện được bằng siêu âm. Chụp cắt lớp sử dụng bức xạ gamma
bằng cách cho tia X đi qua gan. Bất kỳ khối u nào đều cản tia X trên đường
đi và lưu lại 1 hình ảnh. Với cộng hưởng từ, bức xạ từ sẽ tạo ra hình ảnh của
gan. Cộng hưởng từ hữu ích trong việc phát hiện ra gan nhiễm mỡ, quá tải
sắt, và u mạch máu – một khối u máu lành tính.
3. Một vài điều kết luận về chẩn đoán hình ảnh
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đem lại nhiều kết quả có ích làm tăng
sự chính xác trong chẩn đoán. Tuy nhiên, ngay cả các kỹ thuật tiên tiến này
cũng không thể biết được toàn bộ quá trình đang diễn ra trong gan. Điều
quan trọng là phải hiểu rằng gan được ngụy trang rất tốt. Ngay cả những
người bị bệnh gan nặng và xơ gan có thể cho kết quả chẩn đoán hình ảnh
bình thường. Đây là điều quan trọng cần nhớ và được lặp đi lặp lại. Siêu âm,
chụp cắt lớp và cộng hưởng từ có thể cho kết quả hoàn toàn bình thường tại
bất kỳ giai đoạn nào của bệnh gan. Điều này giải thích tại sao bác sĩ phải
dựa vào sinh thiết gan, như một tiêu chuẩn vàng để đánh giá bệnh gan.
III.Kết luận
Sau khi xem xong phần trên bạn đã có thể hiểu rằng xét nghiệm máu và chẩn
đoán hình ảnh có thể đưa ra một vài nhận định quan trọng, nhưng không
phải lúc nào cũng xác định chính xác đang có bệnh gì với gan. Nó cũng
không giúp đánh giá được mức độ viêm hoặc tổn thương gan. Sinh thiết gan
là xét nghiệm duy nhất có thể cung cấp chính xác thông tin này. . Nhưng
trước hết, điều quan trọng là phải gặp bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để

xác định khi nào cần làm sinh thiết gan và có kỹ năng để đọc kết quả và sử
dụng nó một cách hiệu quả nhất phục vụ cho việc điều trị. Điều này cũng lý
giải những kỹ năng gì mà bác sĩ chuyên khoa cần có và có thể thu thập được
thông tin này ở đâu và khi nào

×