Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giá trị kỳ quan địa chất kiểu bờ dalmatian ở việt nam tuyển tập hội nghị KHCN biển toàn quốc lần thứ v q 3 địa lý, địa chất và địa vật lý biẻn hà nộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 12 trang )

598

Hội nghị Khoa học và Cơng nghệ biển tồn quốc lần thứ V

GIÁ TRỊ KỲ QUAN ĐỊA CHẤT KIỂU BỜ DALMATIAN Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thanh Sơn 1, Nguyễn Hữu Cử 2, Trần Đức Thạnh 2
1-Hội Địa lý Hải Phòng; 246 Đà Nẵng, Hải Phịng
Email:
2-Viện Tài ngun & Mơi trường biển; 246 Đà Nẵng, Hải Phịng
Email:
Tóm tắt:
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được trong quá trình triển khai Dự án số 14:
“Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất
vùng biển và các đảo Việt Nam” lần đầu tiên ở nước ta, các tác giả đã tiến
hành đánh giá giá trị kỳ quan địa chất của kiểu bờ Dalmatial (Dal.) ở Việt
Nam (VN). Kết quả đánh giá chỉ ra rằng, giá trị kỳ quan địa chất kiểu bờ Dal.
ở nước ta được cấu thành từ tổng thể các giá trị về đa dạng địa chất; giá trị
mỹ học; tính độc đáo, đặc sắc và kỳ vĩ; cũng như các giá trị sinh thái và văn
hố kèm theo. Trong đó giá trị đa dạng địa chất xếp loại A (cao); giá trị mỹ
học xếp loại A (cao); giá trị độc đáo, đặc sắc và kỳ vĩ xếp loại A (cao); các giá
trị đi kèm xếp loại AB (khá cao). Đánh giá tổng hợp giá trị kỳ quan địa chất
kiểu bờ Dal. ở VN xếp loại A (cao).
Toàn bộ các đặc điểm của kiểu bờ Dal. ở VN đủ tầm cỡ đại diện cho lưu vực
Biển Đông. Riêng các đặc điểm về số lượng các dãy đảo, mật độ các đảo và tỉ
lệ bất đối xứng giưã chiều dài và chiều rộng các đảo là giá trị ngoại hạng đủ
tầm cỡ đại diện cho Thái Bình Dương và đại dương thế giới.
GEOTOPE VALUES OF THE DALMATIAN COAST TYPE IN VIETNAM
Nguyen Thanh Son 1, Nguyen Huu Cu 2, Tran Duc Thanh2
Abctract:
On the basis of the results taken from the project N0 14 “Comprehensive
investigation and estimation of position resources, ecological and geological


wonders in marine regions, coastal areas and islands of Vietnam”, geotope
values of the dalmatian coast type in Vietnam have been noted for the first
time. These geotope values are due to the geodiversity, aesthetics, uniqueness,
grandeur, and accompanied ecological and cultural values with a high level A
for the whole.


~\\I)C V A C '"

,

.

\!)
H O• IN G H I •

K H O A H O C vA eO N G N G H E B IE N rO A N Q uae
I

I

.

LANTHUV
TU Y EN TA• p B A o c A o

--

. -. - -- - - -- - -- - - -- - -- - - -- - -- -


.,



- -- - - - - -- - -- - - -- - - - - -- - -- - - -- - - - - - - --- - - -- - - - .
.-

-

_.

,

/1

~

..

TRONG sA u BIEN D6 G

~
,Q U Y EN 3 ZYXWVUTSRQPONMLKJI

B IA LY , B IA C H A T
v A B IA
V A•T LY B IEN

N H A X U A .T B A N K H O A H Q C


TV N H IEN

vA C O N G N G H ~


N H A . X U A T B A N K H O A H O.C TV'
. N H IEN vA . C O

G N G H E.ZYXWVUTSRQP

18 duong H oang Q uae V i~t, C §u G i~y, H a N Q i
D T: Phong Q uan

Iy

Tang h o p : 04.22149041;

Phong Phat hanh: 04.22149040; Phong B ien t~p: 04.37917148
Fax: 04.37910147; Em ail: nxb@ vap.ac.vn; w w w .vap.ac.vn

H O• IN G H I •
K H O A H O e V A eO N G N G H E B IE N
TO A N Q u a e LA N TH ((V

r r e u B A N IlIA LV , IlIA C H A T v A IlIA V ~T LV BIE

C H !U T R A c H

N H II;M


G ia r n

XUAT

BAN

doc

TRAN VAN

sA c

T o n g b ie n ta p
G S .T S K H .

