Tải bản đầy đủ (.pdf) (259 trang)

Tác động của quá trình đô thị hóa đến biến đổi môi trường và bệnh tật của cộng đồng dân cư tại thành phố hồ chí minh giai đoạn 1990 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 259 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................2
B. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................4
1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT .........................................................................4
2. MỤC TIÊU CỤ THỂ..................................................................................4
C. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................5
1. ĐÔ THỊ HÓA ...............................................................................................5
1.1 KHÁI NIỆM ĐÔ THỊ HOÁ ....................................................................5
1.2 CÁC MÔ HÌNH VÀ KHUYNH HƯỚNG ĐÔ THỊ HOÁ .......................9
1.3 ĐÔ THỊ HOÁ QUÁ TẢI .......................................................................15
2. ĐÔ THỊ HOÁ TRÊN THẾ GIỚI ………………………………………………………………………… 17
2.1 ĐÔ THỊ HOÁ TẠI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN …………………………………….. 19
2.2 ĐÔ THỊ HOÁ TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN …………………… 20
2.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ ĐÔ THỊ HOÁ ………………………………………. 22
3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÔ THỊ HOÁ, MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ
TẠI VIỆT NAM VÀ TP.HCM …………………………………………………………………………… 25
D. KHUNG NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………………
31
1. KHUNG NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT ……………………………………………….. 31
2. NHỮNG LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC ……………………………………………………… 32
E. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………… 33
1. MÔ HÌNH – LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .........................................33
1.1 MÔ HÌNH DPSIR ....................................................................33
1.2 LÝ THUYẾT CHỨC NĂNG CƠ CẤU ...................................34
2. CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………
34
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………
35
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHO CÁC PHẦN CỦA LUẬN ÁN .
………………………………………………………………………………………………………………………………


35
3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU …………………… 36
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu …………………………………………………………… 36
3.2.2 Phương pháp xử lý và thuyết minh dữ liệu …………………………………… 38
3.2.3 Giới hạn nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 39
3.2.4 Kế hoạch nghiên cứu ...................................................................40
PHẦN KẾT QỦA NGHIÊN CỨU........................................................................41
CHƯƠNG MỘT: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ
DÂN SỐ – XÃ HỘI THÀNH PHỐ HCM ………………………………. 42
1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN………………………………………………………………………………………………..42
1.1.1 Vò trí đòa lý ………………………………………………………………………………………………………… 42


1.1.2 Đòa hình …………………………………………………………………………………………………………….. 42
1.1.3 Khí hậu ………………………………………………………………………………………………………………
43
1.1.4 Tài nguyên nước ……………………………………………………………………………………………
44
1.2 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ-KINH TẾ-XÃ HỘI ..................................................46
1.2.1 Dân số ................................................................................................46
1.2.2 Đặc điểm kinh tế ................................................................................46
1.2.3 Đặc điểm giáo dục .............................................................................48
1.2.4 Quản lý đô thò.....................................................................................48
1.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2010 ........49
CHƯƠNG HAI: QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH THỜI KỲ 1990-2006 ....................................................52
2.1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....52
2.2 GIA TĂNG DÂN SỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................54
2.2.1 Gia tăng dân số...................................................................................54
2.2.2 Gia tăng dân số các quận huyện ........................................................57

2.2.3 Gia tăng dân số khu vực đô thò của TP.HCM.....................................60
2.2.4 Chính sách di dân …………………………………………………………………………………………
61
2.2.4.1 Chính sách di dân quốc gia ………………………………………………………………. 61
2.2.4.2 Chính sách di dân của TP.HCM ………………………………………………………… 62
2.3 MỞ RỘNG KHÔNG GIAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................65
2.3.1 Mở rộng diện tích TP.HCM................................................................65
2.3.2 Mở rộng diện tích khu vực đô thò của TP.HCM .................................65
2.3.3 Đònh hướng phát triển không gian TP.HCM đến năm 2025...............72
2.3.3.1 Vùng đô thò TP.HCM.................................................................72
2.3.3.2 Đònh hướng phát triển không gian các khu vực trong TP.HCM 76
Tiểu kết .......................................................................................................80
CHƯƠNG BA: BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THỜI KỲ 1990-2007..................................................................82
3.1 BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ......................................................83
3.1.1 Biến đổi môi trường đất .....................................................................83
3.1.1.1 Ô nhiễm đất do rác thải sinh hoạt .............................................83
3.1.1.2 Ô nhiễm đất do sản xuất công nghiệp .......................................88
3.1.1.3 Thoái hoá đất .............................................................................89
3.1.2 Biến đổi môi trường nước ...................................................................89
3.1.2.1 Chất lượng nước mặt..................................................................89
3.1.2.2 Chất lượng nước dưới đất...........................................................96
3.1.2.3 Ngập lụt ..................................................................................103
3.1.3 Biến đổi môi trường không khí.........................................................109
3.2 BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI.........................................................122
3.2.1 Nha tạm bợ .......................................................................................122


3.2.2 Ùn tắc giao thông .............................................................................124
3.2.3 Nghèo đói .........................................................................................126

3.2.4 Lối sống đô thò..................................................................................128
3.2.5 Tệ nạn xã hội ...................................................................................131
Tiểu kết ...........................................................................................................133
CHƯƠNG BỐN: MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG VÀ
MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI TP HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ
1990-2007................................................................................137
4.1 MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN
1990-2007.................................................................................................137
4.1.1 Giai đoạn 1990-1995 ........................................................................138
4.1.2 Giai đoạn 1996-2007 ........................................................................139
4.2 BỆNH TẬT LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC
VÀ KHÔNG KHÍ ......................................................................................148
4.2.1 Bệnh tật liên quan đến môi trường đất.............................................148
4.2.2 Bệnh tật liên quan đến môi trường nước ..........................................149
4.2.2.1 Bệnh đường ruột ......................................................................149
4.2.2.2 Sốt xuất huyết ..........................................................................153
4.2.3 Bệnh tật liên quan đến môi trường không khí..................................156
4.3 BỆNH TẬT LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI .....165
4.3.1 HIV/AIDS.........................................................................................165
4.3.2 Rối loạn tâm thần .............................................................................167
4.3.3 Tai nạn giao thông ...........................................................................169
4.3.4 Ngộ độc thực phẩm .........................................................................170
4.3.5 Bệnh nghề nghiệp ...........................................................................172
Tiểu kết ...........................................................................................................174
CHƯƠNG NĂM: HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ HOẠT
ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ-KIỂM SOÁT DỊCH
BỆNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ
1990-2007 ..............................................................................176
5.1 HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ……………………………………………………
176

5.1.1 CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...............176
5.1.2 CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..................177
5.1.2.1 Quản lý rác thải .............................................................................177
5.1.2.2 Quản lý chất lượng nước ...............................................................181
5.1.2.3 Quản lý khí thải .............................................................................183
5.1.3 HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG........................................................................................185
5.1.3.1 Chiến lược nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường TP.HCM đến
năm 2010 .......................................................................................185


