Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.88 KB, 3 trang )
Phương pháp nghiên cứu khoa học của Mendel
1. Chọn đối tượng nghiên cứu thích hợp
Mendel đã chọn đậu Hà Lan làm đối tượng thí nghiệm vì các lí do sau:
- Ông có thể kiếm được các dòng đậu Hà Lan khác biệt nhau về một
loạt các tính trạng tương phản. Ví dụ dòng hoa đỏ, dòng hoa trắng; hạt
vàng, hạt xanh; hạt trơn, hạt nhăn
- Đậu Hà Lan là một loài cây lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt, vì
vậy Mendel có thể dễ dàng kiểm soát được các phép lai
- Đậu Hà Lan có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, một cây đậu
có thể cho khá nhiều hạt và chi phí thí nghiệm với cây đậu ít tốn kém.
2. Tạo các dòng thuần
Với một người rất cẩn thận, trước khi làm các thí nghiệm lai, Mendel muốn
đảm bảo chắc chắn rằng các cây đậu bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng
nghiên cứu. Vì vậy, ông đã tiến hành cho các cây đậu tự thụ phấn qua nhiều
thế hệ để tạo nên các dòng thuần cho ra đời con cùng một kiểu hình đồng
nhất giống với kiểu hình của dòng mẹ. Chúng ta có thể xem các dòng cây bố
mẹ thuần chủng của Mendel như những dòng đối chứng mà các nhà nghiên
cứu hiện nay vẫn tiến hành trong các thí nghiệm.
3. Theo dõi sự di truyền của từng tính trạng
Khác với nhiều nhà nghiên cứu khác, trong các thí nghiệm lai của mình
Mendel chỉ quan tâm đến sự di truyền của từng tính trạng. Ví dụ, ông chỉ
quan tâm đến tính trạng màu hoa và vì thế ông tiến hành lai các cây bố mẹ
khác nhau về màu hoa (lai một tính trạng). Không những thế, Mendel còn cẩn
thận theo dõi sự di truyền của các tính trạng ít nhất từ thế hệ bố mẹ đến thế hệ
F1 và F2, thậm chí đến F3. Với sự thận trọng của mình, Mendel đã tiến hành
nghiên cứu không chỉ với một tính trạng mà đã làm các thí nghiệm lai với 7
tính trạng khác nhau.
4. Sử dụng toán thống kê xác suất
Nhờ biết vận dụng các quy luật xác suất nên chỉ dựa vào tỉ lệ phân li kiểu
hình ở đời con, Mendel đã có thể suy ra sự tồn tại của các nhân tố di truyền
(ngày nay chúng ta gọi là gen) cũng như cách thức phân li của chúng trong