Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

ĐÔ THỊ THÔNG MINH: ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.75 KB, 11 trang )

ĐƠ THỊ THƠNG MINH:
ĐƠ THỊ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG
ThS. Dương Trường Phúc
Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG - TP.HCM
Tóm tắt
Đô thị xuất hiện ngày càng nhiều nơi trên Thế giới, trở thành trung tâm và
động lực cho nền kinh tế q́c gia và tồn cầu. Đồng thời, đơ thị với tư cách là một
hệ thống cũng trở thành chủ thể đối mặt với những thách thức cho phát triển liên
quan đến biến đổi khí hậu và tồn cầu hóa. Trong bới cảnh đó, đơ thị với những
phức tạp vớn có và mức độ phức tạp ngày càng biến đổi thì rất khó quản lý bằng
phương pháp truyền thớng và ngụ ý rằng việc tìm kiếm giải pháp tới ưu để giải
quyết các thách thức sẽ không hiệu quả. Bài viết lấy bới cảnh biến đổi khí hậu và
tồn cầu hóa là thách thức chính cho phát triển đơ thị, đề cập đến vấn đề đơ thị
thích ứng và cách tiếp cận mới trong phát triển đô thị thông minh. Thay đổi cách
tiếp cận, thay đổi quan điểm về các chính sách đơ thị có thể gián tiếp hỗ trợ đơ thị
thích ứng tớt hơn trong tương lai, góp phần khẳng định vị thế của một đô thị thông
minh trong khu vực.
Từ khóa: đơ thị thơng minh, thích ứng, tiếp cận địa lý, tồn cầu hóa, biến
đổi khí hậu
1. Giới thiệu
Đô thị xuất hiện ngày càng nhiều nơi trên thế giới bởi các đơ thị trở thành
hình thái tở chức xã hội tiêu biểu của nhiều quốc gia với phần lớn dân cư tập trung
ở đó (Cohen 2003; Butler 2010) và tập trung hầu hết các hoạt động sản xuất quan
trọng (Dobbs et al. 2011; Sassen 2018). Đô thị còn đóng vai trò như một thỏi nam
châm thúc đẩy quá trình di cư khi những nơi này mở ra nhiều cơ hội sống hơn so
với khu vực nông thôn (Bettencourt et al. 2007; Bettencourt & West 2010; Glaeser
2011). Về khái niệm, đô thị là các đơn vị hành chính cấp dưới của quốc gia, có sự
phân bổ dân cư với ranh giới đường biên xác định rõ ràng theo luật định, có quyền
tự chủ về quản trị và một bộ phận lớn dân cư làm việc ở những ngành phi nông
nghiệp. Và từ đó, có thể xem xét đô thị như mợt hệ thớng với các tiến trình khác
nhau (Hình 1).



341


Hình 1. Đơ thị là mợt hệ thống
Nguồn: Tác giả
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học-kỹ thuật và quá trình đơ thị hóa đã
thúc đẩy hình thành mợt hình thái đô thị gọi là đô thị thông minh. Năm 2007, thuật
ngữ đô thị thông minh (smart city) xuất hiện lần đầu tiên trong một nghiên cứu về
sự đổi mới của các đô thị ở châu Âu (Giffinger & Pichler-Milanović 2007). Tiếp đó,
trong nhiều nghiên cứu về chiến lược đô thị, Cohen đã phác thảo những đặc điểm,
chức năng và mục tiêu của đô thị thông minh có liên quan đến các chỉ số và đưa ra
bảng xếp hạng những đô thị ở châu Âu (Cohen 2012a; Cohen 2012b; Cohen 2014;
Cohen 2015). Mơ hình của Cohen bao gồm 06 ́u tố chính: kinh tế thông minh,
môi trường thông minh, con người thông minh, cuộc sống thông minh, giao thông
thông minh; chính phủ thông minh; và 18 yếu tố phụ. Tuy vậy, vẫn chưa có định
nghĩa thống nhất về đô thị thông minh nhưng về cơ bản đô thị thông minh là đô thị
ứng dụng công nghệ thông tin (IT), trí tuệ nhân tạo (AI)… để quản lý nâng cao tiêu
chuẩn cuộc sống đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền đô thị, sử
dụng nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên hiệu quả và thích ứng với những
biến đổi môi trường bên ngoài.
Bên cạnh là động lực mới cho nền kinh tế quốc gia và toàn cầu, đô thị cũng
trở thành chủ thể phải đối mặt với những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu
và toàn cầu hóa. 1/ Lối sống và các hoạt động ở đơ thị là ngun nhân của tình trạng
gia tăng khí thải nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu (IPCC 2014). Có lẽ những rủi ro
liên quan đến biến đổi khí hậu thể hiện qua số lượng và cường độ của các hiện
tượng thời tiết cực đoan như mưa bão, lốc xoáy… Trong những trường hợp chất
lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ yếu kém đã làm gia tăng nguy hiểm cho thị dân đối
với các hiện tượng này. Mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy phạm vi địa lý của
những hiện tượng thời tiết cực đoan đang có xu hướng lan rộng nhưng đô thị vẫn có