5.1.3.2 Các hoạt động truyền thông môi trường hiện hữu.........................188
5.1.3.3 Nhận xét về các hoạt động truyền thông hiện hữu .......................192
5.1.4 THAM GIA CỦA XÃ HỘI VÀO CÁC CHƯƠNG TRÌNH/HOẠT ĐỘNG
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .......................................................................194
5.1.4.1 Tham gia người dân trong các hoạt động BVMT do đòa phương tổ
chức ................................................................................................195
5.4.2 Tham gia người dân trong các hoạt động BVMT do các dự án tổ chức
...................................................................................................................196
Tiểu kết ………………………………………………………………………………………………………………………. 198
5.2 HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE – KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH
.....................................................................................................................199
5.2.1 MẠNG LƯỚI CƠ SỞ Y TẾ ...................................................................199
5.2.1.1 Cơ sở y tế .......................................................................................199
5.2.1.2 Giường bệnh ..................................................................................201
5.2.1.3 Cán bộ y tế ....................................................................................203
5.2.1.4 Hoạt động khám chữa bệnh...........................................................204
5.2.1.5 Thành tựu và tồn tại ......................................................................204
5.2.1.6 Qui hoạch phát triển cơ sở vật chất ngành y tế đến 2020 .............207
5.2.2 CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH

TẠI TP HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ 1990-2007......................................208
5.2.2.1 Hoạt động phòng chống và kiểm soát dòch bệnh ..........................208
5.2.2.2 Hiệu qủa của các hoạt động phòng chống dòch bệnh....................208
5.2.3 THAM GIA CỦA XÃ HỘI VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG
VÀ KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH..............................................................214
Tiểu kết…………………………………………………………………………………………………………………………….
216
PHẦN KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ.......................................................................219
1-KẾT LUẬN...................................................................................................220
1.1 Đặc điểm quá trình đô thò hóa TP.HCM giai đoạn 1990-2007 .......220
1.2 Biến đổi mơi trườngTP.HCM giai đoạn 1990-2007..........................221
1.3 Mơ hình bệnh tật TP.HCM giai đoạn 1990-2007..............................222
1.4 Các hoạt động bảo vệ môi trường TP.HCM giai đoạn
1990-2007 ......................................................................................223
1.5 Các hoạt động phòng chống bệnh tật TP.HCM giai đoạn
1990-2007 ........................................................................................224
2-KIẾN NGHỊ .................................................................................................224
2.1 Kiểm soát đô thò hoá ......................................................................224
2.2 Nâng cao công tác quản lý môi trường...........................................227
2.2.1 Nâng cao năng lực quản lý môi trường của Nhà nước ............227
2.2.2 Tăng cường vai trò đầu mối điều phối các hoạt động
của Sở chức năng .....................................................................228
2.2.3 Tăng cường bộ máy giám sát hành vi tuân thủ môi trường.....228
2.2.4 Giảm bớt tác động tiêu cực của các dự án chỉnh trang đô thò..229


2.2.5 Tăng cường sự tham gia cộng đồng vào hoạt động BVMT .....230
2.2.6 Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các cộng đồng nghèo ......230
2.3 Tăng cường hoạt động nâng cao nhận thức môi trường cộng đồng.231
2.3.1 Cơ chế và chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động .231

2.3.2 Tổ chức và phối hợp hoạt động giữa các bên có liên quan .....231
2.3.3 Cách tiếp cận đònh hướng giáo dục môi trường.......................233
2.3.4 Triển khai luật bảo vệ môi trường...........................................234
2.4 Nâng cao hoạt động phòng chống bệnh tật .....................................234
2.4.1 Đầu tư cho công tác y tế dự phòng ………………………………………
234
2.4.2 Xã hội hoá công tác y tế dự phòng..........................................235
2.4.3 Đònh hướng tổ chức và phối hợp cho các chương trình
phòng chống bệnh tật...............................................................236
2.4.4 Điều chỉnh loại hình và nội dung hoạt động của các chương trình
phòng chống bệnh tât ........................................................
237
2.5 Xoá đói giảm nghèo ..........................................................
238
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................240


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 0.1: Các thành phố trên 10 triệu dân trong giai đoạn 1950- 2015 .............. 18
Bảng 2.1: Thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn dưới thời Pháp thuộc ............................53
Bảng 2.2: Dự báo dân số TP HCM giai đoạn 2009-2015 .......................................56
Bảng 2.3: Dân số quận huyện tại TP HCM giai đoạn 1990-2007 ..........................58
Bảng 2.4: Diện tích, dân số và mật độ dân cư các quận huyện năm 2007.............59
Bảng 3.1: Phân bố tải lượng ô nhiễm do nước thải đô thò trên lưu vực hệ thống
sông Đồng Nai.......................................................................................91
Bảng 3.2: Tổng hợp nguồn thải từ các khu công nghiệp và khu chế xuất trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ranh giới lưu vực sông ..................99
Bảng 3.3: So sánh mức độ ô nhiễm không khí TP.HCM và các thành phố
Châu Á thời kỳ 2002-2005 theo tiêu chuẩn WHO ...............................115
Bảng 4.1: Phân bố phần trăm tỉ lệ các hộ có khai báo có mắc bệnh đường ruột

phân theo loại nhà vệ sinh sử dụng ....................................................151
Bảng 4.2: Tổng hợp điểm ghi nhận các khu vực có nguy cơ sốt xuất huyết, bệnh
đường ruột-dòch tả và bệnh đường hô hấp phân theo các khu vực ĐTH
qua các báo cáo Trung Tâm Y Tế Dự Phòng TP.HCM ......................161
Bảng 4.3: Tỉ lệ mắc một số bệnh tâm thần thường gặp tại Việt Nam và
TP.HCM ..............................................................................................167
Bảng 4.4: Số vụ và tỉ lệ bò ngộ độc thực phẩm tại TP.HCM trong thời kỳ 20022007 .....................................................................................................172
Bảng 5.1: Các chương trình nâng cao nhận thức môi trường đã thực hiện ...........186
Bảng 5.2: Phương thức nâng cao nhận thức của các loại hình GDMT .................191
Bảng 5.3: Loại hình truyền thông của các loại hình GDMT ................................192
Bảng 5.4: Số lượng cơ sở y tế tại TP.HCM giai đoạn 1990-2005.........................200
Bảng 5.5: So sánh chỉ tiêu bác só và giường bệnh /10.000 dân với một số nước
trong khu vực...........................................................................
204