NGUYEN

KHOA

son

In 2 0 0 c u o n k h 6 1 9 x 2 7 e m ta i: N h a in K h o a h o c v a C 6 n g n g h ~ .

So

d a n g k y K H X B : 1 1 1 2 - 2 0 1 1 /C X B /0 0 3 - 1 5 /K H T N C N c a p n g a y 7 /1 0 /2 0 1 1
In x o n g v a n o p lu u c h ie u q u y IV n a r n 2 0 1 1 .

..



Tiểu ban Địa lý, Địa chất và Địa vật lý Biển

599

For these outstanding values, the Dalmatian segment in Vietnam has
characteristic to be a representative of Bien Dong. Especially, the number of
island ranges, the density of islands and the remarkable asymmetry between
the length and the width of the whole island ranges are invaluable of the
Pacific as well as the world oceans.
MỞ ĐẦU
Việt Nam (VN) là quốc gia có bờ biển dài chạy xuyên qua nhiều vùng tự nhiên khác
biệt nên địa hình bờ biển rất đa dạng và đặc sắc. Ở đây xuất hiện tới 10 kiểu bờ đang trong
các giai đoạn tiến hoá khác nhau, từ trẻ đến già, từ bờ biển nguồn gốc chia cắt nguyên sinh
hình thành do q trình kiến tạo, tới bờ biển tích tụ-mài mịn bằng phẳng do sóng.
Một trong những kiểu bờ đặc sắc có mặt tại VN là bờ biển Dalmatian (Dal.). Đây là
kiểu bờ có cấu trúc dọc, nguồn gốc chia cắt nguyên sinh, hình thành do quá trình kiến tạo
của những miền núi thấp ven rìa lục địa, bị biển làm ngập trong biển tiến sau băng hà, hiện
nay ít bị thay đổi do q trình biển.
Trong giới hạn Biển Đơng, kiểu bờ này chỉ xuất hiện ở tỉnh Quảng Ninh của nước ta,
chiều dài chung vào khoảng 120 km, từ mũi Đầu Tán (đảo Vĩnh Thực) tới đảo Hạ Mai.
Mặc dù có quy mơ khơng lớn, nhưng so với các đoạn bờ kiểu Dal. của các nước khác trên
thế giới, kể cả các đoạn bờ được coi là điển hình ở Croatia đã được đưa vào sách giáo khoa
địa học, thì đoạn bờ Dal. của VN vẫn có một số điểm riêng nổi trội.
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được trong quá trình triển khai Dự án số 14: “Điều tra
cơ bản và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo VN”
thuộc “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên-môi trường biển đến năm
2010, tầm nhìn đến năm 2020”; và tham khảo tư liệu trong và ngồi nước, chúng tơi đã sơ
bộ kiểm kê và lựa chọn một số tiêu chí để bước đầu đánh giá giá trị kỳ quan địa chất của
kiểu bờ Dal. ở nước ta.

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KỲ QUAN
ĐỊA CHẤT CÁC KIỂU BỜ BIỂN VIỆT NAM
1. Khái niệm kỳ quan địa chất
Từ lâu, kỳ quan địa chất (geological wonder) được hiểu thông thường là các tạo vật tự
nhiên kỳ thú do q trình địa chất tạo ra, có giá trị khoa học và thẩm mỹ. Trong khoa học,
kỳ quan địa chất (geotope) được coi là bộ phận xác định của địa quyển có tầm quan trọng
đặc biệt về địa chất, địa mạo địa sinh thái. Nó là bằng chứng quan trọng về lịch sử trái đất
và giải đoán tiến hoá cảnh quan, khí hậu. Do là tạo vật quý, bị đe doạ phá huỷ bởi tác động
của các quá trình tự nhiên cũng như của con người nên cũng từ lâu đã xuất hiện nhu cầu
bảo tồn. Vì vậy, ngày nay, các nhà khoa học cho rằng kỳ quan địa chất là một bộ phận xác
định của địa quyển có giá trị địa chất-địa mạo nổi bật cần được bảo vệ để tránh khỏi sự
huỷ hoại về mặt vật chất, hình thể và sự phát triển tự nhiên của chúng.