nguy cơ rất cao phải đối mặt với những hiểm họa từ biến đổi khí hậu. 2/ Toàn cầu

342


hóa xóa bỏ ranh giới giữa các quốc gia, điều đó đồng nghĩa những nước giàu và
nước nghèo cùng tham gia vào một trật tự kinh tế mới. Sự khác biệt cố hữu giữa
hai nhóm nước được gia tăng khi toàn cầu hóa. Và các đô thị, đặc biệt là những đô
thị ở các nước đang phát triển với những mối tương tác đa chiều vốn có đang phải
trải qua những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng từ những tác động trái chiều của toàn
cầu hóa.
Những tác động từ biến đởi mơi trường bên ngoài có thể làm trì trệ tăng
trưởng đô thị và đảo ngược các thành quả đạt được trong quá khứ. Một đô thị phát
triển từng ngày với sự phức tạp nội tại trở nên khó quản lý bằng những phương
pháp truyền thống. Mức độ phức tạp cũng ngày càng gia tăng do các tương tác và
phụ thuộc lẫn nhau đang gia tăng. Tính chất phức tạp lại liên tục thay đổi của đô thị
ngụ ý cho việc tìm kiếm giải pháp tới ưu trước những mới nguy bên ngoài sẽ không
hiệu quả. Bên cạnh những nỗ lực đáng kể thúc đẩy các chiến lược giảm thiểu tác
động, các chiến lược thích ứng với những mối nguy cũng đã được quan tâm trong
thời gian gần đây (Galderisi 2014). Trọng tâm của sự thích ứng bắt nguồn từ nhận
thức ngày càng tăng về tác động của biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa sẽ đặc biệt
nghiêm trọng ở khu vực đô thị (Brugmann 2012).
2. Thích ứng của đô thị với biến đổi môi trường
Thích ứng (adaptation) không phải là mợt tḥt ngữ mới mẻ vì đã được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực liên quan đến sự thay đổi môi trường bên ngoài (Adger et
al. 2009). Thuật ngữ này bắt nguồn từ khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học tiến
hóa thông qua những nghiên cứu sâu xa của Charles Darwin về sự tiến hóa và chọn
lọc tự nhiên (Smit & Wandel 2006).
Những lựa chọn trước thay đổi môi trường rất quan trọng đối với một cộng
đồng/một hệ thống. Thích ứng cũng được xem là một lựa chọn phản hồi quan trọng