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Dân số TP.HCM giai đoạn 1976-2007...............................................56
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ tăng bình quân năm dân số TP.HCM giai đoạn 1975-2007 ......57
Biểu đồ 2.3: Dân số TP.HCM phân theo nơi cư trú giai đoạn 1990-2007 ..............64
Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ dân số đô thò TP.HCM giai đoạn 1990-2007 .............................64
Biểu đồ 2.5: Diện tích TP.HCM thời kỳ 1870-1976 ...............................................69
Biểu đồ 2.6: Diện tích khu vực đô thò TP.HCM thời kỳ 1990-2007 .......................69
Biểu đồ 3.1: Tổng lượng rác TP.HCM thời kỳ 1997-2015 .....................................85
Biểu đồ 3.2: Dự báo tổng lượng rác theo các thành phần ......................................85
Biểu đồ3.3: Nồng độ DO trung bình tại các trạm trên sông Sài Gòn giai đoạn
2002-2006 ............................................................................................94
Biểu đồ 3.4: Lượng coliform trung bình tại các trạm trên sông Sài Gòn giai đoạn
2000-2006 ..........................................................................................94
Biểu đồ 3.5: Nồng độ COD tại các trạm trên hệ thống kênh Tham Lương – Bến

Cát giai đoạn 2000-2006.....................................................................95
Biểu đồ 3.6: Nồng độ COD tại trạm trên hệ thống kênh Tàu Hũ – Bến Nghé giai
đoạn 2000-2006 .................................................................................95
Biểu đồ 3.7: Số lượng nước ngầm khai thác trong thời kỳ 1950-2010 ...................96
Biểu đồ 3.8: Nồng độ PM10 trung bình năm khu dân cư giai đoạn 2000-2007...113
Biểu đồ 3.9: Nồng độ bụi TSP trung bình năm ven đường giai đoạn 2000-2007 .113
Biểu đồ 3.10: Nồng độ bụi PM10 trung bình năm ven đường giai đoạn
2000-2007 .......................................................................................114
Biểu đồ 3.11: Nồng độ CO ven đường giai đoạn 2000-2006................................114
Biểu đồ 3.12: Dự báo thải lượng bụi TSP do giao thông vận tải gây ra tại
TP.HCM đến năm 2010..................................................................115
Biểu đồ 3.13: Dự báo thải lượng khí CO2 do giao thông vận tải gây ra tại
TP.HCM đến năm 2010..................................................................116
Biểu đồ 3.14: Dự báo thải lượng thải CO2 từ hoạt động dân sinh của TP.HCM
vào năm 2010 và 2020....................................................................116
Biểu đồ 3.15: Dự báo thải lượng thải SO2 từ hoạt động dân sinh của TP.HCM
vào năm 2010 và 2020....................................................................117
Biểu đồ 3.16: Dự báo thải lượng bụi (TSP) phát sinh do hoạt động dân sinh tại
TP.HCM đến năm 2010 .................................................................117
Biểu đồ 3.17: Số lượng xe ô tô và xe máy tại TP.HCM giai đoạn 2000-2007.....119
Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy, bệnh tả và bệnh thương hàn phân theo các
năm .................................................................................................143
Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ mắc bệnh lỵ, hội chứng lỵ, sốt rét và sốt xuất huyết phân theo
các năm ...........................................................................................144
Biểu đồ 4.3: Tỉ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS phân
theo các năm ....................................................................................145
Biểu đồ 4.4: Tỉ lệ mắc bệnh lao, đường hô hấp, tim mạch, khối u và tâm thần


phân liệt phân theo các năm ............................................................146

Biểu đồ 4.5: Sự biến đổi mô hình bệnh tật theo thời gian....................................147
Biểu đồ 4.6: Sự biến đổi bệnh béo phì và bệnh tiểu đường theo lãnh thổ ...........147
Biểu đồ 4.7: Mối quan hệ giữa số lượng Coliform tại trạm Phú An (Sông Sài
Gòn) và tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy, thương hàn và hội chứng lỵ thời
kỳ 2000-2005 .....................................................................................152
Biểu đồ 4.8: Mối quan hệ giữa nồng độ TSP và PM10 ven đường với số bệnh
nhân lao, bệnh đường hô hấp – Thời kỳ 2000-2006....................... 159
Biểu đồ 4.9: Mối quan hệ giữa nồng độ TSP và PM10 ven đường với số bệnh
nhân suyễn, viêm phế quản – Thời kỳ 2001-2007......................... 159
Biểu đồ 4.10: Phân bố phần trăm các bệnh tật liên quan đến ô nhiễm không khí
phân theo tuổi ................................................................................ 160
Biểu đồ 4.11: Mối quan hệ giữa nồng độ bụi TSP và PM10 ven đường và số
trẻ nhập viện bệnh viện Nhi Đồng 1 do bệnh hô hấp thời kỳ 19962005 ................................................................................................ 160
Biểu đồ 4.12: Tỉ lệ mắc nhiễm SXH phân theo các khu vực ĐTH – Năm 2007 164
Biểu đồ 4.13: Mối quan hệ giữa nghèo đói và SXH – Năm 2004 ...................... 164
Biểu đồ 4.14: Số vụ và số tai nạn giao thông đường bộ phân theo các năm ...... 170
Biểu đồ 5.1: Số lượng giường bệnh, lượt người khám bệnh, lượt người điều trò nội
trú và bác só / 1 vạn dân của TP.HCM giai đoạn 1990-2005 ......... 202


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Hướng mở rộng TP.HCM ......................................................................70
Sơ đồ 2.2: Đô thò hoá TP.HCM có xu hướng mở rộng sang các vùng đất thấp – Nơi
dễ bò ngập lụt .........................................................................................71
Sơ đồ 2.3: Vùng đô thò TP.HCM ............................................................................79
Sơ đồ 3.1: Hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai .....................................................93
Sơ đồ 3.1: Phân vùng ngập lụt TP.HCM ..............................................................107
Sơ đồ 3.2: Các điểm ngập lụt tại TP.HCM phân theo khu vực ĐTH ...................108

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Thu gom và vận chuyển rác tại TP.HCM ...............................................86
Hình 5.1: Mối quan hệ giữa ĐTH quá tải, môi trường và bệnh tật ......................217

DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1: Mở rộng khu vực đô thò và sự ra đời các quận mới .................................67
Hộp 3.1: Các loại rác gia tăng trong thời gian tới ..................................................85
Hộp 3.3: Sông Sài Gòn tiếp nhận lượng chất thải nhiều nhất ................................91
Hộp 3.3: Bình Chánh kêu cứu.................................................................................92
Hộp 3.4: Ảnh hưởng của bụi của công trình thi công đến đời sống người dân .....110
Hộp 3.5: Dự án vệ sinh môi trường thành phố gây mất vệ sinh ...........................121
Hộp 3.6: Ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng kém.............................................129
Hộp 4.1: Nguy cơ bệnh đường ruột tại khu vực dân cư nghèo ở nội thành ..........152
Hộp 4.2: Môi trường tại các phường có tỉ lệ sốt xuất huyết cao ở quận 8............153
Hộp 4.3: Công trình thi công tạo điều kiện cho muỗi sinh sản .............................154
Hộp 4.4: Thiệt hại kinh tế do tác động ô nhiễm không khí đến sức khỏe ............156
Hộp 4.5: Bệnh nghề nghiệp ..................................................................................173
Hộp 5.1: Nhân viên y tế dự phòng làm công tác điều trò .....................................211