600

Hội nghị Khoa học và Cơng nghệ biển tồn quốc lần thứ V

Kỳ quan địa chất cũng được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm một nhóm các đối tượng tài
nguyên mang tính chất di sản như: di sản địa chất (geoheritage), kỳ quan địa chất
(geotope), danh thắng địa chất (geosite) và cơng viên địa chất (geopark). Kỳ quan địa chất
có thể là các đối tượng hoặc tổ hợp các đối tượng, các yếu tố lịch sử, các hiện tượng và
quá trình địa chất cổ hoặc hiện đại [4], [9].
2. Các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá giá trị kỳ quan địa chất các kiểu bờ biển Việt
Nam
Bờ biển là đới tranh chấp giữa lục địa và đại dương, là nơi xảy ra sự tác động tương hỗ
mạnh mẽ giữa thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển và sinh quyển trong suốt thời kỳ địa
chất, vì vậy việc đánh giá giá trị các sản phẩm kỳ quan địa chất do chúng tạo ra là rất phức
tạp. Cần thiết phải dựa trên tổng thể các dấu hiệu và giá trị của các tiêu chí cơ bản như: đa
dạng địa chất; giá trị mỹ học; tính độc đáo, đặc sắc và kỳ vĩ; cũng như các giá trị sinh thái

và văn hoá kèm theo. Việc đánh giá tiêu chí cơ bản đa dạng địa chất được dựa trên cơ sở
đánh giá tổng hợp các tiêu chí phụ về đa dạng thạch học và địa tầng; đa dạng kiến trúc, cấu
tạo và lịch sử tiến hố địa chất; đa dạng mơi trường địa chất; đa dạng cổ sinh; đa dạng địa
hình-địa mạo. Tiêu chí cơ bản giá trị mỹ học được xác định dựa trên cơ sở đánh giá tổng
hợp các tiêu chí phụ về giá trị cảnh quan thiên nhiên; giá trị cho du lịch địa chất và giải trí;
giá trị cho cảm hứng nghệ thuật. Tiêu chí cơ bản giá trị độc đáo, đặc sắc và kỳ vĩ được xác
định dựa trên cơ sở đánh giá tổng hợp các tiêu chí phụ về đặc tính hiếm và độc đáo; đặc
tính tiêu biểu và đặc sắc; quy mô không gian của kiểu bờ. Tiêu chí cơ bản giá trị đi kèm
được xác định trên cơ sở đánh giá tổng hợp các tiêu chí phụ về lịch sử-văn hố; đa dạng
sinh học trong phạm vi bờ và ven bờ của kiểu bờ này.
3. Tài liệu và phương pháp đánh giá giá trị kỳ quan địa chất các kiểu bờ biển Việt
Nam
3.1. Nguồn tài liệu sử dụng trong báo cáo này bao gồm:
Các báo cáo về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế-xã hội liên quan
đến hệ thống vũng vịnh ven bờ biển VN thuộc Đề tài KC.09-22. Các báo cáo về điều kiện
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế-xã hội hệ thống các đảo ven bờ VN trong chiến
lược phát triển kinh tế-xã hội biển thuộc Đề tài KT.03-2. Các báo cáo thuộc Đề án tổng thể
về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên-môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm
2020. Các tài liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Bộ Thuỷ sản và Tổng cục Du lịch VN.
Các ảnh viễn thám, bản đồ, báo cáo, bài báo, tư liệu lịch sử, tư liệu khoa học có liên quan
và thơng tin từ các Website có đề cập đến tài ngun, mơi trường.
3.2. Phương pháp đánh giá
Tác giả sử dụng các phương pháp: Phân tích logic, Bán định lượng, Biểu đồ Venn và
Ma trận. Trong Ma trận, mỗi tiêu chí được phân chia thành 3 cấp: (1)A-cao (tốt); (2)Btrung bình; (3)C-thấp (kém).Trong các trường hợp chi tiết hơn sẽ được phân chia thành 5
cấp: (1)A-cao (tốt); (2)AB-khá cao (khá tốt),(3)B-trung bình; (4)BC-trung bình kém; (5)Cthấp (kém). Việc phân biệt các cấp trong các tiêu chí phụ được dựa trên các thang chỉ tiêu
mang tính chất bán định lượng hoặc so sánh định tính với các vùng bờ khác ở VN và thế