(Fankhauser 1996; Smith 1996; Pielke 1998; Kane & Shogren 2000). Do đó, thích
ứng được xem như những điều chỉnh trong hành vi và các đặc tính của hệ thống làm
tăng khả năng đối phó với căng thẳng bên ngoài (Brooks 2003) và việc phát triển
các chiến lược thích ứng theo kế hoạch để đối phó với những rủi ro được coi là bổ
sung cần thiết cho các hoạt động giảm nhẹ tổn thương (Burton 1996; Smith et al.
1996; Parry et al. 1998; Smit et al. 1999).
Đô thị thích ứng (urban adaptation) là khả năng thay đổi trong quy trình,
thơng lệ, hoặc cấu trúc của đơ thị nhằm giảm nhẹ hoặc bù đắp các thiệt hại tiềm ẩn
hoặc tận dụng các cơ hội liên quan đến tổn thương (Smit & Pilifosova 2003). Thích
ứng ở đơ thị còn được xác định bằng khả năng phục hồi của đô thị đó.
Tổn thương đô thị (urban vulnerability) thường được định nghĩa là xu hướng
hệ thống đô thị bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất lợi và phục hồi đô thị (urban

343


resilience) là khả năng của một đô thị tránh hoặc đáp trả sự kiện bất lợi đó. Nhiều
tác giả nhận thấy mối liên hệ tiềm ẩn giữa tính dễ bị tổn thương và khả năng phục
hồi (Turner II et al. 2003; Eakin & Luers 2006; Gallopín 2006; Young et al. 2006;
Janssen et al. 2007; Nelson et al. 2007; Polsky et al. 2007; Vogel et al. 2007; Cutter
et al. 2008; Turner II 2010; Engle 2011). Mặc dù khả năng dễ bị tổn thương và khả
năng phục hồi có thể được xem như các khái niệm riêng biệt, nhưng chúng được kết
nối thông qua khái niệm năng lực thích ứng và sự nhấn mạnh nhiều hơn từ tổng hợp
có thể giúp đánh giá khả năng thích ứng (Engle 2011).
Đô thị hóa đã làm thay đổi sâu sắc mối quan hệ giữa xã hội và môi trường,
và ảnh hưởng đến tính bền vững và khả năng phục hồi của các thành phố theo
những cách phức tạp với tốc độ đáng báo động (Romero-Lankao et al. 2016). Trong
những thập kỷ qua, tính bền vững, tổn thương, thích ứng và khả năng phục hồi đã
trở thành những khái niệm chính nhằm tìm hiểu đợng lực đô thị hiện tại và đáp ứng
một loạt các thách thức hiện ra do đô thị hóa và thay đổi môi trường (Jacobs 2006;

Pelling 2010).
Phát triển đô thị thích ứng là thiết kế, xây dựng và phát triển liên tục của các
khu vực đô thị để dự đoán và phản ứng với những thay đổi trong môi trường và xã
hội. Những thay đởi này bao gồm cả các quy trình trong chính thành phố và các
phát triển bên ngoài (Graaf 2012). Việc thích ứng bao gồm bốn thành phần chính
(1) đặc điểm của mối nguy, (2) đặc điểm của hệ thống, (3) các cấp độ thích ứng và
(4) phản ứng thích ứng (Bryant et al. 2000). Thảo luận về các giới hạn về thích ứng
thường được xây dựng trên ba khía cạnh: giới hạn về sinh lý, giới hạn về kinh tế và
giới hạn về công nghệ (Adger et al. 2009).
Các đô thị có khả năng thích ứng rất khác nhau, trong đó đô thị ở các nước
đang phát triển có mức độ thích ứng thấp hơn. Nguyên nhân là do có sự khác biệt ở
tầm quản lý, các tổ chức xã hội, công nghệ, sự giàu có và chiến lược phát triển của
những đơ thị đó. Vì vậy, khả năng thích ứng tăng lên khi các đô thị có nhiều khả
năng phục hồi và giảm xuống khi các đô thị dễ bị tổn thương (Folke et al. 2002).
Nhiều chiến lược và giải pháp thích ứng được nêu ra trong các cuộc thảo
luận về phát triển đô thị thường đề cập đến khía cạnh xây dựng cơ sở hạ tầng và đáp
ứng các dịch vụ đô thị nhằm hỗ trợ thị dân có nguồn lực để thích ứng với những
thay đổi bên ngoài. Song, việc nhận thức lại cách tiếp cận đô thị với tư cách phát
triển vùng cũng khá quan trọng. Những nhận thức trước đây có thể đã không còn
phù hợp và dẫn đến những thất bại chính sách trong phát triển đô thị, vùng đô thị.
Thay đổi cách tiếp cận, thay đổi quan điểm về các chính sách đô thị có thể gián tiếp
hỗ trợ đô thị thích ứng tốt hơn trong tương lai.