PHAÀN MÔÛ ÑAÀU

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là một trong các nguồn lực cơ bản giúp cho xã hội tồn tại và
phát triển. Trong thời đại hiện nay, dưới tác động của sự biến đổi môi trường
toàn cầu nói chung và của khu vực nói riêng thì mô hình bệnh tật đang có sự
biến đổi và hậu quả của nó là sức khỏe người dân nhất là sức khỏe người dân đô
thò đang bò đe dọa nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân được các nhà

nghiên cứu quan tâm là vấn đề ĐTH quá tải.
TP.HCM là thành phố loại đặc biệt, có qui mô dân số lớn nhất nước và
đồng thời có tỉ lệ ĐTH cao nhất so với các thành phố khác (83,7%)(2007). Với
sự phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật ... TP.
HCM là đích đến chủ yếu của người dân nhập cư từ các vùng phụ cận và cả
nước. Mặc dù đã có chính sách hạn chế nhập cư từ sau năm 1975 và hiện vẫn
còn áp dụng, thế nhưng dân số thành phố vẫn tiếp tục gia tăng. Tỉ lệ tăng dân số
hàng năm của thành phố luôn luôn ở mức cao, tăng từ 1,59%/năm trong giai
đoạn 1980-1985 lên đến 3,20%/năm trong giai đoạn 2000-2007. Gia tăng dân số
ở TP. HCM chủ yếu là do gia tăng cơ học.
Tại TP. HCM, gia tăng nhanh của dân số đô thò theo thời gian đã dẫn đến
sự quá tải cho các dòch vụ xã hội, xuống cấp cơ sở hạ tầng và các khó khăn cho
quản lý đô thò. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế của thành phố chủ yếu từ hoạt động
sản xuất công nghiệp và xây dựng và các hoạt động này thường gắn liền với ô
nhiễm môi trường ở mức độ cao. Tất cả các vấn đề này đã và đang tạo ra áp lực
ngày càng gia tăng cho môi trường thành phố đồng thời làm cho chất lượng cuộc
sống, nhất là tại các khu dân cư nghèo, có xu hướng ngày càng sút giảm. Kết
quả là tạo điều kiện cho bệnh tật hình thành và phát triển và sức khỏe người dân
bò ảnh hưởng.
2


Để giải quyết vấn đề này, trong thời gian qua thành phố đã thực hiện
nhiều chương trình, dự án như kiểm soát ô nhiễm trong sản xuất công nghiệpxây dựng-giao thông, cải tạo hệ thống thu gom và xử lý chất thải, nâng cấp vệ
sinh môi trường tại các khu vực ven kênh rạch, tăng cường công tác phòng chống
dòch bệnh, xã hội hóa vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, đẩy mạnh
truyền thông môi trường-sức khỏe trong cộng đồng … Ngoài những kết quả đã
đạt được, các chương trình, dự án này còn tồn tại các hạn chế như: (1) Nội dung
và phương pháp thực hiện không khả thi, vượt quá nguồn lực xã hội; (2) Nội
dung và phương pháp thực hiện không phù hợp với nhu cầu người dân, nhất là

đối với các cộng đồng dân cư nghèo; (3) Mục tiêu chỉ nhằm giải quyết vấn đề
trước mắt và thiếu tính đònh hướng lâu dài, từ đó không nhân rộng được cho các
đòa phương khác và (4) Thiếu sự phối hợp với các tác nhân xã hội khác do đó
hạn chế hiệu quả và thiếu tính bền vững.
Từ các vấn đề nêu trên, để hỗ trợ cho công tác ngăn chặn và phòng tránh
các tác động tiêu cực của biến đổi môi trường đến sức khỏe người dân được hiệu
quả cao hơn, nghiên cứu sẽ tập trung vào ba khía cạnh quan trọng sau đây:
- Sự biến đổi mô hình bệnh tật trong xã hội có mối quan hệ với gia tăng
dân số đô thò như thế nào?
- Phương cách mà gia tăng dân số đô thò dẫn đến các biến đổi môi trường
sống và hình thành bệnh tật trong cộng đồng dân cư?
- Cách tiếp cận nào là phù hợp cho chính sách quản lý đô thò trong thời
gian tới?
- Các chương trình BVMT và phòng chống dòch bệnh nên được đònh
hướng với nội dung và phương pháp thực hiện như thế nào để phù hợp với nguồn
lực xã hội và của cộng đồng?

3


Các phát hiện và các đề nghò mà nghiên cứu này đưa ra sẽ hỗ trợ cho các
nhà lập chính sách và kế hoạch, các tổ chức ban ngành và các cơ quan nghiên
cứu có liên quan có thêm các thông tin và đònh hướng cần thiết trong việc hoạch
đònh chiến lược cũng như trong việc thiết kế và tổ chức các chương trình hành
động để vấn đề quản lý đô thò và chăm sóc sức khỏe người dân mang tính khả
thi và hiệu quả hơn. Ngoài ra, các kết quả từ nghiên cứu này còn được sử dụng
cho công tác giảng dạy các môn học liên quan ĐTH, bệnh học môi trường và đòa
lý y học trong các trường đại học.

B- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1- MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Đóng góp kinh nghiệm thực tiễn của TP.HCM cho lý thuyết ĐTH và giải pháp
hạn chế tác động tiêu cực của ĐTH quá tải đến sức khoẻ người dân.
2- MỤC TIÊU CỤ THỂ
Mục tiêu cụ thể của luận án bao gồm:
1- Nhận dạng và phân tích quá trình ĐTH của TP.HCM giai đoạn 19902007
2- Nhận dạng và phân tích các tác động tiêu cực của biến đổi môi trường
tự nhiên và xã hội đến sức khoẻ người dân thành phố trong thời kỳ ĐTH
3- Nhận dạng và phân tích các giải pháp các cơ quan chức năng đã và
đang thực hiện•để ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và bệnh tật
người dân thành phố trong thời kỳ ĐTH
4- Đề xuất các giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực về môi trường
và sức khỏe người trong thời kỳ ĐTH

