Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

THAM LUẬN “TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI, QUỸ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.47 KB, 5 trang )

82

20. THAM LUẬN “TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI, QUỸ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY”
Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ)
1. Khái quát công tác quản lý hội, quỹ
1.1 Tổ chức, hoạt động của hội, quỹ
a) Về tình tổ chức, hoạt động của hội
- Tính đến tháng 12/2021 cả nước có 93.425 hội gồm 571 hội (trong đó có 28
hội có tính chất đặc thù) hoạt động phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh và 92.854 hội hoạt
động phạm vi địa phương (trong đó có 28.940 hội có tính chất đặc thù). Các hội hoạt
động phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh do Bộ Nội vụ quản lý; các hội hoạt động địa
phương thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh.
- Đánh giá chung: về cơ bản, mơ hình tổ chức, hoạt động của các hội phù hợp
với quy mơ, tính chất, vai trò của từng hội; một số hội đã được xác định là tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và được thành lập đảng
đoàn. Nhiều hội đã phát huy tốt vai trị tập hợp, đồn kết hội viên, có đóng góp tích
cực vào việc bảo vệ, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên. Các hội từng bước đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động, thu hút, tập hợp được đông đảo hội viên tham gia vào các hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội; các hội đã thể hiện vai trò là cầu nối giữa hội viên với cơ
quan nhà nước, phản ánh các nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, đồng thời kiến nghị
với cơ quan nhà nước về nội dung liên quan đến hoạt động của hội. Các hội được Đảng,
Nhà nước giao nhiệm vụ đã phát huy tốt vai trò, có nhiều đóng góp tích cực vào cơng
cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều hội đã phát huy vai trị
vận động đơng đảo hội viên tham gia và triển khai nhiều hoạt động có hiệu quả trong
cơng tác phịng, chống đại dịch covid -19.
- Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, về tổ chức, hoạt động của các
hội còn hạn chế sau: cịn có hội chưa thực hiện được vai trị là cầu nối giữa hội viên
với cơ quan nhà nước, chưa đại diện thực sự cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các hội viên, chưa gắn hoạt động của hội với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Một số hội hoạt động còn mang nặng tính hình thức; chưa phát huy tính tự


chủ, hoạt động kém hiệu quả, chưa quản lý tốt các pháp nhân trực thuộc, đặc biệt là
các viện nghiên cứu, tạp chí thuộc hội; có xu hướng hành chính hóa hoạt động hội,
cịn tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ hội, đặc biệt là mâu thuẫn cá nhân, dẫn đến
tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, không tự giải quyết được. Một số hội tổ chức đại hội
nhiệm kỳ không đúng quy định của điều lệ, cá biệt có hội khơng xin phép cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
b) Về tình hình tổ chức, hoạt động của quỹ
- Tính đến tháng 12/2021 cả nước có tổng số 2.950 quỹ bao gồm 85 quỹ có
phạm vi hoạt động tồn quốc hoặc liên tỉnh và 2.865 quỹ hoạt động trong phạm vi
địa phương.


83

- Đánh giá chung: Cơ bản các quỹ đã tổ chức, hoạt động tuân thủ quy định
pháp luật và điều lệ quỹ; tích cực hoạt động nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của
quỹ theo quy định; thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tài chính, kế tốn, cơng khai mọi
khoản thu, chi, đóng góp của quỹ; thực hiện các quy định về phòng chống rửa tiền,
tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật. Tổ chức triển khai các hoạt động hỗ trợ
và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và
phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước; triển khai các hoạt động từ thiện nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cho
các đối tượng yếu thế, người có hồn cảnh khó khăn, nạn nhân chất độc màu da cam,
đồng bào bị thiên tai, bão lụt, góp phần động viên, khuyến khích họ vươn lên trong
cuộc sống, hịa nhập cộng đồng. Nhiều quỹ đã tích cực tham gia vận động các nguồn
lực ủng hộ cho công tác phòng chống đại dịch Covid -19.
- Tuy nhiên hoạt động của một số quỹ còn hạn chế, tồn tại như: việc tổ chức
thực hiện huy động các nguồn lực tham gia ủng hộ, hỗ trợ xây dựng nguồn tài chính
của các tổ chức quỹ còn nhiều hạn chế do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, hiệu
quả chưa cao. Các quỹ còn chưa ban hành đầy đủ các quy chế, quy định trong nội bộ