344


3. Tiếp cận địa lý trong phát triển đô thị thích ứng
Năm 2009, Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo Phát triển Thế giới (WDR)
với nhan đề Tái định dạng địa kinh tế (Reshaping economic geography). Báo cáo đề
cập đến vấn đề phát triển đô thị, vùng, quốc gia qua lăng kính địa lý dựa trên 03

khái niệm: Mật độ, khoảng cách và chia cắt. Cách tiếp cận này được gọi là tiếp cận
3D, gần giống như khái niệm trong nghiên cứu không gian ba chiều. So với cách
tiếp cận địa lý truyền thống trong chính sách phát triển đô thị, vùng đô thị, cách tiếp
cận này tỏ ra hiệu quả hơn và giúp người làm chính sách nhìn nhận các vấn đề đô
thị tốt hơn để từ đó có những hỗ trợ cho thích ứng đô thị.
Mật độ - Density
Các hoạt động kinh tế của một khu vực, theo mọi nghĩa, là không đồng đều
về mặt địa lý. Có những khu vực tích tụ nhiều tài lực, vật lực, nhân lực (tạm gọi là
thành thị) nhưng cũng có những vùng lại khan hiếm những nguồn lực này (tạm gọi
là nông thôn). Những danh xưng này gợi mở một khái niệm có tính chất địa lý–mật
độ. Trong địa kinh tế (geo-economic), mật độ không đơn thuần là khái niệm đại
biểu cho sự tập trung dân số trên một đơn vị diện tích mà còn đề cập đến mức độ
tập trung của hoạt động kinh tế trên đơn vị diện tích đất được đo bằng các hoạt động
kinh tế hoặc sản lượng tạo ra (Ngân hàng Thế giới 2009).
Mật độ không đồng đều trong không gian kinh tế của một vùng biểu thị cho
độ gập ghềnh vốn là bản chất tự nhiên của nền kinh tế thị trường vì thị trường có
tính chọn lọc cao đối với những vùng có nhiều thuận lợi địa lý “trời phú” hoặc khu
vực có sự ngẫu nhiên trong lịch sử có lợi (Ngân hàng Thế giới 2009). Sự phân hóa
này là hình thái ban đầu của quá trình phát triển vùng nhưng dần về sau sẽ hội tụ.
Mật độ cao thường gắn với những ảnh hưởng tiêu cực như tắc nghẽn giao
thơng, bình qn diện tích đất đầu người thấp. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tích cực
lại ít được thảo luận rằng mật độ cao sẽ: i) tạo ra mạng lưới xã hội rộng và dày đặc
cùng các thể chế tạo thuận lợi cho sự tương tác đó (Fingleton 2007) nhằm thúc đẩy
hình thành và tích lũy vốn xã hội; ii) làm tăng quy mô thị trường, kích thích nhu cầu
và sự đáp ứng cho sự đổi mới (Klasen & Nestmann 2006) dẫn đường cho phát triển
khoa học-công nghệ; iii) cải thiện sức khỏe cợng đồng thơng qua các chương trình
dịch tễ cơng cợng và cấp thoát nước. Do đó, ưu thế của mật độ cao không chỉ dừng
lại ở thu nhập và của cải mà còn bao gồm cả khía cạnh xã hội.
Khoảng cách - Distance
Tăng trưởng cân đối theo không gian trong hàng thập kỷ là thất bại chính

sách cho mợt sớ nước đang phát triển như Việt Nam. Để một quốc gia phát triển thì