4


C- TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. ĐÔ THỊ HOÁ
1.1 KHÁI NIỆM ĐÔ THỊ HOÁ
Khái niệm ĐTH được quan niệm khác nhau đối với các nhà nhân khẩu
học, xã hội học .v.v… Eldridge (1954) đã đònh nghóa: ĐTH là một quá trình tập
trung dân cư. Quá trình tập trung dân cư đó theo hai cách: sự tăng lên của các
điểm tập trung dân cư và sự tăng về quy mô của từng điểm tập trung đó. ĐTH
được thể hiện ở một số tính chất như: (1) Tập trung, tăng cường, phân hóa các
hoạt động trong đô thò và năng cao tỷ lệ dân thành thò, (2) Hình thành các hình
thức và cấu trúc không gian mới, nhất là phát triển các thành phố lớn và cực lớn
và (3) Phổ biến rộng rãi lối sống thành thò (hay lối sống dòch vụ, nhu cầu văn
hoá cao, dễ thích nghi …) trong khu vực nông thôn.
ĐTH là sự mở rộng của đô thò, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thò

hay điện tích đô thò trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó
cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính
theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ ĐTH, còn theo cách thứ hai, nó có
thuật ngữ là tốc độ ĐTH.
Tống Văn Đường (1998) cho rằng ĐTH được hiểu khái quát là quá trình
hình thành và phát triển các thành phố. Nhiều thành phố mới xuất hiện và không
ít thành phố có lòch sử hàng nghìn năm đang tồn tại và phát triển. Sự gia tăng số
lượng và qui mô các thành phố về diện tích cũng như dân số, và do đó làm thay
đổi tương quan dân số thành thò và nông thôn; vai trò chính trò-kinh tế-văn hoá
của thành phố; môi trường sống … là những vấn đề được các nhà nghiên cứu
ĐTH quan tâm. ĐTH là một khái niệm rộng, bao hàm cả nội dung di dân nông

5


thôn-thành thò là một yếu tố quan trọng làm tăng dân số thành thò, tuy nhiên còn
hai yếu tố khác nữa là tăng tự nhiên bởi chính dân thành thò và mở rộng đòa giới
các thành phố nữa.
Đàm Trung Phường (1995) cho rằng ĐTH là một quá trình chuyển dòch
lao động từ hoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có như
nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng phân tán trên một diện rộng khắp hầu như
toàn quốc sang một diện tập trung hơn như công nghiệp chế biến, sản xuất, xây
dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa, dòch vụ, thương mại, tài chính…. Cũng có thể nói
là sự chuyển dòch hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt động phi nông
nghiệp trên một số đòa bàn thích hợp hơn gọi là đô thò. Trình độ ĐTH phản ánh
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của nền văn hoá và phương thức tổ
chức lối sống xã hội. Do vậy, có thể nói ĐTH là quá trình diễn biến về kinh tếxã hội-văn hoá-không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dòch cơ cấu lao động, sự
phát triển đời sống văn hoá, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng không gian
thành hệ thống đô thò song song với tổ chức bộ máy hành chính quân sự. Theo

quan điểm này thì ĐTH là sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện hầu như
đụng chạm tới tất cả các lónh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội …. của con người từ
văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
Các nhà xã hội học không đồng ý khái niệm ĐTH đơn thuần chỉ là sự tập
trung dân số vào một khu vực đòa lý. Anderson (1950) cho rằng ĐTH được hiểu
nhiều hơn là “sự chuyển dòch người dân từ nông thôn lên thành phố và từ loại
hình nghề nghiệp nông thôn sang loại hình nghề nghiệp thành thò”. Theo quan
điểm của Anderson “nếu đơn thuần chỉ là chuyển người dân đến khu vực đô thò
thì không cần thiết phải “ĐTH (Urbanize)” họ (mặc dù điều đó có thể giúp họ

6


trong cuộc sống). Trong lúc đó, người dân nông thôn có thể được “ĐTH
(Urbanize)” rất nhiều mà không cần thiết phải thay đổi nơi cư trú và nghề
nghiệp của mình. ĐTH bao gồm những thay đổi cơ bản về suy nghó và hành vi
của người dân và những thay đổi trong chuẩn mực và giá trò của họ. Cách tiếp
cận này xem ĐTH như là một sự thay đổi hành vi và đây là sản phẩm của cá
nhân. Nếu cá nhân chiếm giữ hay sở hữu các kiểu mẫu hành vi đô thò (như cách
suy nghó và giá trò đô thò) thì cá nhân đó được xem là được ĐTH. Tương tự,
những cá nhân sống tai khu vực nông thôn vẫn có thể được xem là được “ĐTH”
nếu họ thể hiện được các kiểu mẫu hành vi đặc thù đô thò. Tiến trình ĐTH được
xem là tiến trình được thực hiện bởi cá nhân theo thời gian.
Theo tác giả Trương Quang Thao trong “Đô thò Việt Nam” (2003), thì
ĐTH là “hiện tượng liên quan tới những chuyển dòch kinh tế- xã hội- văn hoá không gian - môi trường sâu sắc (như tăng sử dụng tài nguyên và tăng chất thải)
gắn liền với những tiến bộ khoa học-kỹ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công lao
động, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới đồng thời
tạo ra nhu cầu dòch cư vào các trung tâm đô thò, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế
làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hoá, nâng cao mức
sống biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp xã hội … làm nền cho một sự phân

bố dân cư hợp lí nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và
đa dạng để tạo thế cân bằng động giữa môi trường xây dựng, môi trường xã hội
và môi trường thiên nhiên.”
Đònh nghóa trên đã cố gắng làm nổi rõ quá trình ĐTH như một hiện tượng
kinh tế-xã hội-văn hoá-không gian-môi trường bao trùm với hai vế: tác nhân
sinh ra hiện tượng và hệ quả mà hiện tượng ấy mang lại. Về tác nhân, nổi rõ hai
yếu tố: một là sự phát triển của khoa học-kỹ thuật và công nghệ sản xuất, và hai

7


là sự phát triển của chính sản xuất tức nền kinh tế. Về hệ quả, có thể phân thành
ba cụm chính: cụm một là các hệ quả kinh tế-xã hội bao gồm những sự kiện
quan trọng trong cấu trúc xã hội-nghề nghiệp và dòch cư xã hội cũng như những
biến động trong cấu trúc gia đình. Cụm hai là các hệ quả văn hoá-xã hội gồm sự
tăng trưởng của mức sống, sự thay đổi trong lối sống và nhu cầu giao tiếp xã hội.
Cụm ba là các hệ quả không gian-môi trường gồm những biến động trong yếu tố
tạo thò và yếu tố kết tụ không gian trong cấu trúc của từng quần cư cũng như của
hệ thống các quần cư.
Tóm lại, về nguồn gốc thì ĐTH là qúa trình chuyển hoá của dân cư từ sản
xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp - cũng là quá trình phát triển của sự
phân công xã hội. Quá trình này hình thành sơ khai từ hình thái kinh tế nông
nghiệp vào thời đồ đá mới (thời đại kim khí) khi một số người tách khỏi hoạt
động trồng trọt để chuyên sản xuất công cụ phục vụ canh tác và chế biến lương
thực, cư trú tập trung tại các khu vực thuận lợi giao thông và trao đổi buôn bán
hàng hóa. Thứ hai, ĐTH về cơ bản là hiện tượng tất yếu, một quy luật mang tính
khách quan và có tính toàn cầu, tiến bộ rõ rệt với sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu
sắc và toàn diện các lónh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường … từ nông thôn
sang thành thò, sự tập trung dân cư tại các đô thò theo tỷ lệ ngày càng cao. Thứ
ba, ĐTH là một phạm trù lòch sử ở các quốc gia và các khu vực khác nhau và