Tiểu ban Địa lý, Địa chất và Địa vật lý Biển


601

giới. Các phương pháp ma trận so sánh theo khối, so sánh cặp đơi, tích hợp giá trị cũng
được sử dụng khi đánh giá tổng hợp phân lập giá trị của các nhóm tiêu chí.
II. GIÁ TRỊ KỲ QUAN ĐỊA CHẤT KIỂU BỜ DALMATIAN Ở VIỆT NAM
1. Giá trị đa dạng địa chất
1.1. Đa dạng về thạch học và địa tầng: Loại A
Trong giới hạn khu vực có các trầm tích lục ngun, lục địa và cacbonat thuộc Hệ tầng
Cơ Tô (O3-S ct); Hệ tầng Tấn Mài (O3-S tm); Hệ tầng Vĩnh Thực (D1 vt); Loạt Sông Cầu
(D1 sc); Hệ tầng Dưỡng Động (D1-2 dđ); Hệ tầng Bản Páp (D2 bp); Hệ tầng Đồ Sơn (D2
gv-? D3 fr ds); Hệ tầng Tràng Kênh (D2 gv-D3 fm tk); Hệ tầng Hòn Gai (T3 n-r hg); Hệ
tầng Hà Cối (J1-2 hc); Các trầm tích Đệ tứ gồm cuội, sỏi, sạn, cát, bột, sét nguồn gốc và
thành phần khác nhau [7].
1.2. Đa dạng về kiến trúc, cấu tạo và lịch sử tiến hoá địa chất: Loại A
Bờ biển Dal. phát triển trên nền kiến trúc miền Caledonit Catazia, bao gồm các đới
Duyên Hải, Cô Tô trong sơ đồ kiến tạo của A.E. Dovjikov [5] hoặc “Phức nếp lồi Quảng
Ninh” trong sơ đồ kiến tạo của Trần Văn Trị (1977). Khu vực này có lịch sử phát triển tiến
hoá phức tạp và lâu dài từ Paleozoi. Trong thời gian Paleozoi sớm, đây là vùng địa máng,
uốn nếp mạnh mẽ. Trong Paleozoi giữa-muộn chế độ hoạt động kiến tạo tương đối bình
ổn, phát triển rộng rãi chế độ biển nông. Trong Mezozoi, chế độ hoạt hoá kiến tạo kiểu
riftơ lại được thiết lập. Trong Kainozoi, khu vực chủ yếu là lục địa, hoạt động kiến tạo
khối tảng xảy ra mạnh và các hệ thống đứt gãy cổ tái hoạt động. Vào khoảng từ Pleistocen
giữa, và rõ ràng hơn là từ Pleistocen muộn, sự thay đổi mạnh về khí hậu mang tính tồn
cầu dẫn đến sự thay đổi lớn mực nước đại dương thế giới tạo nên các thời kỳ biển tiến và
biển thoái xen kẽ, toàn vùng đã nhiều lần bị làm ngập và phơi khô.
1.3. Đa dạng môi trường địa chất: Loại A
Môi trường địa chất khu vực tương ứng với một hệ thống gồm nhiều kiểu môi trường
địa chất khác nhau về các thành tạo địa chất, thành phần vật chất và động lực hình thành.
Tiêu biểu là kiểu mơi trường địa chất lục địa, kiểu môi trường địa chất bãi triều, kiểu mơi
trường tích tụ bãi biển, kiểu mơi trường tích tụ đáy vịnh và biển nông, kiểu môi trường địa

chất lagoon, kiểu môi trường địa chất eo biển, luồng lạch.
1.4. Đa dạng về cổ sinh: Loại B
Ở đây có mặt các hố thạch Bút đá, San hơ, Tay cuộn, Răng nón, Lỗ tầng, Tentaculit,
Giáp xác, Cá giáp cổ, Chân rìu nước mặn, Cá cổ, cành cây dạng vảy, các di tích thực vật,
phấn hoa, các loài động vật Chân lá, Chân rìu nước ngọt [7]. Đây là các hố thạch có giá
trị trong khoa học, nhưng chưa có ý nghĩa lớn trong phát triển du lịch vì số lượng chưa
phong phú.
1.5. Đa dạng điều kiện địa hình-địa mạo: Loại A
Địa hình khu vực có tính chất phân bậc. Trên các đảo phổ biến các bề mặt có độ cao 23m, 4-6m, 10-15m, 20-25m, 30-40m, 50-60m, 100-200m và 250-300m. Dưới đáy các