345


phải có những vùng phát triển trước những vùng khác, tức nghĩa là những vùng có
mật độ cao so với những vùng có mật đợ thấp.
Điều này vơ hình trung tạo ra khoảng cách. Trong địa kinh tế, khoảng
cách không giớng với khoảng cách trong hình học của Euclicd mà biểu hiện các
chi phí để đến được những nơi có mật độ kinh tế cao nhằm ám chỉ sự di chuyển
dễ dàng hoặc khó khăn của hàng hoá, dịch vụ, lao động, vốn, thông tin và ý
tưởng (Ngân hàng Thế giới 2009). Trong thương mại và dịch vụ, khoảng cách
liên quan đến thời gian và chi phí vận chuyển; trong dịch chuyển lao động,
khoảng cách bao hàm cả “chi phí tinh thần” vì cư dân phải rời bỏ nơi chớn thân
quen và phải đánh đởi bằng tình trạng sức khỏe xấu hơn, tuổi thọ ngắn hơn để
có những cơ hội cho cuộc sống.
Khoảng cách kinh tế là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lan tỏa
giữa các vùng vì ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt đợng có mối quan hệ tương tác
theo không gian (Trương Thị Kim Chuyên 2011). Thêm nữa, những rào cản hữu
hình (trạm thu phí…) và vơ hình (chính sách…) cũng làm gia tăng khoảng cách.
Chia cắt – Division
Trạm thu phí hay địa giới hành chính là một trong những rào cản chính
gia tăng khoảng cách và đồng thời cũng gia tăng sự cách biệt giữa các vùng mà
bên ngoài dường như không nhận thấy. Trong địa kinh tế, điều này gọi là chia
cắt. Nếu chia cắt diễn ra càng mạnh mẽ sẽ gây nên những ảnh hưởng rất lớn
đến việc lưu thông hàng hoá, vốn, con người và ý tưởng. Những vùng biên giới
xa xôi, nơi quần cư của nhiều dân tộc ít người thường được xem là những vùng
đại diện cho sự chia cắt.
Ở một khía cạnh khác, đa văn hóa, đa sắc tộc ở đô thị mang đến không gian
văn hóa đa dạng, nhiều kinh nghiệm và sự sáng tạo (Alesina & Ferrara 2005) nhưng

cũng là nguyên nhân của chi phí điều phới cao vì khơng thể áp dụng chính sách
chung cho toàn xã hội (Shabani et al. 2012). Thêm nữa, khi truyền thông không đầy
đủ, có thể gây trở ngại cho việc phổ biến chính sách, khoa học–công nghệ ảnh
hưởng hưởng xấu đến tăng trưởng (Eris 2010).
Trong khuôn khổ bài viết, sự khác biệt việc tiếp cận theo cách mới so với
cách cũ được chỉ ra trong bảng dưới đây nhằm lí giải vì sao nhiều chính sách phát
triển cho những vùng đô thị chưa thật sự thành công bởi cách tiếp cận trong chính
sách phát triển vùng thường phân tích theo các hợp phần riêng lẻ như điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, thể chế…

346


Bảng 1. So sánh giữa hai cách tiếp cận trong phát triển đô thị
TT Khía cạnh

Tiếp cận địa kinh tế

Tiếp cận truyền thống

1

Mật độ

- Mật độ biểu hiện mức độ tập - Mật độ chỉ sự tích tụ của
trung của hoạt động kinh tế trên dân cư (người/km²).
đơn vị diện tích đất (tổng - Tập trung vào chính sách
GDP/km²).
về đô thị hoá.
- Chính sách chú trọng đến nỗ lực

cải thiện dịch vụ công ở đô thị.

2

Khoảng
cách

- Khoảng cách biểu hiện các chi - Khoảng cách thường
phí để đến được những nơi có ám chỉ chiều dài giữa hai
mật độ kinh tế cao.
địa điểm (khoảng cách
- Đôi khi còn ám chỉ “chi phí tinh tuyệt đối).
thần” cho việc xa rời lãnh thổ - Chưa quan tâm đến khía
thân quen.
cạnh kinh tế và chi phí
- Chính sách chính là tập trung tinh thần.
khuyến khích thu hút đầu tư về đô
- Tập trung chính sách
thị thông qua marketing địa
phát triển cơ sở hạ tầng để
phương.
kết nối.

