Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Mở rộng nguyên lý HardyWeinberg :Tần số allele sai biệt giữa hai giới tính doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.69 KB, 4 trang )



Mở rộng nguyên lý Hardy-
Weinberg :Tần số allele sai
biệt giữa hai giới tính


Trên thực tế, các tần số allele nhiễm sắc thể thường ở hai giới tính có thể
khác nhau. Chẳng hạn, trong chăn nuôi gia súc - gia cầm tuỳ theo mục
tiêu kinh tế là lấy sữa, thịt hoặc trứng…mà tương quan số lượng cá thể
đực-cái sẽ khác nhau. Khi đó việc áp dụng nguyên lý H-W sẽ như thế
nào? Để xét quần thể này, ta sử dụng ký hiệu và giả thiết sau :
Allele

Tần số
Giới đực Giới cái
A
1
p’ p”
A
2
q’ q”
Tổng 1 1
Bằng cách lập bảng tổ hợp của các giao tử, ta xác định được cấu trúc di
truyền của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối:
(p’A
1
: q’A
2
)(p’’A
1


: q’’A
2
) = p’p’’A
1
A
1
: (p’q’’+ p’’q’) A
1
A
2
:
q’q’’A
2
A
2

Rõ ràng là nó không thỏa mãn công thức H-W. Bây giờ đến lượt tần số
các allele của quần thể này là như sau:
f(A
1
) = p’p’’+ ½ (p’q’’+ p’’q’)
Thay giá trị q’’= 1 – p’’, ta có:
f(A
1
) = ½ (p’ + p”)
Tương tự: f(A
2
) = ½ (q’ +q”)
Đặt f(A
1

) = p và f(A
2
) = q , khi đó cấu trúc di truyền quần thể ở thế hệ
tiếp theo sẽ thoả mãn công thức H-W: p
2
A
1
A
1
: 2pqA
1
A
2
: q
2
A
2
A
2.

Điều đó chứng tỏ rằng, nếu như các tần số allele (autosome) khởi đầu là
khác nhau ở hai giới, thì chúng sẽ được san bằng chỉ sau một thế hệ
ngẫu phối và quần thể đạt trạng thái cân bằng sau hai thế hệ.
Ví dụ: Một quần thể khởi đầu có tần số các allele A và a ở hai giới như
sau: p’ = 0,8; q’= 0,2; p” = 0,4; và q” = 0,6. Nếu như ngẫu phối xảy ra,
thì ở thế hệ thứ nhất có tần số các kiểu gene là: 0,32AA : 0,56Aa :
0,12aa.

Và tần số cân bằng của mỗi allele lúc đó như sau:
p = ½ (0,8 + 0.4) = 0,32 + ½ (0,56) = 0,6

q = ½ (0,2 + 0,6) = 0,12 + ½ (0,56) = 0,4
Ở thế hệ thứ hai, quần thể đạt cân bằng với các tần số H-W là:
0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa



×