602

Hội nghị Khoa học và Cơng nghệ biển tồn quốc lần thứ V

vũng vịnh phổ biến các bề mặt 0-2m, 2-5m, 5-10m và 10-20m. Các đảo và vịnh có dạng
tràng hoa, kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam.
Phần trên cạn, có các dạng và yếu tố địa hình nguồn gốc phá huỷ do kiến tạo, xâm thực,
rửa trôi, hồ tan, trọng lực, sóng; nguồn gốc tích tụ do sơng suối, trọng lực, sóng. Phần lộ
ra khi thuỷ triều xuống có các dạng và yếu tố địa hình nguồn gốc phá huỷ do kiến tạo, xâm
thực, rửa trơi, sóng, thuỷ triều; nguồn gốc tích tụ do sóng, thuỷ triều, sinh vật. Phần đáy
biển có các dạng và yếu tố địa hình nguồn gốc phá huỷ do kiến tạo, xâm thực, sóng, thuỷ
triều; nguồn gốc tích tụ do sóng, thuỷ triều, hải lưu và sinh vật. Các nét lớn nhất của địa
hình khu vực được tiền định do các quá trình kiến tạo kế thừa từ thời kỳ Mezozoi.
1.6. Đánh giá tổng hợp giá trị đa dạng địa chất kiểu bờ Dal. ở Việt Nam: Loại A
Giá trị tổng hợp đa dạng địa chất kiểu bờ Dal. ở VN được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1: Đánh giá tổng hợp giá trị đa dạng địa chất của kiểu bờ Dal. ở VN

Các tổ
hợp


Đa dạng
về thạch
học và địa
tầng

Đa dạng
về kiến
trúc, cấu
tạo và lịch
sử tiến
hoá địa
chất

Cấp giá
trị đa
dạng địa
chất

A

A

Đa dạng
về cổ
sinh

Đa dạng về
mơi trường
thành tạo

trầm tích

Đa dạng về
địa hìnhđịa mạo

Đánh giá
tổng hợp
giá trị đa
dạng địa
chất của
kiểu bờ

B

A

A

A

2. Giá trị mỹ học
2.1. Giá trị về cảnh quan thiên nhiên: Loại A
Biểu hiện qua sự đa dạng địa chất-địa mạo, khí hậu-hải văn trong khu vực được đánh
giá qua các tiêu chí: (1)Mật độ chia cắt của địa hình-loại A; (2)Cấu tạo thạch học của bờ;
loại A; (3)Biên độ triều-loại A.
2.2. Giá trị cho du lịch địa chất và giải trí: Loại A
Giá trị cho du lịch địa chất và giải trí thể hiện ở giá trị đa dạng cảnh quan, kỳ vĩ, nổi bật
về địa chất-địa mạo của kiểu bờ đối với phát triển du lịch được đánh giá qua các tiêu chí
sau: (1) Cấu tạo thạch học của bờ- loại AB; (2) Mật độ chia cắt của địa hình-loại A.
2.3. Giá trị cho cảm hứng nghệ thuật (thơ ca; nhạc họa; quay phim; chụp ảnh v.v.):

Loại AB
Phong cảnh ở đây rất đẹp, nhưng vì nằm tương đối xa, các trung tâm văn hố, các đơ thị
lớn nên chưa phải là nơi tập trung để gợi cảm hứng ra đời các tác phẩm nghệ thuật nổi
tiếng như khu vực Hạ Long-Cát Bà, Thừa Thiên-Huế nên tạm xếp loại AB.


Tiểu ban Địa lý, Địa chất và Địa vật lý Biển

603

2.4. Đánh giá tổng hợp giá trị mỹ học kiểu bờ Dal. ở VN: Loại A
Giá trị tổng hợp về mỹ học kiểu bờ Dal. ở VN được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2: Đánh giá tổng hợp giá trị mỹ học kiểu bờ Dal. ở VN

Các tổ hợp

Cấp giá trị

Giá trị cảnh
quan thiên
nhiên

nghệ thuật

Đánh giá
tổng hợp giá
trị mỹ học
của kiểu bờ

AB


A

Giá trị cho

Giá trị cho

du lịch địa
chất và giải
trí

cảm hứng

A

A

3. Giá trị độc đáo, đặc sắc và kỳ vĩ
3.1. Đặc tính hiếm và độc đáo: Loại AB
Bờ Dal. có ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Bắc Băng Dương có tại vùng Đất Mới thuộc
Cộng hồ Liên bang Nga. Ở Ấn Độ Dương có tại Madagasca, Miến Điện, Banglades và rìa
Tây Úc. Ở Đại Tây Dương có tại Canada, Namibia, Croatia và Hy Lạp. Ở Thái Bình
Dương có tại nhiều nơi với chiều dài đường bờ rất lớn như ở biển Ơ Khốt, biển Nhật Bản
và Đơng Trung Hoa, ở biển San Hô, biển Tacmani và vịnh California. Trong giới hạn Biển
Đông, kiểu bờ này chỉ xuất hiện duy nhất ở VN.
3.2. Đặc tính tiêu biểu, đặc sắc: Loại A
Bờ kiểu Dal. ở VN, mặc dù về quy mô không lớn, nhưng lại là một đối tượng rất tiêu
biểu và đặc sắc. Điều này được thể hiện ở các đặc điểm chính là:
- Tổng số lượng các đảo: số lượng các đảo lên tới hàng trăm đảo lớn nhỏ, là một trong
những đoạn bờ Dal. có nhiều đảo nhất thế giới.