ĐTH không phải chỉ diễn ra trong một giai đoạn mà đây là một quá trình phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội … Quá trình ĐTH
luôn luôn gắn chặt với quá trình công nghiệp hóa (CNH) đây là hai quá trình
không thể tách rời. Trong đó CNH là động lực của ĐTH, thúc đẩy quá trình ĐTH
phát triển và ĐTH là điều kiện để gia tăng nhòp độ và hiệu quả của quá trình
công nghiệp hóa. ĐTH gắn liền quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu

8


nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến
trúc xây dựng và chức năng môi trường từ dạng nông thôn sang thành thò. ĐTH
dẫn đến quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thò, làm nâng cao
vai trò thành thò đối với sự phát triển của xã hội và thúc đẩy sự phát triển không
gian đô thò. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, với xu hướng BVMT đô thò, các
quốc gia phát triển và đang phát triển có xu hướng xây dựng / điều chỉnh lại
chức năng của các thành phố. Trong đó, chức năng dòch vụ (như giáo dục,
thương mại, vận tải) được thay cho chức năng công nghiệp truyền thống.
1.2 CÁC MÔ HÌNH VÀ KHUYNH HƯỚNG ĐÔ THỊ HOÁ
Mặc dù xu thế ĐTH phát triển mạnh mẽ ở các nước đang phát triển, tuy
nhiên các quốc gia này không phải chỉ có chung một mô hình duy nhất. Trái lại,
tùy theo từng quốc gia mà chúng có những mô hình phát triển đô thò khác nhau.
Theo George J.Beier (1976) cho rằng có bốn kiểu ĐTH điễn ra tùy theo từng
khu vực, từng quốc gia và tốc độ ĐTH khác nhau:
Kiểu thứ I: Bao gồm các quốc gia thuộc châu Mỹ La tinh và các quốc gia
này có tốc độ ĐTH diễn ra nhanh. Ợ những nơi này ít gặp những khó khăn về
môi trường tự nhiên: diện tích lớn, đất đai canh tác tốt, tài nguyên thiên nhiên
phong phú, nhờ đó mức thu nhập bình quân trên mỗi người dân khá cao. Tỷ lệ
dân số đô thò ở các quốc gia này thường đạt trên 50% tổng số dân. Trong thời
gian tới, hầu hết dân cư sẽ sinh sống trong các đô thò.

Kiểu thứ II: Bao gồm các quốc gia mà quá trình ĐTH mới diễn ra mạnh
trong thời gian gần đây. Nhìn chung ở các quốc gia này đang phải đối phó với
tình trạng đất đai canh tác ngày càng thiếu, mức thu nhập bình quân trên mỗi
đầu người không cao. Trong thời gian trước đây có trên 50% dân cư sinh sống ở

9


vùng nông thôn. Nếu những khó khăn về tài nguyên được vượt qua cùng với
việc làm giảm đi áp lực về dân số thì các quốc gia thuộc kiều thứ II này có khả
năng ĐTH đạt tỉ lệ rất cao vào thời gian tới như các quốc gia thuộc nhóm I. Có
thể xếp vào kiểu thứ II này là các nước thuộc Bắc Phi và Đông Á.
Kiểu thứ III: Điển hình là các quốc gia châu Phi cận Sahara. Các quốc gia
này trong thời gian gần đây có hiện tượng ĐTH nhanh là do hậu qủa của sự phát
triển chênh lệch lớn lao giữa hai khu vực nông thôn-thành thò. Khu vực thành thò
có mức sống cao hơn rất nhiều so với nông thôn nhờ vào sự phát triển các hoạt
động công nghiệp chế biến và các loại hình kinh tế đô thò khác. Trong thời gian
tới, tỉ lệ thò dân tại các quốc gia này vẫn thấp, nguyên nhân là đất đai ở những
nơi này còn rộng mênh mông, do đó nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất thu hút
nhiều người dân hơn. Nói cách khác, đây là mô hình mà tỉ lệ cư dân nông thôn
vẫn còn tiếp tục chế ngự trong khoảng thời gian dài.
Kiểu thứ IV: Kiểu này thường phù hợp với những quốc gia có diện tích
rộng lớn và qui mô dân cư đông đúc, thí dụ như: Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ,
Pakistan, Bangladesh … Đối với các quốc gia này nếu thoát được cảnh đói nghèo
do sản xuất không đủ thoả mãn cho nhu cầu của dân số ngày càng tăng thì tốc
độ ĐTH mới diễn ra nhanh. Nếu trong hoàn cảnh ngược lại thì tỉ lệ thôn dân sẽ
luôn luôn chiếm vò trí quan trọng.
Phụ thuộc vào các loại hình di dân về không gian, một số nghiên cứu còn
có sự phân loại ĐTH thành ba mô hình (Thực trạng ĐTH ở Việt Nam - www.
valuation.vn-06/11/2008) như sau:

- Đô thò hoá thay thế: Là khái niệm dùng để chỉ quá trình ĐTH diễn ra
ngay chính trong đô thò. Ở đây cũng có sự di dân, nhưng là từ trung tâm ra ngoại
thành hoặc vùng ven đô. Quá trình này cũng có thể là quá trình chỉnh trang,