3

Chia cắt

- Sự chia cắt diễn ra khi các - Sự chia cắt thường xem
đường biên giới giữa các quốc gia xét giữa vùng phát triển và
không được quản lí tốt.

vùng nghèo.
- Giữa các vùng trong quốc gia, - Vùng cao, vùng sâu,
sự chia cắt diễn ra khi có sự phân vùng xa xem là vùng bị
hóa sâu sắc về văn hoá, ngôn ngữ, chia cắt.
sắc tộc và tôn giáo.
- Các công cụ chính sách
- Kết hợp cả ba công cụ: thể chế,
thường dàn trải và ít mục
cơ sở hạ tầng và cơ chế khuyến
tiêu.
khích có mục tiêu rõ ràng.
Nguồn: Điều chỉnh từ (Trương Thị Kim Chuyên 2011)

Một trong những tác lực thị trường có liên quan đến cách tiếp cận 3D là tính
kinh tế nhờ sự tích tụ. Tính kinh tế nhờ sự tích tụ được tăng cường theo mật độ và
suy yếu theo khoảng cách. Điều này có thể giải thích vì sao người dân thường chọn
nơi có mật độ cao và chấp nhận trả giá để đến được vùng giàu có hơn. Một số nước
mắc phải nỗi lo sợ vô cớ về đô thị hoá trong quá trình phát triển vì sự tập trung hóa
vào một vùng là không tốt. Điều này có thể do ảnh hưởng tư duy dàn trải trong phát

347


triển vùng của Liên Xô trong thế kỷ trước. Ví dụ ở Việt Nam tuy thị dân chỉ chiếm
30% nhưng GDP trong sản lượng quốc gia do khu vực này mang lại chiếm đến
70%, và sẽ rất vô ích nếu các nhà hoạch định chính sách tốn công để hạn chế việc
nhập cư vào đô thị.
Tuy nhiên các thành phố mật độ cao chưa hẳn đã hấp dẫn được nhà đầu tư
nếu thành phố không thoả mãn các nhu cầu về đất đai và địa điểm của những ngành
kinh tế chủ đạo của mình. Bên cạnh đó, qui mơ và mức độ tập trung cao của thành

phố cũng gây nên những vấn nạn như vấn đề tội phạm, ô nhiễm… Tóm lại, sự tích
tụ sẽ được nhiều lợi ích chỉ khi cơ sở hạ tầng được đáp ứng đầy đủ. Thông thường
trách nhiệm phát triển cơ sở hạ tầng giao cho địa phương, nhưng không phải nguồn
lực và năng lực của địa phương lúc nào cũng có. Bên cạnh đó, các thành phố mới sẽ
khó hoạt động tốt nếu không được bố trí gần các thành phố đã phát triển. Tuy nhiên
điều này phụ thuộc nhiều vào vai trò quản lí của chính phủ.
4. Kết luận
Bên cạnh là động lực mới cho phát triển kinh tế quốc gia và toàn cầu, hệ
thống đô thị trong thế kỷ này phải đối mặt với những thách thức cho phát triển liên
quan đến biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa. Để tiếp tục tồn tại và phát triển, đô thị
phải thích ứng đồng nghĩa với giảm thiểu những tác động và tận dụng cơ hội có thể
có của những mối nguy bên ngoài để phát triển. Đồng thời, thay đổi cách tiếp cận
trong phát triển đô thị có thể dẫn đến những thay đổi trong quan điểm của chính
quyền đô thị và gián tiếp giúp hệ thống đô thị thích ứng tốt hơn trong tương lai.
Việc thích ứng tốt với thách thức bên ngoài, đơ thị có thể duy trì/tạo ra thương hiệu
tạo nên sự khác biệt với những đô thị xung quanh.
Tài liệu tham khảo
1.

Adger, W.N. et al., 2009. Are there social limits to adaptation to climate
change? Climatic Change, 93(3–4), pp.335–354.

2.