- Số lượng các dãy đảo: Các nhà khoa học trên thế giới, khi nghiên cứu về bờ kiểu Dal.
thường lấy một đoạn bờ có chiều dài khoảng 400 km ở Croatia thuộc vùng biển Adriatic
làm biểu tượng so sánh. Tuy nhiên, đoạn bờ được coi là điển hình này cũng chỉ có 6 dãy
đảo, trong khi đó ở Việt Nam có tới 8 dãy: (1) Vĩnh Thực, Cái Chiên, Vạn Mặc, Vạn
Vược, Cái Bầu; (2) Thẻ Vàng, Vạn Đi và Hịn Đơng; (3) Đồng Chén; (4) Cống Nưa; (5)
Trà Bản, Chàng Ngọ; (6) Cảnh Cước, Sậu Nam, Cao Lơ (Ba Mùn), Thượng Mai, Hạ Mai;
(7) Đảo Trần, Hịn Ngựa, Hòn Đèn, Hòn Bảy Sao, Hòn Ngang; (8) Thanh Lân.
- Mật độ các đảo: trên diện tích hơn 3.000 km2 mà có tới hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc
loại mật độ lớn nhất thế giới.
- Tỷ lệ bất đối xứng giữa chiều dài và chiều rộng các đảo trung bình là 5-7 lần, có nơi
tới 10 lần, thậm chí đến 19 lần (Cái Chiên-19 lần, Quan Lạn-19 lần, Ba Mùn-16,5 lần,
Vĩnh Thực -10 lần, Sậu Nam-7,7 lần, Đồng Chén-7,5 lần, Vạn Mặc-6,8 lần, Thẻ Vàng-6,3
lần) thuộc loại lớn nhất thế giới.


604

Hội nghị Khoa học và Cơng nghệ biển tồn quốc lần thứ V

- Ba đặc điểm về số lượng các dãy đảo, mật độ các đảo và tỉ lệ bất đối xứng giữa chiều
dài và chiều rộng các đảo chính là các giá trị ngoại hạng của kiểu bờ Dal. ở VN.
3.3. Quy mô không gian: Loại C
Ở Bắc Băng Dương, tại vùng Đất Mới bờ Dal. dài trên 1.000km. Ở Đại Tây Dương bờ
Dal. tại Canada dài hơn 800km, tại Hecxegovina dài hơn 400km, tại Hy Lạp và Thổ Nhĩ
Kỳ dài hơn 800km, của Namibia kéo dài hơn 400km. Ở Ấn Độ Dương, bờ Dal. của
Madagasca dài trên 1.000km, của Miến Điện và Băngladet dài hơn 800km, của Úc dài gần
2.000km. Ở Thái Bình Dương, bờ Dal. của Nga dài trên 500km, của Nhật Bản dài trên
1.000km, của Úc thuộc biển San Hô dài trên 800km, của Mehico dài trên 1.500km. Bờ
Dal. ở VN dài trên 130km.
3.4. Đánh giá tổng hợp giá trị độc đáo, đặc sắc và kỳ vĩ của kiểu bờ Dal. ở Việt Nam:

Loại AB
4. Các giá trị đi kèm
4.1. Giá trị lịch sử-văn hoá: Loại AB
Bao gồm các tiêu chí: (1) Các di chỉ khảo cổ về cư trú và sinh hoạt của người tiền sửloại A; (2) Các di tích lịch sử văn hóa khác-loại A; (3) Lễ hội truyền thống-loại B; (4) Các
làng nghề-loại A; (5) Ẩm thực-loại B; (6) Văn hoá dân gian-loại B.
4.2. Giá trị đa dạng sinh học: Loại A
4.2.1. Nguồn gen: Loại A
- Sinh vật trên cạn: Khu vực vườn Quốc gia Bái Tử Long có 494 lồi thực vật bậc cao
thuộc 337 chi, 117 họ; trong đó có 11 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Ở các đảo Cơ
Tơ và Thanh Lân có 248 lồi thực vật bậc cao thuộc 91 họ của 3 ngành thực vật hạt kín, hạt
trần và quyết thực vật. Về động vật trên cạn: hệ động vật hoang dã các đảo Quảng Ninh có
khoảng 21 lồi thú, 58 lồi chim, 23 lồi bị sát, 3 lồi lưỡng cư và 35 lồi côn trùng [10].
- Sinh vật biển: Vịnh Bái Tử Long có khoảng 795 lồi sinh vật biển. Vùng biển Cơ Tơ
có 575 lồi sinh vật biển thuộc 310 giống và chi, 187 họ, 56 bộ, 22 lớp và 12 ngành. Vùng
biển Tiên n-Hà Cối có 641 lồi sinh vật biển. Chỉ số đa dạng sinh vật biển ở vùng Bái
Tử Long khá cao, đối với động vật đáy trung bình 2,4-2,8; động vật phù du trung bình 2,43,1; thực vật phù du 3,1-3,7 [11].
4.2.2. Các hệ sinh thái: Loại A
Trong khu vực phân bố kiểu bờ Dal. có các hệ sinh thái tiêu biểu như: Hệ sinh thái rừng
nhiệt đới; Hệ sinh thái rừng ngập mặn; Hệ sinh thái vùng triều; Hệ sinh thái rạn san hô; Hệ
sinh thái cỏ biển; Hệ sinh thái lagoon, tùng áng.
4.3. Đánh giá tổng hợp các giá trị đi kèm kiểu bờ Dal. ở Việt Nam: Loại AB
Kết quả đánh giá tổng hợp giá trị đi kèm kiểu bờ Dal. ở VN được trình bày trong bảng sau:


Tiểu ban Địa lý, Địa chất và Địa vật lý Biển

605

Bảng 3: Đánh giá tổng hợp các giá trị đi kèm của kiểu bờ Dalmatian ở VN
Các tổ

hợp

Giá trị lịch sử - văn hóa
Di chỉ
khảo cổ

Các di
tích lịch
sử- văn
hố khác

Lễ hội
truyền
thống

Làng
nghề
truyền
thống

Ẩm thực

Văn hóa
dân gian

Giá trị
đa dạng
sinh học

Đánh giá

tổng hợp
giá trị đi
kèm của
kiểu bờ

A

A

B

A

B

B

A

AB

Cấp giá
trị đi
kèm

5. Đánh giá tổng hợp giá trị kỳ quan địa chất kiểu bờ Dal. ở Việt Nam
5.1. Đánh giá tổng hợp giá trị kỳ quan địa chất kiểu bờ Dal. ở VN: Loại A
Kết quả đánh giá tổng hợp giá trị kỳ quan địa chất kiểu bờ Dal. Ở VN được trình bày
trong bảng sau :
Bảng 4: Đánh giá tổng hợp kỳ quan địa chất kiểu bờ Dal. ở VN


Giá trị
Các tổ hợp

Cấp giá trị
kỳ quan
địa chất

Giá trị
Giá trị

độc đáo

Giá trị

địa chất

mỹ học

đặc sắc

đi kèm

A

A

đa dạng

và kỳ vĩ

AB

AB

Đáng giá
tổng hợp
giá trị kỳ
quan địa
chất của
kiểu bờ
A

5.2. Tầm cỡ đại diện và các giá trị ngoại hạng của kiểu bờ Dal. ở Việt Nam
- Trong giới hạn Biển Đông, bờ kiểu Dal. chỉ xuất hiện ở VN, nên toàn bộ các đặc điểm
của kiểu bờ này ở nước ta đều đủ tầm cỡ đại diện cho toàn bộ lưu vực.
- Về các đặc điểm như số lượng các dãy đảo, mật độ các đảo và tỉ lệ bất đối xứng giữa
chiều dài và chiều rộng các đảo là các giá trị ngoại hạng có thể tiêu biểu, đại diện cho Thái
Bình Dương và đại dương thế giới.
KẾT LUẬN
Qua các phần đã trình bày ở trên, có thể đi tới một số kết luận sau :
1. Kỳ quan địa chất được hiểu là một bộ phận xác định của địa quyển có giá trị địa chấtđịa mạo nổi bật cần được bảo vệ để tránh khỏi sự huỷ hoại về mặt vật chất, hình thể và sự
phát triển tự nhiên của chúng. Theo nghĩa rộng, kỳ quan địa chất gồm một nhóm các đối