10


nâng cấp đô thò, đáp ứng yêu cầu mới. Hiện ở TP.HCM cũng đang xảy ra quá
trình này. Nhiều hộ gia đình từ trung tâm di cư đến vùng ven và ngoại thành,
nhiều công trình nhà cửa, giao thông, kênh rạch, vườn hoa, nhà văn hoá đang
được xây dựng lại với quy mô lớn hơn.
- Đô thò hoá cưỡng bức: Là khái niệm dùng để chỉ sự di chuyển dân cư từ
nông thôn về thành thò. Tại đây, không gian kiến trúc thành phố không được mở
rộng theo quy hoạch mà mang tính tự phát cao. Các nhu cầu của dân nhập cư
không được đáp ứng. Đô thò trở nên quá tải, nhiều tiêu cực phát sinh.
- Đô thò hoá ngược: Là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô thò lớn sang
đô thò nhỏ, hoặc từ đô thò trở về nông thôn. Theo các học giả Mỹ, hiện tượng này
còn gọi là “sự phục hưng nông thôn”. Phát triển đến một lúc nào đó, bằng các
chính sách của mình, các chính phủ sẽ điều chỉnh hướng vào sự phát triển nông
thôn. Quá trình này sẽ góp phần san bằng khoảng cách và chất lượng sống giữa
thành thò và nông thôn.
Liên quan đến khuynh hướng ĐTH, sự phát triển và mở rộng quy mô
thành phố đặt ra nhiều vấn đề như nên đưa vào ranh giới thành phố những lãnh
thổ nào và việc cải tạo các điểm dân cư nông thôn ra sao để chúng trở thành các
điểm dân cư đô thò. Trên thực tế, sự phát triển của các thành phố còn diễn ra do
việc mở rộng các khu vực ngoại vi và các điểm đô thò, bởi vì các khu vực này
ngày càng bò hút vào quỹ đạo của thành phố. Thế kỷ 20 có nhiều cuộc tranh
luận về khuynh hướng ĐTH song tựu trung có hai khuynh hướng chính:
- Đô thò hoá tập trung: các thành phố khổng lồ được coi là vật vô tri vô
giá của nền văn minh hiện đại. Ngay Le Corbusier (1920) cũng ủng hộ phát

triển các thành phố cực lớn; song qui mô đô thò ngày càng lớn thì hoạt động đô
thò cũng phức tạp hơn, làm nổi lên các vấn đề về ách tắc giao thông, BVMT,

11


cung cấp năng lượng, nhà ở, phúc lợi công cộng … Tại các nước đang phát triển,
mặc dù mức độ ĐTH rất thấp nhưng tỷ lệ dân sống ở các thành phố có quy mô
trên 100.000 dân lại rất cao, đó là do đô thò đã tập trung ở một số trung tâm lớn
mà không trải rộng trên toàn quốc. Ở Ai Cập năm 1981 có 73% dân số đô thò
sống trong các thành phố có trên 100.000 dân. Ở Kenya, Indonesia, Mexico tỷ lệ
này tương ứng là 70,6%, 60% và 57,1%. Nét đặc trưng của quá trình này là sự
tập trung quá mức dân cư từ nông thôn vào các thành phố lớn, trước hết là vào
thủ đô. Sự tập trung dân số vào một, hai thành phố cực lớn trong một nước sẽ
gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lý đô thò và BVMT. Ở nhiều nước Á, Phi
và Mỹ La tinh, nhòp độ ĐTH diễn ra với tốc độ nhanh hơn và CNH cộng với số
người nhập cư vào các thành phố lớn ngày càng đông làm cho đội quân thất
nghiệp và nửa thất nghiệp tại các thành phố tăng lên, vấn đề giải quyết việc làm
gặp nhiều khó khăn, nhà ở thiếu thốn, cơ sở hạ tầng không đủ sức đáp ứng … từ
đó dẫn đến sự mất cân bằng môi trường sinh thái, làm xuất hiện những hậu quả
tiêu cực trong đời sống kinh tế-xã hội.
- Đô thò hoá phân tán: nhằm mục tiêu cải thiện môi trường thành phố như
thành phố vườn của E.Howard (1902), thành phố tuyến của Le Corbusier (1930).
Trong thế kỷ 20, chính nhờ sự phát triển giao thông, đặc biệt là giao thông công
cộng, thành phố không ngừng mở rộng điện tích xa trung tâm hơn mà còn nối
liền với các khu công nghiệp, các điểm dân cư đô thò lân cận; đó là phát triển
theo kiểu “Chùm đô thò”. Chùm đô thò bao gồm nhiều cụm đô thò tạo thành một
cơ cấu thống nhất theo kiểu nhiều “Đô thò vệ tinh”. Thực chất đây cũng là một
kiểu phát triển thành phố cực lớn (song phân tán). Hiện nay do yêu cầu tập trung
chuyên môn hoá sản xuất, do sự phát triển mạnh của giao thông công cộng với

những phương tiện cá nhân, các cụm đô thò phát triển theo tinh thần độc lập, mặt

12


khác lại phụ thuộc thành phố trung tâm trong một hệ thống đô thò thống nhất.
Thành phố trung tâm có quy mô hơn vài triệu dân trở lên tuy nhiên có bán kính
ảnh hưởng hàng chục thậm chí đến hàng trăm km2 trong vùng. Về khía cạnh
nhân văn, do không sát nhập với nhau, chùm đô thò có khả năng kết hợp khai
thác các ưu điểm của hai lối sống thành thò và nông thôn, hình thành một đô thò
sinh thái. Có thể nói chùm đô thò là hình thức chủ yếu về đô thò của thế kỷ 21,
nó có thể kết hợp hài hoà ba cuộc cách mạng: công nghệ, nhân văn và môi
trường
Một dạng phân tán tương tự là Vùng đô thò lớn đa trung tâm. Các hình
thức và cơ cấu phát sinh trong các vùng đô thò mở rộng của vành đai Thái Bình
Dương phản ảnh các tiến trình không gian mới của nền kinh tế toàn cầu và các
công nghệ mới tạo ta các động lực vừa kết tụ vừa phân tán. Mặc dù các hoạt
động kinh tế ngày cơ động, dẫn đến việc phân tán cả lao động và các xí nghiệp,
các mạng lưới đa trung tâm của các hình thức và cơ cấu đã phát sinh trong các
vùng đô thò cực lớn. Các vùng đô thò lớn đa trung tâm đang phát sinh xung quanh
vành đai Thái Bình Dương từ Tokyo đến Sydney. Các cơ cấu đô thò đa trung tâm
và được kết mạng rất phổ biến khắp Đông Á và Đông Nam Á; có thể nhìn thấy
chúng tại Seoul, Tapei, Hong Kong và Singapore. Thí dụ, Singapore đã chấp
nhận một quan niệm quy hoạch vành đai để phân tán nhà ở, công nghiệp, chức
năng thương mại và giao thông cho các thành phố vệ tinh.
Theo Nguyễn Quân (2008), mô hình ĐTH truyền thống thường thấy ở các
quốc gia đang phát triển đó là các thành phố ngày càng mở rộng diện tích. Cùng
với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế thì mở rộng đòa giới các đô thi là xu
thế tất yếu, xu thế này ngày càng biểu hiện rõ nét trong quá trình ĐTH trên Thế
giới là sự xuất hiện của các siêu đô thò (Super cities) với qui mô dân số trên 10