quỹ, cịn có quỹ chưa thực hiện nghiêm việc báo cáo định kỳ về tổ chức, hoạt động,
tài chính với cơ quan quản lý nhà nước; hoạt động còn vi phạm điều lệ; chưa đăng
ký mã số thuế, kê khai thuế theo quy định pháp luật; có quỹ hoạt chưa đảm bảo sự
cơng khai, minh bạch về tài chính trong q trình vận động, tiếp nhận tài trợ; có quỹ
mâu thuẫn trong nội bộ, cá biệt còn lợi dụng tổ chức, hoạt động của quỹ nhằm mục
đích có tính chất tư lợi.
1.2. Khái qt công tác quản lý nhà nước về hội, quỹ
a) Kết quả đạt được
- Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước đã kịp thời đề ra các chủ trương
và ban hành các văn bản nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hội, quỹ, tạo
điều kiện cho các hội, quỹ hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai tốt cơng tác tun truyền, phổ
biến các chủ trương, pháp luật cho hội, quỹ và tầng lớp Nhân dân, hội viên, quần
chúng biết và thực hiện; đã quan tâm, hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật
chất, tài chính cho các hội tổ chức và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;
tạo điều kiện cho các hội, quỹ phát huy tinh thần chủ động, hoạt động có hiệu quả,
đáp ứng được nguyện vọng ngày càng đa dạng, phong phú của Nhân dân.
- Công tác quản lý nhà nước đối với hội, quỹ được tăng cường nhằm bảo đảm
các hội, quỹ thành lập đúng quy định, hoạt động theo điều lệ phải được phê duyệt,
chủ động hướng dẫn hoạt động hội, quỹ đi vào nề nếp, đúng hướng. Các cơ quan nhà
nước đã phối hợp và hướng dẫn các hội, quỹ hoạt động đúng pháp luật, điều lệ được
phê duyệt. Bộ Nội vụ, UBND cấp tỉnh đã tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá công
tác quản lý nhà nước về hội, quỹ. Công tác thanh tra, kiểm tra đã có tác dụng nhắc
nhở hội, quỹ hoạt động đúng Điều lệ, đúng hướng và theo quy định của pháp luật.
Một số Bộ, ngành đã tích cực định hướng, tạo điều kiện hỗ trợ hội, quỹ hoạt
động, tham gia cung ứng dịch vụ công; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học,


84


tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về hội, quỹ; tiếp thu ý kiến đóng
góp của các hội, quỹ về lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
b) Tuy nhiên, cơng tác quản lý nhà nước về hội, quỹ còn một số hạn chế sau:
- Việc thể chế hóa chủ trương của Đảng về hội quần chúng còn chưa kịp thời;
Sau 12 năm thực hiện Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ
quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội đến nay đã phát sinh nhiều bất cập về
cơ chế, chính sách đối với các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ; còn thiếu
các chế tài xử lý khi các hội vi phạm pháp luật và điều lệ trong quá trình hoạt động;
chưa có quy định đình chỉ hoạt động của hội và về thu hồi con dấu khi hội có mâu
thuẫn nội bộ và vi phạm pháp luật; thẩm quyền, trách nhiệm của các bộ, ngành đối
với tổ chức, hoạt động của các hội còn chưa rõ ràng, hiệu quả phối hợp chưa cao.
- Qua hơn 02 năm thực hiện Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019
của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thấy một số quy
định còn chưa đồng bộ: khoản 3 Điều 29 của Luật kế toán năm 2015 quy định thời
hạn nộp báo cáo tài chính của năm trước là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính,
đảm bảo số liệu tài chính được ghi nhận đến thời điểm kết thúc năm tài chính (31/3);
trong khi đó điểm i khoản 2 Điều 8 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP quy định hàng
năm, quỹ phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và tài chính trước ngày 31/12.
Hiện nay, có xu hướng gia tăng đề nghị thành lập các quỹ lấy tên là tên riêng của cá
nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi, tuy nhiên Nghị định số 93/2019/NĐ-CP chưa
quy định về vấn đề này. Chưa có quy định cụ thể việc quỹ thực hiện kiểm toán độc
lập về tài chính, tài sản của quỹ khi hội đồng quản lý quỹ hết nhiệm kỳ để đảm bảo
hoạt động cơng khai, minh bạch. Do đó, cần sơ kết đánh giá thực hiện Nghị định số
93/2019/NĐ-CP để có cơ sở đề xuất sửa đổi quy định pháp luật cho phù hợp.
- Cịn có địa phương cịn chưa thực hiện thường xuyên và định kỳ công tác
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật và điều lệ của hội, quỹ.
2. Giải pháp tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động của hội,
quỹ trong tình hình hiện nay
(1) Về bối cảnh nước ta hiện nay: tình hình chính trị - xã hội ổn định, quốc
phịng, an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu

rộng; tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, ổn định và phát triển. Dân chủ
và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố. Tuy nhiên, nước ta
đứng trước nhiều vấn đề mới, có cả những thuận lợi, thời cơ đan xen với những khó
khăn, thách thức; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước còn chưa đáp ứng yêu cầu thực
tiễn đặt ra. Đại dịch covid-19 đã gây tác động đến kinh tế - xã hội của nước ta, cần
tiếp tục đoàn kết, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Quyền dân chủ ngày
càng được phát huy, quyền con người và quyền công dân được Hiến pháp 2013 ghi
nhận và bảo đảm thực hiện, nhu cầu thành lập hội, quỹ trong thời gian vừa qua và
sắp tới ngày càng gia tăng. Mặt khác, hoạt động của một số hội, quỹ xã hội, quỹ từ
thiện đã bộc lộ khơng ít yếu tố phức tạp, nhạy cảm liên quan đến an ninh chính trị,
rửa tiền, tài trợ khủng bố, cịn có thế lực thù địch thơng qua việc tài trợ cho hội, quỹ
để có hoạt động nhằm mục đích ảnh hưởng đến an ninh trật tự an toàn xã hội của


85

nước ta. Do đó cần thiết tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động của hội,
quỹ trong giai đoạn hiện nay.
(2) Để tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động của hội, quỹ trong
tình hình hiện nay cần triển khai nhiệm vụ và giải pháp sau:
a) Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với hội và quỹ xã hội, quỹ
từ thiện. Nghiêm túc quán triệt thực hiện chủ trương của Đảng về hội, quỹ ngăn ngừa
dấu hiệu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nước trong tổ chức, hoạt động của hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Kịp thời
thể chế hóa chủ trương về hội quần chúng, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về
hội giải quyết các vướng mắc và đảm bảo thống nhất, đồng bộ.
b) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hội và quỹ xã hội, quỹ từ thiện:
- Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân về vị trí,
vai trị, bản chất, đặc điểm, tính chất của các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện: khẩn trương
tham mưu ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; rà soát việc
thực hiện Nghị định số 93/2019/NĐ-CP tham mưu sửa đổi một số quy định pháp luật
phát sinh khó khăn, vướng mắc.
- Thường xuyên, định kỳ tổng kết công tác quản lý nhà nước về hội, quỹ xã
hội, quỹ từ thiện, qua đó kịp thời phát hiện những mặt đã làm được và những hạn
chế, khó khăn để có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
cũng như tổ chức, hoạt động của các hội, quỹ;
- Tăng cường quản lý hoạt động sau cấp phép đối với các hội, quỹ; chú trọng
quản lý, giám sát chặt chẽ tài chính hội, quỹ theo đúng quy định của pháp luật nhằm
ngăn chặn các hoạt động rửa tiền, trốn thuế, nắm bắt được tình hình hoạt động, quan
hệ với các nguồn tài trợ, ngăn chặn sự lợi dụng, can thiệp, chi phối của các thế lực
thù địch, khủng bố, lợi dụng tài trợ để tác động, nhằm mục đích xâm hại an ninh
quốc gia, trật tự an tồn của xã hội của nước ta;
- Tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của
hội, quỹ; xử lý vi phạm (nếu có);
- Đẩy mạnh việc phân cấp thực hiện các thủ tục về hội, quỹ trong phạm vi địa
phương thuộc thẩm quyền theo quy định. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ
quan quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về hội
và quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Xem xét, khen thưởng các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có những đóng góp
tích cực góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhằm động viên, khích lệ, biểu
dương những hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có những đóng góp tích cực;
c) Đối với hội và quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- Tiếp tục tổ chức, hoạt động tuân thủ quy định của pháp luật và điều lệ đã
được công nhận. Đổi mới phương thức hoạt động, kiện toàn bộ máy hoạt động theo
hướng tinh gọn, hiệu quả; rà soát, bổ sung các quy chế hoạt động trong nội bộ hội,


86


quỹ theo quy định của pháp luật và điều lệ, đảm bảo công khai, minh bạch. Đối với
các quỹ chưa thực hiện kiện tồn, đề nghị rà sốt, kiện tồn theo quy định. Đối với
các hội đến thời gian tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đề nghị gửi hồ sơ về cơ quan quản lý
nhà nước để xem xét, giải quyết theo quy định.
- Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo, quản lý các pháp nhân trực thuộc
(trong đó có viện, tạp chí), khơng để mâu thuẫn trong nội bộ phức tạp, kéo dài.
- Thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống rửa tiền và tài trợ chống
khủng bố theo quy định; nghiêm cấm lợi dụng việc thành lập và tổ chức, hoạt động
của hội, quỹ gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phịng, khối đại đồn
kết dân tộc và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Tham gia các lớp tập huấn, tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật liên
quan đến hoạt động của hội, quỹ do cơ quan quản lý tổ chức. Thường xuyên cập nhật
thông tin trên cơ sở dữ liệu về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định trên website
của Bộ Nội vụ tại đường link: để nắm bắt thông tin
và có phối hợp, hướng dẫn kịp thời./.



×