Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

3 Bệnh Trẻ Thường Mắc Trong Mùa Hè ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.98 KB, 4 trang )

3 Bệnh Trẻ Thường Mắc Trong Mùa

Vào mùa hè, nhiệt độ và độ ẩm cao, lại thường xuyên thay đổi bất thường là điều kiện lý
tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây ra nhiều loại dịch bệnh như tay chân miệng,
tiêu chảy, sốt xuất huyết.
Hơn nữa, thời tiết oi bức còn khiến cơ thể trẻ dễ bị mệt mỏi. Nếu không được trang bị sức
đề kháng tốt, các bé rất dễ nhiễm nhiều loại bệnh như dịch tay chân miệng. Theo báo cáo
tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2012 của Tổng cục Thống kê (Bộ
Kế hoạch và Đầu tư), trong vòng một tháng, từ ngày 18/4 đến 17/5, cả nước có trên
15.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng với 4 trường hợp tử vong. Bên cạnh tay
chân miệng thì sốt xuất huyết và tiêu chảy là hai loại dịch bệnh mà trẻ cũng rất dễ mắc
trong hè.

Mùa hè trẻ dễ nhiễm nhiều loại bệnh. Ảnh : internet
Bổ sung vitamin C mỗi ngày để giúp bé tăng sức đề kháng và phát triển toàn diện.
Sốt xuất huyết nguyên nhân do muỗi vằn truyền bệnh từ người bệnh sang người lành. Trẻ
vui chơi ở những nơi có muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết Dengue hoặc ngủ không
nằm màn rất dễ mắc bệnh. Sáng sớm và chiều tối là lúc muỗi vằn hoạt động hút máu
mạnh nhất. Khi mắc bệnh, trẻ thường sốt cao 39 - 40 độ C, lúc nhiệt độ giảm cũng là lúc
bé bị sốc, trụy tim mạch, nếu không chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm.
Bên cạnh chân tay miệng, sốt xuất huyết, tiêu chảy cũng là một trong các bệnh dễ gặp
nhất ở trẻ em và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh do chế độ ăn, uống của mùa hè khác với các
mùa trong năm hoặc khác với chế độ ăn ở nhà trường; cũng có thể do khâu vệ sinh thực
phẩm chưa tốt, nhất là một số trẻ được bố mẹ cho đi nghỉ mát, ăn uống ở một số hàng
quán không đảm bảo vệ sinh. Trong các bệnh tiêu chảy mùa hè đáng lưu ý nhất là tiêu
chảy do nhiễm khuẩn, đặc biệt tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm bởi vi khuẩn tả (V.
cholerae), vi khuẩn E.coli, vi khuẩn thương hàn (salmonella), vi khuẩn lỵ (shigella), kiết
lỵ (amib).
Trong thời gian mắc bệnh, trẻ hay biếng ăn dẫn đến hệ quả là bị suy dinh dưỡng, khó
khỏi bệnh. Các bà mẹ cần chủ động phòng bệnh cho con bằng cách tăng sức đề kháng đối
với trẻ.



Các bà mẹ nên chăm sóc con chu đáo trong mùa hè. Ảnh : internet
Trước tình hình bệnh gia tăng ở trẻ, Bộ Y tế vừa ra khuyến cáo bé cần được ăn đủ chất và
bổ sung vitamin C hàng ngày để tăng đề kháng chống lại dịch tay chân miệng và các loại
bệnh tật khác.
Hàm lượng vitamin C từ 70 đến 100 mg mới giúp trẻ đủ sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt
nhất. Các bà mẹ có thể cho con ăn thêm trái cây, rau củ và cơ quan nội tạng động vật.
Tuy nhiên, vitamin C rất dễ bị hao hụt trong quá trình bảo quản và chế biến.
Cụ thể, nếu thái nhỏ rau thì vitamin C sẽ hao hụt 14%. Trong quá trình chế biến, nếu cho
rau vào nồi nước lạnh rồi mới luộc sẽ hao 42%, trong khi nếu nước sôi mới cho rau vào
luộc sẽ chỉ hao 15%. Trong quá trình luộc, nếu bạn mở vung sẽ hao 32%, còn đậy kín
vung thì chỉ mất 15%. Sau khi chế biến (như xào, nấu), lượng vitamin C cũng bị hao theo
thời gian. Chẳng hạn, rau xào để sau 1 giờ hao 45%, sau 2 giờ hao 57%, sau 3 giờ hao
67% .
Một cách khác dễ dàng hơn là các bà mẹ có thể cho con uống si-rô chứa vitamin C mỗi
ngày. Với cách này, trẻ được cung cấp đủ vitamin C cần thiết mà các bà mẹ cũng không
phải lo con bị hụt hoặc dư hàm lượng.
Ngoài ra, để trẻ có được sức đề kháng tốt nhất thì bên cạnh việc cung cấp đủ vitamin C
các bà mẹ cũng cần lưu ý cho con luyện tập thể dục thể thao nhiều hơn. Theo đó, bạn có
thể hướng dẫn các bé vận động nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe và sự
dẻo dai. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý cũng góp phần củng cố thêm sức đề kháng
cho bé.

×