13


triệu dân, và đặc biệt là các loại siêu đô thò này lại phát triển phần lớn tại các
nước đang phát triển. Tuy nhiên việc mở rộng đòa giới hành chính của các đô thò
vốn có cũng gặp không ít trở ngại, đặc biệt là thách thức về việc giảm bớt sự
chênh lệch về phát triển giữa khu vực mới và cũ trong cùng một đô thò cũng như
giữa các trung tâm đô thò với nhau.
Để giải quyết những khó khăn do việc mở rộng đòa giới hành chính một
cách máy móc, xu thế của quy hoạch đô thò hiện đại là phát triển các đô thò vệ
tinh nhằm san sẽ bớt gánh nặng cho các đô thò sẵn có và góp phần giảm bớt sự
chênh lệch về phát triển giữa các khu vực lãnh thổ khác nhau. Thí dụ như nước
Pháp từ trước tới nay tập trung phát triển đô thi quanh khu vực thủ đô Paris và
vùng Ile de France, khu vực này có diện tích 12000 km² (1/40 diện tích nước
Pháp) nhưng chiếm tới 1/5 dân số cả nước (12 triệu người). Trong vùng Ile de
France thì chỉ riêng Paris và khu vực phụ cận đã chiếm tới 90 % dân số của cả
vùng trong khi chỉ chiếm 20% diện tích. Việc tập trung quá đông dân cư trên một
khu vực lãnh thổ nhỏ hẹp tạo ra không ít khó khăn cho các nhà quản lý đô thi,
đặc biệt là nạn ùn tắc giao thông và ô nhiễm không khí do một lượng lớn hàng
triệu xe hơi gây ra. Tránh mắc lại những hạn chế do việc quy hoạch theo mô
hình « siêu đô thò » từ mấy chục năm nay các nhà quy hoạch Pháp tập trung phát
triển mô hình đô thò vệ tinh quanh các trung tâm đô thò vốn có, xem đây là chiến
lược hợp lý và mang tính bền vững nhằm giảm bớt áp lực và gánh nặng về dân
cư, nhà ở và giao thông cho các đô thò lâu đời của Pháp, đồng thời tạo điều kiện
giảm dần sự chênh lệch về phát triển giữa các khu vực lãnh thổ. Tương tự, tại
Anh chính quyền xây dựng thành phố Crawley và Milton Keynes gần London,
Poundberry gần Dorset. Tại Pháp Villeneuve- d’Ascq ở ngoại vi Lille, l’Isle
d’Abeau gần Lyon, Ouest Provence ở ngoại ô Marseille. Đặc biệt tại Pháp để


14


giảm gánh nặng tập trung cho thủ đô Paris, người ta cho xây dựng thêm năm đô
thò vệ tinh ở vùng phụ cận gồm Cergy-Pontoise, Évry, Marne-la-Vallée, Sénart
et Saint-Quentin-en-Yvelines. Tuy nhiên mô hình này cũng gặp không ít thách
thức, trước hết là chính sự phân tán các đô thò sẽ gây ra những khó khăn về mặt
quy hoach cũng như quản lý. Vấn đề đặt ra là tìm kiếm một hình thức hợp tác
phù hợp giữa các đô thò vệ tinh và đô thi trung tâm.
1.3 ĐÔ THỊ HOÁ QUÁ TẢI
Theo từ điển Đòa lý học (www. answer.com, 20/11/2008), ĐTH quá tải
(Over urbanization)là thuật ngữ để chỉ các thành phố lớn tại các quốc gia đang
phát triển. Các thành phố này không chỉ lớn về qui mô dân số mà còn có một
ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế của quốc gia. Ngoài ra, một số ý kiến cho
rằng một thành phố tối ưu là thành phố có qui mô dân số khoảng 500.000 dân trở
lại. Với qui mô dân số này, người dân có thể nhận được các lợi ích từ sự tăng
trường của thành phố như giao thông rẻ hơn và các dòch vụ được cung cấp với
giá cả kinh tế hơn. Nếu vượt quá qui mô dân số này, các vấn đề “Không kinh tế
- Diseconomies” xảy ra như ô nhiễm môi trường, giá cả đắt đỏ và thành phố
không phải là nơi thuận lợi để sinh sống.
Theo từ điển Xã hội học (1998), ĐTH quá tải là thuật ngữ được sử dụng
cho các thành phố của các nước đang phát triển. Các thành phố này có qui mô
dân số lớn và thường không được hấp thụ hết bởi khu vực kinh tế chính qui.
Theo Sovani NV (1964), ĐTH quá tải được đònh nghóa dựa vào hai tiêu
chí có quan hệ tương hỗ với nhau là tỉ lệ dân sống ở khu vực đô thò và phân bố
lực lượng lao động trong hai khu vực kinh tế là nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Thước đo thứ nhất đề cập đến khía cạnh cư trú của dân số, ngược lại thước đo
15



thứ hai đề cập đến khía cạnh nghề nghiệp. Theo đònh nghóa này, ĐTH quá tải là
do áp lực dân số cao tại khu vực nông thôn. Đây được xem là yếu tố “đẩy”
người dân nông thôn lên thành phố kiếm việc làm (chứ không phải là nhu cầu
lao động ngày càng tăng tại các thành phố - yếu tố “hút”). Kết qủa là họ không
có việc làm hay chỉ làm các công lao động giản đơn. Tuy nhiên, mối quan hệ
nhân-qủa giữa yếu tố đẩy ở nông thôn và sự tăng trưởng đô thò cho đến nay nay
vẫn chưa được làm rõ. Thêm vào đó, tính động lực (dynamism) của các trung
tâm công nghiệp, thương mại và dòch vụ tại các thành phố thường được cho là có
liên quan đến ĐTH quá tải lại không được đề cập đến. Lý do tranh luận đưa ra
là do sự tăng trưởng đô thò tại các nước đang phát triển là bất thường, theo ý
nghóa chúng không dựa vào sự phát triển công nghiệp - các trung tâm công
nghiệp tại đây có xu hướng không phải là các trung tâm động lực để tạo ra các
thay đổi về xã hội và văn hoá.
Trong luận án này, ĐTH quá tải được đònh nghóa là ĐTH không kiểm soát
- hay sự gia tăng liên tục các dòng di dân nông thôn-đô thò. Các dòng di dân này
làm dân số đô thò gia tăng nhanh chóng đưa đến nhu cầu dân số vượt quá khả
năng cung ứng của đô thò - vốn rất hạn chế tại các nước đang phát triển. Từ đó,
các tác động tiêu cực về kinh tế-xã hội và môi trường xảy ra. Bản chất ĐTH là
tích cực vì ĐTH tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện cơ sở
hạ tầng đòa phương và phát triển lối sống công nghiệp đặc trưng bởi tính năng
động và dễ thích nghi. ĐTH chỉ hình thành các tác động tiêu cực khi ĐTH đó là
quá tải.

16


×