606

Hội nghị Khoa học và Cơng nghệ biển tồn quốc lần thứ V

tượng tài nguyên mang tính chất di sản như: di sản địa chất (geoheritage), kỳ quan địa chất
(geotope), danh thắng địa chất (geosite) và công viên địa chất (geopark). Kỳ quan địa chất

có thể là các đối tượng hoặc tổ hợp các đối tượng, các yếu tố lịch sử, các hiện tượng và
quá trình địa chất cổ hoặc hiện đại.
2. Các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá giá trị kỳ quan địa chất kiểu bờ Dal. ở VN là:
giá trị đa dạng địa chất; giá trị mỹ học; giá trị độc đáo, đặc sắc và kỳ vĩ cùng các giá trị đi
kèm ở bờ hoặc ven bờ thuộc kiểu bờ này.
3. Kết quả đánh giá giá trị kỳ quan địa chất kiểu bờ Dal. ở VN như sau :
- Giá trị đa dạng địa chất-loại A (cao); Giá trị mỹ học-loại A (cao); Giá trị độc đáo, đặc
sắc và kỳ vĩ-loại A (cao); Giá trị đi kèm-loại AB (khá cao); Đánh giá tổng hợp giá trị kỳ
quan địa chất kiểu bờ Dal. ở VN-loại A (cao).
- Toàn bộ các đặc điểm của kiểu bờ Dal. ở VN đủ tầm cỡ đại diện cho lưu vực Biển
Đông. Riêng các đặc điểm về số lượng các dãy đảo, mật độ các đảo và tỉ lệ bất đối xứng
giưã chiều dài và chiều rộng các đảo là giá trị ngoại hạng đủ tầm cỡ đại diện cho Thái
Bình Dương và đại dương thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

5.
6.
7.
8.

9.

Lê Đức An, 1991. Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên dải ven biển và hải đảo ven
bờ. Báo cáo tổng kết Đề tài 48B.05-01. HN (Lưu trữ Chương trình biển).
Bộ Quốc phịng Liên Xơ, 1974. Atlas Thái Bình Dương. Nxb. Hạm Đội biển Liên Xơ.
Tr.36-37 (Nga văn).

Bộ Quốc phịng Liên Xơ, 1977. Atlas Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Nxb. Hạm
Đội biển Liên Xô. tr.36-37 (Nga văn).
Nguyễn Hữu Cử, 2007. Kỳ quan địa chất ở vùng biển và các đảo VN và định hướng
điều tra, đánh giá. Báo cáo thuộc Dự án số 14: Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên
vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo VN. Tr.1-10 (Lưu trữ Viện
TN&MTB).
Đovjikov, A.E., và nnk., 1965. Địa chất miền Bắc VN. Nxb. KH&KT. HN. tr.561-568 (Nga
văn).
Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo, 1999. Hạ Long thời tiền sử. Ban Quản lý vịnh Hạ
Long xuất bản. HL. tr.20-313.
Tống Duy Thanh, Vũ Khúc, 2005. Các phân vị địa tầng Việt Nam. Nxb. ĐHQG HN. tr.1200.
Trần Đức Thạnh và nnk., 2006. Đánh giá hiện trạng, dự báo biến động và đề xuất giải
pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một số vũng vịnh chủ yếu ven bờ biển VN. Báo cáo
tổng kết Đề tài khoa học cấp quốc gia KC.09-22. Tr.1-250.(Lưu trữ Viện TN&MTB).
Trần Đức Thạnh, 2008. Xác định nhu cầu xây dựng phương pháp luận điều tra, đánh
giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển, ven bờ và các đảo VN.
Báo cáo thuộc Dự án số 14: Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan
sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo VN trong Đề án tổng thể Điều tra cơ bản và


Tiểu ban Địa lý, Địa chất và Địa vật lý Biển

607

quản lý tài ngun-mơi trường đến năm 2010, tầm nhìn 2020 (Lưu trữ Viện
TN&MTB).
10. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ và nnk., 2005. Địa lí các tỉnh và thành phố VN; Tập II.
Nxb. Giáo dục. Tp HCM. Tr.238-267.
11. Đỗ Công Thung, Đàm Đức Tiến và nnk., 2005. Tài nguyên thiên nhiên vũng vịnh
trọng điểm Bái Tử Long và chân Mây. Báo cáo thuộc Đề tài KC.09-22: Đánh giá hiện

trạng, dự báo biến động và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một số vũng
vịnh chủ yếu ven bờ biển VN (Lưu trữ Viện TN&MTB).
12. Viện nghiên cứu biển, 1975. Điều tra tổng hợp vùng biển ven bờ Quảng Ninh-Hải
Phòng (Tài liệu lưu trữ tại Viện TN&MTB).



×