Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thuốc dùng trong điều trị xơ gan ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.5 KB, 4 trang )



Thuốc dùng trong điều
trị xơ gan
Điều trị xơ gan cần tránh các yếu tố gây hại cho gan như: Rượu, một số
thuốc và hóa chất độc cho gan. Duy trì và bồi dưỡng chức năng gan.
1. Nguyên tắc điều trị:
- Loại bỏ nguyên nhân xơ gan (nếu có thể).
- Nghỉ ngơi tuyệt đối trong giai đoạn triệu chứng bệnh đang tiến triển: Cổ
trướng, phù, vàng da.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ calo, vitamin.
- Điều trị theo triệu chứng.
2. Điều trị cụ thể:
2.1. Chế độ nghỉ ngơi ăn uống:
- Trong giai đoạn xơ gan tiến triển: Cần nghỉ ngơi tuyệt đối làm giảm sự
đòi hỏi của cơ thể với các hoạt động chức năng gan.
- Chế độ ăn: Cần ăn nhiều chất đạm (100g/ngày) nhiều hoa quả tươi để
cung cấp vitamin, đảm bảo cung cấp 2500-3000calo/ngày, chỉ nên hạn chế
chất đạm khi có dấu hiệu não gan (tiền hôn mê gan), nên hạn chế thức ăn mỡ
khi có hiện tượng ỉa phân mỡ. Nếu có phù cổ trướng cần ăn nhạt tuyệt đối.
2.2. Loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh:
- Virus viêm gan đang nhân lên: Lamivudine, adefovir
- Không uống rượu.
- Ngừng thuốc có ảnh hưởng đến gan, không dùng thuốc độc cho gan.
- Điều trị các nguyên nhân gây tắc mật, ứ máu tại gan.
2.2. Chế độ thuốc:
- Nhóm thuốc làm cải thiện chuyển hóa tế bào gan:
+ Dùng glucose bằng đường uống hay tiêm truyền.
+ Vitamin nhóm B và C, acid folic, acid lipoic.
+ Các thuốc làm tăng chuyển hóa mật: Các dạng viên cao, nước sắc actiso.
- Nếu tỷ lệ albumin trong huyết tương giảm (<40g/l) có thể cho truyền


albumin 10-20%, plasma tươi. Trong trường hợp có biểu hiện rối loạn não
gan không nên truyền các dung dịch đạm tổng hợp nên chọn các dung dịch
đạm có một số acid amin có khả năng vận chuyển amoniac để làm giảm
NH3 trong máu: Morihepamin, aminolebal Điều chỉnh cân bằng giữa acid
amin nhân thơm và acid amin phân nhánh, cải thiện chuyển hóa amin ở não,
giảm thành lập thần kinh giả là những yếu tố gây hôn mê gan.
- Testosteron tiêm để tăng cường đồng hóa đạm.
- ở những BN có rối loạn đông máu như tỷ lệ prothrombin hạ thấp, lâm
sàng có xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng-lợi, chảy máu tiêu hóa, tuỳ
theo mức độ mất máu, có thể cho truyền máu hoặc truyền hồng cầu khối,
plasma để tăng HC,TC, tăng hàm lượng fibrinogen.
- Điều trị xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản: Truyền
máu, truyền dịch đảm bảo khối lượng tuần hoàn như một cấp cứu nội khoa.
+ Cầm máu bằng ống thông có bóng chèn Blackmore-sengataken.
+ Cầm máu bằng ống thông Linton trong trường hợp giãn tĩnh mạch ở dạ
dày.
+ Cầm máu qua nội soi: Tiêm thuốc gây xơ hóa qua nội soi ống mềm (dd
Polydocanol, cồn tuyệt đối ), thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su
+ Phẫu thuật nối cửa chủ trong giãn tĩnh mạch phình vị.
- Thuốc làm giảm áp lực TMC:
+ Vassopressin: Tiêm TM 20-40 đơnvị, có thể pha trong dịch truyền 0,2-
0,4đơnvị/phút.
+ Somatostanin (stilamin) tiêm TM 50mg, 250mg hoặc 3mg pha truyền
trong dịch truyền đẳng trương trong 24h.
+ Sandostatin (ortreide tổng hợp có tác dụng tương tự như somatostantin
tự nhiên), ống 50mg và 100mg, có thể cho liều 25mg/h trong 5 ngày, truyền
cùng dung dịch NaCl 0,9%.
+ Nitroglycerin (lenitral) viên 2,5mg, uống 2-4viên/ngày.
2.3. Điều trị cổ trướng:
- Chỉ chọc dịch cổ trướng khi quá căng to mỗi lần chọc có thể từ 1-3l,

không nên chọc tháo khi có xuất huyết tiêu hóa, nhiễm khuẩn nặng.
- Truyền lại dịch cổ trướng trong điều kiện vô khuẩn.
- Thuốc lợi tiểu:
+ Thuốc lợi tiểu không thải Kali:
Aldaton viên 25mg, 150-200mg/ngày.
Spironolacton 50mg, 200-300mg/ngày.
Có thể dùng kéo dài và cần được thầy thuốc theo dõi.
+ Nếu dùng nhóm thuốc trên cổ trướng giảm ít có thể chuyển sang điều trị
nhóm thuốc lợi tiểu thải Kali như: Furosemid (lasix) 20-40mg/ngày cho mỗi
đợt 10-14 ngày, phải cho thêm Kali 2-6g/ngày, điều chỉnh theo điện giải đồ.
2.4. Trong đợt tiến triển có hoại tử TB gan:
Có thể dùng các thuốc làm giảm transaminase: Legalon, fortec

×