Alesina, A. & Ferrara, E.L., 2005. Ethnic diversity and economic
performance. Journal of Economic Literature, 43(3), pp.762–800.

3.

Bettencourt, L. & West, G., 2010. A unified theory of urban living. Nature,

467(7318), pp.912–913.

4.

Bettencourt, L.M. et al., 2007. Growth, innovation, scaling, and the pace of
life in cities. Proceedings of the national academy of sciences, 104(17),
pp.7301–7306.

5.

Brooks, N., 2003. Vulnerability, risk and adaptation: A conceptual
framework, Tyndall Centre Working Paper, No. 38. Norwich, UK, Tyndall
Centre for Climate Change Research, University of East Anglia.

348


6.

Brugmann, J., 2012. Financing the resilient city. Environment and
Urbanization, 24(1), pp.215–232.

7.

Bryant, C.R. et al., 2000. Adaptation in Canadian agriculture to climatic
variability and change. Climate Change, 45(1), pp.181–201.

8.

Burton, I., 1996. The growth of adaptation capacity: Practice and policy. In J.

Smith, N. Bhatti, G. Menzhulin, R. Benioff, M.I. Budyko, M. Campos, B.
Jallow, and F. Rijsberman (eds.) Adapting to Climate Change: An
International Perspective. New York, USA: Springer-Verlag, pp. 55–67.

9.

Butler, D., 2010. Cities: The century of the city. Nature, 467(7318), pp.900–901.

10. Cohen, B., 2014. The 10 smartest cities in Europe, Fast Company.
11.

Cohen, B., 2015. The smartest cities in the world 2015: Methodology, Fast Company.

12. Cohen, B., 2012a. The top 10 smart cities on the planet, Co. Exist, 11.
13. Cohen, B., 2012b. What exactly is a smart city, Co. Exist, 19.
14. Cohen, J.E., 2003. Human Population: The Next Half Century. Science,
302(5648), pp.1172–1175.
15. Cutter, S.L. et al., 2008. A place-based model for understanding community
resilience to natural disasters. Global Environmental Change, 18, pp.598–606.
16. Dobbs, R. et al., 2011. Urban world: Mapping the economic power of cities,
McKinsey Global Institute.
17. Eakin, H. & Luers, A.L., 2006. Assessing the vulnerability of social
environmental systems. Annual review of Environment and Resources, 31,
pp.365–394.
18. Engle, N.L., 2011. Adaptive capacity and its assessment.
Environmental Change, 21, pp.647–656.

Global

19. Eris, M., 2010. Population heterogeneity and growth. Economic Modelling,

27(5), pp.1211–1222.
20. Fankhauser, S., 1996. The potential costs of climate change adaptation. In J.
Smith, N. Bhatti, G. Menzhulin, R. Benioff, M.I. Budyko, M. Campos, B.
Jallow, and F. Rijsberman (eds.) Adapting to Climate Change: An
International Perspective. New York, USA: Springer-Verlag, pp. 80–96.
21. Fingleton, B., 2007. A multi-equation spatial econometric model, with
application to EU manufacturing productivity growth. Journal of
Geographical Systems, 9(2), pp.119–144.

349


22. Folke, C. et al., 2002. Resilience and sustainable development: Building
adaptive capacity in a world of transformations. AMBIO: A journal of the
human environment, 31(5), pp.437–440.
23. Galderisi, A., 2014. Adapting cities for a changing climate: An integrated
approach for sustainable urban development. WIT Transactions on Ecology
and the Environment, 191, pp.549–560.
24. Gallopín, G.C., 2006. Linkages between vulnerability, resilience, and adaptive
capacity. Global Environmental Change, 16, pp.293–303.
25. Giffinger, R. & Pichler-Milanović, N., 2007. Smart cities Ranking of
European medium-sized cities, Vienna University of Technology, Centre of
Regional Science.
26. Glaeser, E., 2011. Cities, productivity, and quality of life. Science, 333(6042),
pp.592–594.
27. Graaf, D.R., 2012. Adaptive urban development: A symbiosis between cities
on land and water in the 21st century, Holland: Rotterdam University Press.
28. IPCC, 2014. Climate Change 2014 (Synthesis Report). Contribution of
Working Groups I, II and III to the Fifth Assessment Report of the
Intergovernmental Panel on Climate Change, Geneva, Switzerland.

29. Jacobs, M., 2006. Fairness and Futurity : Essays on Environmental
Sustainability and Social Justice, Oxford, UK: Oxford University Press.
30. Janssen, M.A., Anderies, J.M. & Ostrom, E., 2007. Robustness of socialecological systems to spatial and temporal variability. Society and Natural
Resources, 20(4), pp.307–322.
31. Kane, S. & Shogren, J.F., 2000. Linking Adaptation and Mitigation in Climate
Change Policy. Climate Change, 45(1), pp.75–102.
32. Klasen, S. & Nestmann, T., 2006. Population, population density and
technological change. Journal of Population Economics, 19(3), pp.611–626.
33. Nelson, R., Adger, W.N. & Brown, K., 2007. Adaptation to environmental
change: Contributions of a resilience framework. Annual review of
Environment and Resources, 32, pp.395–419.
34. Ngân hàng Thế giới, 2009. Tái định dạng địa kinh tế, Hanoi: NXB Văn hóa thông tin.
35. Parry, M. et al., 1998. Adapting to the inevitable. Nature, 395, pp.741–742.
36. Pelling, M., 2010. Adaptation to Climate Change: From Resilience to
Transformation, UK: Routledge.

350


37. Pielke, R.A., 1998. Rethinking the role of adaptation in climate policy. Global
Environmental Change, 8(2), pp.159–170.
38. Polsky, C., Neff, R. & Yarnal, B., 2007. Building comparable global change
vulnerability assessments: The vulnerability scoping diagram. Global
Environmental Change, 17, pp.472–485.
39. Romero-Lankao, P. et al., 2016. Urban sustainability and resilience: From
theory to practice. Sustainability, 8(12), p.1224.
40. Sassen, S., 2018. Cities in a world economy, Sage Publications.
41. Shabani, Z.D., Akbari, N. & Esfahani, R.D., 2012. Effect of Population
Density, Division and Distance on Regional Economic Growth. Iranian
Economic Review, 16(31), p.2012.

42. Smit, B. et al., 1999. The Science of Adaptation: A Framework for Assessment.
Mitigation and Adaptation Strategies for Global Change, 4, pp.199–213.
43. Smit, B. & Pilifosova, O., 2003. Adaptation to climate change in the context of
sustainable development and equity. Sustainable Development, 8(9), pp.1–9.
44. Smit, B. & Wandel, J., 2006. Adaptation, adaptive capacity and vulnerability.
Global Environmental Change, 16(3), pp.282–292.
45. Smith, J.B. et al., 1996. Adapting to Climate Change: An International
Perspective, New York, USA: Springer-Verlag.
46. Smith, K., 1996. Environmental Hazards: Assessing Risk and Reducing
Disaster, London, UK: Routledge.
47. Trương Thị Kim Chuyên, 2011. Một vài suy nghĩ về chính sách phát triển
vùng ở Việt Nam nhìn từ cách tiếp cận của Báo cáo Phát triển Thế giới 2009,
Hội thảo Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế
của Việt Nam, Hà Nội.
48. Turner II, B.L. et al., 2003. A framework for vulnerability analysis in
sustainability science. Proceedings of the National Academy of Sciences of the
United States of America, 100, pp.8074–8079.
49. Turner II, B.L., 2010. Vulnerability and resilience: coalescing or paralleling approaches
for sustainability science? Global Environmental Change, 20, pp.570–576.
50. Vogel, C. et al., 2007. Linking vulnerability, adaptation, and resilience science
to practice: pathways, players, and partnerships. Global Environmental
Change, 17, pp.349–364.
51. Young, O.R. et al., 2006. The globalization of socio-ecological systems: an
agenda for scientific research. Global Environmental Change, 16, pp.304–316.

351




×